Một kiến thức hóa học từ thế kỷ 19 bị bỏ quên đã đánh thức tiềm năng mạnh mẽ của súng chống tăng phản lực, mở màn cho sự phát triển như vũ bão của vũ khí chống tăng thế giới.
Ngôi vua chiến trường mà lực lượng tăng – thiết giáp chiếm giữ từ thế chiến 1 bắt đầu lung lay vào cuối thế chiến 2, thời điểm được cho là “bình minh” của các loại vũ khí chống tăng hiện đại.
Kỳ 1: Vừa là súng, vừa là pháo
Uy lực đến từ phát minh “vô dụng”
Kể từ khi xuất hiện tới trước khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, đường hướng phát triển của xe tăng rất rõ ràng: động cơ và hỏa lực ngày càng mạnh và đặc biệt, vỏ giáp xe tăng ngày càng dày. Trong khi đó, xu hướng phát triển của vũ khí chống tăng lại bế tắc, chủ yếu là mìn, lựu đạn, chai cháy, súng trường, súng phun lửa… có hiệu quả thấp và độ rủi ro cao, do binh sĩ phải áp sát xe tăng đối phương.
Các nhà sáng chế vũ khí chống tăng đã phải trải qua một giai đoạn mất phương hướng cho tới khi kỹ sư hóa chất người Thụy Sĩ, ông Henry Mohaupt ứng dụng hiệu ứng nổ lõm (còn gọi theo tên tác giả là Hiệu ứng Monroe) vào vũ khí chống tăng. Nguyên lý của hiệu ứng này là một khối thuốc nổ bố trí theo hình phễu, khi phát nổ sẽ tạo ra luồng nhiệt xuyên thủng lớp thép dày.
Điều đáng nói, dù được công bố từ thế kỷ 19, một thời gian dài hiệu ứng Monroe bị xếp vào loại kiến thức vô dụng vì ban đầu chỉ được ứng dụng để khắc chữ trên thép, một công việc đã có nhiều cách thực hiện hiệu quả hơn.Kỳ 1: Vừa là súng, vừa là pháo
Uy lực đến từ phát minh “vô dụng”
Kể từ khi xuất hiện tới trước khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, đường hướng phát triển của xe tăng rất rõ ràng: động cơ và hỏa lực ngày càng mạnh và đặc biệt, vỏ giáp xe tăng ngày càng dày. Trong khi đó, xu hướng phát triển của vũ khí chống tăng lại bế tắc, chủ yếu là mìn, lựu đạn, chai cháy, súng trường, súng phun lửa… có hiệu quả thấp và độ rủi ro cao, do binh sĩ phải áp sát xe tăng đối phương.
Các nhà sáng chế vũ khí chống tăng đã phải trải qua một giai đoạn mất phương hướng cho tới khi kỹ sư hóa chất người Thụy Sĩ, ông Henry Mohaupt ứng dụng hiệu ứng nổ lõm (còn gọi theo tên tác giả là Hiệu ứng Monroe) vào vũ khí chống tăng. Nguyên lý của hiệu ứng này là một khối thuốc nổ bố trí theo hình phễu, khi phát nổ sẽ tạo ra luồng nhiệt xuyên thủng lớp thép dày.
Được hiệu ứng Monroe “thổi hồn”, hàng loạt vũ khí chống tăng như Bazooka (Mỹ), PIAT (Anh), Panzerfaust (Đức)… ra đời.
Các vũ khí này, tuy có một số dị biệt trong thiết kế và nguyên lý, nhưng tựu chung lại đều được tạo ra phản lực nhằm phóng quả đạn mang khối thuốc nổ lõm tới mục tiêu.
Khi đạn chạm nổ, sẽ tạo ra luồng nhiệt có tốc độ, áp suất và nhiệt độ cực cao xuyên thủng vỏ giáp, dù nó có thể dày tới 200-300mm, giới hạn mà các thiết kế xe tăng khó vượt qua. Trong khi đó, người lính không phải tiếp cận “cỗ máy chết chóc” quá gần như trước.
Không chỉ hạ bệ uy thế của xe tăng trên chiến trường, vũ khí mới còn làm khái niệm súng – pháo trở nên lẫn lộn. Trước đây, giới quân sự thường coi những hỏa khí có cỡ nòng dưới 20-23mm, có thể mang bởi một cá nhân là súng, còn cỡ nòng lớn hơn và phải do nhiều người mang vác là pháo. Tuy nhiên, vũ khí chống tăng mới có uy lực mạnh như pháo, nhưng lại có thể vác bởi một người lính, chưa kể, cỡ nòng nhỏ nhất của loại vũ khí này đã là 40mm.
"Nụ cười thành cổ" của chiến sĩ Lê Công Chinh bên khẩu B-40. |
Không phải là nước đi đầu sáng chế súng chống tăng phản lực, đồng thời, chịu nhiều tổn thất bởi súng chống tăng Đức trong thế chiến, nhưng Liên Xô chính là nước hoàn thiện và chế tạo vũ khí chống tăng cá nhân hoàn hảo nhất. Dựa vào mẫu Panzerfaust thu được của Đức, Liên Xô đã chế tạo RPG-2 với tầm bắn xa hơn nhờ thay liều phóng làm từ thuốc nổ đen của quả đạn bằng động cơ nhiên liệu rắn.
Trên chiến trường Việt Nam thời chống Mỹ, RPG-2 được biết đến với tên gọi B-40, lừng lẫy với chiến thuật “bắm lấy thắt lưng địch mà đánh”, rất phù hợp với khoảng cách tối ưu sử dụng súng. Cách biên chế loại vũ khí này của bộ đội giải phóng (một nhóm 3 người được trang bị 1 khẩu B-40), tạo ra hỏa lực chống tăng dày đặc khi tác chiến cấp tiểu đoàn, gây nên nỗi kinh hoàng với xe tăng Mỹ.
Ở Việt Nam, B-40 không chỉ dùng để bắn cháy xe tăng mà còn hạ đồn bốt, khiến quân đội Mỹ tìm cách ngăn quả đạn lao vào mục tiêu bằng lưới thép. Do đó, loại lưới này thường được gọi là lưới B-40, dù trên thực tế, kích thước mắt lưới là 60mm và sợi thép có đường kính 3mm.
Tiếp tục cải tiến RPG-2 về thân súng và đạn, Liên Xô cho ra đời súng chống tăng RPG-7 (Việt Nam gọi là súng B-41), khắc phục được hầu hết các nhược điểm của vũ khí chống tăng ra đời vào cuối thế chiến 2. RPG-7 có thể phóng nhiều loại đạn nhắm vào nhiều đối tượng mục tiêu khác nhau.
Đặc biệt, quả đạn của RPG-7 có 2 động cơ, một để đưa đạn ra khỏi nòng, một để tăng tốc bay tới mục tiêu, giúp người bắn không phải hứng luồng lửa phóng ra từ đuôi đạn. Không chỉ vậy, đạn của RPG-7 tự hủy sau một thời gian định trước (khoảng 5 giây sau khi phóng), nhằm phá các vật cản như “lưới B-40” hoặc “lồng gà” bảo vệ xe tăng.
Nhờ những ưu điểm này, RPG-7 trở thành loại súng chống tăng phổ biến nhất thế giới. Sau chiến tranh Việt Nam, RPG-7 xuất hiện ở Afghanistan, Chechnya, Somali, Iraq… Ở một số nơi, RPG-7 được “cải tiến” bằng cách lắp thêm một ống dẫn phía sau đuôi, cho phép chỉnh luồng nhiệt phụt ra hướng khác khi nòng súng giơ lên trời nhắm vào các mục tiêu trên không.
Trong cuộc xung đột ở Somalia (năm 1993), RPG-7 được quân du kích sử dụng để bắn hạ 2 trực thăng Black Hawk của Mỹ. Trước đó, các phi công lái trực thăng chỉ kịp la lên “A-pi-gi, a-pi-gi…” (RPG). Gần đây, có nguồn tin khẳng định phiến quân Taliban đã dùng RPG-7 bắn hạ trực thăng hiện đại MH-47E trong một nhiệm vụ chở lính Đội 6, đặc nhiệm SEAL lừng danh của Mỹ ở Afghanistan.
Cố vấn quân sự Mỹ hướng dẫn học viên lực lượng cảnh sát quốc gia Afghanistan sử dụng súng RPG-7. |
Tuy rất thành công với hơn 9 triệu khẩu được chế tạo nhưng RPG-7 vẫn tồn tại những nhược điểm. Mỗi lần phát hỏa, RPG-7 tạo âm thanh và áp lực lớn lớn có thể làm chảy máu tai người sử dụng. Thêm nữa, luồng lửa dài tới 30m phụt ra phía đuôi súng sau mỗi phát bắn ẩn chứa nhiều rủi ro.
Cuộc chiến Iraq ghi nhận trường hợp binh sĩ thiệt mạng bởi đã đứng phía sau RPG-7 khi súng phát hỏa. Cảnh người lính bị luồng lửa thổi bay được ghi lại và phát tán trên internet như lời cảnh báo cho những người lính bất cẩn. Trong các khóa huấn luyện, dù ngắn hay dài hạn, các chuyên gia quân sự cũng không quên nhắc học viên phải cẩn thận, vì người cầm súng có thể mất ngón tay như chơi nếu sơ sểnh khi lên cò RPG-7.
Hơn cả, sự ra đời của giáp phức hợp với nhiều phiến làm từ các vật liệu khác nhau đã phần nào hạn chế được luồng xuyên của đạn nổ lõm, hạ thấp vai trò của RPG-7 trong chiến đấu. Nhưng dù sao, RPG-7 vẫn được coi là thứ vũ khí hiệu quả, biểu hiện sinh động của tác chiến phi đối xứng. Những cỗ máy chiến tranh trị giá hàng triệu USD như trực thăng MH-47E trên chiến trường Afghanistan hay xe tăng Merkava ở Trung Đông hoàn toàn có thể hạ gục bởi một nhóm tác chiến sử dụng RPG-7, với giá thành tổng cộng cả đạn và súng chỉ khoảng 3.000 USD.
Trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến 9 năm, bộ đội Việt Minh chống xe tăng Pháp bằng bom ba càng, vốn là vũ khí của quân đội Nhật (vẫn được ghi là Japanese lunge mine). Đây cũng là vũ khí chống tăng dựa trên hiệu ứng nổ lõm nhưng việc kích nổ do người lính tạo lực đẩy. Do cách đánh chứa đựng nhiều rủi ro, mỗi chiến sĩ đánh bom ba càng là một cảm tử quân, thể hiện tinh thần “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Không để chiến sĩ tiếp tục đối mặt với nguy hiểm, ngành quân giới Việt Nam đã sớm chế tạo súng chống tăng bazooka của riêng mình, lập công đầu diệt 2 xe tăng địch trong trận Sơn Lộ (Quốc Oai, Hà Nội) đầu tháng 3/1947. |
Ảnh phụ chú:
Súng chống tăng Bazooka của Mỹ trong Thế chiến thứ hai. |
Đoạt được một số mẫu Bazooka trên chiến trường Bắc Phi, người Đức đã chế tạo ra súng chống tăng Panzerschreck. Do không giải quyết được bài toán động cơ của quả đạn, mỗi khẩu Panzerschreck đều trang bị một tấm khiên bảo vệ người bắn khỏi luồng lửa phản lực. |
Người Anh cũng có thiết kế súng chống tăng riêng của mình là súng PIAT, nạp đạn ở ngay đầu nòng, dùng lực đẩy cơ học điểm hỏa cho viên đạn. |
Điểm hỏa theo nguyên lý cơ học, súng PIAT không giải quyết được bài toán cân bằng phản lực nên đây không phải là súng chống giật, bù lại, mỗi lần bắn, PIAT không tạo ra luồng lửa phía sau súng. Trong ảnh, người lính Anh này đang lên đạn có súng PIAT |
Ảnh hướng dẫn một người lính Đức sử dụng súng chống tăng Panzerfaust, tiền thân của RPG-2 (B-40), do sử dụng thuốc nổ đen để tạo lực đẩy nên tầm bắn của súng thấp (chỉ khoảng 30m), súng tạo nhiều khói, làm lộ vị trí điểm hỏa ở mỗi lần bắn. Khác với Bazooka và Panzerschreck nạp đạn từ phía sau (hạn chế cỡ đạn), Panzerfaust (sau này là dòng RPG) nạp đạn từ phía trước, cỡ đạn rất đa dạng. |
Chiến sĩ cảm tử quân cầm bom ba càng nghênh địch trong cuộc chiến đấu giữa Thủ đô Hà Nội (1946-1947). Tuy gọi là bom nhưng vũ khí này được giới quân sự xếp vào loại mìn chống tăng cơ động (lunge mine). |
Các loại đạn trang bị cho RPG-7. |
Kỳ 2: Bước tiến như vũ bão
Cuộc “rượt đuổi” giữa vỏ giáp và đạn chống tăng
Không để đạn nổ lõm tiếp tục hạ gục các sản phẩm của mình, các nhà thiết kế xe tăng tìm nhiều cách khắc chế và họ đã thành công. Giáp “lồng gà”, giáp phức hợp và nhất là giáp phản ứng nổ đã giúp xe tăng và kíp lái an toàn hơn. Thế nhưng chẳng bao lâu, một loại đạn chống tăng mới ra đời, kịp thời củng cố thế mạnh của vũ khí chống tăng.
Đó là đạn “tandem” (nghĩa gốc chỉ loại xe đạp có 2 người cùng đạp), với kết cấu 2 đầu nổ lõm. Đầu nổ thứ nhất (chứa lượng thuốc nổ nhỏ) sẽ đánh vào giáp ERA làm kích nổ các khối thép để lộ ra lớp giáp chính, mở đường cho đầu nổ thứ hai hoàn thành nhiệm vụ chống tăng. Đạn chống tăng “tandem” nhanh chóng được chấp nhận và còn được sử dụng cho nhiệm vụ công phá công sự phòng thủ kiên cố của đối phương.
Cuộc “rượt đuổi” giữa vỏ giáp và đạn chống tăng
Không để đạn nổ lõm tiếp tục hạ gục các sản phẩm của mình, các nhà thiết kế xe tăng tìm nhiều cách khắc chế và họ đã thành công. Giáp “lồng gà”, giáp phức hợp và nhất là giáp phản ứng nổ đã giúp xe tăng và kíp lái an toàn hơn. Thế nhưng chẳng bao lâu, một loại đạn chống tăng mới ra đời, kịp thời củng cố thế mạnh của vũ khí chống tăng.
Đó là đạn “tandem” (nghĩa gốc chỉ loại xe đạp có 2 người cùng đạp), với kết cấu 2 đầu nổ lõm. Đầu nổ thứ nhất (chứa lượng thuốc nổ nhỏ) sẽ đánh vào giáp ERA làm kích nổ các khối thép để lộ ra lớp giáp chính, mở đường cho đầu nổ thứ hai hoàn thành nhiệm vụ chống tăng. Đạn chống tăng “tandem” nhanh chóng được chấp nhận và còn được sử dụng cho nhiệm vụ công phá công sự phòng thủ kiên cố của đối phương.
Súng chống tăng RPG-29 và đạn chống tăng "tandem" PG-29V. |
Sau tandem, một loại đạn khác đã được phát triển dùng súng chống tăng làm ống phóng có hiệu quả chống công sự rất hiệu quả. Kết cấu loại đạn này gồm: lượng thuốc nổ (nhỏ) và hỗn hợp chất dễ cháy. Đạn có sức công phá lớn, sản sinh ra sóng xung kích mạnh và nhiệt độ cao (đốt cháy dưỡng khí của đối phương).
Ngoài loại đạn nổ lõm, vũ khí chống tăng còn sử dụng các loại đạn xuyên (xuyên thường, xuyên nổ,…) Trong đó, nguy hiểm nhất là xuyên dưới cỡ (còn gọi là đạn xuyên thoát vỏ) sử dụng thanh xuyên làm từ vật liệu cứng (wonfram, urani nghèo) để chọc thủng lớp vỏ xe, bất kể lớp giáp làm từ vật liệu nào).
Như vậy, trong cuộc đua với vỏ giáp, đạn chống tăng luôn duy trì được ưu thế vượt trội bằng sự phong phú và đa dạng.
Huyền thoại nối tiếp huyền thoại
RPG-7 đã reo rắc nỗi kinh hoàng cho xe tăng kể từ khi nó ra đời cho tới ngày nay và người Nga không ngủ quên trên chiến thắng. Họ liên tục cải tiến loại vũ khí chống tăng đáng sợ này và tới cuối thập niên 1990, Nga đã trình làng súng chống tăng RPG-29.
Mẫu súng được thiết kế làm 2 phần có thể tháo rời và lắp lại một cách dễ dàng, được trang bị kèm kính ngắm quang học và khí tài nhìn đêm. Đạn chống tăng mà RPG-29, gọi tên PG-29 thuộc loại đạn tandem với 2 đầu nổ lõm (kích cỡ lần lượt là 65mm và 105mm) có khả năng xuyên giáp dày 650mm, sơ tốc 280m/giây, tầm bắn hiệu quả 500m.
Tuy nhiên đạn chống tăng của Nga thiết kế theo kiểu liều phóng cháy hết suốt chiều dài nòng súng, ẩn chứa rủi ro cho người bắn. Ngoài đạn PG-29, RPG-29 còn bắn đạn áp nhiệt TBG-29V cho nhiệm vụ chống boongke, hầm hào (khi nổ đạn TBG-29V đốt cháy oxy cục bộ gây ra sức nóng không một sinh vật nào sống nổi trong bán kính 10m).
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh thăm quan vũ khí mới ở Cục quân khí, Tổng cục Kỹ thuật (RPG-29 là khẩu ngoài cùng, bên trái). |
Trên chiến trường Trung Đông, RPG-29 trở thành “sát thủ” đối với các xe tăng hiện đại phương Tây. Năm 2006, các tay súng của Hezbollad đã sử dụng RPG-29 phá hủy xe tăng Merkava 4 – niềm tự hào tăng thiết giáp Israel.
Năm 2007, tại Iraq một chiếc Challenger 2 của Anh cũng bị tiêu diệt bởi một quả đạn RPG-29. Tiếp đến, năm 2008 xe tăng M1A2 của Quân Mỹ tại Iraq cũng “dính đòn” của RPG-29.
Hiện nay, RPG-29 được xuất khẩu tới một số quốc gia trên thế giới. Trong một phóng sự của Truyền hình Quân đội Nhân dân có cảnh lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam thăm quan các loại vũ khí mới, trong đó có RPG-29.
Vũ khí chống tăng cá nhân phương Tây
Cùng thời điểm xuất hiện với RPG-29 là Panzerfaust 3 của Đức, có thiết kế bảo đảm an toàn cho người bắn. Theo đó, luồng phản lực phụt ra từ đuôi súng được giảm đến mức tối thiểu cho phép vũ khí triển khai trong không gian hẹp.
Thứ nữa, quả đạn có 2 liều phóng, đạn được đốt cháy từ trong nòng và đưa ra khỏi nòng. Khi liều phòng thứ nhất hết thuốc, đạn đã đạt cự ly an toàn với người bắn, động cơ rocket chính được kích hoạt đưa quả đạn bay mạnh tới mục tiêu.
Panzerfaust 3 sử dụng thiết bị điều khiển hỏa lực mang tên Dynarange thiết bị đo xa laser và máy tính đường đạn. Nhờ đó, tầm bắn hiệu quả đối với mục tiêu động và tĩnh tăng lên 600m.
An toàn hơn so với RPG-29 nhưng Panzerfaust 3 chưa có cơ hội thể hiện mình trên chiến trường. Không những vậy, nó nhanh chóng bị chính quân nhân Đức đánh giá thấp trong nhiệm vụ chống tăng. Vì, Panzerfaust 3 đời đầu sử dụng đạn chống tăng nổ lõm không còn hiệu quả với xe tăng trang bị giáp phản ứng nổ. Phải tới cuối những năm 1990, Đức mới đưa ra biến thể Panzerfaust 3 IT phóng đạn “tandem” chuyên trị ERA, tiếp đó là biến thể Panzerfaust 3 Bunkerfaust để phá hủy boongke. Các loại đạn mà Panzerfaust 3 dùng đều có cỡ 110mm, tầm bắn hiệu quả 300-400m.
Lính Đức sử dụng súng chống tăng Panzerfaust 3 với thiết bị điều khiển hỏa lực Dynarange. |
Trong khi cả Nga và Đức tiếp tục phát triển súng chống tăng cá nhân Mỹ không đầu tư nhiều cho dòng vũ khí này. Do đó, quân đội Mỹ sử dụng vũ khí chống tăng với thiết kế “mua lại” từ nước khác như M136 AT4 (thiết kế của Thụy Điển) hay SMAW (dựa trên loại B-300 của Israel).
Trong đó, M136 AT4 gây ấn tượng với trọng lượng nhẹ nhất thế giới (6,7kg so với RPG-29 là 18kg và Panzerfaust 3 là 13kg). Tuy nhỏ nhưng “anh chàng tí hon” này tạo ra luồng phụt sau đuôi cực lớn có thể gây bỏng nặng cho đồng đội nếu đứng quá gần, không phù hợp trong môi trường tác chiến đô thị.
M136 AT4 bắn nhiều loại đạn gồm: đạn chống tăng nổ lõm, đạn chống tăng tandem, đạn chống boong ke (tầm bắn hiệu quả 300m), đã được Quân đội Mỹ sử dụng tại chiến trường Iraq và Afghanistan.
Đối với SMAW, nhiệm vụ chống tăng được đặt dưới nhiệm vụ phá hủy công sự đối phương. Do đó, đạn chống tăng của SMAW chỉ có hiệu quả với xe tăng không trang bị giáp phản ứng nổ.
Ảnh phụ chú:
Binh sĩ trong tư thế chiến đấu với súng chống tăng RPG-29. |
Súng chống tăng M136 AT4 khi bắn tạo ra luồng phụt sau cực lớn. Điểm khác biệt so với thiết kế AT4 của Thụy Điển đó là người Mỹ sử dụng kính ngắm riêng (AN/PAQ-4C, AN/PEQ-2 hoặc AN/PAS-13. |
Súng chống tăng "bất đắc dĩ" SMAW dùng cho nhiệm vụ phá công sự nhiều hơn là diệt tăng. |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)