Hải quân Việt Nam đã chính thức tiếp nhận chiến hạm hiện đại nhất của mình - frigate tàng hình lớp 11661E Gepard-3.9
Tàu chiến Đinh Tiên Hoàng lớp Projekt 11661E Gepard-3.9 tại cảng nhà
Ngày 5.3.2011, tại quân cảng Cam Ranh đã diễn ra lễ thượng kỳ trọng thể quốc kỳ Việt Nam trên frigate Đinh Tiên Hoàng lớp Projekt 11661E Gepard-3.9 mang tên.
Chiến hạm hiện đại này do Nhà máy đóng tàu mang tên A.M. Gorky ở Zelenodolsk, Tatarstan, Liên bang Nga đóng.
Các quan chức Việt Nam và Nga tại lễ giao nhận tàu
Các tướng lĩnh lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam, các quan chức hãng Rosoboronoexport, Nhà máy đóng tàu A.M. Gorky (Liên bang Nga) và các đại diện tất cả các quân-binh chủng của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã có mặt tại buổi lễ. Tư lệnh Hải quân Việt Nam đã phát biểu đánh giá cao chiến hạm mới.
Việt Nam và Nga đã ký hợp đồng trị giá 350 triệu USD đóng 2 chiến hạm lớp Gepard-3.9 do Viện thiết kế ZPKB ở Zelenodolsk thiết kế cho Hải quân Việt Nam vào tháng 12.2006.
Gepard-3.9 ở Kronshtadt
Tàu thứ nhất khởi đóng ngày 10.7.2007, tàu thứ hai - ngày 28.11.2007. Hai tàu lên đường đi Kronshtadt để thử nghiệm và bàn giao vào tháng 7 và 8.2010. Tàu Gepard-3.9 thứ hai đang được thử nghiệm ở biển Baltic.
Trước đó, Giám đốc Công ty “Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk mang tên A.M. Gorky” Renat Mistakhov cho biết, chiến hạm Gepard-3.9 đầu tiên trong 2 chiếc mà công ty đóng cho Hải quân Việt Nam sẽ về tới vào ngày 19.2.2010. Theo ông Mistakhov, Gepard-3.9 đã thể hiện tính năng chiến-kỹ thuật cao trong quá trình thử nghiệm trên biển Baltic.
Nhiều khả năng, chiến hạm Đinh Tiên Hoàng sẽ là kỳ hạm mới của Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Frigate tàng hình Gepard-3.9 dùng để thực hiện nhiệm vụ truy tìm, theo dõi và tác chiến chống tàu nổi, tàu ngầm và mục tiêu bay, hộ tống và tuần tra, cảnh giới, bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế và lãnh hải. Tàu có lượng giãn nước đầy đủ gần 2.100 tấn, tầm hoạt động gần 5.000 hải lý.
Gepard-3.9 thử nghiệm trên biển Baltic
Nhờ cải tiến và hoàn thiện các tính năng của động cơ diesel, tàu có tốc độ cao hơn tốc độ thiết kế (21 hải lý/h thay vì 18 hải lý/h). Động cơ diesel của tàu sử dụng sẽ tiết kiệm hơn so với động cơ turbine khí.
Trang Quốc phòng - Công nghệ
Thông tin chi tiết về kỹ thuật, vũ khí trang bị trên kinh hạm Đinh Tiên Hoàng nói riêng là các hệ thống vũ khí khác của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam nói chung chỉ có Bộ Quốc phòng nắm rõ nhất, và đây thuộc vào thông tin bí mật, không thể công bố. Các thông tin mà Đất Việt cùng một số báo hoặc diễn đàn khác đăng tải chủ yếu dựa vào các thông tin từ các trang tin quốc tế, chủ yếu là trang tin của nhà máy đóng tàu Zelenodolsk, và các thông tin về khinh hạm Gepard 3.9 của Hải quân Nga. Một điều nữa là khinh hạm Gepard 3.9 Project 1166.1E là phiên bản được đóng theo yêu cầu của Việt Nam và phía Việt Nam yêu cầu những gì là bí mật quân sự.
Báo Canada bình về tàu hộ vệ Gepard 3.9 của Việt Nam
- Báo của Canada đã có bài bình luận về các phương thức sử dụng tàu hộ vệ Gepard 3.9 của hải quân Việt Nam.
Tạp chí Bình luận Quân sự Hán Hòa số tháng 1/2011 cho hay vào tháng 8/2010, hải quân Việt Nam đã nhận được chiếc tàu hộ vệ Gepard 3.9 thứ hai. Đây là lần đầu tiên hải quân Việt Nam sở hữu những chiếc tàu mặt nước có lượng giãn nước trên 2.000 tấn. Nhờ vậy, hải quân Việt Nam giờ có thể hoạt động ở khu vực biển gần, thay vì hoạt động ven bờ.
Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ kỹ thuật của Nga và có thể là Ấn Độ, những chiếc tàu hộ vệ Gepard 3.9 sẽ tạo ra những ưu thế nhất định cho hải quân Việt Nam. Với lượng giãn nước tối đa là 2.100 tấn, tốc độ tối đa đạt 28 hải lý/giờ (hơn 45 km/giờ), tốc độ tiết kiệm nhiên liệu là 18 hải lý/giờ (gần 29 km/giờ) và hành trình tác chiến tối đa lên tới 5.000 hải lý (hơn 8.000 km), các tàu hộ vệ Gepard 3.9 giúp hải quân Việt Nam mở rộng phạm vi tuần tra.
Về khía cạnh hỏa lực tấn công, những chiếc Gepard 3.9 mà Nga chế tạo cho Việt Nam là phiên bản thời bình, được bố trí 8 quả tên lửa hạm đối hạm Kh35, dẫn đường bằng quán tính và rađa chủ động, với tầm bắn tối đa 130 km và tốc độ bắn tối đa là 0,9 Mach.
Dù có điểm mạnh là những tên lửa hạm đối hạm siêu âm, có tầm bắn trên 290 km song điểm yếu của Gepard 3.9 là năng lực phòng không. Hệ thống pháo Kashtan-M, 2 giàn pháo 6 nòng GSh-30k, mỗi phút có thể bắn 1.000 quả đạn và 32 quả tên lửa hạm đối không 9M311 (SA-N-14) có tầm bắn 8 km, nên Gepard 3.9 chỉ có thể đáp ứng được nhu cầu phòng không mang tính cứ điểm.
Tờ báo của Canada cũng cho rằng hiện chưa rõ hải quân Việt Nam sẽ bố trí Gepard 3.9 ở đâu. Báo này dẫn ý kiến của các chuyên gia quân sự nhận định có thể Việt Nam sẽ bố trí tàu ở Vịnh Cam Ranh hoặc Đà Nẵng, những nơi có cảng nước sâu và vị trí thuận lợi.
Lớp tàu hộ tống Gepard
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Gepard 3.9.JPG
Chiếc Gepard mẫu 3.9 đang được đóng
Khái quát về lớp tàu
Tên gọi: Lớp Gepard (dự án 1166.1)
Bên sử dụng:
* Nga
* Việt Nam
Lớp trước: Tàu chiến lớp Koni
Thời gian đóng: 1991-2005
Chế tạo: 2?
Hoàn tất: 1
Còn hoạt động: 1
Đặc điểm khái quát
Kiểu: tàu chiến
Trọng tải choán nước: 1,500 tấn (tiêu chuẩn)
1,930 tấn (đầy tải)
Độ dài: 102,14 m (93,5 m mớn nước)
Sườn ngang: 13,09 m
Mớn nước: 5,3 m
Động cơ đẩy: 2 trục CODOG, hai turbine khí (29.300 shpbhp), các bộ máy phát điện diesel 3.600 kW mỗi chiếc), 1 Type 61D Diesel (8.000
Tốc độ: 28 knot
Tầm xa: 4.000 nmi (7.000 km) ở tốc độ 10 knot
Tầm hoạt động: 15 ngày
Thủy thủ đoàn
đầy đủ: 98
Hệ thống cảm biến
và xử lý:
* Radar: radar hoa tiêu (không biết kiểu), radar Cross Dome tìm kiếm bề mặt và trên không, radar điều khiển bắn Pop Group SA-N-4, thiết bị chỉ thị mục tiêu tên lửa hành trình Bass Stand, kiểm soát bắn Bass Tilt AK-630
* Sonar: sonar tần số trung lắp trong vỏ tàu, tần số trung kéo theo ở các độ sâu khác nhau
Thiết bị chiến đấu điện tử
và nghi trang: Chiến tranh điện tử:2 thiết bị chắn thụ động Bell Shroud, 2 máy làm nhiễu Bell Squat, 4 bệ phóng tên lửa phản công 16 ống Pk-16
Vũ trang:
* 8 tên lửa chống tàu SS-N-25 Switchblade (hai bệ phóng bốn giàn)
* 1 Hệ thống tên lửa đất đối khôngbệ phóng kép, 20 tên lửa SA-N-4 Gecko) Osa-M (một
* 1 súng tự động lưỡng dụng 76,2 mm cỡ nòng-59 AK-176 (500-viên trong ổ đạn)
* 2 súng 6-nòng 30 mm AK-630 (2,000-viên trong ổ đạn mỗi khẩu)
* 4 ống phóng ngư lôi 533 mm (hai bệ phóng kép)
* 1 bệ phóng tên lửa RBU-6000tàu ngầm 12-ống chống
* 12-20 ngư lôi
Số dự án Nga:1166.1
Lớp hải phòng hạm (frigate) Gepard (tiếng Nga: Гепард) được dự định như sự thay thế cho các tàu hộ tống nhỏ (corvette) lớp Koni, Grisha, và Parchim trước đây. Chiếc Yastreb (Hawk), chiếc đầu tiên trong lớp, được chế tạo tại xưởng đóng tàu Zelenodol'slk Zavod ở Tartarstan năm 1991. Nó được hạ thuỷ tháng 7 năm 1993, và sau đó bắt đầu được trang bị. Nó đã hầu như hoàn thành vào cuối năm 1995, khi việc trang bị phải ngừng lại vì thiếu vốn. Được đổi tên lại thành Tartarstan, cuối cùng chiếc tàu cũng được hoàn thành tháng 7 năm 2002, và hiện đang phục vụ như một kỳ hạm của Hạm đội Caspian. Hai chiếc tàu cùng lớp với nó, Albtross (được đổi tên lại thành Dagestan) và Burevestnik (Chim báo bão), vẫn đang được chế tạo.
Những chiếc tàu này có khả năng sử dụng các vũ khí trong mức biển động lên tới cấp 5. Vỏ và siêu cấu trúcnhôm-magiê được dùng ở phần trên của siêu cấu trúc. Chúng được trang bị vây ổn định và các bánh lái kép, và có thể sử dụng cả turbine khí và diesel tạo lực đẩy theo cấu hình CODOG. chủ yếu được chế tạo từ thép, với một số hợp kim
[sửa] Tàu
Tàu Hạ thuỷ Tình trạng
Tatarstan (trước đây là Yastreb) 2002 đang hoạt động trong hải quân Nga – tàu đô đốc của Hạm đội Biển Caspian
Dagaestan (tên cũ Albatros) 2007 sẽ được biên chế vào Hạm đội Biển Caspian 2008
Buravestnik
đang chế tạo
[sửa] Các model xuất khẩu
Lớp Gepard đã được thiết thiết kế như một loại tàu chiến trọng lượng nhẹ, giá thành không quá đắt cho xuất khẩu. Người Nga đã đề xuất 5 biến thể cho xuất khẩu.
* Gepard 1: Có bãi đáp trực thăng nhưng không có chỗ chứa máy bay và VDS.
* Gepard 2: Có bãi đáp trực thăng và chỗ chứa máy bay, tuy nhiên không trang bị VDS và SA-N-4.
* Gepard 3: Tăng sườn ngang lên 13,8 m., lượng rẽ nước tăng lên 2,100 tấn khi đầy tải, một KortikCIWS đặt phía trước thay thế cho các AK-630, nhà chứa máy bay bên trên chỗ để VDS.
* Gepard 4: Phiên bản không vũ trang cho tìm kiếm và cứu hộ, dù các điểm đặt vũ khí vẫn được chế tạo.
* Gepard 5: Có bãi đáp trực thăng nhưng không nhà chứa máy bay, tầm hoạt động được tăng lên 6.000 nmi (11.000 km) ở tốc độ 10kn, tốc độ tối đa giảm còn 23kn, các turbine khí được thay thế bằng 2 động cơ diesel 8000bhp.
Hải quân Nhân dân Việt Nam đã đặt hàng hai tàu chiến lớp Gepard 3.9. Chúng sẽ được chế tạo tại Nga ở Nhà máy đóng tàu Tartarstan's Gorky. Việt Nam hiện đang xem xét việc mua thêm hai chiếc nữa với khả năng chúng sẽ được đóng ở Việt Nam theo giấy phép. Source
Ngày 5.3.2011, tại quân cảng Cam Ranh đã diễn ra lễ thượng kỳ trọng thể quốc kỳ Việt Nam trên frigate Đinh Tiên Hoàng lớp Projekt 11661E Gepard-3.9 mang tên.
Chiến hạm hiện đại này do Nhà máy đóng tàu mang tên A.M. Gorky ở Zelenodolsk, Tatarstan, Liên bang Nga đóng.
Các quan chức Việt Nam và Nga tại lễ giao nhận tàu
Các tướng lĩnh lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam, các quan chức hãng Rosoboronoexport, Nhà máy đóng tàu A.M. Gorky (Liên bang Nga) và các đại diện tất cả các quân-binh chủng của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã có mặt tại buổi lễ. Tư lệnh Hải quân Việt Nam đã phát biểu đánh giá cao chiến hạm mới.
Việt Nam và Nga đã ký hợp đồng trị giá 350 triệu USD đóng 2 chiến hạm lớp Gepard-3.9 do Viện thiết kế ZPKB ở Zelenodolsk thiết kế cho Hải quân Việt Nam vào tháng 12.2006.
Gepard-3.9 ở Kronshtadt
Tàu thứ nhất khởi đóng ngày 10.7.2007, tàu thứ hai - ngày 28.11.2007. Hai tàu lên đường đi Kronshtadt để thử nghiệm và bàn giao vào tháng 7 và 8.2010. Tàu Gepard-3.9 thứ hai đang được thử nghiệm ở biển Baltic.
Trước đó, Giám đốc Công ty “Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk mang tên A.M. Gorky” Renat Mistakhov cho biết, chiến hạm Gepard-3.9 đầu tiên trong 2 chiếc mà công ty đóng cho Hải quân Việt Nam sẽ về tới vào ngày 19.2.2010. Theo ông Mistakhov, Gepard-3.9 đã thể hiện tính năng chiến-kỹ thuật cao trong quá trình thử nghiệm trên biển Baltic.
Nhiều khả năng, chiến hạm Đinh Tiên Hoàng sẽ là kỳ hạm mới của Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Frigate tàng hình Gepard-3.9 dùng để thực hiện nhiệm vụ truy tìm, theo dõi và tác chiến chống tàu nổi, tàu ngầm và mục tiêu bay, hộ tống và tuần tra, cảnh giới, bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế và lãnh hải. Tàu có lượng giãn nước đầy đủ gần 2.100 tấn, tầm hoạt động gần 5.000 hải lý.
Gepard-3.9 thử nghiệm trên biển Baltic
Nhờ cải tiến và hoàn thiện các tính năng của động cơ diesel, tàu có tốc độ cao hơn tốc độ thiết kế (21 hải lý/h thay vì 18 hải lý/h). Động cơ diesel của tàu sử dụng sẽ tiết kiệm hơn so với động cơ turbine khí.
Trang Quốc phòng - Công nghệ
Thông tin chi tiết về kỹ thuật, vũ khí trang bị trên kinh hạm Đinh Tiên Hoàng nói riêng là các hệ thống vũ khí khác của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam nói chung chỉ có Bộ Quốc phòng nắm rõ nhất, và đây thuộc vào thông tin bí mật, không thể công bố. Các thông tin mà Đất Việt cùng một số báo hoặc diễn đàn khác đăng tải chủ yếu dựa vào các thông tin từ các trang tin quốc tế, chủ yếu là trang tin của nhà máy đóng tàu Zelenodolsk, và các thông tin về khinh hạm Gepard 3.9 của Hải quân Nga. Một điều nữa là khinh hạm Gepard 3.9 Project 1166.1E là phiên bản được đóng theo yêu cầu của Việt Nam và phía Việt Nam yêu cầu những gì là bí mật quân sự.
Báo Canada bình về tàu hộ vệ Gepard 3.9 của Việt Nam
- Báo của Canada đã có bài bình luận về các phương thức sử dụng tàu hộ vệ Gepard 3.9 của hải quân Việt Nam.
Tạp chí Bình luận Quân sự Hán Hòa số tháng 1/2011 cho hay vào tháng 8/2010, hải quân Việt Nam đã nhận được chiếc tàu hộ vệ Gepard 3.9 thứ hai. Đây là lần đầu tiên hải quân Việt Nam sở hữu những chiếc tàu mặt nước có lượng giãn nước trên 2.000 tấn. Nhờ vậy, hải quân Việt Nam giờ có thể hoạt động ở khu vực biển gần, thay vì hoạt động ven bờ.
Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ kỹ thuật của Nga và có thể là Ấn Độ, những chiếc tàu hộ vệ Gepard 3.9 sẽ tạo ra những ưu thế nhất định cho hải quân Việt Nam. Với lượng giãn nước tối đa là 2.100 tấn, tốc độ tối đa đạt 28 hải lý/giờ (hơn 45 km/giờ), tốc độ tiết kiệm nhiên liệu là 18 hải lý/giờ (gần 29 km/giờ) và hành trình tác chiến tối đa lên tới 5.000 hải lý (hơn 8.000 km), các tàu hộ vệ Gepard 3.9 giúp hải quân Việt Nam mở rộng phạm vi tuần tra.
Về khía cạnh hỏa lực tấn công, những chiếc Gepard 3.9 mà Nga chế tạo cho Việt Nam là phiên bản thời bình, được bố trí 8 quả tên lửa hạm đối hạm Kh35, dẫn đường bằng quán tính và rađa chủ động, với tầm bắn tối đa 130 km và tốc độ bắn tối đa là 0,9 Mach.
Dù có điểm mạnh là những tên lửa hạm đối hạm siêu âm, có tầm bắn trên 290 km song điểm yếu của Gepard 3.9 là năng lực phòng không. Hệ thống pháo Kashtan-M, 2 giàn pháo 6 nòng GSh-30k, mỗi phút có thể bắn 1.000 quả đạn và 32 quả tên lửa hạm đối không 9M311 (SA-N-14) có tầm bắn 8 km, nên Gepard 3.9 chỉ có thể đáp ứng được nhu cầu phòng không mang tính cứ điểm.
Tờ báo của Canada cũng cho rằng hiện chưa rõ hải quân Việt Nam sẽ bố trí Gepard 3.9 ở đâu. Báo này dẫn ý kiến của các chuyên gia quân sự nhận định có thể Việt Nam sẽ bố trí tàu ở Vịnh Cam Ranh hoặc Đà Nẵng, những nơi có cảng nước sâu và vị trí thuận lợi.
Lớp tàu hộ tống Gepard
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Gepard 3.9.JPG
Chiếc Gepard mẫu 3.9 đang được đóng
Khái quát về lớp tàu
Tên gọi: Lớp Gepard (dự án 1166.1)
Bên sử dụng:
* Nga
* Việt Nam
Lớp trước: Tàu chiến lớp Koni
Thời gian đóng: 1991-2005
Chế tạo: 2?
Hoàn tất: 1
Còn hoạt động: 1
Đặc điểm khái quát
Kiểu: tàu chiến
Trọng tải choán nước: 1,500 tấn (tiêu chuẩn)
1,930 tấn (đầy tải)
Độ dài: 102,14 m (93,5 m mớn nước)
Sườn ngang: 13,09 m
Mớn nước: 5,3 m
Động cơ đẩy: 2 trục CODOG, hai turbine khí (29.300 shpbhp), các bộ máy phát điện diesel 3.600 kW mỗi chiếc), 1 Type 61D Diesel (8.000
Tốc độ: 28 knot
Tầm xa: 4.000 nmi (7.000 km) ở tốc độ 10 knot
Tầm hoạt động: 15 ngày
Thủy thủ đoàn
đầy đủ: 98
Hệ thống cảm biến
và xử lý:
* Radar: radar hoa tiêu (không biết kiểu), radar Cross Dome tìm kiếm bề mặt và trên không, radar điều khiển bắn Pop Group SA-N-4, thiết bị chỉ thị mục tiêu tên lửa hành trình Bass Stand, kiểm soát bắn Bass Tilt AK-630
* Sonar: sonar tần số trung lắp trong vỏ tàu, tần số trung kéo theo ở các độ sâu khác nhau
Thiết bị chiến đấu điện tử
và nghi trang: Chiến tranh điện tử:2 thiết bị chắn thụ động Bell Shroud, 2 máy làm nhiễu Bell Squat, 4 bệ phóng tên lửa phản công 16 ống Pk-16
Vũ trang:
* 8 tên lửa chống tàu SS-N-25 Switchblade (hai bệ phóng bốn giàn)
* 1 Hệ thống tên lửa đất đối khôngbệ phóng kép, 20 tên lửa SA-N-4 Gecko) Osa-M (một
* 1 súng tự động lưỡng dụng 76,2 mm cỡ nòng-59 AK-176 (500-viên trong ổ đạn)
* 2 súng 6-nòng 30 mm AK-630 (2,000-viên trong ổ đạn mỗi khẩu)
* 4 ống phóng ngư lôi 533 mm (hai bệ phóng kép)
* 1 bệ phóng tên lửa RBU-6000tàu ngầm 12-ống chống
* 12-20 ngư lôi
Số dự án Nga:1166.1
Lớp hải phòng hạm (frigate) Gepard (tiếng Nga: Гепард) được dự định như sự thay thế cho các tàu hộ tống nhỏ (corvette) lớp Koni, Grisha, và Parchim trước đây. Chiếc Yastreb (Hawk), chiếc đầu tiên trong lớp, được chế tạo tại xưởng đóng tàu Zelenodol'slk Zavod ở Tartarstan năm 1991. Nó được hạ thuỷ tháng 7 năm 1993, và sau đó bắt đầu được trang bị. Nó đã hầu như hoàn thành vào cuối năm 1995, khi việc trang bị phải ngừng lại vì thiếu vốn. Được đổi tên lại thành Tartarstan, cuối cùng chiếc tàu cũng được hoàn thành tháng 7 năm 2002, và hiện đang phục vụ như một kỳ hạm của Hạm đội Caspian. Hai chiếc tàu cùng lớp với nó, Albtross (được đổi tên lại thành Dagestan) và Burevestnik (Chim báo bão), vẫn đang được chế tạo.
Những chiếc tàu này có khả năng sử dụng các vũ khí trong mức biển động lên tới cấp 5. Vỏ và siêu cấu trúcnhôm-magiê được dùng ở phần trên của siêu cấu trúc. Chúng được trang bị vây ổn định và các bánh lái kép, và có thể sử dụng cả turbine khí và diesel tạo lực đẩy theo cấu hình CODOG. chủ yếu được chế tạo từ thép, với một số hợp kim
[sửa] Tàu
Tàu Hạ thuỷ Tình trạng
Tatarstan (trước đây là Yastreb) 2002 đang hoạt động trong hải quân Nga – tàu đô đốc của Hạm đội Biển Caspian
Dagaestan (tên cũ Albatros) 2007 sẽ được biên chế vào Hạm đội Biển Caspian 2008
Buravestnik
đang chế tạo
[sửa] Các model xuất khẩu
Lớp Gepard đã được thiết thiết kế như một loại tàu chiến trọng lượng nhẹ, giá thành không quá đắt cho xuất khẩu. Người Nga đã đề xuất 5 biến thể cho xuất khẩu.
* Gepard 1: Có bãi đáp trực thăng nhưng không có chỗ chứa máy bay và VDS.
* Gepard 2: Có bãi đáp trực thăng và chỗ chứa máy bay, tuy nhiên không trang bị VDS và SA-N-4.
* Gepard 3: Tăng sườn ngang lên 13,8 m., lượng rẽ nước tăng lên 2,100 tấn khi đầy tải, một KortikCIWS đặt phía trước thay thế cho các AK-630, nhà chứa máy bay bên trên chỗ để VDS.
* Gepard 4: Phiên bản không vũ trang cho tìm kiếm và cứu hộ, dù các điểm đặt vũ khí vẫn được chế tạo.
* Gepard 5: Có bãi đáp trực thăng nhưng không nhà chứa máy bay, tầm hoạt động được tăng lên 6.000 nmi (11.000 km) ở tốc độ 10kn, tốc độ tối đa giảm còn 23kn, các turbine khí được thay thế bằng 2 động cơ diesel 8000bhp.
Hải quân Nhân dân Việt Nam đã đặt hàng hai tàu chiến lớp Gepard 3.9. Chúng sẽ được chế tạo tại Nga ở Nhà máy đóng tàu Tartarstan's Gorky. Việt Nam hiện đang xem xét việc mua thêm hai chiếc nữa với khả năng chúng sẽ được đóng ở Việt Nam theo giấy phép. Source
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)