Những sự kiện tranh cãi gần đây tại biển Đông và biển Hoa Đông giữa Trung Quốc và các láng giềng cho thấy Bắc Kinh “chứng nào tật ấy”, không bao giờ ngừng các hành động khiêu khích, thậm chí, có khả năng họ triển khai các cuộc tấn công bất thình lình trong các vùng lãnh hải tranh chấp.
Lùi một bước để tiến ba bước?
Các tranh chấp lãnh thổ gay gắt giữa Trung Quốc và các láng giềng ở biển Đông và Hoa Đông từ lâu trở thành chủ đề nóng và thu hút sự chú ý không nhỏ từ công chúng. Gần như tất cả các quốc gia trong khu vực và con rồng châu Á đều có những “vụ lùm xùm, ầm ĩ” liên quan đến tranh chấp lãnh thổ, từ Hàn Quốc và Nhật Bản cho tới Philippines và Việt Nam.
Muốn ổn định nội, ngoại để chuyển giao thế hệ lãnh đạo diễn ra suôn sẻ đồng thời, tống khứ Mỹ khỏi châu Á – Thái Bình Dương và xóa bỏ hình ảnh “xấu xí” của mình đối với các quốc gia trong khu vực, Trung Quốc tỏ ra mềm mỏng, linh hoạt hơn trong các vấn đề tranh chấp lãnh hải trong khu vực.
Một bài bình luận mới đây đăng trên Tạp chí Foreign Affairs của Mỹ nhận xét, Trung Quốc đang trở nên ôn hòa hơn, mềm dẻo và linh hoạt hơn trong các vấn đề liên quan đến biển Đông.
Sự thay đổi phương pháp tiếp cận của Bắc Kinh đến từ tháng 6 năm ngoái, được đánh dấu bởi sự kiện Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn của Việt Nam với tư cách là Đặc phái viên của Chính phủ Việt Nam sang Trung Quốc để hội đàm về các vấn đề tranh chấp lãnh hải giữa hai nước.
Ngay sau đó, Trung Quốc và mười thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đàm phán thành công và bàn việc triển khai Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), liên quan trực tiếp đến các tranh chấp lãnh hải ở biển Đông ứng xử một cách hợp lý dựa trên các nguyên tắc và luật lệ quốc tế hồi tháng 7/2011.
Đồng thời, đầu năm nay, Trung Quốc cũng có ý định triệu tập các hội thảo về hải dương học và tự do hàng hải ở biển Đông và muốn đối thoại với các quan chức cao cấp ASEAN để thảo luận về việc thực hiện Tuyên bố về ứng xử biển Đông năm 2002.
Đáng chú ý là, các quan chức cấp cao hàng đầu của Trung Quốc - Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo - từng nhiều lần đề cập đến việc thực thi Bộ nguyên tắc chỉ đạo giải quyết các xung đột lãnh hải của Trung Quốc của nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình. Theo đó, các bên liên quan trực tiếp đến tranh chấp lãnh hải trên biển Đông gác lại những yêu sách chủ quyền của mình và cùng khai thác nguồn tài nguyên hàng hải.
Tuy nhiên, trên thực tế, Trung Quốc vẫn chứng nào tật ấy. Chỉ tính riêng tháng ba vừa qua, xảy ra hàng loạt các sự cố liên quan đế tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với các quốc gia trong khu vực. Như tranh cãi nảy lửa giữa Bắc Kinh và Seoul liên quan đến bãi đá ngầm Iedo dẫn đến việc Hàn Quốc tuyên bố xây dựng nhiều căn cứ hải quân mới trên đảo Baeknyeong và Heuksan để đối phó với các hoạt động xâm nhập trái phép của tàu cá Trung Quốc.
Bắc Kinh cũng đụng độ với Manlila liên quan đến kế hoạch xây cầu cảng nhằm "phát triển du lịch" ở đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa và tranh cãi với Hà Nội liên quan đến các động thái thăm dò dầu khí của Việt Nam và các đối tác – các tập đoàn dầu khí quốc tế - ngoài khơi xung quanh vùng lãnh hãi tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Thậm chí, tranh cãi giữa Việt Nam và Trung Quốc không chỉ dừng lại như là cuộc chiến ngôn từ. Trung Quốc không ít lần bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam một cách trái phép, chẳng hạn, vụ hai tàu cá cùng 21 ngư dân Việt Nam thuộc huyện đảo Lý Sơn bị Trung Quốc bắt vào ngày 3/3 vừa qua tại vùng biển Hoàng Sa và bị giam giữ từ đó đến nay.
Ầm thầm chuẩn bị tấn công bất thình lình?
Theo các báo cáo thăm dò và khảo sát của phương Tây và các quốc gia trong khu vực, Tây Thái Bình Dương chứa trữ lượng dầu và khí đốt vô tận. Trữ lượng tài nguyên ở khu vực này, trong các báo cáo thăm dò của Trung Quốc thậm chí, luôn cao hơn bất cứ báo cáo nào khác. Do đó, Bắc Kinh cho rằng nếu có thể kiểm soát được khu vực này, họ sẽ không phải đau đầu bận tâm về việc làm thế nào để thỏa mãn cơn thèm năng lượng của nền kinh tế, và do đó, vấn đề an ninh năng lượng sẽ được đảm bảo. Theo ước tính của Trung Quốc, dầu mỏ và khí đốt tự nhiên ở Tây Thái Bình Dương có thể đủ cho Trung Quốc “dùng xả láng” trong hơn 60 năm.
Với khoản tiền “khủng” theo các tuyên bố chính thức là 100 tỷ USD cho chi tiêu quốc phòng năm 2012 (nhiều nhà phân tích khẳng định con số thực còn cao hơn rất nhiều), Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đang nỗ lực gia tăng sức mạnh và các khả năng cần thiết để các yêu sách liên quan đến các tranh chấp lãnh thổ trong khu vực và vấn đề an ninh năng lượng của Trung Quốc được đảm bảo và được tôn trọng.
Lùi một bước để tiến ba bước?
Các tranh chấp lãnh thổ gay gắt giữa Trung Quốc và các láng giềng ở biển Đông và Hoa Đông từ lâu trở thành chủ đề nóng và thu hút sự chú ý không nhỏ từ công chúng. Gần như tất cả các quốc gia trong khu vực và con rồng châu Á đều có những “vụ lùm xùm, ầm ĩ” liên quan đến tranh chấp lãnh thổ, từ Hàn Quốc và Nhật Bản cho tới Philippines và Việt Nam.
Muốn ổn định nội, ngoại để chuyển giao thế hệ lãnh đạo diễn ra suôn sẻ đồng thời, tống khứ Mỹ khỏi châu Á – Thái Bình Dương và xóa bỏ hình ảnh “xấu xí” của mình đối với các quốc gia trong khu vực, Trung Quốc tỏ ra mềm mỏng, linh hoạt hơn trong các vấn đề tranh chấp lãnh hải trong khu vực.
Trung Quốc đang thay đổi thay đổi cách tiếp cận, tỏ ra mềm mỏng linh hoạt hơn trong các vấn đề tranh chấp lãnh hãi tại biển Đông? Ảnh minh họa: China Daily. |
Sự thay đổi phương pháp tiếp cận của Bắc Kinh đến từ tháng 6 năm ngoái, được đánh dấu bởi sự kiện Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn của Việt Nam với tư cách là Đặc phái viên của Chính phủ Việt Nam sang Trung Quốc để hội đàm về các vấn đề tranh chấp lãnh hải giữa hai nước.
Ngay sau đó, Trung Quốc và mười thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đàm phán thành công và bàn việc triển khai Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), liên quan trực tiếp đến các tranh chấp lãnh hải ở biển Đông ứng xử một cách hợp lý dựa trên các nguyên tắc và luật lệ quốc tế hồi tháng 7/2011.
Đồng thời, đầu năm nay, Trung Quốc cũng có ý định triệu tập các hội thảo về hải dương học và tự do hàng hải ở biển Đông và muốn đối thoại với các quan chức cao cấp ASEAN để thảo luận về việc thực hiện Tuyên bố về ứng xử biển Đông năm 2002.
Đáng chú ý là, các quan chức cấp cao hàng đầu của Trung Quốc - Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo - từng nhiều lần đề cập đến việc thực thi Bộ nguyên tắc chỉ đạo giải quyết các xung đột lãnh hải của Trung Quốc của nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình. Theo đó, các bên liên quan trực tiếp đến tranh chấp lãnh hải trên biển Đông gác lại những yêu sách chủ quyền của mình và cùng khai thác nguồn tài nguyên hàng hải.
Tuy nhiên, trên thực tế, Trung Quốc vẫn chứng nào tật ấy. Chỉ tính riêng tháng ba vừa qua, xảy ra hàng loạt các sự cố liên quan đế tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với các quốc gia trong khu vực. Như tranh cãi nảy lửa giữa Bắc Kinh và Seoul liên quan đến bãi đá ngầm Iedo dẫn đến việc Hàn Quốc tuyên bố xây dựng nhiều căn cứ hải quân mới trên đảo Baeknyeong và Heuksan để đối phó với các hoạt động xâm nhập trái phép của tàu cá Trung Quốc.
Bắc Kinh cũng đụng độ với Manlila liên quan đến kế hoạch xây cầu cảng nhằm "phát triển du lịch" ở đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa và tranh cãi với Hà Nội liên quan đến các động thái thăm dò dầu khí của Việt Nam và các đối tác – các tập đoàn dầu khí quốc tế - ngoài khơi xung quanh vùng lãnh hãi tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Thậm chí, tranh cãi giữa Việt Nam và Trung Quốc không chỉ dừng lại như là cuộc chiến ngôn từ. Trung Quốc không ít lần bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam một cách trái phép, chẳng hạn, vụ hai tàu cá cùng 21 ngư dân Việt Nam thuộc huyện đảo Lý Sơn bị Trung Quốc bắt vào ngày 3/3 vừa qua tại vùng biển Hoàng Sa và bị giam giữ từ đó đến nay.
Ầm thầm chuẩn bị tấn công bất thình lình?
Theo các báo cáo thăm dò và khảo sát của phương Tây và các quốc gia trong khu vực, Tây Thái Bình Dương chứa trữ lượng dầu và khí đốt vô tận. Trữ lượng tài nguyên ở khu vực này, trong các báo cáo thăm dò của Trung Quốc thậm chí, luôn cao hơn bất cứ báo cáo nào khác. Do đó, Bắc Kinh cho rằng nếu có thể kiểm soát được khu vực này, họ sẽ không phải đau đầu bận tâm về việc làm thế nào để thỏa mãn cơn thèm năng lượng của nền kinh tế, và do đó, vấn đề an ninh năng lượng sẽ được đảm bảo. Theo ước tính của Trung Quốc, dầu mỏ và khí đốt tự nhiên ở Tây Thái Bình Dương có thể đủ cho Trung Quốc “dùng xả láng” trong hơn 60 năm.
Với khoản tiền “khủng” theo các tuyên bố chính thức là 100 tỷ USD cho chi tiêu quốc phòng năm 2012 (nhiều nhà phân tích khẳng định con số thực còn cao hơn rất nhiều), Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đang nỗ lực gia tăng sức mạnh và các khả năng cần thiết để các yêu sách liên quan đến các tranh chấp lãnh thổ trong khu vực và vấn đề an ninh năng lượng của Trung Quốc được đảm bảo và được tôn trọng.
Trung Quốc không tiếc "tiền tấn" hiện đại hóa quân đội. Ảnh minh họa: CNBC |
Các thành tựu đáng kể trong công cuộc hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc được thể hiện thông qua các tên lửa đạn đạo chống hạm mới – có khả năng buộc Mỹ phải suy nghĩ thận trọng trước khi quyết định đưa lực lượng vào giải cứu các đồng minh trong khu vực trong trường hợp một cuộc chiến giữa Trung Quốc và họ bùng lên.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng không tiếc tiền của đầu tư mở rộng kho máy bay chiến thuật mặt đất và các tên lửa hành trình có cánh đối hạm chưa kể lực lượng tàu chiến và tàu ngầm hạt nhân cũng được chú trọng phát triển.
Không thể không kể đến sự gia tăng nhanh chóng của lực lượng tàu khu trục hải quân tàu đổ bộ mới cũng như các trực thăng mẫu hạm có khả năng chở hàng nghìn hải quân Trung Quốc nhanh chóng đổ bộ tới các hòn đảo tranh chấp.
Không dừng lại ở đó, nếu không có gì thay đổi, tháng 8 năm nay, Bắc Kinh sẽ đưa tàu sân bay đầu tiên mang tên Thi Lang vào hoạt động – gia tăng đáng kể sức mạnh hải quân của Trung Quốc.
Trong khi đó, hàng loạt các bài bình luận trên các phương tiện truyền thông chính thống của Trung Quốc, đáng chú ý nhất là tờ Global Times – cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, khái niệm về “các cuộc chiến quy mô nhỏ” gia tăng kể tăng kể từ năm 2011.
Đáng chú ý, đầu tháng ba vừa qua, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tuyên bố quân đội Trung Quốc cần chuẩn bị tốt hơn cho các "cuộc chiến tranh cục bộ".
Từ những dấu hiệu trên, hàng loạt các chuyên gia trong một bài phỏng vấn vớiAsia Times nhấn mạnh rằng tương lai, Trung Quốc có thể phát động các cuộc tấn công quân sự giới hạn.
Theo Steve Tsang, Giám đốc Viện chính sách Trung Quốc thuộc ĐH Nottingham, tin rằng Trung Quốc có thể khởi động một cuộc chiến bất thình lình và quy mô nhỏ nhằm vào Philippines và Việt Nam.
“Khởi động cuộc chiến chống lại Việt Nam chỉ làm an ninh ở Đông Nam Á và Đông Á bất ổn hơn. Trung Quốc không dễ chiến thắng Việt Nam. Dù vậy, họ rất có thể phát động một cuộc chiến như thế”, ông Steve Tsang nhấn mạnh.
Ông Tsang cảnh báo, tấn công Việt Nam hoặc Philippines sẽ đẩy các quốc gia ASEAN đến chỗ phải tìm đến Mỹ cầu viện.
Tuy nhiên, ông Tsang nhấn mạnh, Hàn Quốc sẽ không phải là mục tiêu bất chấp các cuộc chiến ngôn từ gần đây với Trung Quốc sau vụ một quan chức Viện Hải Dương học nước này tuyên bố bãi đá ngầm Ieodo chắc chắn là một phần lãnh hải thuộc quyền tài phán của Trung Quốc.
“Việc Trung Quốc tính chuyện triển khai hoạt động quân sự chống lại Hàn Quốc là quá nguy hiểm và không được bất cứ ai khoan dung. Mỹ có vai trò rất lớn ở đây và sẽ ngay lập tức gây áp lực lên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc để ra một lệnh ngừng bắn”, ông Tsang tuyên bố thêm.
Trong khi đó, James Holmes, một Phó Giáo sư nghiên cứu Chiến lược của Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ nhận định Bắc Kinh có thể sẽ thành công nếu tấn công Philippines.
“Bắc Kinh sẽ khởi động bất cứ cuộc chiến tranh quy mô nhỏ nào khi có thể. Sức mạnh quân sự vượt trội của họ dựa trên các loạt vũ khí như tên lửa đạn đạo chống hạm sẽ mang lại ưu thế cho Trung Quốc trong suốt cuộc chiến”, ông Holmes giải thích.
Như vậy, rất có thể trong tương lai, biển Đông sẽ lại dậy sóng bởi các cuộc tấn công bất thình lình và quy mô nhỏ của Trung Quốc.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng không tiếc tiền của đầu tư mở rộng kho máy bay chiến thuật mặt đất và các tên lửa hành trình có cánh đối hạm chưa kể lực lượng tàu chiến và tàu ngầm hạt nhân cũng được chú trọng phát triển.
Không thể không kể đến sự gia tăng nhanh chóng của lực lượng tàu khu trục hải quân tàu đổ bộ mới cũng như các trực thăng mẫu hạm có khả năng chở hàng nghìn hải quân Trung Quốc nhanh chóng đổ bộ tới các hòn đảo tranh chấp.
Không dừng lại ở đó, nếu không có gì thay đổi, tháng 8 năm nay, Bắc Kinh sẽ đưa tàu sân bay đầu tiên mang tên Thi Lang vào hoạt động – gia tăng đáng kể sức mạnh hải quân của Trung Quốc.
Trong khi đó, hàng loạt các bài bình luận trên các phương tiện truyền thông chính thống của Trung Quốc, đáng chú ý nhất là tờ Global Times – cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, khái niệm về “các cuộc chiến quy mô nhỏ” gia tăng kể tăng kể từ năm 2011.
Đáng chú ý, đầu tháng ba vừa qua, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tuyên bố quân đội Trung Quốc cần chuẩn bị tốt hơn cho các "cuộc chiến tranh cục bộ".
Từ những dấu hiệu trên, hàng loạt các chuyên gia trong một bài phỏng vấn vớiAsia Times nhấn mạnh rằng tương lai, Trung Quốc có thể phát động các cuộc tấn công quân sự giới hạn.
Theo Steve Tsang, Giám đốc Viện chính sách Trung Quốc thuộc ĐH Nottingham, tin rằng Trung Quốc có thể khởi động một cuộc chiến bất thình lình và quy mô nhỏ nhằm vào Philippines và Việt Nam.
“Khởi động cuộc chiến chống lại Việt Nam chỉ làm an ninh ở Đông Nam Á và Đông Á bất ổn hơn. Trung Quốc không dễ chiến thắng Việt Nam. Dù vậy, họ rất có thể phát động một cuộc chiến như thế”, ông Steve Tsang nhấn mạnh.
Ông Tsang cảnh báo, tấn công Việt Nam hoặc Philippines sẽ đẩy các quốc gia ASEAN đến chỗ phải tìm đến Mỹ cầu viện.
Tuy nhiên, ông Tsang nhấn mạnh, Hàn Quốc sẽ không phải là mục tiêu bất chấp các cuộc chiến ngôn từ gần đây với Trung Quốc sau vụ một quan chức Viện Hải Dương học nước này tuyên bố bãi đá ngầm Ieodo chắc chắn là một phần lãnh hải thuộc quyền tài phán của Trung Quốc.
“Việc Trung Quốc tính chuyện triển khai hoạt động quân sự chống lại Hàn Quốc là quá nguy hiểm và không được bất cứ ai khoan dung. Mỹ có vai trò rất lớn ở đây và sẽ ngay lập tức gây áp lực lên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc để ra một lệnh ngừng bắn”, ông Tsang tuyên bố thêm.
Trong khi đó, James Holmes, một Phó Giáo sư nghiên cứu Chiến lược của Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ nhận định Bắc Kinh có thể sẽ thành công nếu tấn công Philippines.
“Bắc Kinh sẽ khởi động bất cứ cuộc chiến tranh quy mô nhỏ nào khi có thể. Sức mạnh quân sự vượt trội của họ dựa trên các loạt vũ khí như tên lửa đạn đạo chống hạm sẽ mang lại ưu thế cho Trung Quốc trong suốt cuộc chiến”, ông Holmes giải thích.
Như vậy, rất có thể trong tương lai, biển Đông sẽ lại dậy sóng bởi các cuộc tấn công bất thình lình và quy mô nhỏ của Trung Quốc.
Bạch Dương (Tổng hợp)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)