Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

Vì sao không quân địch không thể làm chủ bầu trời Việt Nam


Đạt hiệu quả cao trong tác chiến điện tử (tấn công và phòng chống). Sẵn sàng đập tan chiến thuật thống trị vùng trời của địch.
Tác chiến điện tử có một vai trò vô cùng quan trọng. Nếu như thông tin liên lạc (TTLL) được xem như là mạch máu trong cơ thể thì trong thời đại ngày nay, khi công nghệ điện tử, thông tin, vật liệu mới đang phát triển mạnh mẽ, trở thành yếu tố quyết định trong các hoạt động quân sự thì TCĐT trở thành nhân tố sống còn của chiến tranh hiện đại.
Tác chiến điện tử có nhiệm vụ duy trì khả năng tác chiến của hệ thống chỉ huy, điều khiển, trinh sát và TTLL của ta và ngược lại vô hiệu hóa hệ thống chỉ huy, điều khiển, trinh sát và TTLL của địch.
Tác chiến điện tử bao gồm các hoạt động như: Trinh sát điện tử; bảo vệ hệ thống điện tử của ta và chế áp điện tử đối phương.
Có thể nói Việt Nam, do khoa học công nghệ chưa phát triển nên việc chế áp điện tử đối phương là khó khăn và rất tốn kém, nhưng bù lại, Việt Nam có điều kiện để phòng chống thuận lợi, có hiệu quả mà ít tốn kém.
Thứ nhất, vị trí địa lý, khí hậu thời tiết…đã làm cho Việt Nam dễ ngụy trang, gây nhiễu khiến trinh sát điện tử của địch có độ chính xác thấp; một lưới lửa đánh chặn tầm thấp rất hiệu quả đã chứng minh trong chiến tranh chống Mỹ, giờ đã được nâng cấp sẽ giảm thiểu rất nhiều hiệu quả của tên lửa hành trình và máy bay thấp; một hệ thống TTLL, trinh sát chỉ thị mục tiêu kết nối thành mạng lưới, bao phủ rộng khắp của thế trận chiến tranh nhân dân; một đơn vị tấn công có thể được cung cấp từ nhiều nguồn thông tin về mục tiêu…
Đây là những yếu tố mà đối phương không thể bằng một loạt tên lửa, dù hàng ngàn quả, là có thể làm cho hệ thống “nghe”, “nhìn” của Việt Nam thành “mù” và “điếc” dẫn đến tê liệt toàn bộ hệ thống phòng không để không quân đối phương làm chủ vùng trời dễ dàng.
Thứ hai, lực lượng hải quân, không quân Việt Nam đã từng đối đầu oanh liệt không chùn bước với một lực lượng hải quân, không quân mạnh bậc nhất thế giới đương đại-Hoa Kỳ, có thừa bản lĩnh và kinh nghiệm, không phải là đối tượng tác chiến dễ chơi.
Nếu như khu trục hạm Maddox của Mỹ cũng đã từng nếm đòn và tháo chạy khỏi lãnh hải Việt Nam bởi một lực lượng nhỏ bé, trang bị lạc hậu thì ngày nay Hải quân và Không quân Việt Nam đã khác xa.
Không những HQ, KQ của Việt Nam đã có tàu chiến, máy bay… hiện đại ngang tầm khu vực mà điều gây nguy hiểm nhất cho đối phương ở chỗ nó – máy bay, tàu chiến…, hoàn toàn mang đậm dấu ấn tư tưởng nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Đó là, vũ khí trang bị-kỹ thuật chiến tranh hiện đại dù là mua sắm cũng phải theo cách phù hợp với lối đánh Việt Nam.
Sáng tạo trong sử dụng, tự lực cánh sinh sản xuất chế tạo vũ khí mới, kết hợp cải tiến công nghệ phát triển vũ khí đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ…khiến cho trong tay QĐND Việt Nam vũ khí TBKT chiến tranh hiện đại trở nên nguy hiểm và bí hiểm bất ngờ cho đối phương hơn bao giờ hết.
Nhiều chuyên gia quân sự nước ngoài đã từng phân tích sự khác biệt giữa máy bay cùng loại SU-30 hay KILO…của Việt Nam với các nước khác. Đó là mới chỉ “phần nổi của tảng băng chìm” trong nét độc đáo, sáng tạo của công tác xây dựng lực lượng, sử dụng lực lượng dựa trên nền tảng của học thuyết quân sự Việt Nam.
Vì vậy, Hải quân, Không quân Việt Nam xứng đáng là lực lượng nòng cốt, đáng tin cậy trong phòng thủ bảo vệ vùng trời, vùng biển. Ít nhất, đối phương cũng không thể muốn làm gì thì làm trong lãnh hải, không phận Việt Nam, không thể chỉ phóng tên lửa tới người khác mà không bị tên lửa người khác phóng tới.
Thứ ba, hệ thống tên lửa phòng thủ của Việt Nam đa dạng, phục vụ cho đa chiến thuật. Có loại thuộc diện nguy hiểm, hiện đại bậc nhất thế giới như Bastion-P, S-300P; có loại Việt Nam sản xuất, tự chủ được số lượng như Kh-35 hay Yakhont thì nó còn thuộc loại vũ khí hiệu nghiệm cho tác chiến phi đối xứng…
Tất cả các hệ thống tên lửa phòng thủ Việt Nam ngoài việc phát huy tối đa tính năng kỹ chiến thuật của chính nó lại còn được một hệ thống chỉ thị mục tiêu từ bên ngoài trang bị trên tàu cảnh giới và hệ thống nhận chỉ thị mục tiêu, tính toán tự động các tham số bắn cho tên lửa đối hải mà Việt Nam nghiên cứu chế tạo thành công…càng làm cho tác chiến tên lửa của các hệ thống tấn công tên lửa như bệ phóng cố định, trên tàu thuyền Việt Nam rất nhiều lựa chọn phương án tấn công, nó không những mang tính hiện đại (đương nhiên) mà còn mang tính du kích (khi tác chiến phi đối xứng)…
Như đã nói, phòng thủ BVTQ trong tình hình hiện nay từ hướng biển đảo là hướng chính, sống còn của những nước có địa hình tiếp giáp dài với biển, có nhiều đảo lớn nhỏ như Việt Nam ta. Nếu như trong chiến tranh hiện đại, vị trí xuất phát của các lực lượng tiến công ở đâu thì đó cũng chính là tuyến đầu của thế trận phòng thủ.
Sự kết hợp hoàn hảo, có tính chiến lược và là sự liên kết phối hợp các lực lượng vũ trang mà nòng cốt là hải quân, không quân, các đơn vị tên lửa phòng thủ bờ, nhiều tầng, nhiều lớp, trên không, trên biển, dưới biến đã làm cho khả năng phòng thủ hướng biển từ xa của Việt Nam là điều mà không ai có thể coi thường.
Cho nên, vị trí xuất phát tấn công của địch ở đâu (ảnh hưởng rất nhiều đến độ chính xác của vũ khí) còn phải phụ thuộc vào Việt Nam mà đối phương phải tính đến.
Đến đây, nếu như so sánh, phân tích 3 cuộc chiến tranh hiện đại mà Mỹ và NATO tiến hành gần đây thì chừng đấy thôi, với Việt Nam, chưa đủ, vì sức đề kháng của Việt Nam quá lớn, thế trận của Việt Nam quá khác.
Và điều quan trọng là với Việt Nam, bất kỳ đối phương nào cũng sẽ rất không dễ dàng đạt được mục tiêu, nhưng rất dễ dàng xảy ra điều mình không lường trước.
Chuẩn bị kỹ lưỡng mọi nhân lực, vật lực cho công cuộc phòng thủ BVTQ, đủ sức răn đe và sẵn sàng giáng trả quân xâm lược, nhưng Việt Nam hy vọng, mong mỏi không bao giờ sử dụng đến. Hòa bình, hữu nghị là trên hết.
Lê Ngọc Thống
Theo phunutoday.vn


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)

Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang