Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

Tác chiến điện tử và UAV Sentinel RQ-170


Sự kiện chiếc máy bay tàng hình không người lái UAV Sentinel RQ-170 bị hạ tại Iran hiện đã trở thành tâm điểm chú ý của tất cả các nước trên thế giới. Sự kiện đã trở thành chìa khóa cho giải pháp chiến tranh phi đối xứng giữa các nước có nền công nghiệp quốc phòng siêu hiện đại và các nước nghèo, đang phát triển. Đống thời, nó cũng có thể đặt dấu chấm hết cho sự làm mưa làm gió của các loại vũ khí, phương tiện chiến tranh thông minh bằng các phương tiện tác chiến điện tử có giá thành không cao nhưng hiệu quả.
Sau khi sự kiện chiếc UAV Sentinel RQ-170 bị hạ, mọi nghi ngờ đổ dồn về các thiết bị phương tiện tác chiến điện tử siêu hiện đại của Liên bang Nga. Có rất nhiều ý kiến cho rằng, đó là kết quả của một tổ hợp tác chiến điện tử mà Nga vừa xuất khẩu cho Iran, có thể điều đó đúng, nhưng nếu theo dõi toàn bộ diễn biến và phân tích, có thể phía sau bức màn đối ngoại chính trị là một tình huống chiến trường hoàn toàn khác, và đơn giản hơn rất nhiều lần.
Tổ hợp tác chiến và trinh sát điện tử Avtobasa 1L222 là tổ hợp tác chiến điện tử cơ động với các đài gây nhiễu SPN-2/SPN- 4. Nhiệm vụ chủ yếu của tổ hợp trinh sát – tác chiến điện tử là – phát hiện ở chế độ thụ động các đài phát radar, bao gồm có các đài radar hàng không rà quét mặt phẳng địa hình, radar điều khiển hỏa lực và radar dẫn đường bay trên độ cao thấp và chuyển tải thông tin đến trung tâm điều khiển tự động các radar hoạt động ở chế độ đo tọa độ góc (góc tà, góc phương vị, góc nghiêng của mục tiêu), các lớp radar, dải tần số của chúng trùng với số dải tần số lưu trữ trong các đài gây nhiệu SPN-2 hoặc SPN-4.
Đài trinh sát và gây nhiễu điện tử  1L222 "Avtobaza"
 Nguyên lý hoạt động của tổ hợp trinh sát – tác chiến điện tử trong chế độ tự động hóa cánh anten radar đài trinh sát điện tử quay tròn đều. Tổ hợp hoạt động trên các dải tần số  bước sóng dài và các dải tần số chưa được phát hiện sử dụng. Toàn bộ dải tần số hoạt động được bao trùm bởi 3 dải tần số thứ cấp A, B và V đồng bộ với các dải tần số hoạt động của đài gây nhiễu SPN-2 và SPN-4. Phát hiện các radar đang hoạt động được tiến hành trên tất cả các dải tần số thứ cấp. Xác định góc tà, góc phương vị, các thông số về mục tiêu được tiến hành theo chùm tín hiệu nhận được (15 milli giây, tốc độ quay của anten là 15 vòng hoặc 30 milli giây với tốc độ vòng quay an ten là 6 vòng/phút).
Thông tin đã được xử lý sẽ truyền về đài chỉ huy bằng cáp hữu tuyến có độ dài đến 100m và được đóng gói, chuyển tải với tốc độ là 1200 bốt (đơn vị tốc độ điện báo). Thông tin về tình huống chiến thuật trên không trung chuyển tải đến đài chỉ huy, được thể hiện trên bàn điều khiển của trắc thủ. Theo khả năng của màn hình hiển thị của trắc thủ, trắc thủ có thể xác định được góc tà, góc phương vị, thông số kỹ thuật của ra dar đang phát sóng (tần số , độ dài bước sóng và chu kỳ phát xạ sóng radar của đài radar bị phát hiện và bám đuổi. Kíp chiến đấu của tổ hợp có thể xây dựng và có được một ngân hàng cơ sở dữ liệu các đài phát ra đa các loại để dễ dàng xác định chủng loại radar, giới hạn vùng tìm kiếm mục tiêu theo góc phương vị đối với mỗi một chủng loại radar và phương tiện mang đồng thời đưa ra những giới hạn phát hiện mục tiêu với những thông số tiêu chuẩn quy định như tần số, độ dài bước sóng, tần số lặp phát xung, xác định chủng loại và thông số kỹ thuật của mục tiêu khi xử lý thông tin.

Trong tổ hợp trinh sát, tác chiến điện tử có thiết bị bảo vệ các đài gây nhiễu chống lại các tín hiệu nhiễu xạ liên tục và các tín hiệu gải lập tương đương, hệ thống tự động hóa kiểm soát trạng thái hoạt động của các thiết bị thân xe, các bộ phận và các bloc của tổ hợp. Để có thể huấn luyện kíp chiến đấu trên xe trinh sát, tác chiến điện tử có khả năng mô phỏng các tình huống tác chiến đường không.

Sử dụng tổ hợp trinh sát, tác chiến điện tử IRTR cùng với tổ hợp xe chỉ huy điều hành tác chiến cấp tiểu đoàn cho phép giảm thiểu sác suất nhầm lẫn khi xác định tần số và loại radar mục tiêu, tăng cường hiệu quả chế áp điện tử của cụm thiết bị trinh sát – tác chiến điện tử trung bình khoảng 30%.

Biên chế tổ hợp: 
- Xe thiết bị với an ten thu phát trên thân xe Uran – 43203 với thùng xe kín và thiết bị lọc khí, làm mát và chống độc;
- Trạm nguồn cơ động trên thân xe KamAZ-4310;

Thông số kỹ chiến thuật tổ hợp trinh sát, tác chiến điện tử.:
kíp chiến đấu - 4 người.
Bước sóng của các tần số hoạt động: cm
Độ nhạy của các đầu thu radar  -88 dB / W.
Tôc độ vòng quay của an ten  - 6 / 12 vòng /phút
Công suất nguồn sử dụng – không lớn hơn 12 kW 
Khoảng rồng vùng trinh sát, chế áp trong cùng một thời điểm:   
- Mặt phẳng góc phương vị xác định mục tiêu  - 1,0 ± 0,4 độ
- Trên mặt phẳng nghiêng:
     - ở tần số thứ cấp  A,B - 18 độ
     - ở tần số thứ cấp V - 30 độ
Giới hạn hoạt động theo tọa độ góc:   
- theo phương vị - 0-360 độ
- theo góc nghiêng:
     - ở tần số thứ cấp А, B - 18 độ
     - ở tần số thứ cấp V - 30 độ

Tầm xa hoạt động trinh sát của radar thụ động - 150 km
Độ chính xác khi phát hiện mục tiêu (sai số trong khoảng):   
- theo góc phương vị - 0,5 độ
- theo góc nghiêng địa hình - 3 độ
Số lượng mục tiêu ( số lượng mục tiêu có thể tự động phát hiện theo góc phương vị vòng tròn) - 60
Độ chính xác khi xác định tần số của đài phát radar ±30 MHz 
Thời gian lưu tình từ thời điểm phát hiện mục tiêu đến thời điểm truyển tải thông tin về xe chỉ huy tự động cấp tiểu đoàn – 50 mili giây.
Điều kiện khai thác sử dụng:   
- Nhiệt độ môi trường  -45 đến  +40 độ.С
- Độ ẩm môi trường – đến 98% với t=+25 °C
- Áp suất khí quyển – đến 60 kPa  (450 mm thủy ngân)

Sử dụng : Liên bang Nga
- 2011 . – Có trong biên chế trong hệ thống lá chắn trinh sát - chế áp điện tử chiến trường.

Nước ngoài :
Ngày 26 tháng 10 năm 2011, trên các phương tiện thông tin đại chúng có thông báo về tổ hợp 1L222 được xuất khẩu sang Iran. Ngày 05 tháng 12 năm 2011, trên các phương tiện thông tin của trang website Fightglobal có bản tin về việc người Iran đã sử dụng tổ hợp trinh sát, chế áp điện tử 1L222 để hạ chiếc máy bay không người lái công nghệ tàng hình hiện đại nhất của quân đội Mỹ  RQ-170 Sentinel. Với những tính toán thông thường, bản thân sự kiện máy bay không người lái có thể có trục trặc dẫn đến hiện tượng mất điều khiển mà không cần đến tác nhân bên ngoài, những thông tin nắm bắt được hoàn toàn không trùng hợp với thực tế và vượt quá năng lực kỹ thuật của tổ hợp Avtobase theo lý thuyết để có thể hạ được chiếc máy bay không người lái tàng hình.
Dấu vết của Bạch Nga trong những sự kiện tại Iran.
Cùng với thời gian, những sự kiện về việc Iran hạ chiếc máy bay RQ-170 của Mỹ dần dần đi vào quên lãng. Có thể là những người quan tâm đến sự kiện đó bị các sự kiện khác nóng hơn lôi cuốn, hoặc cũng có thể, sự kiện sảy ra với một nguồn thông tin quá hạn hẹp. Nhưng nếu chúng ta nghiên cứu kỹ càng tất cả những thông số kỹ thuật, cũng như các tình huống đặt ra và những thông báo của cơ quan phát ngôn Iran, có thể thấy được rất nhiều các thông tin quan trọng. Việc tìm kiếm và đánh giá thông tin đó trên phương diện công nghệ khá khó khăn, nhưng có thể thấy được những dấu vết quan trọng. 
Máy bay trinh sát không người lái tàng hình RQ-170
 Sau khi bản tin về sự kiện bắt được chiếc máy bay không người lái tàng hình RQ-170 Sentinel gần như nguyên vẹn trừ những xây sước không đáng kể, trên trang The Christian Science Monitor xuất hiện một bài phỏng vấn của phóng viên tờ báo này với một kỹ sư nào đó người Iran, dường như có tham gia trực tiếp vào quá trình hạ chiến máy bay tàng hình. Bài phỏng vấn này được coi là nguồn tin căn bản để giải mã những khả năng có thể xảy ra khi Iran hạ chiếc RQ-170. Theo lời của người kỹ sư này, quá trình hạ chiếc máy bay tàng hình được tiến hành thành hai giai đoạn: Gia đoạn 1 bằng phương pháp sử dụng các tổ hợp kỹ thuật tác chiến điện tử làm nhiễu loạn và bịt hoàn toàn kênh chuyển tải thông tin tín hiệu radio giữa máy bay và trung tâm chỉ huy, điều khiển bay, theo kênh truyền thông này là sự trao đổi và truyền tải mệnh lệnh từ trắc thủ điều khiển bay đến máy bay RQ-170. Khi không nhận được tín hiệu điều khiển, RQ-170 tự động bật chế độ avtopilot. Cần phải khẳng định rằng, để dẫn đường bay trong điều kiện không có thông tin điều khiển bay, máy bay sẽ tự động bay về căn cứ, để làm được điều đó, máy tính điều khiển máy bay phải định vị và tìm đường bằng hệ thống định vị vệ tinh GPS. Các nhà khoa học Iran biết chắc chắn được điều đó và vào thời điểm cần thiết đã đưa những thông tin giả về tọa độ của máy bay vào hệ thống điều khiển. Kết quả là Sentinel lầm lẫn khi xác định một sân bay trên lãnh thổ Iran là sân bay của Mỹ, được bố trí ở Afganixtan. Sự việc mất thông tin về hệ thống dẫn đường quán tính là yếu tố chính dẫn đến sai lầm của hệ thống máy tính điều khiển máy bay – nếu như người kỹ sư Iran thực sự có tham gia vào chiến dịch hạ RQ-170, thì yếu tố định vị theo hệ thống GPS là chìa khóa then chốt trong toàn bộ chiến dịch này.
Nhưng người Mỹ đã từ chối hoàn toàn giả thiết của tiến trình sự kiện. Theo tuyên bố chính thức từ Lầu năm góc, RQ-170 bị hạ hoàn toàn do hệ thống máy tính trên máy bay bị hỏng, và tại sao máy bay không bị vỡ tan ra từng mảnh là do hệ thống bay an toàn hoặc một nguyên nhân may mắn nào đó. Đồng thời, có nhiều quân nhân Mỹ, trong đó có cả những người có cấp hàm cao, cho rằng đấy chỉ là một maket rất giống thật chứ không phải là chiếc RQ-170. Giả thiết của người kỹ sư Iran giấu tên cũng có thể được loại trừ bởi kiến trúc của hệ thống GPS.  Chúng ta đều biết, hệ thống GPS có hai cấp độ sử dụng L1 và L2, được dành cho các hoạt động quân sự và dân sự. Tín hiệu vệ tinh trong tần số L1 hoàn toàn mở, còn tín hiệu L2 được mã hóa dành riêng cho các loại vũ khí, trang bị quân sự. Theo lý thuyết có thể phá mã của L2 và đưa các thông tin giả lập vào cho Sentinel, nhưng hoản toàn không có chút thực tế kỹ thuật nào để phá một hệ thống tuyệt đối mật như vậy, và cũng không có khả năng ứng dựng thực tế! Đồng thời cũng hoàn toàn không rõ ràng, tần số tín hiệu nào chiếc RQ -170 đang sử dụng, dân sự hay quân sự. Người Iran có thể gây nhiễu hoàn toàn tần số của GPS, đồng thời đưa các tín hiệu giả dân sự cung cấp cho chiếc Sentinel với những thông số cần thiết. trong trường hợp này, Sentinel theo lập trình giả định sẽ tìm kiếm bất cứ một tín hiệu nào từ vệ tinh, dân sự hay quân sự và đã tiếp nhận nguồn thông tin mà các kỹ sư điện tử viễn thông Iran cung cấp để hạ cánh an toàn xuống sân bay Iran.

Lần theo dấu vết này, chúng ta sẽ tìm đến một góc khuất hay nhất trong vở kịch máy bay tàng hình không người lái. Nền công nghệ của Iran hoàn toàn không có khả năng tạo ra được một hệ thống thiết bị điện tử tầm cỡ thế giới như vậy. Đương nhiên, Iran sẽ phải tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía bên ngoài, hoặc sự hỗ trợ tự bản thân nó tự tìm đến. Trong các bản tin về sự kiệnSentinel nhiều lần được nhắc đến tổ hợp gây nhiễu và chế áp điện tử 1L222 Avtobasa của Liên bang Nga, nhưng phải chăng chỉ có Nga tham gia vào tiến trình hạ bệ chiếc máy bay siêu hiện đại này? Trên thực tế, 1L222 chỉ là một thành phần rất nhỏ trong hệ thống tác chiến điện tử vô cùng phức tạp. Trong thời kỳ Liên bang Xô viết, hệ thống tác chiến điện tử được nghiên cứu và triển khai không chỉ có trên đất nước Nga, mà rộng khắp trên tất cả các nước cộng hòa của Liên bang Xô viết. Sau thảm họa tan rã của CCCP, rất nhiều hệ thống tác chiến điện tử hiện đại có thể còn lại trên lãnh thổ của những quốc gia độc lập, có nhiều cơ sở nghiên cứu không còn tồn tại sau hàng chục năm sóng gió và khó khăn kinh tế, nhưng cũng có những cơ sở vẫn đứng vững, và tiếp tục hoạt động, nghiên cứu phát triển. Thực tế có nhiều các trung tâm nghiên cứu và phát triển ở Belarusia, nơi mà có thể được coi là đồng sự tham gia bí mật, với lý do là quan điểm đối ngoại của Phương Tây với Belarusia, cũng tương tự như Iran là những nước không thể tin tưởng. Và hoàn toàn không võ đoán, nếu như một hệ thống thiết bị hiện đại trong trường hợp cụ thể này đã tham gia bổ xung vào một hoạt động chính trị nhằm củng cố vị thế của mình cùng như là một cuộc thử nghiệm.    

Tập đoàn trang thiết bị điện tử hàng đầu của Belarusia trong lĩnh vực điện tử quân sự là Trung tâm nghiên cứu thiết kế và thử nghiệm "Radar” tại thành phố Minsk. Các sản phẩm của Bạch Nga tương đối rộng rãi, từ các trạm trinh sát phát hiện nguồn bức xạ radar đến các tổ hợp chế áp điện tử có khả năng gây mất truyền dẫn liên lạc từ hàng trăm nguồn phát xung khác nhau. Trong tất cả các trang thiết bị tác chiến điện tử đó, trong sự kiện Sentinel tổ hợp gây sự chú ý nhiều nhất là "Optima-3" và "Tuman.". Hai tổ hợp ày được chế tạo để chế áp hoàn toàn tín hiệu của hệ thống định vị vệ tinh GPS của Mỹ. Optima – 3 phát ra bức xạ xung hai tần số gây nhiễu có cấu trúc rất phức tạp, cho phép chế áp hoàn toàn tất cả các thành phần của tín hiệu từ vệ tinh, Nhưng cũng có thể người Iran không sử dụng Optima, do các đài chế áp điện tử của Belarusia được chế tạo rất đồng bộ và gọn, cho phép khả năng cơ động nhanh chóng từ vị trí chiến đấu này sang vị trí chiến đấu khác, loại đài chế áp này rất phù hợp cho các hoạt động chế áp vũ khí chính xác trên chiến trường ( tên lửa hành trình, máy bay không người lái tầm thấp và các thiết bị bay tàng hình khác) nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến công suất phát xung. Theo tuyên bố của các chuyên gia, Optima – 3 phát tín hiệu gây nhiễu có công suất lớn hơn 10W. Có thể nói kW lớn hơn hàng chục W, nhưng con số đã nêu không đủ mạnh để chế áp các thiết bị bay trên độ cao lớn, đồng thời tầm xa tác chiến của tín hiệu gây nhiễu chỉ đạt đến 100 km theo mặt phẳng ngang.
Tổ hợp gây nhiễu và chế áp điện tử hệ thống dẫn đường định vị vệ tinh GPS, GLONASS
Optima - 3


 Thiết bị gây nhiễu và chế áp điện tử Tuman -2
Nhưng tổ hợp Tuman có vẻ như là đài chế áp điện tử phù hợp hơn để gây nhiễu toàn bộ thiết bị định vị và dẫn đường. Hệ thống Tuman được chế tạo để chế áp hoàn toàn các tần số của hệ thống GPS và GLONASS. Đài chế áp điện tử được phát triển Tuman – 2 để chế ngự các vệ tinh điện thoại Inmarsat và Iridium. Những đặc điểm khác nhau giữa Optima và Tuman là khả năng lắp đặt trên các phương tiện mang, Optima – 3 chỉ có thế lắp đặt trên các trạm mặt đất, còn Tuman có thể lắp đặt trên máy bay trực thăng, máy bay chiến đấu hoặc vận tải, cũng có thể lắp đặt trên các máy bay không người lái. Theo thiết kế, bức xạ gây nhiễu của thiết bị đặt trên phương tiện bay tương đương như bức xạ gây nhiễu của thiết bị đặt trên mặt đất. Tầm xa gây nhiễu của thiết bị cũng đạt đến 100 km. Khi công tác chuẩn bị tốt thì hiệu quả đạt được của hai loại đài phát tương đương như nhau, mặc dù có những nghi ngờ về các thông số kỹ chiến thuật của các thiết bị.   
Như vậy, về hệ thống GPS định vị và dẫn đường quán tính, có thể nói đã được phân tích khá đầy đủ. Nhưng vấn đề hoàn toàn không đơn giản như vậy. Nếu như người kỹ sư ẩn danh Iran thực sự là một kỹ sư điện tử viễn thông và đã tham gia vào chiến dịch hạ chiếc RQ-170 Sentinel, vấn đề còn lại là tìm ra một hệ thống, hệ thống có khả năng đưa các thông tin giả lập về tọa độ vào máy bay không người lái. Về lý thuyết, đài gây nhiễu hoàn toàn có thể không đơn thuần chỉ phát xung gây nhiễu, mà có thể truyển tải thông tin với những thông số nhất định. Đó là về lý thuyết, còn về thực tế, giải pháp này có thể được áp dụng cho các đài phá các tần số từ hệ thống GPS hay không, hoàn toàn không có câu trả lời. Cũng có khả năng các nhà kỹ sư thành phố Minsk có thể nhìn thấy trước được vấn đề, và đã thiết lập hệ thống thu nhập và giả lập các thông số tọa độ tương tự như GPS hoặc GLOLASS hay Bắc đẩu, nhưng cố gắng giữ bí mật không công bố rộng rãi..

Như chúng ta đã thấy, các thiết bị tác chiến điện tử được sản xuất để chế áp hoặc gây nhiều hay giả lập các tín hiệu của hệ thống định vị vệ tinh không chỉ có ở Mỹ hoặc ở Liên bang Nga. Nhưng theo một nguyên nhân nào đó không thể hiểu nổi, tất cả các quân nhân và các nhà phân tích đều ngả về phía các phương tiện tác chiến của Nga. Chỉ có một tổ hợp Avtobasa cũng đã gây nhiều tiếng vang trên các phượng tiện thông tin đại chúng và tốn khá nhiều giấy mực. Ví dụ: Nguyên đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc, ông 
John Bolton đã đánh giá rất cao những tính năng kỹ chiến thuật của các trang thiết bị tác chiến điện tử của nền công nghiệp quốc phòng liên bang Nga, mặc dù cách nói của ông cựu đại sứ tương đối gián tiếp – lời phát biểu của ông cựu đại sứ đại khái như sau: nếu như các phương tiện gây nhiễu tác chiến điện tử của Liên bang Nga tiếp cận Iran, thì đối với Mỹ đó là những vấn đề vô cùng nghiêm trọng. Nhưng đối với các phương tiện tác chiến điện tử từ Belarusia, vì sao đó ông ta không nhắc đến, cùng có thể đơn giản  là ngài cựu đại sứ không biết. Nhưng Teheran có thế biết, và không những biết, mà có thể khai thác sử dụng nó hiệu quả. Như vậy chiếc máy bay xấu số RQ-170 Sentinel của tháng 12 có thể không phải là chiếc máy bay kém may mắn đầu tiên, và cũng chẳng phải chiếc cuối cùng.   
Xét trên góc độ vũ khí trang bị, đại đa số các loại máy bay không người lái và vũ khí chính xác đều dựa trên cơ sở phát xạ sóng radio để dẫn đường, định vị, xác định mục tiêu và tấn công mục tiêu, có nghĩa là phụ thuộc vào các hệ thống GPS, GLONASS hay Bắc Đẩu. Sự phát triển của hệ thống chế áp điện tử GPS giá rẻ sẽ làm thay đổi mọi quan điểm chiến tranh, khi các khí tài vũ khí trang bị có độ chính xác cao bị tách rời khỏi radar và hệ thống định vị, điều đó đồng nghĩa với tên lửa Tomahawk với giá tiền lên đến hơn 1 triệu USD và các trang thiết bị vũ khí thông minh và đắt đỏ sẽ trở thành loại vũ khí, phương tiện phi điều khiển dưới các dụng của nhiễu, chế áp điện tử và hoàn toàn bị vô hiệu hóa nếu các nước nghèo, trong các tuyến phòng thủ có được hệ thống tác chiến điện từ với các trang thiết bị rẻ tiền đến từ Minsko.
Tác giả: Riabok Curill
Biên dịch và tổng hợp: Trịnh Thái Bằng-Tech.edu
quocphonganninh.edu.vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)

Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang