Theo thông tin từ Sukhoi, Su-30 mới của Không quân Nga đặt mua sẽ trang bị hệ thống động cơ vectơ lực đẩy đem lại cho máy bay khả năng siêu cơ động linh hoạt.
Đại diện Tập đoàn hàng không hợp nhất (UAC) tiết lộ, ngoài Su-35 và PAK FA, động cơ vectơ lực đẩy 117S (AL– 41F1) cũng sẽ được lắp cho các máy bay Su- 30MK2 và Su- 30MKI. Không quân Nga đã ký hợp đồng đầu tiên với tập đoàn Irkut cung cấp cho quân đội 30 máy bay Su-30 kiểu tương tự.
Đại diện Tập đoàn hàng không hợp nhất (UAC) cho biết: “Đó vẫn là phương án máy bay từng bán cho Ấn Độ, nhưng để trang bị cho Không quân Nga chúng sẽ dùng thiết bị điện tử Nga”.
Bây giờ tất cả máy bay mới Su-27 sẽ được lắp động cơ vectơ lực đẩy, vì từ năm 2011 Bộ Quốc phòng cố gắng mua trang bị kỹ thuật quân sự mới”.
Động cơ vectơ lực đẩy được đã xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới trong các biến thể Su-30 xuất khẩu cho Ấn Độ. Đến nay ở Ấn Độ có 150 máy bay Su-30 và có kế hoạch ký tiếp hợp đồng bán 100 chiếc nữa. Ngoài ra Nga bán Su-30 lắp các động cơ như vậy cho Malaysia và Algeria.
Theo đại diện Tập đoàn hàng không hợp nhất (UAC), về mặt kỹ thuật có thể lắp động cơ này cho các các máy bay cũ, bởi vì động cơ bị hao mòn nhanh hơn thân máy bay.
Tuy nhiên, khi thay động cơ định kỳ cho máy bay, các máy bay tiêm kích sẽ được lắp động cơ không có vectơ lực đẩy, vì các kho của Không quân đang có dư thừa các động cơ này. Theo ông này, máy bay lắp động cơ mới chỉ được sử dụng tại các trung tâm huấn luyện bay.
Động cơ có loa phụt chỉnh hướng cũng sẽ được lắp cho tiêm kích hạm MiG-29K mà Bộ Quốc phòng đã mua cho tàu sân bay duy nhất Kuznetsov. Ngoài ra, nhà máy Klimov đã sản xuất các động cơ đó bán cho Ấn Độ trang bị trên tàu sân bay Gorshkov.
Đại diện Tập đoàn hàng không hợp nhất (UAC) giải thích: “Trong các máy bay mà MiG bán cho Ấn Độ có lắp động cơ có dự trữ (số giờ công tác) cao hơn và có khả năng lắp loa phụt để điều khiển vectơ lực đẩy”.
Phi công thử nghiệm Su-35 và T-50, Serghei Bogdan giải thích, động cơ vectơ lực đẩy tạo cho máy bay độ cơ động linh hoạt siêu hạng và khả năng điều khiển thậm chí khi tốc độ bằng không.
“Khi máy bay dùng động cơ bình thường chọn góc tấn công lớn ở tốc độ thấp, nó bị mất khả năng điều khiển và độ ổn định, máy bay sẽ có những chuyển động không phụ thuộc vào phi công, nghĩa là nó tự bay đi đâu đó. Có thể điều khiển Su- 35 ở tốc độ bất kỳ, thậm chí ở tốc độ âm - ví dụ khi nó bị rơi mà đuôi ở phía trước. Phi công có thể tạo cho máy bay vị trí có góc nghiêng bất kỳ," Bogdan nói.
Đại diện Tập đoàn hàng không hợp nhất (UAC) tiết lộ, ngoài Su-35 và PAK FA, động cơ vectơ lực đẩy 117S (AL– 41F1) cũng sẽ được lắp cho các máy bay Su- 30MK2 và Su- 30MKI. Không quân Nga đã ký hợp đồng đầu tiên với tập đoàn Irkut cung cấp cho quân đội 30 máy bay Su-30 kiểu tương tự.
Đại diện Tập đoàn hàng không hợp nhất (UAC) cho biết: “Đó vẫn là phương án máy bay từng bán cho Ấn Độ, nhưng để trang bị cho Không quân Nga chúng sẽ dùng thiết bị điện tử Nga”.
Bây giờ tất cả máy bay mới Su-27 sẽ được lắp động cơ vectơ lực đẩy, vì từ năm 2011 Bộ Quốc phòng cố gắng mua trang bị kỹ thuật quân sự mới”.
Động cơ vectơ lực đẩy được đã xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới trong các biến thể Su-30 xuất khẩu cho Ấn Độ. Đến nay ở Ấn Độ có 150 máy bay Su-30 và có kế hoạch ký tiếp hợp đồng bán 100 chiếc nữa. Ngoài ra Nga bán Su-30 lắp các động cơ như vậy cho Malaysia và Algeria.
Theo đại diện Tập đoàn hàng không hợp nhất (UAC), về mặt kỹ thuật có thể lắp động cơ này cho các các máy bay cũ, bởi vì động cơ bị hao mòn nhanh hơn thân máy bay.
Su-30 mới của Nga lắp động cơ vectơ lực đẩy đem lại khả năng cơ động, linh hoạt cao. |
Động cơ có loa phụt chỉnh hướng cũng sẽ được lắp cho tiêm kích hạm MiG-29K mà Bộ Quốc phòng đã mua cho tàu sân bay duy nhất Kuznetsov. Ngoài ra, nhà máy Klimov đã sản xuất các động cơ đó bán cho Ấn Độ trang bị trên tàu sân bay Gorshkov.
Đại diện Tập đoàn hàng không hợp nhất (UAC) giải thích: “Trong các máy bay mà MiG bán cho Ấn Độ có lắp động cơ có dự trữ (số giờ công tác) cao hơn và có khả năng lắp loa phụt để điều khiển vectơ lực đẩy”.
Phi công thử nghiệm Su-35 và T-50, Serghei Bogdan giải thích, động cơ vectơ lực đẩy tạo cho máy bay độ cơ động linh hoạt siêu hạng và khả năng điều khiển thậm chí khi tốc độ bằng không.
“Khi máy bay dùng động cơ bình thường chọn góc tấn công lớn ở tốc độ thấp, nó bị mất khả năng điều khiển và độ ổn định, máy bay sẽ có những chuyển động không phụ thuộc vào phi công, nghĩa là nó tự bay đi đâu đó. Có thể điều khiển Su- 35 ở tốc độ bất kỳ, thậm chí ở tốc độ âm - ví dụ khi nó bị rơi mà đuôi ở phía trước. Phi công có thể tạo cho máy bay vị trí có góc nghiêng bất kỳ," Bogdan nói.
Nguyễn Vũ (theo Izvestia)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)