Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

Toàn cảnh thế giới tháng 4-2012

Mời các bạn cùng xem:


Tổng hợp bởi: Admin (Nguyễn Văn Va)

Tại sao Trung Quốc là ‘đầu mối của mọi rắc rối’ trên biển Đông?

Chính sự thiếu nhất quán của Trung Quốc khiến biển Đông không ngừng 'dậy sóng'. Nếu muốn giải quyết triệt để tranh chấp, việc Trung Quốc cần làm trước tiên là thực thi một chính sách đồng nhất, Tổ chức nghiên cứu khủng hoảng quốc tế (ICG) khẳng định.

Thiếu nhất quán...
Theo báo cáo mới nhất của tổ chức này, căng thẳng trên biển Đông gia tăng chính là do tình trạng phối hợp yếu kém và thiếu nhất quán giữa các cơ quan Chính phủ của Trung Quốc.
“Các quan chức Trung Quốc không biết cụ thể giới hạn những khu vực mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên biển Đông. Trung Quốc giao trách nhiệm quản lý các khu vực trên cho không dưới 10 cơ quan khác nhau, hoạt động chồng chéo và mâu thuẫn lợi ích lẫn nhau”, báo cáo cho hay.
Cụ thể, theo ICG, hiện ở Trung Quốc có ít nhất 11 cơ quan tham gia vào công việc giải quyết các vấn đề liên quan đến biển Đông. Không ít trong số những cơ quan này đang giành giật nhau nguồn ngân sách khổng lồ rót cho vấn đề này còn một số cơ quan khác tìm cách mở rộng hoạt động kinh tế trên biển Đông.
Để cạnh tranh quyền lực, các cơ quan này đưa nhiều tàu trong đó có tàu hải giám, tàu ngư chính… đến biển Đông khiến tình hình tại khu vực này thêm căng thẳng.
“Một khi số lượng và vai trò của các tàu bán quân sự của Trung Quốc gia tăng ở biển Đông thì tình trạng mập mờ về pháp lý cũng tăng lên, qua đó làm nguy cơ xung đột gia tăng”, ICG nhấn mạnh.
Báo cáo này nhận định, tình trạng phối hợp yếu kém xảy ra là do hầu hết các cơ quan nêu trên của Trung Quốc được thành lập nhằm thực hiện chính sách đối nội nhưng giờ đây lại tham gia chính sách đối ngoại. Ngoài ra, chính quyền các tỉnh duyên hải cũng góp phần thúc đẩy căng thẳng do tìm mọi cách phát triển du lịch ở biển Đông.
ICG kết luận: “Khi nào các cơ quan Chính phủ của Trung Quốc chưa nhất quán trong vấn đề giải quyết tranh chấp biển Đông thì căng thẳng tại khu vực này còn kéo dài”.
Báo cáo của ICG được soạn dựa trên kết quả phỏng vấn các quan chức, học giả, nhà ngoại giao, nhà báo, các chuyên gia trong ngành du lịch, dầu khí và ngư nghiệp ở Trung Quốc, Đông Nam Á, vùng lãnh thổ Đài Loan, Nhật và Mỹ.
… và hiếu chiến
Bên cạnh thực trạng phối hợp yếu kém giữa các cơ quan, thái độ cứng rắn và đôi khi hiếu chiến của Trung Quốc cũng đang khiến tình hình biển Đông thêm căng thẳng, điển hình là những bài viết mang đậm tính kích động gần đây của nhiều tờ báo Trung Quốc.
Tờ Global Times hôm qua quả quyết, Trung Quốc không chỉ bảo vệ bãi cạn Scarborough mà còn phải đối phó với thế lực bên ngoài muốn ngăn chặn sự trỗi dậy của nước này. Bắc Kinh nên chuẩn bị một cuộc chiến quy mô nhỏ trên biển với Philippines, đồng thời cần thực thi mọi biện pháp đáp trả về kinh tế và chính trị đối với Manila.
“Trung Quốc phải hành động cương quyết và đưa ra thông điệp rõ rằng Bắc Kinh dù không muốn nhưng chẳng sợ tiếng súng”, tờ báo Trung Quốc cao giọng.

Không chỉ Global Times, một tờ báo của quân đội Trung Quốc mới đây cũng đăng tải bài viết về nguy cơ xung đột gia tăng trên biển Đông như một lời cảnh cáo Mỹ và Philippines sau cuộc tập trận chung Balikatan của hai nước này.
Ngoài ra, Giáo sư Jia Qingguo tại ĐH Bắc Kinh, Trung Quốc hôm qua còn thẳng thừng tuyên bố: “Trung Quốc có thể đang chuẩn bị có hành động cứng rắn hơn trong các tranh chấp”.
Trong khi đó, dù có những lời lẽ cẩn trọng hơn song cũng không thiếu “lửa”, Zhuang Guotu, Giám đốc Hiệp hội nghiên cứu các vấn đề Đông Nam Á của Trung Quốc khẳng định, các hành động của Philippines đang thách thức sự kiên nhẫn của Trung Quốc về “chủ quyền lãnh hải của mình trên biển Đông”.
“Vụ va chạm hồi đầu tháng 4 vừa qua tại bãi cạn Scarborough có thể là một bài học đối với Philippines. Manila chắc chắn không thể ngờ rằng, Bắc Kinh có thể phản ứng nhanh như vậy khi lập tức đưa tàu hải giám đến bảo vệ ngư dân Trung Quốc sau vụ bắt giữ của hải quân Philippines. Vậy mà Manila không biết điểm dừng, còn tranh thủ sự vụ này để thử độ kiên nhẫn của Bắc Kinh”, ông Zhuang Guotu tỏ ra bức xúc.
Quả thực, thái độ cứng rắn của Trung Quốc đang bị Philippines "lợi dụng" để tuyên truyền. Tổng thống Benigno Aquino hôm qua nhấn mạnh, diện tích hải phận mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ngày càng mở rộng và đang “ngày càng tiến gần hơn” đến quần đảo Philippines.
“Họ đã thực sự tuyên bố toàn bộ hải phận này thuộc về mình. Hãy thử nhìn vào khu vực không thuộc về họ và khu vực mà họ tuyên bố chủ quyền. Làm sao mà các quốc gia khác không lo ngại về tình hình đang diễn ra chứ?”, ông Aquino vừa nói với các phóng viên vừa chỉ lên bản đồ biển Đông.
Dù Bắc Kinh có thực sự hiếu chiến như trong tuyên bố của giới học giả nước này hay không thì có thể dễ dàng nhận thấy, hầu hết vụ đụng độ trên biển Đông gần đây đều “dính líu” đến Trung Quốc mà nguyên nhân một phần theo ICG, chính là do sự thiếu nhất của các cơ quan Chính phủ nước này.
Trà My (theo China.org, BBC, Global Times)


Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

Trung Quốc ngang nhiên phê chuẩn xây bến tàu ở Hoàng Sa của Việt Nam

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nhấn mạnh, Trung Quốc phải hủy bỏ ngay bản “quy hoạch bảo vệ hải đảo toàn quốc”, nghiêm túc tuân thủ DOC, không có thêm hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông.
Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam

Tờ Nhân dân Nhật báo điện tử Trung Quốc hôm 26/4 trích nguồn trang web chính thức của Cục Quản lý Đại dương quốc gia Trung Quốc cho hay, Cục đã phê chuẩn một dự án xây dựng bến tàu ở Hoàng Sa của Việt Nam.
Theo Nhân dân Nhật báo Trung Quốc, dự án xây dựng bến tàu – dự kiến trên diện tích hơn 3,3km vuông, sẽ được một hãng tư nhân Trung Quốc đầu tư. Bến tàu này sẽ đảm bảo hỗ trợ toàn diện cho du lịch cũng như nghề cá ở Biển Đông khi được đưa vào sử dụng. Nhấn mạnh, dự án bến tàu vẫn đang trong quá trình nghiên cứu.
Trước đó, ngày 19/4, Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc đã công bố “Quy hoạch bảo vệ hải đảo toàn quốc” giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến 2030, trong đó phân chia Biển Đông thành 7 khu vực biển, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Quy hoạch của Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam
Ngày 24/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị khẳng định, việc Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc công bố thực thi bản “Quy hoạch bảo vệ hải đảo toàn quốc” giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến 2030. Trong đó phân chia Biển Đông thành 7 khu vực biển, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này, vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị
Người phát ngôn nhấn mạnh, Trung Quốc phải hủy bỏ ngay bản quy hoạch nêu trên, nghiêm túc tuân thủ DOC, không có thêm hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông. Biển Đông là vùng biển được tin là giàu trữ lượng dầu và khí, nguồn cá và có những tuyến vận chuyển quan trọng nhất thế giới. Trung Quốc, Philippines và một số nước Đông Nam Á khác đều đưa ra tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Trong đó Trung Quốc khẳng định chủ quyền lớn nhất, bao trùm hầu hết vùng biển kể cả những khu vực sát bờ biển nước khác.
Philippines “không hề nao núng” trước Trung Quốc
Gần đây nhất, ngày 10/4 đã xảy ra vụ đụng độ giữa Trung Quốc và Philippines tại bãi đá ngầm Scarborough thuộc Biển Đông. Hai tàu hải giám Trung Quốc ngăn chặn một tàu chiến Philippines khỏi việc bắt giữ những ngư dân Trung Quốc. Philippines cáo buộc các ngư dân Trung Quốc đã xâm nhập và đánh bắt trái phép ở vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền.

Binh sĩ Mỹ và Philippines tập trận đổ bộ chiếm đảo vào ngày 25/4
Bãi đá ngầm Scarborough chỉ cách đảo Luzon của Philippines khoảng 230km. Theo bản đồ mà hải quân Philippines cung cấp cho báo chí, điểm đất liền gần nhất của Trung Quốc với bãi Scarborough là tỉnh Hải Nam cách phía tây bắc bãi đá ngầm đến 1.200km.
Trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền giữa Bắc Kinh và Manila tại bãi cạn Scarborough trên biển Đông, bùng phát từ ngày 8/4, vẫn chưa lắng dịu. Đáp lại việc báo chí Trung Quốc kêu gọi sẵn sàng giao chiến trong tranh chấp trên biển Đông, Philippines khẳng định “không hề nao núng.
Theo Phungquangthanh.net

Tiếp tục 6 tháng bản quyền phần mềm Norton AntiVirus 2012 miễn phí

Norton Antivirus 2012 là phần mềm diệt virus được trang bị các tính năng mạnh mẽ để giúp máy tính chống lại mọi sự tấn công và xâm nhập của virus, spyware và các phần mềm gây hại khác,… gây ảnh hưởng đến an toàn thông tin của người dùng cũng như làm ảnh hưởng đến tốc độ và hiệu suất làm việc của máy tính. Không chỉ những vậy, NAV 2012 còn giúp bạn lướt web, chat, chia sẻ dữ liệu an toàn và dễ dàng hơn.

Nhận Key Norton AntiVirus 2012 (NAV 2012) bản quyền miễn phí

Để sử dụng Norton AntiVirus 2012 có bản quyền chính hãng miễn phí trong 6 tháng, các bạn chỉ cần download và cài đặt NAV 2012 với gói cài đặt đặc biệt dưới đây:
Download Norton AntiVirus 2012 FULL FREENAV_19.1.1.3_SYMTB_FACEBOOK_LOEM_MRFTT_294A_7024.exe
Chúc các bạn thành công.
Theo afublog.com

Tác chiến điện tử và UAV Sentinel RQ-170


Sự kiện chiếc máy bay tàng hình không người lái UAV Sentinel RQ-170 bị hạ tại Iran hiện đã trở thành tâm điểm chú ý của tất cả các nước trên thế giới. Sự kiện đã trở thành chìa khóa cho giải pháp chiến tranh phi đối xứng giữa các nước có nền công nghiệp quốc phòng siêu hiện đại và các nước nghèo, đang phát triển. Đống thời, nó cũng có thể đặt dấu chấm hết cho sự làm mưa làm gió của các loại vũ khí, phương tiện chiến tranh thông minh bằng các phương tiện tác chiến điện tử có giá thành không cao nhưng hiệu quả.
Sau khi sự kiện chiếc UAV Sentinel RQ-170 bị hạ, mọi nghi ngờ đổ dồn về các thiết bị phương tiện tác chiến điện tử siêu hiện đại của Liên bang Nga. Có rất nhiều ý kiến cho rằng, đó là kết quả của một tổ hợp tác chiến điện tử mà Nga vừa xuất khẩu cho Iran, có thể điều đó đúng, nhưng nếu theo dõi toàn bộ diễn biến và phân tích, có thể phía sau bức màn đối ngoại chính trị là một tình huống chiến trường hoàn toàn khác, và đơn giản hơn rất nhiều lần.
Tổ hợp tác chiến và trinh sát điện tử Avtobasa 1L222 là tổ hợp tác chiến điện tử cơ động với các đài gây nhiễu SPN-2/SPN- 4. Nhiệm vụ chủ yếu của tổ hợp trinh sát – tác chiến điện tử là – phát hiện ở chế độ thụ động các đài phát radar, bao gồm có các đài radar hàng không rà quét mặt phẳng địa hình, radar điều khiển hỏa lực và radar dẫn đường bay trên độ cao thấp và chuyển tải thông tin đến trung tâm điều khiển tự động các radar hoạt động ở chế độ đo tọa độ góc (góc tà, góc phương vị, góc nghiêng của mục tiêu), các lớp radar, dải tần số của chúng trùng với số dải tần số lưu trữ trong các đài gây nhiệu SPN-2 hoặc SPN-4.
Đài trinh sát và gây nhiễu điện tử  1L222 "Avtobaza"
 Nguyên lý hoạt động của tổ hợp trinh sát – tác chiến điện tử trong chế độ tự động hóa cánh anten radar đài trinh sát điện tử quay tròn đều. Tổ hợp hoạt động trên các dải tần số  bước sóng dài và các dải tần số chưa được phát hiện sử dụng. Toàn bộ dải tần số hoạt động được bao trùm bởi 3 dải tần số thứ cấp A, B và V đồng bộ với các dải tần số hoạt động của đài gây nhiễu SPN-2 và SPN-4. Phát hiện các radar đang hoạt động được tiến hành trên tất cả các dải tần số thứ cấp. Xác định góc tà, góc phương vị, các thông số về mục tiêu được tiến hành theo chùm tín hiệu nhận được (15 milli giây, tốc độ quay của anten là 15 vòng hoặc 30 milli giây với tốc độ vòng quay an ten là 6 vòng/phút).
Thông tin đã được xử lý sẽ truyền về đài chỉ huy bằng cáp hữu tuyến có độ dài đến 100m và được đóng gói, chuyển tải với tốc độ là 1200 bốt (đơn vị tốc độ điện báo). Thông tin về tình huống chiến thuật trên không trung chuyển tải đến đài chỉ huy, được thể hiện trên bàn điều khiển của trắc thủ. Theo khả năng của màn hình hiển thị của trắc thủ, trắc thủ có thể xác định được góc tà, góc phương vị, thông số kỹ thuật của ra dar đang phát sóng (tần số , độ dài bước sóng và chu kỳ phát xạ sóng radar của đài radar bị phát hiện và bám đuổi. Kíp chiến đấu của tổ hợp có thể xây dựng và có được một ngân hàng cơ sở dữ liệu các đài phát ra đa các loại để dễ dàng xác định chủng loại radar, giới hạn vùng tìm kiếm mục tiêu theo góc phương vị đối với mỗi một chủng loại radar và phương tiện mang đồng thời đưa ra những giới hạn phát hiện mục tiêu với những thông số tiêu chuẩn quy định như tần số, độ dài bước sóng, tần số lặp phát xung, xác định chủng loại và thông số kỹ thuật của mục tiêu khi xử lý thông tin.

Trong tổ hợp trinh sát, tác chiến điện tử có thiết bị bảo vệ các đài gây nhiễu chống lại các tín hiệu nhiễu xạ liên tục và các tín hiệu gải lập tương đương, hệ thống tự động hóa kiểm soát trạng thái hoạt động của các thiết bị thân xe, các bộ phận và các bloc của tổ hợp. Để có thể huấn luyện kíp chiến đấu trên xe trinh sát, tác chiến điện tử có khả năng mô phỏng các tình huống tác chiến đường không.

Sử dụng tổ hợp trinh sát, tác chiến điện tử IRTR cùng với tổ hợp xe chỉ huy điều hành tác chiến cấp tiểu đoàn cho phép giảm thiểu sác suất nhầm lẫn khi xác định tần số và loại radar mục tiêu, tăng cường hiệu quả chế áp điện tử của cụm thiết bị trinh sát – tác chiến điện tử trung bình khoảng 30%.

Biên chế tổ hợp: 
- Xe thiết bị với an ten thu phát trên thân xe Uran – 43203 với thùng xe kín và thiết bị lọc khí, làm mát và chống độc;
- Trạm nguồn cơ động trên thân xe KamAZ-4310;

Thông số kỹ chiến thuật tổ hợp trinh sát, tác chiến điện tử.:
kíp chiến đấu - 4 người.
Bước sóng của các tần số hoạt động: cm
Độ nhạy của các đầu thu radar  -88 dB / W.
Tôc độ vòng quay của an ten  - 6 / 12 vòng /phút
Công suất nguồn sử dụng – không lớn hơn 12 kW 
Khoảng rồng vùng trinh sát, chế áp trong cùng một thời điểm:   
- Mặt phẳng góc phương vị xác định mục tiêu  - 1,0 ± 0,4 độ
- Trên mặt phẳng nghiêng:
     - ở tần số thứ cấp  A,B - 18 độ
     - ở tần số thứ cấp V - 30 độ
Giới hạn hoạt động theo tọa độ góc:   
- theo phương vị - 0-360 độ
- theo góc nghiêng:
     - ở tần số thứ cấp А, B - 18 độ
     - ở tần số thứ cấp V - 30 độ

Tầm xa hoạt động trinh sát của radar thụ động - 150 km
Độ chính xác khi phát hiện mục tiêu (sai số trong khoảng):   
- theo góc phương vị - 0,5 độ
- theo góc nghiêng địa hình - 3 độ
Số lượng mục tiêu ( số lượng mục tiêu có thể tự động phát hiện theo góc phương vị vòng tròn) - 60
Độ chính xác khi xác định tần số của đài phát radar ±30 MHz 
Thời gian lưu tình từ thời điểm phát hiện mục tiêu đến thời điểm truyển tải thông tin về xe chỉ huy tự động cấp tiểu đoàn – 50 mili giây.
Điều kiện khai thác sử dụng:   
- Nhiệt độ môi trường  -45 đến  +40 độ.С
- Độ ẩm môi trường – đến 98% với t=+25 °C
- Áp suất khí quyển – đến 60 kPa  (450 mm thủy ngân)

Sử dụng : Liên bang Nga
- 2011 . – Có trong biên chế trong hệ thống lá chắn trinh sát - chế áp điện tử chiến trường.

Nước ngoài :
Ngày 26 tháng 10 năm 2011, trên các phương tiện thông tin đại chúng có thông báo về tổ hợp 1L222 được xuất khẩu sang Iran. Ngày 05 tháng 12 năm 2011, trên các phương tiện thông tin của trang website Fightglobal có bản tin về việc người Iran đã sử dụng tổ hợp trinh sát, chế áp điện tử 1L222 để hạ chiếc máy bay không người lái công nghệ tàng hình hiện đại nhất của quân đội Mỹ  RQ-170 Sentinel. Với những tính toán thông thường, bản thân sự kiện máy bay không người lái có thể có trục trặc dẫn đến hiện tượng mất điều khiển mà không cần đến tác nhân bên ngoài, những thông tin nắm bắt được hoàn toàn không trùng hợp với thực tế và vượt quá năng lực kỹ thuật của tổ hợp Avtobase theo lý thuyết để có thể hạ được chiếc máy bay không người lái tàng hình.
Dấu vết của Bạch Nga trong những sự kiện tại Iran.
Cùng với thời gian, những sự kiện về việc Iran hạ chiếc máy bay RQ-170 của Mỹ dần dần đi vào quên lãng. Có thể là những người quan tâm đến sự kiện đó bị các sự kiện khác nóng hơn lôi cuốn, hoặc cũng có thể, sự kiện sảy ra với một nguồn thông tin quá hạn hẹp. Nhưng nếu chúng ta nghiên cứu kỹ càng tất cả những thông số kỹ thuật, cũng như các tình huống đặt ra và những thông báo của cơ quan phát ngôn Iran, có thể thấy được rất nhiều các thông tin quan trọng. Việc tìm kiếm và đánh giá thông tin đó trên phương diện công nghệ khá khó khăn, nhưng có thể thấy được những dấu vết quan trọng. 
Máy bay trinh sát không người lái tàng hình RQ-170
 Sau khi bản tin về sự kiện bắt được chiếc máy bay không người lái tàng hình RQ-170 Sentinel gần như nguyên vẹn trừ những xây sước không đáng kể, trên trang The Christian Science Monitor xuất hiện một bài phỏng vấn của phóng viên tờ báo này với một kỹ sư nào đó người Iran, dường như có tham gia trực tiếp vào quá trình hạ chiến máy bay tàng hình. Bài phỏng vấn này được coi là nguồn tin căn bản để giải mã những khả năng có thể xảy ra khi Iran hạ chiếc RQ-170. Theo lời của người kỹ sư này, quá trình hạ chiếc máy bay tàng hình được tiến hành thành hai giai đoạn: Gia đoạn 1 bằng phương pháp sử dụng các tổ hợp kỹ thuật tác chiến điện tử làm nhiễu loạn và bịt hoàn toàn kênh chuyển tải thông tin tín hiệu radio giữa máy bay và trung tâm chỉ huy, điều khiển bay, theo kênh truyền thông này là sự trao đổi và truyền tải mệnh lệnh từ trắc thủ điều khiển bay đến máy bay RQ-170. Khi không nhận được tín hiệu điều khiển, RQ-170 tự động bật chế độ avtopilot. Cần phải khẳng định rằng, để dẫn đường bay trong điều kiện không có thông tin điều khiển bay, máy bay sẽ tự động bay về căn cứ, để làm được điều đó, máy tính điều khiển máy bay phải định vị và tìm đường bằng hệ thống định vị vệ tinh GPS. Các nhà khoa học Iran biết chắc chắn được điều đó và vào thời điểm cần thiết đã đưa những thông tin giả về tọa độ của máy bay vào hệ thống điều khiển. Kết quả là Sentinel lầm lẫn khi xác định một sân bay trên lãnh thổ Iran là sân bay của Mỹ, được bố trí ở Afganixtan. Sự việc mất thông tin về hệ thống dẫn đường quán tính là yếu tố chính dẫn đến sai lầm của hệ thống máy tính điều khiển máy bay – nếu như người kỹ sư Iran thực sự có tham gia vào chiến dịch hạ RQ-170, thì yếu tố định vị theo hệ thống GPS là chìa khóa then chốt trong toàn bộ chiến dịch này.
Nhưng người Mỹ đã từ chối hoàn toàn giả thiết của tiến trình sự kiện. Theo tuyên bố chính thức từ Lầu năm góc, RQ-170 bị hạ hoàn toàn do hệ thống máy tính trên máy bay bị hỏng, và tại sao máy bay không bị vỡ tan ra từng mảnh là do hệ thống bay an toàn hoặc một nguyên nhân may mắn nào đó. Đồng thời, có nhiều quân nhân Mỹ, trong đó có cả những người có cấp hàm cao, cho rằng đấy chỉ là một maket rất giống thật chứ không phải là chiếc RQ-170. Giả thiết của người kỹ sư Iran giấu tên cũng có thể được loại trừ bởi kiến trúc của hệ thống GPS.  Chúng ta đều biết, hệ thống GPS có hai cấp độ sử dụng L1 và L2, được dành cho các hoạt động quân sự và dân sự. Tín hiệu vệ tinh trong tần số L1 hoàn toàn mở, còn tín hiệu L2 được mã hóa dành riêng cho các loại vũ khí, trang bị quân sự. Theo lý thuyết có thể phá mã của L2 và đưa các thông tin giả lập vào cho Sentinel, nhưng hoản toàn không có chút thực tế kỹ thuật nào để phá một hệ thống tuyệt đối mật như vậy, và cũng không có khả năng ứng dựng thực tế! Đồng thời cũng hoàn toàn không rõ ràng, tần số tín hiệu nào chiếc RQ -170 đang sử dụng, dân sự hay quân sự. Người Iran có thể gây nhiễu hoàn toàn tần số của GPS, đồng thời đưa các tín hiệu giả dân sự cung cấp cho chiếc Sentinel với những thông số cần thiết. trong trường hợp này, Sentinel theo lập trình giả định sẽ tìm kiếm bất cứ một tín hiệu nào từ vệ tinh, dân sự hay quân sự và đã tiếp nhận nguồn thông tin mà các kỹ sư điện tử viễn thông Iran cung cấp để hạ cánh an toàn xuống sân bay Iran.

Lần theo dấu vết này, chúng ta sẽ tìm đến một góc khuất hay nhất trong vở kịch máy bay tàng hình không người lái. Nền công nghệ của Iran hoàn toàn không có khả năng tạo ra được một hệ thống thiết bị điện tử tầm cỡ thế giới như vậy. Đương nhiên, Iran sẽ phải tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía bên ngoài, hoặc sự hỗ trợ tự bản thân nó tự tìm đến. Trong các bản tin về sự kiệnSentinel nhiều lần được nhắc đến tổ hợp gây nhiễu và chế áp điện tử 1L222 Avtobasa của Liên bang Nga, nhưng phải chăng chỉ có Nga tham gia vào tiến trình hạ bệ chiếc máy bay siêu hiện đại này? Trên thực tế, 1L222 chỉ là một thành phần rất nhỏ trong hệ thống tác chiến điện tử vô cùng phức tạp. Trong thời kỳ Liên bang Xô viết, hệ thống tác chiến điện tử được nghiên cứu và triển khai không chỉ có trên đất nước Nga, mà rộng khắp trên tất cả các nước cộng hòa của Liên bang Xô viết. Sau thảm họa tan rã của CCCP, rất nhiều hệ thống tác chiến điện tử hiện đại có thể còn lại trên lãnh thổ của những quốc gia độc lập, có nhiều cơ sở nghiên cứu không còn tồn tại sau hàng chục năm sóng gió và khó khăn kinh tế, nhưng cũng có những cơ sở vẫn đứng vững, và tiếp tục hoạt động, nghiên cứu phát triển. Thực tế có nhiều các trung tâm nghiên cứu và phát triển ở Belarusia, nơi mà có thể được coi là đồng sự tham gia bí mật, với lý do là quan điểm đối ngoại của Phương Tây với Belarusia, cũng tương tự như Iran là những nước không thể tin tưởng. Và hoàn toàn không võ đoán, nếu như một hệ thống thiết bị hiện đại trong trường hợp cụ thể này đã tham gia bổ xung vào một hoạt động chính trị nhằm củng cố vị thế của mình cùng như là một cuộc thử nghiệm.    

Tập đoàn trang thiết bị điện tử hàng đầu của Belarusia trong lĩnh vực điện tử quân sự là Trung tâm nghiên cứu thiết kế và thử nghiệm "Radar” tại thành phố Minsk. Các sản phẩm của Bạch Nga tương đối rộng rãi, từ các trạm trinh sát phát hiện nguồn bức xạ radar đến các tổ hợp chế áp điện tử có khả năng gây mất truyền dẫn liên lạc từ hàng trăm nguồn phát xung khác nhau. Trong tất cả các trang thiết bị tác chiến điện tử đó, trong sự kiện Sentinel tổ hợp gây sự chú ý nhiều nhất là "Optima-3" và "Tuman.". Hai tổ hợp ày được chế tạo để chế áp hoàn toàn tín hiệu của hệ thống định vị vệ tinh GPS của Mỹ. Optima – 3 phát ra bức xạ xung hai tần số gây nhiễu có cấu trúc rất phức tạp, cho phép chế áp hoàn toàn tất cả các thành phần của tín hiệu từ vệ tinh, Nhưng cũng có thể người Iran không sử dụng Optima, do các đài chế áp điện tử của Belarusia được chế tạo rất đồng bộ và gọn, cho phép khả năng cơ động nhanh chóng từ vị trí chiến đấu này sang vị trí chiến đấu khác, loại đài chế áp này rất phù hợp cho các hoạt động chế áp vũ khí chính xác trên chiến trường ( tên lửa hành trình, máy bay không người lái tầm thấp và các thiết bị bay tàng hình khác) nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến công suất phát xung. Theo tuyên bố của các chuyên gia, Optima – 3 phát tín hiệu gây nhiễu có công suất lớn hơn 10W. Có thể nói kW lớn hơn hàng chục W, nhưng con số đã nêu không đủ mạnh để chế áp các thiết bị bay trên độ cao lớn, đồng thời tầm xa tác chiến của tín hiệu gây nhiễu chỉ đạt đến 100 km theo mặt phẳng ngang.
Tổ hợp gây nhiễu và chế áp điện tử hệ thống dẫn đường định vị vệ tinh GPS, GLONASS
Optima - 3


 Thiết bị gây nhiễu và chế áp điện tử Tuman -2
Nhưng tổ hợp Tuman có vẻ như là đài chế áp điện tử phù hợp hơn để gây nhiễu toàn bộ thiết bị định vị và dẫn đường. Hệ thống Tuman được chế tạo để chế áp hoàn toàn các tần số của hệ thống GPS và GLONASS. Đài chế áp điện tử được phát triển Tuman – 2 để chế ngự các vệ tinh điện thoại Inmarsat và Iridium. Những đặc điểm khác nhau giữa Optima và Tuman là khả năng lắp đặt trên các phương tiện mang, Optima – 3 chỉ có thế lắp đặt trên các trạm mặt đất, còn Tuman có thể lắp đặt trên máy bay trực thăng, máy bay chiến đấu hoặc vận tải, cũng có thể lắp đặt trên các máy bay không người lái. Theo thiết kế, bức xạ gây nhiễu của thiết bị đặt trên phương tiện bay tương đương như bức xạ gây nhiễu của thiết bị đặt trên mặt đất. Tầm xa gây nhiễu của thiết bị cũng đạt đến 100 km. Khi công tác chuẩn bị tốt thì hiệu quả đạt được của hai loại đài phát tương đương như nhau, mặc dù có những nghi ngờ về các thông số kỹ chiến thuật của các thiết bị.   
Như vậy, về hệ thống GPS định vị và dẫn đường quán tính, có thể nói đã được phân tích khá đầy đủ. Nhưng vấn đề hoàn toàn không đơn giản như vậy. Nếu như người kỹ sư ẩn danh Iran thực sự là một kỹ sư điện tử viễn thông và đã tham gia vào chiến dịch hạ chiếc RQ-170 Sentinel, vấn đề còn lại là tìm ra một hệ thống, hệ thống có khả năng đưa các thông tin giả lập về tọa độ vào máy bay không người lái. Về lý thuyết, đài gây nhiễu hoàn toàn có thể không đơn thuần chỉ phát xung gây nhiễu, mà có thể truyển tải thông tin với những thông số nhất định. Đó là về lý thuyết, còn về thực tế, giải pháp này có thể được áp dụng cho các đài phá các tần số từ hệ thống GPS hay không, hoàn toàn không có câu trả lời. Cũng có khả năng các nhà kỹ sư thành phố Minsk có thể nhìn thấy trước được vấn đề, và đã thiết lập hệ thống thu nhập và giả lập các thông số tọa độ tương tự như GPS hoặc GLOLASS hay Bắc đẩu, nhưng cố gắng giữ bí mật không công bố rộng rãi..

Như chúng ta đã thấy, các thiết bị tác chiến điện tử được sản xuất để chế áp hoặc gây nhiều hay giả lập các tín hiệu của hệ thống định vị vệ tinh không chỉ có ở Mỹ hoặc ở Liên bang Nga. Nhưng theo một nguyên nhân nào đó không thể hiểu nổi, tất cả các quân nhân và các nhà phân tích đều ngả về phía các phương tiện tác chiến của Nga. Chỉ có một tổ hợp Avtobasa cũng đã gây nhiều tiếng vang trên các phượng tiện thông tin đại chúng và tốn khá nhiều giấy mực. Ví dụ: Nguyên đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc, ông 
John Bolton đã đánh giá rất cao những tính năng kỹ chiến thuật của các trang thiết bị tác chiến điện tử của nền công nghiệp quốc phòng liên bang Nga, mặc dù cách nói của ông cựu đại sứ tương đối gián tiếp – lời phát biểu của ông cựu đại sứ đại khái như sau: nếu như các phương tiện gây nhiễu tác chiến điện tử của Liên bang Nga tiếp cận Iran, thì đối với Mỹ đó là những vấn đề vô cùng nghiêm trọng. Nhưng đối với các phương tiện tác chiến điện tử từ Belarusia, vì sao đó ông ta không nhắc đến, cùng có thể đơn giản  là ngài cựu đại sứ không biết. Nhưng Teheran có thế biết, và không những biết, mà có thể khai thác sử dụng nó hiệu quả. Như vậy chiếc máy bay xấu số RQ-170 Sentinel của tháng 12 có thể không phải là chiếc máy bay kém may mắn đầu tiên, và cũng chẳng phải chiếc cuối cùng.   
Xét trên góc độ vũ khí trang bị, đại đa số các loại máy bay không người lái và vũ khí chính xác đều dựa trên cơ sở phát xạ sóng radio để dẫn đường, định vị, xác định mục tiêu và tấn công mục tiêu, có nghĩa là phụ thuộc vào các hệ thống GPS, GLONASS hay Bắc Đẩu. Sự phát triển của hệ thống chế áp điện tử GPS giá rẻ sẽ làm thay đổi mọi quan điểm chiến tranh, khi các khí tài vũ khí trang bị có độ chính xác cao bị tách rời khỏi radar và hệ thống định vị, điều đó đồng nghĩa với tên lửa Tomahawk với giá tiền lên đến hơn 1 triệu USD và các trang thiết bị vũ khí thông minh và đắt đỏ sẽ trở thành loại vũ khí, phương tiện phi điều khiển dưới các dụng của nhiễu, chế áp điện tử và hoàn toàn bị vô hiệu hóa nếu các nước nghèo, trong các tuyến phòng thủ có được hệ thống tác chiến điện từ với các trang thiết bị rẻ tiền đến từ Minsko.
Tác giả: Riabok Curill
Biên dịch và tổng hợp: Trịnh Thái Bằng-Tech.edu
quocphonganninh.edu.vn

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

4 xu hướng phát triển tên lửa đối hải

Tên lửa bờ biển được coi là loại vũ khí tấn công, răn đe và phòng thủ hữu hiệu.
Xu hướng phát triển chung của các hệ thống tên lửa bờ biển là đa năng hóa, tăng tầm bắn, tăng tốc độ và khả năng tự hoạt của tên lửa.

Tên lửa bờ biển là thành phần hỏa lực quan trọng trong tổ hợp vũ khí, trang bị phòng thủ bờ biển. Với khả năng tiêu diệt chính xác các mục tiêu tầm xa, cả trên mặt nước và trên mặt đất, tên lửa bờ biển hiện đang được các quốc gia có biển hết sức quan tâm.

Đa năng hóa
Theo xu hướng đó, các hệ thống tên lửa bờ biển đang trở thành hệ thống vũ khí đa năng, từ một phương tiện tác chiến trên biển trở thành phương tiện tác chiến ở các khu vực ven bờ, bờ biển và thậm chí cả trên đất liền. Hệ thống tên lửa bờ biển không chỉ là vũ khí phòng thủ, bảo vệ bờ biển, chống tấn công, đổ bộ từ hướng biển mà còn là phương tiện tiến công tầm xa chính xác trên mặt đất. 

Các hệ thống này được trang bị các loại tên lửa có thể tấn công nhiều loại mục tiêu: Tàu chiến nổi trên biển, tàu chiến đang neo đậu tại cảng và nhiều loại mục tiêu bờ, kể cả các mục tiêu trong đất liền cách xa bờ biển và bị che khuất bởi nếp gấp địa hình…
 
Các hệ thống tên lửa này thường được trang bị hệ thống dẫn đường vệ tinh. Điển hình là các hệ thống như Exocet MM40 Block 3 của Pháp; RBS 15 Mk3 của Thụy Điển hay hệ thống mới như Club-M, Club-K của Nga; BrahMos của Ấn Độ...

Xu hướng đa năng còn thấy ở một số hệ thống tên lửa bờ biển do Nga chế tạo. Đó là khả năng sử dụng nhiều loại tên lửa có tính năng khác nhau. Ví dụ, các hệ thống Club-M và Club-K được trang bị cả tên lửa chống hạm và tên lửa tấn công mặt đất. 

Trong tương lai gần, Hải quân Nga sẽ được trang bị hệ thống tên lửa bờ đa năng Bal-U hiện đang được nghiên cứu phát triển. Hệ thống này sẽ được trang bị các loại tên lửa khác nhau, như Oniks/Yakhont và Kalibr/Club. Hiện Nga đã chế tạo thành công hệ thống phóng vạn năng cho tàu chiến UKSK, bắn được các tên lửa hệ Club-N và tên lửa BrahMos.

Tăng tầm bắn
Tăng tầm là xu hướng được đặc biệt quan tâm. Hầu hết các hệ thống tên lửa bờ biển hiện đại đều có tầm bắn tới hàng trăm, thậm chí hàng nghìn km. 

Gần đây, Trung Quốc đã công bố thiết kế cải tiến tên lửa đạn đạo diệt tàu sân bay DF-21D có tầm bắn lên tới 3.000km. Hay như Thụy Điển đang phát triển biến thể tên lửa đối hạm RBS-15 Mk4 có cự ly tiêu diệt mục tiêu tới 1.000km. 

Siêu vượt âm và hơn thế
Tốc độ cao có ý nghĩa quyết định tới khả năng chiến đấu, khả năng sống sót và yếu tố bất ngờ của tên lửa bờ biển. Do vậy, tên lửa bờ đang được phát triển từ dưới âm và siêu âm lên vượt âm. 

Hiện tên lửa đối hạm nói chung vẫn tồn tại cả loại dưới âm và siêu âm, trong đó tên lửa dưới âm vẫn chiếm ưu thế về chủng loại. Tuy nhiên, xu hướng siêu âm đang mạnh lên với dự án tên lửa siêu âm LRASM của Mỹ và hàng loạt hệ thống tên lửa siêu âm của Nga (Club-M, Bastion, Moskit-E). 

Tới đây sẽ xuất hiện tên lửa đối hạm có tốc độ trên 5.000km/h. Mỹ, châu Âu và Nga đều đẩy mạnh phát triển vũ khí siêu vượt âm. Riêng Nga và Ấn Độ đã có dự án chung phát triển tên lửa siêu vượt âm BrahMos II với 4 biến thể phóng từ mặt đất, máy bay, tàu nổi và tàu ngầm với tốc độ đạt tới trên 6.000km/h. Công nghệ siêu âm và vượt âm cũng tạo điều kiện tăng tầm bắn cho tên lửa.

Tăng linh hoạt
Để tăng cường khả năng chọc thủng hệ thống phòng không, tên lửa đối hạm nói chung và tên lửa bờ nói riêng đang được áp dụng nhiều giải pháp. Chúng được thiết kế theo công nghệ tàng hình, sử dụng các sensor thụ động và các phần mềm, thuật toán chuyên dụng giúp tên lửa khó bị phát hiện hơn. 

Một biện pháp truyền thống để giảm khả năng phát hiện sớm và đánh chặn tên lửa là áp dụng các chế độ bay tiếp cận mục tiêu khác nhau: Tốc độ bay dưới âm cao kết hợp độ cao bay tối thiểu (bay bám mặt biển); tốc độ siêu âm kết hợp độ cao bay tối thiểu; bay biên dạng cao - thấp hỗn hợp cả ở tốc độ dưới âm và siêu âm…

Tên lửa bờ biển đang được phát triển thông minh hơn, trở thành loại vũ khí “bắn và quên”. Được áp dụng các hệ thống điều khiển, phần mềm thông minh, sử dụng hệ dẫn hỗn hợp quán tính, vệ tinh, so sánh ảnh địa hình, tự dẫn ra-đa, hồng ngoại để nâng cao khả năng phát hiện, phân loại, nhận dạng, lựa chọn mục tiêu. 

Đồng thời, tên lửa có thể cơ động tránh đạn, bay theo quỹ đạo dích dắc vòng tránh địa vật, khu vực hỏa lực phòng không hoặc bay bám tùy biến theo mặt biển và bề mặt địa hình; có thể lặp lại tấn công mục tiêu khi bắn trượt.

Theo QĐND

Việt Nam trên đường gia tăng sức mạnh biển

Hải quân Việt Nam đang trong quá trình phát triển và chuyển đổi từ đội tàu có phần lạc hậu thành hạm đội quy mô nhỏ nhưng hiện đại và có sức chiến đấu cao.
Prokhor Tebin Yurivich, nghiên cứu sinh thuộc Viện nghiên cứu kinh tế và Quan hệ Quốc tế thuộc Viện hàn lâm Nga có bài viết bình luận về quá trình tiến thẳng lên hiện đại Hải quân Việt Nam trong quá trình nước ta thực hiện chiến lược biển. 

Dưới đây là một số nội dung của bài viết:
Bối cảnh quốc tế và khu vực
Đông Nam Á là một trong những khu vực tăng trưởng nhanh nhất và phát triển năng động nhất trong những năm gần đây. Có thể hoàn toàn tự tin nói đây là trung tâm địa chính trị mới với sự tập trung các tuyến hàng hải then chốt, tài nguyên phong phú, quy mô dân số 600 triệu người và tiềm năng xung đột cao. 

Tiềm năng xung đột được xác định, một mặt, có số lượng lớn các mối đe dọa phi truyền thống (chủ nghĩa khủng bố, hải tặc, buôn bán ma túy...) và ngay trong một số quốc gia (bất ổn chính trị, xung đột sắc tộc và tôn giáo chưa được giải quyết). Mặt khác, nơi đây tiềm ẩn sự đối đầu giữa quốc gia trong khu vực và giữa một số nước trong khu vực với các thế lực ngoài khu vực.

Eo biển Malaca và Biển Đông là nơi đảm bảo tăng trưởng kinh tế lớn ở khu vực, nhưng chính nó cũng gây ra nguy cơ an ninh quốc gia và quốc tế tiềm ẩn. Con đường lưu thông hàng hải quan trọng này được xác nhận vai trò như vậy, khi các cường quốc bên ngoài như Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ muốn đóng vai trò chi phối. 

Một trong những nước có vai trò then chốt trong khu vực và đang thành công với chiến lược biển là Việt Nam. Để phát triển mạnh về kinh tế và đảm bảo an ninh quốc gia của đất nước với gần 90 triệu dân này, phát triển tiềm năng biển nói chung, và hải quân nói riêng, sẽ là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong tương lai gần. Hơn nữa, sự phát triển sức mạnh biển của Việt Nam cũng đã tạo thành yếu tố quan trọng trong “cuộc chơi lớn” của ba ông lớn Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc

Quá trình hình thành chiến lược biển của Việt Nam

Trước đây, Việt Nam luôn là một quốc gia hải quân khiêm tốn. Sự hạn chế này nhiều lần ảnh hưởng tiêu cực tới an ninh quốc gia. Thực dân Pháp từng tấn công xâm lược Việt Nam từ phía biển, đế quốc Mỹ tự do chuyển quân trên biển và từ biến tấn công huỷ diệt các mục tiêu trên đất liền dọc bờ biển Bắc Việt Nam. Trong thập niên 1970, Việt Nam có một lực lượng lục quân đáng nể nhưng hải quân lại không được như vậy.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, Việt Nam có cách nhìn mới và thấy phát triển chiến lược biển là cần thiết. Một ví dụ minh họa cho Việt Nam là Singapore, đã phát triển từ một mảnh đất nhỏ bé ở cực nam Malaca, thành một trong những quốc gia có GDP trên đầu người cao, do đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cảng và thương mại hàng hải.

Khác với như Singapore, Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia, Việt Nam có một cơ sở hạ tầng cảng kém phát triển. Ba cảng lớn của Việt Nam - TP HCM, Hải Phòng và Đà Nẵng - thua kém xa về doanh thu và chất lượng dịch vụ so với Hongkong (Trung Quốc), Tanjung Pelepasu và Port Klang (Malaysia) và Laem Chabang (Thái Lan). Sự tụt hậu này tác động tiêu cực đến khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, và ngăn cản sự phát triển khai thác dầu khí và các nguồn tài nguyên khác.

Năm 1999, Chính phủ Việt Nam công bố một chương trình 10 năm để phát triển cơ sở hạ tầng cảng, thế nhưng tới này mới chỉ triển khai thực hiện được một phần. Mặc dù vậy, Việt Nam đã có thể tìm thấy một đồng minh chiến lược trong đối tác truyền thống là Ấn Độ, quốc gia đang phát triển tích cực từ những năm 1990 với chiến lược "Hướng Đông" và tìm cách có được một chỗ đứng trong khu vực Đông Nam Á. 

Mùa thu 2011, Tổng công ty dầu khí Videsh của Ấn Độ và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã ký kết một thỏa thuận hợp tác ba năm trong lĩnh vực khai thác mỏ dầu khí ở Biển Đông. Thời gian gần đây, sự căng thẳng trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Hà Nội ở Biển Đông có dấu hiệu tăng lên. Những tuyên bố của Trung Quốc với phần lớn của Biển Đông, quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa gây ra sự bất bình không chỉ tại Việt Nam mà cả ở khu vực Đông Nam Á. Trong bối cảnh như vậy, Ấn Độ cảm thấy tự tin hơn trong khu vực và sẵn sàng hợp tác với Việt Nam, không e ngại quan hệ với Trung Quốc xấu đi. 

Một đối tác khác ngoài khu vực nữa là Mỹ, quốc gia bên kia bờ Thái Bình Dương đang tăng cường sự hiện diện trong khu vực nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Sau sự sụp đổ của Liên Xô, Hà Nội và Washington bình thường hóa quan hệ. Năm 2000, lần đầu tiên sau chiến tranh Việt Nam Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Việt Nam. Tới nay, mối quan hệ đã thể hiện một số tín hiệu khả quan.

Việt Nam không tìm cách thiết lập sự thống trị trên biển, nhưng có kế hoạch để đạt được khả năng tấn công gây thiệt hại nặng và ngăn chặn việc thực hiện chính sách “việc đã rồi” (fait accompli).

Không tham gia chạy đua vũ trang nhưng phải đủ khả năng tự vệ

Chính phủ Việt Nam nhận ra, Việt Nam không có khả năng tham gia vào một cuộc đua vũ trang hải quân toàn diện. Tuy nhiên, kinh nghiệm trong các cuộc xung đột trước đây cho thấy, để bảo vệ lợi ích quốc gia, Hải quân Việt Nam phải có đủ khả năng. 

Từ đầu thập niên 2000, Hà Nội đã thực hiện phương hướng xây dựng hạm đội duyên hải tiến thẳng lên hiện đại với trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao. Đối tác chính của họ trong vấn đề này là Nga, và Ấn Độ ở một mức độ thấp hơn.

Việt Nam kiên trì cách tiếp cận là sử dụng hạm đội để bảo vệ lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế. Việt Nam có kế hoạch để đạt được khả năng tấn công gây thiệt hại nặng và ngăn chặn chính sách “việc đã rồi” (fait accompli).

Ngoài việc đối phó với nguy cơ an ninh truyền thống, Hải quân Việt Nam phải có khả năng chống lại các mối đe dọa phi truyền thống bằng đường biển (buôn lậu, hải tặc, buôn bán ma túy …), và được chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc xung đột tuy khả năng nhỏ, nhưng có thể xảy ra.

Để phù hợp với nhiệm vụ chính trị và quân sự được giao phó, Hải quân Việt Nam đang được định hướng xây dựng một hạm đội tàu ngầm mạnh, đóng các tàu khu trục tiên tiến, hiện đại, tàu hộ tống, tàu pháo và tàu tên lửa nhỏ…

Nòng cốt của hải quân hiện đại

Việc mua 6 tàu ngầm Project 636 của Nga là dự án lớn nhất mà Việt Nam triển khai nhằm xây dựng hải quân mạnh và hiện đại. Hợp đồng đã được ký kết trong năm 2009 với giá trị hợp đồng là 1,8 tỷ USD. 

Nga cũng đang giúp xây dựng tại Việt Nam một căn cứ tàu ngầm và cơ sở hạ tầng liên quan. Chi phí xây dựng ước tính khoảng 1,5-2,1 tỷ USD. Những chiếc tàu ngầm hiện đại này được trang bị tên lửa chống hạm (nhiều khả năng sẽ là Club-S). Đây là một trong những loại phương tiện hải quân tốt nhất xét ở góc độ giá cả và hiệu quả. 

Khi cần, Việt Nam có thể đảm bảo sự hiện diện thường xuyên của một số tàu ngầm trên biển, đủ khả năng thách thức sự thống trị đơn phương trong khoảng thời gian nhất định khi xảy ra xung đột. 

Giúp Việt Nam xây dựng hạm đội tàu ngầm còn có Ấn Độ, đối tác truyền thống và là nước có kinh nghiệm trong việc khai thác, vận hành các tàu ngầm Nga . 


Thành phần quan trọng thứ hai của Hải quân Việt Nam tiến lên hiện đại là các lớp tàu hộ vệ tên lửa. 

Năm 2011, Nga bàn giao cho Việt Nam hai tàu hộ vệ 11661E Gepard 3.9, được đóng tại nhà máy Zelenodolsk mang tên M. Gorky theo thiết kế của Viện Thiết kế Zelenodolsk. Hợp đồng trị giá 350 triệu USD đã được ký kết vào năm 2006.

Hai tàu chiến mới nhận đã được biên chế vào lực lượng Hải quân với tên gọi HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ, có lượng giãn nước 2.100 tấn và tốc độ tối đa 27 hải lý/h. Vũ khí chính của tàu là tổ hợp tên lửa chống hạm Uran-E với 8 tên lửa chống tàu Kh-35E.

Sau khi nhận được hai chiếc Gepard, Việt Nam đã đặt đóng thêm thêm hai chiếc nữa cùng loại. Hai chiếc mới sẽ khác biệt hơn ở loại vũ khí chống tàu ngầm mạnh hơn.

Mùa xuân năm 2011 có tin nói rằng, Việt Nam đang đàm phán với đối tác Hà Lan Damen Schelde Naval Shipbuilding mua 4 tàu lớp SIGMA, lớp tàu mà Indonesia cũng có đơn hàng. Lớp tàu này có thiết kế module, do đó, lượng giãn nước sẽ thay đổi tùy từng chiếc, từ 1.700 tới 2.400 tấn. 

Về tính năng và trang bị tàu chiến lớp SIGMA tương đương với Gepard của Nga, nhưng có giá cao hơn. Tùy thuộc vào đơn hàng, các tàu loại này sẽ có chi phí 230-400 triệu USD/chiếc. Nếu hợp đồng được ký kết, hai chiếc đầu tiên được đóng ở Hà Lan, và hai chiếc khác sẽ đóng tại Việt Nam.

Công cụ răn đe

Một số chuyên gia không đánh giá cao khả năng chiến đấu của Gepard và SIGMA ở khả năng chống ngầm và phòng không. Tuy nhiên, tàu mặt nước hoạt động xa bờ có nhiều lợi thế. Khác với các tàu tên lửa và các tàu chiến nhỏ, những chiến hạm như Gepard của Nga có thể tuần tra trong phạm vi đáng kể, tính từ bờ biển Việt Nam. Khi có từ 4-8 chiếc lớp này, Việt Nam có thể duy trì sự hiện diện liên tục của 1-3 chiếc ở Biển Đông. 

Kinh nghiệm trong quá khứ cho thấy, cuộc đụng độ trên biển dù có quy mô nhỏ nhưng có thể gây hậu quả chính trị sâu, rộng. Các cuộc đụng độ như vậy thường hạn chế về thời gian, lực lượng tham gia và thương vong của cả hai phía, tạo lợi thế cho phe theo đuổi chính sách “việc đã rồi”, bởi cộng đồng quốc tế ít có cớ lên tiếng hay gâp áp lực.

Do đó, sự hiện diện của tàu chiến Việt Nam hiện đại xa bờ, trang bị hệ thống tên lửa mạnh mẽ, làm tăng đáng kể rủi ro cho đối phương và làm giảm khả năng tiến hành chiến dịch chớp nhoáng. Hơn nữa, không giống như tàu ngầm, tàu mặt nước nổi bật hơn ở sự biểu dương sức mạnh trên biển của quốc gia.

Tàu ngầm có thể là vũ khí hiệu quả trong xung đột, nhưng không phải là một công cụ răn đe hiệu quả. Cuộc khủng hoảng ở quần đảo Falkland/Malvinas vào năm 1977 cho thấy, sự hiện diện của tàu ngầm hạt nhân Anh không giúp kiềm chế xung đột và không ngăn chặn cuộc chiến năm 1982.
 

Ngoài ra, đối với Việt Nam, các tàu chiến mặt nước còn là  một công cụ ngoại giao hải quân, sự hiện diện của tàu chiến cùng lá quốc kỳ được biểu dương trên đó cũng chính là sự khẳng định chủ quyền trên các vùng lãnh hải và đặc quyền kinh tế.

Theo Baodatviet

Chính sách biển và Hải quân Việt Nam

Chuyên gia Nga đánh giá sức mạnh hải quân Việt Nam hiện nay.
Đông Nam Á là một trong những khu vực phát triển năng động nhất trong những năm gần đây. Có thể tự tin nói đến sự xuất hiện một trung tâm địa-chính trị mới của thế giới. Điều đó được quy định bởi sự tập trung tại khu vực này các tuyến giao thương hàng hải chủ chốt, các nguồn tài nguyên, dân số 600 triệu người và tiềm năng xung đột cao. 
 Tiềm năng xung đột được quy định một mặt bởi sự hiện diện của một số lượng đáng kể các mối đe dọa phi nhà nước (khủng bố quốc tế, cướp biển, buôn bán ma túy) và nội bộ quốc gia (bất ổn chính trị, các xung đột sắc tộc, tôn giáo chưa được giải quyết), mặt khác bởi sự đối kháng giữa các quốc gia, kể cả giữa một số quốc gia trong khu vực, lẫn các cường quốc ngoài khu vực.

Yếu tố chủ chốt của nền chính trị khu vực ở Đông Nam Á là sự gia tăng mạnh vai trò của đại dương thế giới. Eo biển Malacca và Biển Đông ở mức độ đáng kể bảo đảm cho sự tăng trưởng kinh tế trong khu vực, nhưng chúng cũng tạo ra phần lớn các nguy cơ đối với an ninh quốc gia và quốc tế. Chính các tuyến đường biển quy định vai trò lớn mà các cường quốc ngoài khu vực là Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ đang có ở đây. Không có gì ngạc nhiên khi các quốc gia trong khu vực đều “đã quay ra hướng biển” và dành sự chú ý ngày càng lớn cho chính sách biển.

Một trong các quốc gia then chốt ở khu vực lấy chính sách biển làm chỗ dựa là Việt Nam. Để phát triển kinh tế và bảo đảm an ninh quốc gia của một nước 90 triệu dân, việc phát triển tiềm năng biển nói chung và hải quân nói riêng sẽ là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong tương lai gần. Hơn nữa, sự phát triển sức mạnh hải quân của Việt Nam đã trở thành yếu tố quan trọng trong “ván cờ lớn” của ba gã khổng lồ Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ.

 Chính sách biển 

Về truyền thống, Việt Nam xưa nay vốn dĩ vẫn là quốc gia hải quân yếu và sự yếu kém này đã không chỉ một lần ảnh hưởng tai hại đối với an ninh quốc gia của Việt Nam. Thời chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, ưu thế trên biển hiển nhiên đã cho phép Mỹ tự do tiến hành chuyển quân và tấn công bờ biển miền Bắc Việt Nam. Năm 1974, sau một cuộc va chạm nhỏ giữa các tàu chiến của Việt Nam cộng hòa và Trung Quốc, Trung Quốc đã thiết lập quyền kiểm soát đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Trong cuộc chiến tranh Trung-Việt năm 1979, Việt Nam đã thể hiện được sức mạnh của lực lượng vũ trang của mình ở trên bộ và sự yếu kém trên biển, điều đó đã được bù đắp bởi sự hiện diện của một binh đoàn tàu chiến lớn của Liên Xô. Các chiến hạm Liên Xô đã bảo đảm nhiệm vụ bảo vệ bờ biển Việt Nam, giao thông vận tải của Việt Nam, cũng như kiềm chế hạm đội Trung Quốc. Các tàu Liên Xô cũng đã đóng vai trò lớn trong việc ngăn chặn Mỹ can thiệp vào cuộc chiến khi Mỹ duy trì sự hiện diện của cụm tàu sân bay do tàu sân bay Constellation dẫn đầu ở gần bờ biển Việt Nam trong 3 tháng. 

Một trong những kết quả của cuộc chiến Trung-Việt là việc Hà Nội và Moskva ký kết hiệp định thành lập trạm bảo đảm vật chất-kỹ thuật của Hải quân Liên Xô ở Cam Ranh, căn cứ hải quân lớn nhất của Liên Xô ở nước ngoài. Tuy nhiên, năm 1988, hạm đội Liên Xô đã không thể trợ giúp Việt Nam trong cuộc va chạm mới giữa các tàu chiến Việt Nam và Trung Quốc ở bãi đá Gạc Ma, trong đó Việt Nam lại thất bại và Trung Quốc kiểm soát được một bộ phận các đảo của quần đảo Trường Sa.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, Việt Nam đã có cách nhìn khác về sự cần thiết phát triển chính sách biển. Tấm gương điển hình đối với Việt Nam là trường hợp Singapore, quốc gia đã từ một mảnh đất nhỏ ở cực nam eo biển Malacca trở thành một trong những nước dẫn đầu thế giới về GDP trên đầu người nhờ phát triển hạ tầng cảng biển và thương mại đường biển.

Khác với Singapore, Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia, Việt Nam có hạ tầng cảng biển cực kỳ yếu. Ba hải cảng lớn nhất của Việt Nam là Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Đà Nẵng thua xa Hongkong, Tanjung Pelepas và Port Klang của Malaysia, Laem Chabang của Thái Lan về doanh thu và chất lượng dịch vụ. Sự tụt hậu này có tác động tiêu cực tới khả năng cạnh tranh của kinh tế Việt Nam và cản trở việc phát triển khai thác dầu mỏ và các tài nguyên khác.

Năm 1999, Chính phủ Việt Nam đã công bố chương trình 10 năm phát triển hạ tầng cảng biển và nó đã chỉ được thực hiện một phần. Mặc dù vậy, Việt Nam đã tìm được một đồng minh chiến lược là đối tác lâu đời Ấn Độ, quốc gia từ thập niên 1990 đã phát triển học thuyết “Hướng đông” và đang muốn bám trụ ở Đông Nam Á. Mùa thu năm 2011, tập đoàn dầu khí Videsh của Ấn Độ và PetroVietnam của Việt Nam đã ký hợp đồng đối tác 3 năm trong lĩnh vực thăm dò, khai thác các mỏ dầu khí ở Biển Đông. 

Việc củng cố quan hệ giữa Hà Nội và New Delhi đã làm cho quan hệ Việt-Trung căng thẳng hơn nữa. Tờ báo China Energy News của Trung Quốc đã đăng bài kêu gọi Ấn Độ và Việt Nam hủy hợp đồng dầu khí này và đe dọa không cho thực hiện hợp đồng,

Mặc dù cả hai nước đều có chung ý thức hệ cộng sản, Trung Quốc vẫn là mối đe dọa chủ yếu đối với an ninh quốc gia của Việt Nam. Sau hơn 30 năm đối đầu, sự căng thẳng trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Hà Nội ở Biển Đông đang gia tăng. Các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với phần lớn Biển Đông, các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa khiến cho Việt Nam ngày càng bất bình.

Ấn Độ cảm thấy ngày càng tự tin ở Đông Nam Á và vì Việt Nam họ sẵn sàng chấp nhận sự gia tăng căng thẳng nhất định trong quan hệ với Trung Quốc. 

Một đối tác khác của Việt Nam trong cuộc đối đầu với các tham vọng của Trung Quốc trong khu vực là Mỹ. Sau khi Liên Xô tan vỡ, Hà Nội và Washington đã chủ trương vượt qua sự thù địch do chiến tranh để lại. Năm 2000, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã thăm Việt Nam lần đầu tiên sau chiến tranh. Năm 2010 và 2011, Mỹ và Việt Nam đã tiến hành đợt huấn luyện hải quân chung mà lập tức bị giới lãnh đạo quân sự Trung Quốc gọi là “không phù hợp”. 

Xây dựng hải quân
Ban lãnh đạo Việt Nam nhận thức được rằng, Việt Nam không thể tham gia cuộc chạy đua vũ khí hải quân thực sự với Trung Quốc. Tuy nhiên, kinh nghiệm các cuộc xung đột trước đó cho thấy rằng, để bảo vệ các lợi ích quốc gia của mình, Việt Nam phải có tiềm lực hải quân đủ mạnh. Trong những năm đầu 2000, Hà Nội chủ trương xây dựng một hạm đội ven bờ hiện đại và có khả năng chiến đấu cao. Đối tác chính của Việt Nam trong lĩnh vực này là Nga và ở mức độ thấp hơn là Ấn Độ.

Theo cách tiếp cận của Việt Nam, hạm đội là dùng để bảo vệ lãnh thổ ven bờ và vùng đặc quyền kinh tế của mình. Việt Nam không cố gắng thiết lập ưu thế trên biển một khi xảy ra xung đột với Trung Quốc, nhưng dự định có được khả năng gây tổn thất đủ lớn cho đối phương và ngăn chặn Trung Quốc thi hành chính sách fait accompli (việc đã rồi). Đây sẽ là yếu tố kiềm chế quan trọng trong quan hệ Trung-Việt.

Ngoài đối phó với Trung Quốc, hạm đội Việt Nam phải có khả năng đối phó với các mối đe dọa trên biển phi truyền thống (buôn lậu, hải tặc, buôn bán ma túy…), cũng như sẵn sàng cho một cuộc xung đột ít có khả năng xảy ra song không thể loại trừ với một nước Đông Nam Á khác.

Theo các nhiệm vụ chính trị và quân sự được giao, Hải quân Việt Nam trong một thời gian dài thực tế chỉ là “hạm đội muỗi” với toàn tàu nhỏ, nay hướng đến thành lập một hạm đội tàu ngầm hùng mạnh, đóng các frigate hạng nhẹ và corvette hiện đại, cũng như các tàu xuồng trang bị pháo-tên lửa.
Tàu ngầm thông thường
 Dự án lớn nhất mà Việt Nam đang thực hiện trong lĩnh vực xây dựng hải quân là việc mua sắm từ Nga 6 tàu ngầm thông thường Projekt 636 Kilo. 

Hợp đồng này được ký năm 2009, trị giá 1, 8 tỷ USD, tàu ngầm đầu tiên đã được khởi đóng tại Admiralteiskye Verfi ở St. Petersburg vào tháng 8/2010.

Nga cũng sẽ hỗ trợ xây dựng căn cứ tàu ngầm và hạ tầng đi kèm tại Việt Nam. Chi phí xây dựng căn cứ ước 1,5-2,1 tỷ USD.

Các tàu ngầm thông thường hiện đại được trang bị tên lửa chống hạm (các tàu ngầm Việt Nam nhiều khả năng sẽ được trang bị hệ thống tên lửa Club-S), là một trong những chủng loại vũ khí trang bị hải quân tối ưu nhất xét từ giác độ hệ số chi phí/hiệu quả.

Khi cần, Việt Nam sẽ có thể bảo đảm sự hiện diện thường xuyên của một số tàu ngầm ở ngoài khơi, điều này sẽ cho phép trong trường hợp xung đột tranh giành ưu thế cục bộ trên biển của Trung Quốc trong một thời gian nhất định.

Ấn Độ với hải quân sở hữu 10 tàu ngầm thông thường do Nga đóng cũng sẽ giúp đỡ Việt Nam khai thác tàu ngầm Nga và đào tạo các thủy thủ đoàn. Cũng cần lưu ý rằng, Hải quân Việt Nam còn có trong biên chế 2 tàu ngầm siêu nhỏ lớp Yugo mua từ CHDCND Triều Tiên vào năm 1997. 

Tàu chiến biển xa 
Thành phần quan trọng thứ hai của hạm đội đổi mới Việt Nam là các tàu chiến lớp corvette hạng nặng/frigate hạng nhẹ. Năm 2011, Nga đã chuyển giao cho Việt Nam 2 tàu hộ vệ lớp Projekt 11661E Gepard 3.9 đóng tại Nhà máy Zelenodolsk mang tên A.M. Gorky theo thiết kế của Viện thiết kế Zelenodolsk (ZPKB). Hợp đồng này trị giá 350 triệu USD được ký vào năm 2006.

Các chiến hạm này trong biên chế Hải quân Việt Nam được đặt tên lửa HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ, có lượng giãn nước 2.100 tấn và tốc độ tối đa đến 27 hải lý/h. Vũ khí chính của tàu là hệ thống tên lửa chống hạm Uran-E với cơ số đạn gồm 8 quả tên lửa chống hạm Kh-35E.
 Sau khi nhận được 2 tàu Gepard đầu tiên, Việt Nam đã chuyển điều khoản phụ của hợp đồng thành hợp đồng cứng, đóng thêm 2 tàu loại này. Khác với 2 tàu đầu tiên, các tàu này sẽ có vũ khí chống ngầm mạnh hơn. 

Mùa thu năm 2011, có tin Việt Nam đang đàm phán với công ty Damen Schelde Naval Shipbuilding của Hà Lan về khả năng mua sắm 4 chiến hạm lớp SIGMA, loại tàu đang được đóng cho Indonesia và Morocco. Lớp tàu này có một số biến thể với lượng giãn nước từ 1.700-2.400 tấn.


 Xét về tính năng và vũ khí, các tàu lớp SIGMA tương đương với Gepard của Nga, nhưng có giá cao hơn: tùy thuộc biến thể cụ thể, Việt Nam sẽ phải trả cho các tàu này 230-400 triệu USD/chiếc. Nếu hợp đồng sẽ được ký kết thì 2 tàu SIGMA đầu tiên dự định đóng ở Hà Lan, 2 tàu còn lại đóng tại Việt Nam. 

Nhiều chuyên giá đánh giá khá thấp tiềm lực chiến đấu của các tàu Geparad và SIGMA khi chê trách các hệ thống chống ngầm và phòng không là yếu. Được đánh giá ngược lại lớp tàu corvette hạng nặng/frigate hạng nhẹ là các tàu ngầm thông thường và tàu xuồng tên lửa cỡ nhỏ. Tuy nhiên, các tàu chiến nổi biển xa cũng có hàng loạt ưu thế mà người ta thường không chú ý.

 Khác với các tàu xuồng tên lửa nhỏ, các tàu như Gepard của Nga có khả năng tiến hành tuần tra khá lâu ở khoảng cách khá xa bờ biển Việt Nam. Có trong tay 4-8 tàu chiến loại này, Việt Nam có khả năng bảo đảm sự hiện diện của 1-3 tàu ở Biển Đông. Kinh nghiệm đụng độ với hạm đội Trung Quốc năm 1974 và 1988 đã cho thấy rằng, các cuộc va chạm hải quân quy mô nhỏ có thể có những hậu quả chính trị lâu dài. Sự hạn chế về thời gian, lực lượng tham gia và tổn thất của cả hai phía của các cuộc đụng độ đó đã cho phép Trung Quốc thực thi thành công chính sách “việc đã rồi” mà không thèm chú ý đến cộng đồng quốc tế. 

Việc Việt Nam sở hữu các tàu chiến biển xa hiện đại, được trang bị hệ thống tên lửa chống hạm uy lực mạnh làm tăng mạnh rủi ro đối với hạm đội Trung Quốc và làm giảm xác suất tiến hành một chiến dịch chóng vánh hiệu quả theo kịch bản năm 1974 và 1988. Hơn nữa, khác với tàu ngầm, các tàu chiến mặt nước là biểu hiện dễ thấy nhất của sức mạnh hải quân của quốc gia. 

Các tàu ngầm có khả năng đóng vai trò then chốt trong trường hợp nổ ra xung đột, nhưng không phải là công cụ hiệu quả để ngăn chặn nó. Ta nên nhớ lại cuộc khủng hoảng năm 1977 xung quanh quần đảo Falklands/Malvinas, khi mà sự hiện diện của một tàu ngầm nguyên tử Anh đã không giúp gì nhiều trong việc kiềm chế xung đột và đã không thể ngăn chặn cuộc chiến tranh năm 1982. 

Ngoài ra, đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, các chiến hạm mặt nước cỡ lớn là công cụ ngoại giao hải quân và phô trương sức mạnh quốc gia, cũng như là biểu tượng dễ thấy của uy thế quốc gia phục vụ tuyên truyền đối nội.

Hiện tại, Hải quân Việt Nam còn sở hữu 5 tàu hộ vệ lạc hậu Projekt 159 (3 tàu 159А và 2 tàu 159АE, HQ-09/11/13/15/17) mà Liên Xô chuyển giao trong thập niên 1960-1970. Các tàu này sắp tới chắc chắn sẽ bị loại khỏi biên chế hạm đội Việt Nam.

 Các tàu ven bờ và các hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển

Nền tảng của hạm đội Việt Nam là các tàu xuồng tên lửa cỡ nhỏ do Liên Xô và Nga đóng. 

Trong những năm 1990-đầu những năm 2000, Hải quân Việt Nam đã mua của Nga 6 tàu tên lửa Projekt 1241RE (HQ-371-374/377/378), mỗi tàu mang 4 tên lửa chống hạm P-20M. Giá rẻ, khai thác đơn giản và sức mạnh hỏa lực cao của các tàu tên lửa Nga này đã tạo điều kiện cho việc ký kết vào năm 2005 hợp đồng lớn cung cấp 12 tàu tên lửa Projekt 1241.8. Hợp đồng này ước trị giá khoảng 1 tỷ USD. 

Hai tàu đầu tiên (HQ-375/336) được đóng tại Nhà máy đóng tàu Vympel ở Rybinsk, Nga và được chuyển giao cho Hải quân Việt Nam vào năm 2007-2008. Từ năm 2010, Việt Nam đã bắt đầu đóng theo giấy phép một loạt 10 tàu loại này. Projekt 1241.8 có sức mạnh hỏa lực tăng mạnh so với các tàu Projekt 1241RE. Thay cho 4 tên lửa chống hạm P-20, Projekt 1241.8 được lắp 16 tên lửa chống hạm Kh-35.

 Các tên lửa chống hạm Kh-35 của Nga là nền tảng tiềm lực chiến đấu của Hải quân Việt Nam. Loại tên lửa dưới âm nhỏ này có tầm bắn 130 km, còn biến thể hiện đại hơn là Kh-35UE có tầm bắn 260 km. Tên lửa chống hạm Kh-35 cho phép tác chiến hiệu quả chống các tàu chiến mặt nước có lượng giãn nước đến 5.000 tấn và các tàu hỗ trợ có lượng giãn nước đến 10.000 tấn của đối phương. 

Năm 2004-2008, Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật (KTRV) của Nga đã cung cấp cho Việt Nam 120 quả tên lửa chống hạm Kh-35E. Tháng 10/2010, Nga và Việt Nam đã ký hiệp định liên chính phủ về việc hợp tác phát triển và sản xuất hệ thống tên lửa Uran-EV trang bị tên lửa chống hạm Kh-35EV phục vụ riêng cho nhu cầu của hạm đội Việt Nam.

 Cần lưu ý đến một thành phần quan trọng nữa của Hải quân Việt Nam - đó là  các hệ thống tên lửa bờ biển cơ động K-300P Bastion-P trang bị tên lửa chống hạm siêu âm hạng nặng Yakhont có tầm bắn đến 300 km do Tập đoàn công nghiệp quốc phòng NPO Mashinostroernia phát triển. 

Hợp đồng cung cấp 2 hệ thống Bastion-P trị giá gần 300 triệu USD đã được ký vào năm 2005 và hoàn thành vào năm 2010-2011. 

Có khả năng đến năm 2015, Nga sẽ bán thêm cho Việt Nam các hệ thống tên lửa bờ biển cơ động. 

 Trong thành phần của hệ thống tên lửa bờ biển cơ động K-300P gồm có 4 xe bệ phóng lắp trên khung gầm xe MZKT-7930 (mỗi bệ phóng mang 2 tên lửa), 1 xe chỉ huy chiến đấu, các xe tiếp đạn. Bản thân các tên lửa được cất giữ trong các ống phóng kín, tạo điều kiện thuận lợi cho khai thác và tăng hạn sử dụng cho tên lửa chống hạm. K-300P có thể được tăng cường hệ thống phát hiện tầm xa ngoài đường chân trời và bám mục tiêu mặt nước Monolit-B triển khai trên bờ biển hoặc hệ thống chỉ thị mục tiêu lắp trên trực thăng.
Các tàu tuần tra và tàu pháo 
Năm 1999-2001, Việt Nam đã tiến hành đóng 2 tàu tuần tra PS-500 (HQ-381/383) theo thiết kế của Viện thiết kế phương Bắc (SPKB) có lượng giãn nước gần 500 tấn. Các tàu lớp này có vũ khí tên lửa và pháo mạnh (tên lửa chống hạm Kh-35, các ụ pháo 76 mm và 30 mm) và có tính năng đi biển cao nhờ 2 ống dẫn tiến phụt nước mạnh và hình dáng thân kiểu chữ V sâu.

Việt Nam đang hoàn tất dự án đóng 6 tàu tuần tra Projekt 10412 Svetlyak do Viện thiết kế hải quân trung ương Almaz của Nga thiết kế. Các tàu nhỏ này có lượng giãn nước gần 400 tấn, dùng để thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ bờ biển và  không được trang bị vũ khí tên lửa mạnh. Hai tàu đầu tiên (HQ-261/263)đã đóng xong năm 2002, 2 chiếc tiếp theo (HQ-264/265) hoàn thành vào năm 2011. Cặp tàu thứ ba đang đóng hoàn thiện tại Vladivostok, Nga và sẽ được chuyển giao cho Việt Nam trong năm 2012. Chi phí đóng 6 tàu này là gần 110 triệu USD
 Tháng 1/2012, Hải quân Việt Nam được chuyển giao tàu pháo đầu tiên lớpTT400TP là HQ-272. Tàu này có lượng giãn nước gần 400 tấn, được trang bị 1 ụ pháo 76mm và 1 ụ pháo 30 mm. Tàu này do Nhà máy đóng tàu Z-173 thuộc Công ty đóng tàu Hồng Hà ở Hải phóng tự thiết kế. Dự kiến, Việt Nam sẽ đóng thêm ít nhất 2 tàu loại này. Tàu này được thiết kế dựa trên các thiết kế PS-500 và Projekt 10412 của Nga. 
 Năm 1979-1983, Hải quân Việt Nam đã nhận được 8 tàu tên lửa Projekt 205 (lượng giãn nước gần 200 tấn, vũ khí gồm 4 tên lửa chống hạm P-15 và 2 ụ pháo 30 mm) và 16 tàu phóng lôi Projekt 206 (lượng giãn nước gần 150 tấn, vũ khí gồm 4 ống phóng lôi 533 mm và 2 ụ pháo 30 mm). Các tàu này sẽ được loại khỏi biên chế.

Không quân hải quân
Nền tảng không quân hải quân của Hải quân Việt Nam là các trực thăng đa năng Ка-28 của Nga, dùng để triển khai trên các tàu hộ vệ Projekt 11661E Gepard 3.9. Chức năng chính của các trực thăng này là chống ngầm, ngoài ra còn có biến thể trực thăng radar phát hiện tầm xa Ка-31.

Năm 2010, Việt Nam đã ký với Công ty Viking Air của Canada hợp đồng mua 6 máy bay tuần tra hạng nhẹ DHC-6 Twin Otter. Các máy bay này sẽ được chuyển giao cho Hải quân Việt Nam vào năm 2012-2014. Hợp đồng có trị giá ước 30-40 triệu USD. Các máy bay này sẽ là thành phần quan trọng của hệ thống nắm bắt thông tin tình hình tại các vùng biển ven bờ của Việt Nam. 
Ngoài các chiến hạm thuộc các lớp cơ bản, Việt Nam còn sở hữu một đội tàu hỗ trợ, xuồng tuần tra  và tàu quét lôi mà việc đánh giá chúng chưa được thực hiện ở đây.

Như vậy, Hải quân Việt Nam đang trong tình trạng phát triển mạnh mẽ và quá độ từ một hạm đội ven bờ lạc hậu, không có khả năng bảo vệ thích đáng ngay cả vùng biển chủ quyền sang một hạm đội khu vực không lớn, nhưng hiện đại và đủ mạnh. Vào cuối thập kỷ này, Hà Nội dự định xây dựng được một hạm đội mà bản thân sự hiện diện của nó sẽ buộc Bắc Kinh kiềm chế, từ bỏ những mưu toan thiết lập thiết lập quyền kiểm soát đối với Biển Đông bằng vũ lực.

Theo Vietnamdefence
Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang