Hôm nay (23/9), vệ tinh tình báo số 4 Quang học của Nhật Bản đã đưa thành công tên lửa H2A số 19 vào quỹ đạo.
Tên lửa H2A số 19
Theo đúng kế hoạch, lúc 13h30 phút chiều nay (23/9), vệ tinh thu thập tình báo số 4 Quang học đã rời bệ phóng thuộc trung tâm vũ trụ Uchinoura ở tỉnh Kagoshima, đưa thành công tên lửa H2A vào quỹ đạo. Theo báo cáo, tên lửa H2A số 19 dài khoảng 53m, sau khi di chuyển tên lửa từ nơi lắp ráp đến địa điểm phóng, còn phải phun nhiên liệu thể khí Hydro.
Vệ tinh thu thập tình báo là một vệ tinh nhân tạo dùng để thu thập các thông tin dự báo nhằm ứng phó các vấn đề như an ninh, thiên tai quy mô lớn. Vệ tinh thu thập tình báo đầu tiên số 1 Quang học đã vào quỹ đạo hồi tháng 3/2003. Hiện nay, vệ tinh Quang học số 1 và số 3 đang được sử dụng.
Cơ quan khai thác nghiên cứu hàng không vũ trụ cho biết, vệ tinh Quang học số 4 đã thay thế vệ tinh Quang học số 2. Tuy nhiên, không công bố chi tiết về tính năng và quỹ đạo, nhưng vệ tinh Quang học số 4 được cho là có tính năng giống vệ tinh Quang học số 3, còn vệ tinh thăm dò đời thứ 2 còn cao cấp hơn hai vệ tinh Quang học trước.
Mục tiêu của chính phủ Nhật Bản là xây dựng một hệ thống xử lý tình báo trên thế giới do hai vệ tinh Quang học và hai vệ tinh radar hợp thành, nhằm bảo đảm trong mọi hoàn cảnh đều có thể thăm dò bất cứ nơi nào trên thế giới ít nhất một lần mỗi ngày. Do việc phóng hai vệ tinh radar bị hoãn lại do sự cố trước đó, chính phủ Nhật Bản chuẩn bị phóng hai vệ tinh radar trước năm 2012.
Kể từ khi Triều Tiên phóng tên lửa năm 1998 đến nay, Nhật Bản đã bắt đầu sử dụng vệ tinh thu thập tình báo để thăm dò Triều Tiên. Theo kế hoạch ban đầu, tên lửa sẽ được phóng vào ngày 28/8, nhưng kế hoạch phóng tên lửa phải hoãn lại 3 lần do nhiều nguyên nhân như sự cố kỹ thuật và thời tiết xấu.
Đỗ Hường
Theo: VTC News
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)