Theo truyền thông Nga, đã có nhiều quốc gia “thân thiện” đặt mua biến thể xuất khẩu ngư lôi tên lửa Shkval-E mà Hải quân Nga phát triển trong thời gian gần đây.
Trước đây Iran đã đặt mua của Nga 3 tàu ngầm lớp Kilo 636 được thiết kế sáu ống phóng ngư lôi 533-mm, gồm 18 quả ngư lôi. Trong đó, theo yêu cầu, có ít nhất 1 ngư lôi tên lửa Shkval.
Theo thông tin không chính thức, tàu ngầm lớp Kilo mà Hải quân Việt Nam đặt mua của Nga có thể được trang bị loại ngư lôi tối tân VA-111 Shkval.
Hiện nay, ngoài Nga, còn có một số quốc gia được cho là đang sở hữu loại vũ khí siêu hạng dành cho tàu ngầm này.
Trong đó, có thông tin nói rằng, Trung Quốc đã mua của Kazakstan 40 ngư lôi tên lửa VA-111 Shkval. Iran được cho là cũng đang sở hữu biến thể sao chép VA-111 Shkval của Nga.
Theo các chuyên gia quân sự, ngư lôi VA-111 Shkval đặc biệt hữu dụng với Iran, khi nước này có tham vọng kiểm soát eo biển Hormus. Trong cuộc tập trận hải quân vào năm 2007, Iran lần đầu tiên công bố sở hữu loại vũ khí này.
Mỹ, quốc gia đã nhiều năm theo đuổi sản phẩm này nhưng chưa thành công. Mỹ từng đề nghị Kyrgyzstan bán 5 quả ngư lôi Shkval cùng các tài liệu liên với giá 10 triệu USD. Thương vụ bất thành nhưng nguyên nhân không được tiết lộ.
Ngoài ra, một nhà khoa Nga làm việc tại trường ĐH Tổng hợp Kỹ thuật Quốc gia Bauman đã bị bắt khi định chuyển các tài liệu liên quan cho tình báo Mỹ.
Trước đó, tháng 4/2002, lực lượng phản gián Nga cũng cáo buộc 2 nhân viên Đại sứ quán Mỹ tại Moscow vì nỗ lực thu thập thông tin liên quan đến loại ngư lôi này.
Hiện nay, tên lửa ngư lôi Shkval của Nga có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân có trọng lượng khoảng 150 kg. Do đó, có thể xếp Shkval vào loại vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Trang tin quân sự topwar.ru cho biết thông tin trên, đồng thời nhấn mạnh, biến thể Shkval-E có thể được thay đổi các đặc tính chiến thuật tùy theo yêu cầu của khách hàng đặt mua. Tuy nhiên, trang tin này không nêu tên các khách hàng đã đặt mua siêu vũ khí này của Nga.
Trước đây Iran đã đặt mua của Nga 3 tàu ngầm lớp Kilo 636 được thiết kế sáu ống phóng ngư lôi 533-mm, gồm 18 quả ngư lôi. Trong đó, theo yêu cầu, có ít nhất 1 ngư lôi tên lửa Shkval.
Theo thông tin không chính thức, tàu ngầm lớp Kilo mà Hải quân Việt Nam đặt mua của Nga có thể được trang bị loại ngư lôi tối tân VA-111 Shkval.
Trong đó, có thông tin nói rằng, Trung Quốc đã mua của Kazakstan 40 ngư lôi tên lửa VA-111 Shkval. Iran được cho là cũng đang sở hữu biến thể sao chép VA-111 Shkval của Nga.
Theo các chuyên gia quân sự, ngư lôi VA-111 Shkval đặc biệt hữu dụng với Iran, khi nước này có tham vọng kiểm soát eo biển Hormus. Trong cuộc tập trận hải quân vào năm 2007, Iran lần đầu tiên công bố sở hữu loại vũ khí này.
Mỹ, quốc gia đã nhiều năm theo đuổi sản phẩm này nhưng chưa thành công. Mỹ từng đề nghị Kyrgyzstan bán 5 quả ngư lôi Shkval cùng các tài liệu liên với giá 10 triệu USD. Thương vụ bất thành nhưng nguyên nhân không được tiết lộ.
Ngoài ra, một nhà khoa Nga làm việc tại trường ĐH Tổng hợp Kỹ thuật Quốc gia Bauman đã bị bắt khi định chuyển các tài liệu liên quan cho tình báo Mỹ.
Trước đó, tháng 4/2002, lực lượng phản gián Nga cũng cáo buộc 2 nhân viên Đại sứ quán Mỹ tại Moscow vì nỗ lực thu thập thông tin liên quan đến loại ngư lôi này.
Hiện nay, tên lửa ngư lôi Shkval của Nga có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân có trọng lượng khoảng 150 kg. Do đó, có thể xếp Shkval vào loại vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Theo Baodat viet
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)