Thứ Ba, 24 tháng 5, 2011

Tìm hiểu tên lửa Nam Phi đang chào hàng Việt Nam


Mới  đây, Phó tổng thống Nam Phi Kgalema Motlanthe đã tiết lộ rằng Nam Phi đang chào hàng tên lửa Umkhonto cho Hải quân Việt Nam. Bee xin giới thiệu về loại tên lửa phòng không tầm ngắn này.

e
Tên lửa A-Darter, Umkhonto-IR và· Umkhonto-RF


Cuối những năm 1980, Bộ Quốc phòng Nam Phi đã quyết định thay thế hệ thống tên lửa Crotale bằng hệ thống tương tự.

Công ty Kentron (nay là công ty Denel Dynamics) đã phát triển tên lửa SAHV-3 từ tên lửa không đối không Darter và nâng cấp hệ thống này. Các đợt thử nghiệm đã được tiến hành từ năm 1991 đến 1993 và hoàn thành thử nghiệm năm 1994.

Tháng 3/1997, công ty đã có hợp đồng trị giá 230.000USD với Hải quân Nam Phi về phát triển hệ thống vũ khí của một phiên bản tàu tuần tiễu MEKO A200 lớp Valour. Trong nghiên cứu này có hệ thống đầu dò hồng ngoại 2 màu cho tên lửa không đối không Darter và hệ thống tên lửa SAHV-IR (đã được thử nghiệm và đưa ra triển lãm cuối năm 1998 nhưng được đổi tên thành Umkhonto - theo tiếng Zulu có nghĩa là Ngọn giáo). Đợt bắn thử nghiệm cuối cùng của Umkhonto tiến hành vào tháng 6/2005.

Tên lửa Umkhonto là loại tên lửa phóng thẳng đứng với tốc độ cao, dẫn đường bằng hồng ngoại. Nó được thiết kế đặc biệt để phòng thủ trước các cuộc không kích đồng thời từ nhiều máy bay có cánh cố định hoặc trực thăng và các loại tên lửa. Các tên lửa và hệ thống con tạo thành một nhóm tên lửa có thể lắp trên tàu hải quân hoặc đặt trong hệ thống phòng không trên mặt đất.

f
Mô tả hệ thống Umkhonto-IR tấn công đồng thời 3 mục tiêu


Hiện nay, Umkhonto có hai phiên bản là Umkhonto-IR (sử dụng đầu dò hồng ngoại) và Umkhonto-RF (sử dụng đầu dò radar).

Umkhonto được trang bị trên tàu tuần tiễu MEKO A200 lớp Valour
Umkhonto được trang bị trên tàu tuần tiễu MEKO A200 lớp Valour


Hiện tại, Umkhonto đang có trong biên chế của Hải quân Phần Lan và Hải quân Nam Phi. Ngoài ra, lực lượng bộ binh Malaysia cũng đang sở hữu hệ thống Umkhonto-RF.

Hải quân Phần Lan đã đặt hàng Umkhonto-IR để trang bị cho 4 tàu tên lửa lớp Hamina vào năm 2002 và 2 tàu thả mìn lớp Hameenmaa vào năm 2006.

Hải quân Nam Phi đã chọn hệ thống này cho 4 chiếc tàu khu trục MEKO A-200. Bên cạnh đó, quân đội Nam Phi cũng có các hệ thống Umkhonto phục vụ trên mặt đất. Với các hệ thống này, mỗi khẩu đội sẽ có 4 bệ phóng, 1 radar 3D và một đơn vị chỉ hủy chung.

Ngoài ra, năm 2004, Brazil cũng đã tỏ ý muốn mua hệ thống tên lửa này để trang bị cho tàu sân bay Sao Paolo của mình.

ẻ
Tên lửa Umkhonto phóng từ tàu hải quân

g
Tên lửa Umkhonton được phóng từ mặt đất

f
Hệ thống Umkhonto-RF trên xe chiến đấu bộ binh của Malaysia



Đặc điểm của hệ thống

- Tấn công cùng lúc nhiều mục tiêu (tối đa đến 4 mục tiêu với phiên bản đất đối không và 8 mục tiêu với phiên bản hải đối không)

- Dễ  dàng tích hợp vào các hệ thống

- Xác xuất tiêu diệt mục tiêu cao (tên lửa mang đầu đạn nặng 23kg)

- Không hạn chế đường ngắm

- Dễ  bảo trì

- Góc bắn 3600 (do phóng theo phương thẳng đứng)
.
Hệ thống điều khiển

- Theo dõi và bám mục tiêu bằng hệ thống radar 3D

- Tên lửa  được phóng và bay đến mục tiêu bằng việc sử  dụng một hệ thống con được tích hợp sẵn

- Đầu dò  hồng ngoại khóa mục tiêu và tên lửa tấn công mục tiêu theo sự điều khiển của đầu dò

- Liên tục cập nhật tình hình mục tiêu từ radar mặt đất trong suốt quá trình bay thông qua kênh điều khiển  để có thể tiêu diệt các mục tiêu không cố  định.
.
Các thông số của hệ thống tên lửa Umkhonto

- Chiều dài: 3.320mm (Umkhonto-IR) hoặc 4.300mm (Umkhonto-RF)

- Đường kính: 180mm

- Sải cánh: 500mm

- Trọng lượng: 125kg (Umkhonto-IR) hoặc 190kg (Umkhonto-RF)

- Chiều dài ống phóng: 3.800mm

- Đường kính tối đa của ống phóng: 650mm

- Tầm bắn: 12.000m (Umkhonto-IR) hoặc 25.000m (Umkhonto-RF)

- Trần bay: 8.000m (Umkhonto-IR) hoặc 12.000m (Umkhonto-RF)

- Tốc  độ tối đa: Mach 2

- Thời gian bay đến 8km: 18 giây



Theo: Bee

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)

Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang