>>Toàn cảnh thế giới tháng 4-2012
>> Đầu tháng 5, Việt Nam nhận 3 chiếc Su-30MK2
Trong triển lãm máy bay quốc tế Eyrshou Trung Quốc năm 2008, Tư lệnh Không quân Trung Quốc, đại tướng Celia Xu đã quan tâm đến các máy bay chiến đấu SU-35. Tướng Celia Xu đánh giá cao khả năng chiến đấu và tính năng kỹ chiến thuật của SU-35, tầm hoạt động lớn, các vũ khí trang bị và hệ thống điện tử của loại máy bay này.
>> Đầu tháng 5, Việt Nam nhận 3 chiếc Su-30MK2
Việt Nam có thể là nước đầu tiên mua SU-35 của Nga, một bước tiến đáng khích lệ trên con đường hiện đại hóa quốc phòng.
Công ty Xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport của Nga cho biết Trung Quốc đã từ chối mua một số lượng lớn máy bay chiến đấu SU-35. Tạp chí Bình luận Quân sự Độc lập (Nga) cho hay, Nga sẽ không bán SU-35 cho Trung Quốc mà bán cho các nước Đông Nam Á. Việt Nam có khả năng sẽ là quốc gia đầu tiên được mua SU-35. Ông Viktor Komardin, phó tổng giám đốc Rosoboronexport, cho biết: “Lâu nay chúng tôi vẫn quảng bá máy bay chiến đấu Su-35 ở thị trường Nga”.
Tại sao Trung-Nga hủy hợp đồng SU-35?
Lần đầu tiên Trung Quốc tỏ ra quan tâm đến SU-35 là tại hội chợ vũ khí quốc tế MAKS-2007. Một số đoàn đại biểu Trung Quốc đã tiếp cận Hãng Sukhoi nhằm đạt được thỏa thuận mua máy bay này. Sau đó, đã có thông báo về việc các bên đã soạn thảo sơ bộ các điều khoản của kế hoạch mua SU-35 của Trung Quốc. Ít nhất trong tương lai gần, ngành công nghiệp sản xuất máy bay của Trung Quốc chưa có khả năng tạo chế tạo các máy bay tương tự như SU-35.
SU-35 - chiến đấu cơ đa năng hiện đại, thích hợp với việc phòng thủ biển |
Việc thương lượng về thương vụ này đã diễn ra trong hơn một năm rưỡi. Theo một số nguồn tin Nga, trong quá trình đàm phán, Trung Quốc từ chối cam kết không mô phỏng để chế tạo loại máy bay này và chỉ mua một khối lượng hạn chế (48 chiếc). Đó là những lý do các cuộc đàm phán thất bại. Trong khi đó, các quốc gia khác vừa không có năng lực mô phỏng để “copy” chế tạo máy bay của Nga, lại đang mong muốn nhanh chóng hiện đại hóa hệ thống vũ khí của mình. Còn Trung Quốc có khả nămg chế tạo mô phỏng cao, như đã làm với SU-27 và hệ thống tên lửa phòng không S-300.
Bán vũ khí nào và cho ai đều nằm trong tầm nhìn địa-chính trị của tất cả các nước lớn có nền quốc phòng chủ đạo. Nga dự định từ nay đến năm 2020 sản xuất 200 máy bay SU-35. Nếu khả năng sản xuất cho phép, Nga sẽ xem xét ưu tiên bán cho các quốc gia châu Á khác, chủ yếu là các quốc gia Đông Nam Á. Bên cạnh đó, Nga hợp tác sản xuất máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm với Ấn Độ. S-35 cũng đang tiếp cận đến giới hạn kỹ thuật đó. Có thể xem SU-35 là chiến đấu cơ đa năng thế hệ thứ tư ++. Bán chiến đấu cơ hiện đại cho các quốc gia Nam Á và Đông Nam Á sẽ làm phân tán tiềm lực không quân Trung Quốc trên các hướng phòng ngự, cũng là nằm trong bài toán kiềm chế đối thủ tiềm tàng. Chính sách này cũng tương tự như của Mỹ bán chiến đấu cơ hiện đại cho Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc là những nước đồng minh tin cậy của Mỹ. Trong khi Trung Quốc là nhà cung cấp vũ khí chủ yếu cho Pakistan, để đặt Ấn Độ vào thế “lưỡng đầu thọ địch”.
Tại sao Việt Nam quan tâm?
Năm 2011, khi ký kết hợp đồng mua tăng số lượng máy bay SU-30 của Nga, Việt Nam đã từng cho biết SU-35 của Nga là loại máy bay chiến đấu mà Việt Nam dự tính sẽ mua, lúc đó phía Nga không biểu thị từ chối. Theo nguồn tin từ giới công nghiệp hàng không Nga, gần đây phía Nga đã cung cấp tài liệu giới thiệu SU-35 cho Việt Nam.
Điểm đặc biệt về tính năng của loại máy bay SU-35 là hệ thống điện tử mới dựa trên hệ thống thông tin điều khiển kỹ thuật số tích hợp hệ thống điện tử, hệ thống radar mới có khả năng phát hiện mục tiêu trên không từ xa, tăng khả năng theo dõi đồng thời nhiều mục tiêu một lúc. Máy bay này có thể theo dõi 30 và tấn công 8 mục tiêu trên không; theo dõi 4 và tấn công 2 mục tiêu mặt đất. Động cơ mới với lực đẩy tăng và vector lực đẩy thay đổi linh hoạt.
SU-35 với các trang bị vũ khí |
Đáng chú ý, loại chiến đấu cơ này có chức năng phản công trên biển mạnh mẽ. So với thế hệ máy bay Sukhoi hiện đang được sử dụng, dung lượng thùng xăng của SU-35 lớn hơn gần 20%, từ đó có thể tăng diện tích biển có thể khống chế. Ngoài ra, tính cơ động và tốc độ của SU-35 cũng là ưu thế được giới quân sự nhiều nước quan tâm.
SU-35 có khả năng mang các thiết bị tấn công dẫn đường chống radar, chống tàu và tấn công hỗn hợp, các loại bom thông minh cũng như các loại vũ khí thông thường khác. So với thế hệ thứ tư, máy bay này giảm nhiều lần khả năng bị phát hiện bởi rada do được phủ một lớp vỏ hấp thụ radar và giảm số lượng các bộ cảm biến lộ. Máy bay có độ bền 6.000 giờ bay, thời hạn sử dụng là 30 năm. Loại máy bay này sẽ đặt nền tảng cho khả năng khai thác sử dụng các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của các khách hàng tiềm năng.
Trong số các nước đang phát triển, Việt Nam không phải là nước đầu tiên quan tâm đến SU-35. Nhiều nước đã ở giai đoạn cuối của đàm phán. Khối lượng xuất khẩu chủ yếu của SU-35 dự kiến sẽ được chuyển giao trong giai đoạn 2013-2020. Việc cung cấp các máy bay SU-35 được dự định giành cho các nước Đông Nam Á, châu Phi, Trung Đông và Nam Mỹ. Theo đánh giá của trung tâm phân tích TSAMTO, khách hàng tiềm năng của Su-35 có thể là Algeria (12-24 chiếc), Venezuela (24 chiếc), Ai Cập (12-24 chiếc), Libya (12-24 chiếc), Syria (24 chiếc) và một số quốc gia khác.
Trong việc trang bị vũ khí, có những loại mua sẽ kinh tế hơn là mày mò tự sản xuất, có loại lại phải mua giấy phép sản xuất để bảo đảm chủ động trang bị và tính độc lập trong việc xây dựng hệ thống phòng thủ quốc gia. Việc chuyển giao nhiều loại công nghệ quân sự tiên tiến hoặc hợp tác cùng sản suất đang trở thành một xu thế chủ đạo trên thế giới hiện nay.
Suy cho cùng vũ khí hiện đại phải có con người hiện đại mới phát huy được tính năng của vũ khí. Việt Nam đang vững bước trên con đường hiện đại hóa quân sự. Cùng với trang bị, Quân đội nhân dân Việt Nam chú trọng xây dựng con người nắm vững khoa học công nghệ quân sự tiên tiến. Đó là những biểu hiện đáng mừng. Đối với người dân nước ta, dù có phải thắt lưng buộc bụng một chút để đất nước có lực lượng quốc phòng đủ mạnh, đủ khả năng phòng thủ, thì cũng là việc ai ai cũng sẵn sàng ghánh vác và chia sẻ. Đảng ta đã đúc kết từ năm 1945: Ta có mạnh thì người khác mới “đếm xỉa đến ta, dù họ có là đồng minh của ta đi chăng nữa”. Còn các cụ thì nói “biết lo cái lo ở xa thì không phải lo cái lo ở gần”./.
Người bình luận
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)