Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012

TQ 'bộc lộ ý đồ độc chiếm Biển Đông'

Luật sư Nguyễn Minh Tâm, Phó Tổng thư ký Liên đoàn Luật sư Việt Nam, nói Trung Quốc ngày càng "bộc lộ ý đồ độc chiếm Biển Đông".

Xem thêm:
>> Phân tích tử huyệt của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông

Trả lời phỏng vấn BBC ngày 28/6, luật sư Nguyễn Minh Tâm giải thích Luật Biển, được Quốc hội Việt Nam thông qua hôm 21/6, "tạo cơ sở pháp lý vững chắc để Việt Nam bảo vệ chủ quyền".
Ông phê phán: "Trung Quốc lại cho rằng Quốc hội Việt Nam phải sửa luật, tôi cho rằng nó không đúng pháp lý quốc tế."
Ông cho biết dư luận trong nước "đang phẫn nộ rất lớn" sau khi Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) mở thầu quốc tế chín lô dầu khí “xâm phạm trắng trợn chủ quyền".
Nhìn rộng hơn về quan hệ, theo luật sư, Trung Quốc đã "gây khó khăn rất nhiều cho kinh tế Việt Nam".
"Không lạ gì nếu Trung Quốc tiếp tục thực hiện các biện pháp làm suy yếu kinh tế Việt Nam."
"Phải có chính sách để bảo vệ chủ quyền, cả về kinh tế, chính trị," ông nói.
Nhưng ông cho rằng "đường lối đối ngoại của Việt Nam không trông chờ duy nhất vào Hoa Kỳ để giúp bảo vệ chủ quyền".
"Lãnh đạo Việt Nam đã tuyên bố không bao giờ dựa vào một nước khác để chống lại nước thứ ba."
"Việt Nam luôn nhẫn nhịn để cố gắng giữ quan hệ hữu nghị với Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc ngày càng bộc lộ ý đồ độc chiếm Biển Đông."
"Việt Nam đứng trước nguy cơ rất lớn, đòi hỏi dân tộc Việt Nam đoàn kết để cùng nhà nước bảo vệ chủ quyền."
"Người Việt dù ở đâu, họ vẫn có lòng tự hào dân tộc và ý thức bảo vệ chủ quyền. Chắc chắn họ sẽ có tiếng nói để bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông," ông nhận xét.
Nguồn BBC

Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

Trung Quốc mời thầu tại thềm lục địa Việt Nam là hành động phi pháp

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ, việc phía Trung Quốc ngang nhiên mời thầu quốc tế tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là hành động phi pháp và không có giá trị.

Trước việc ngày 23/6/2012, Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc thông báo chào thầu quốc tế tại 09 lô dầu khí nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, ngày 26/06/2012, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ: “Trước hết cần khẳng định khu vực mà Tổng Công ty dầu khí hải dương Trung Quốc thông báo mở thầu quốc tế nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Đây hoàn toàn không phải là khu vực có tranh chấp.”
Ông Lương Thanh Nghị khẳng định, việc phía Trung Quốc ngang nhiên mời thầu quốc tế tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là hành động phi pháp và không có giá trị, xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia chính đáng của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 mà chính Trung Quốc là quốc gia thành viên, làm phức tạp tình hình và gây căng thẳng ở Biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh, Việt Nam cực lực phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ ngay việc mời thầu sai trái trên, không có hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông và mở rộng tranh chấp, nghiêm túc tuân thủ Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc, tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Nguồn Phungquangthanh.net

Phản ứng của Việt Nam và các nước về việc Trung Quốc lập thành phố Tam Sa

Không bao lâu sau khi Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển hôm thứ 5 (21/6), phía Trung Quốc liên tiếp có những động thái gây hấn để phản đối luật biển của Việt Nam, bằng việc tuyên bố thành lập cái gọi là “Thành phố Tam Sa”(trước đó, quyết định thành lập Tam Sa từng châm ngòi cho các vụ biểu tình tại Việt Nam năm 2007). Đồng thời, Tờ Hoàn Cầu thời báo của Trung Quốc vừa tung ra một chiêu hiểm mới, mở game “hành động liên hợp Nam Hải (biển Đông)”. Nguy hiểm ở chỗ, bằng hình thức game online, Hoàn Cầu thời báo đang tiêm nhiễm vào nhận thức của một bộ phận người chơi về những cái gọi là “chủ quyền” của Trung Quốc ở biển Đông, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa với nhiều lời lẽ mang tính kích động thù hằn dân tộc.
Phản ứng từ phía Việt Nam
Với việc làm ngang ngược của Quốc vụ viện Trung Quốc khi phê chuẩn thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” thuộc tỉnh Hải Nam trực tiếp quản lý ba quần đảo, trong đó gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa, lãnh thổ bất khả xâm phạm của Việt Nam, là không đúng với các phương châm “16 chữ vàng” mà phía Trung Quốc thường trang trọng nhắc đến mỗi khi cần nói đến mối quan hệ Việt  – Trung. Việc làm ngang ngược này đã trực tiếp làm hoen ố những “chữ vàng” thường được lãnh đạo Trung Quốc nhắc nhở và khó tránh được sự phê phán của dư luận thế giới. Thái độ ngoại giao mềm mỏng một đằng, việc làm độc đoán một nẻo của các lãnh đạo Trung Quốc trong trường hợp này chính là “Xảo ngôn, lệnh sắc, tiển hỉ nhân”.
Quân dân huyện đảo Trường Sa luôn đoàn kết, vượt mọi gian khó, bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc

Từ Hà Nội, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nhấn mạnh việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển Việt Nam là một hoạt động lập pháp bình thường nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam…Đáng tiếc là Trung Quốc đã có những chỉ trích vô lý đối với việc làm chính đáng của Việt Nam. Nghiêm trọng hơn là Trung Quốc đã phê chuẩn thành lập “thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Việt Nam kiên quyết bác bỏ sự chỉ trích vô lý của phía Trung Quốc; đồng thời phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”.
Phản ứng từ các nước khác
Trang mạng của nhật báo kinh tế Sankei Shimbun dẫn lời ông Rommel C. Banlaoi – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khủng bố, Bạo lực và Hòa bình (PIPVTR) của Philippines: đã chỉ trích Trung Quốc thành lập cái gọi là ‘thành phố Tam Sa’. Trung Quốc không đếm xỉa luật biển quốc tế, trong đó chỉ rõ quyền lợi và quy định liên quan đến vấn đề hải phận; càng khiến khu vực căng thẳng, đi ngược chủ trương giải quyết hòa bình các vấn đề chủ quyền.
Tranh cãi chủ quyền ở biển Đông chưa tìm ra hướng giải quyết bởi nhiều nguyên nhân. Giáo sư danh dự Paul Dibb thuộc ĐH Quốc gia Australia nhận định: “Vấn đề chính là ở chỗ Trung Quốc không thừa nhận luật biển quốc tế”.
Ngoài ra, ông Dibb lưu ý là trong mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước liên quan, Bắc Kinh chưa từng ký kết hiệp định đề phòng sự cố trên không và trên biển giống như Liên Xô ký năm 1972 và Trung Quốc cũng không tỏ ra quan tâm đến vấn đề này.
Bạch Dương
Nguồn Phungquangthanh.net

Thứ Hai, 25 tháng 6, 2012

Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam thăm Belarus

Trong chuyến viếng thăm Belarus của đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam dẫn đầu là Thượng tướng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Hôm qua, trong khuôn khổ những sự kiện chính thức họ đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Belarus, Trung tướng Yuri Zhadobin. Phái đoàn đã có một cuộc họp thiếu tướng Alexander Gora Tổng cục chính trị Bộ Quốc phòng Belarus.
 Khai mạc cuộc họp, Alexander cho biết, hai dân tộc chúng ta có nhiều điểm chung, và quan trọng nhất - tình yêu đối với đất nước, lòng yêu nước, sự tôn trọng truyền thống.

- Chúng tôi đón tiếp các phái đoàn quân sự Việt Nam với một ý thức tôn trọng - Thiếu tướng Alexander Gura.

Trong bài phát biểu đáp lại lời chào phái đoàn, Thượng tướng Ngô Xuân Lịch, ông cảm ơn phía Belarus đã tiếp đón đoàn với tình cảm nồng ấm và nói rằng ông vui mừng khi được nhìn thấy những người bạn Belarus, một đất nước anh hùng hiếu khách và hòa bình. Ông chấp nhận lời mời như một vinh dự lớn. Đại diện phía Việt Nam bày tỏ tin tưởng rằng, chuyến thăm của đoàn đại biểu quân sự Việt Nam sẽ là một sự đóng góp vào sự phát triển của tình hữu nghị và hợp tác quân sự giữa hai nước.
 Hôm qua, phái đoàn đã đến thăm Học viện quân sự và thăm bảo tàng, phái đoàn cũng đến thăm cơ quan tin tức của lực lượng vũ trang Công hòa Belarus "Vayar" và thăm đài truyền hình "VoenTV". Là một phần của chương trình giao lưu văn hóa trong chuyến thăm là họ đã đến thăm Bảo tàng Nhà nước Belarus trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, nhà hát Kịch quân đội Belarus...
Nguồn Blog Hotrungnghia

Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2012


Philippines đã triển khai máy bay để giám sát bãi cạn Scarborough và chuẩn bị kế hoạch đưa 2 tàu trở lại khu vực tranh chấp nhằm đối phó với sự hiện diện của các tàu nước ngoài.
“Chúng tôi đang làm điều đó... Chúng tôi đang bay trên khu vực đó, khu vực đó là của chúng tôi”, đài ABS-CBN News của Philippines ngày 22/6, dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Voltair Gazmin cho biết.
Một quan chức không quân nước này cũng cho hay các máy bay Philippines đang chụp ảnh bãi cạn giữa lúc có thông tin cho biết tàu Trung Quốc vẫn chưa rời khỏi khu vực trên.
Philippines tuyên bố đã triển khai máy bay giám sát bãi cạn Scarborough
Cũng trong ngày 22/6, tờ Philippine Daily Inquirer dẫn lời ông Gazmin đề nghị đưa 2 tàu thuộc Lực lượng Tuần duyên Philippines, Cục Nghề cá và Nguồn lợi thủy sản đến Scarborough. Ông cho rằng sự vắng mặt của các lực lượng Philippines tại khu vực này chẳng khác gì là “sự chiếm đóng” của Trung Quốc đối với phần lãnh thổ của Philippines.
Tổng thống Aquino mới đây ra lệnh rút hai tàu của Philippines khỏi bãi cạn cách đảo lớn Luzon khoảng 230 km về phía tây do “một trận siêu bão đang tới gần”.
Không lâu sau đó, Trung Quốc cũng tuyên bố rút các tàu cá khỏi Scarborough/Hoàng Nham, nhưng cũng cho biết sẽ tiếp tục giám sát bãi cạn này.
Tuy nhiên, ngày 20/6, Tổng thống Philippines Benigno Aquino tuyên bố chính phủ nước này sẵn sàng tái triển khai các tàu tại bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham, nhằm đối phó với sự hiện diện của các tàu nước ngoài.
Trong một diễn biến liên quan, báo Philippine Daily Inquirer dẫn lời Đại sứ Mỹ tại Philippines Harry Thomas Jr. cho biết Washington đã cung cấp 4 tàu tuần tra cho Manila và dự kiến sẽ giao thêm 2 chiếc nữa. Theo ông, số tàu trên được tăng cường cho cảnh sát Philippines tại gần Scarborough để sử dụng “bắt buôn lậu” tại khu vực này. Đại sứ Thomas Jr. cũng kêu gọi Bắc Kinh và Manila cần đàm phán, tìm giải pháp hòa bình cho những tranh chấp của hai nước tại biển Đông.
Chính phủ Philippines cũng đang chuẩn bị đàm phán ký kết các hợp đồng liên chính phủ để mua máy bay chiến hạng nhẹ TA -50 của Hàn Quốc và Super Tucano của Brazil nhằm tăng cường năng lực bảo vệ không phận quốc gia. Đồng thời, Philippines đã lên kế hoạch mua thêm một tàu chiến thứ ba lớp Hamilton của Mỹ và ba máy bay trực thăng hải quân để bổ sung cho đội tàu chiến hiện tại. Hiện Philippines mới chỉ có hai tàu chiến mua của Mỹ gồm tàu BRP Gregorio del Pilar và tàu BRP Ramon Alcaraz (sẽ đưa về Philippines vào cuối năm nay).
Trong một diễn biến khác, tiếp theo động thái của Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối Quốc vụ viện Trung Quốc nâng cấp TP Tam Sa lên TP cấp vùng để quản lý các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, báo Philippine Star (Philippines) ngày 22/6 dẫn lời ông Eugenio Bito-onon, Thị trưởng TP Kalayaan, tỉnh Palawan (phía Tây Philippines) phản đối việc nâng cấp này do liên quan đến đảo Pag-asa thuộc TP Kalayaan (tức đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).
Căng thẳng ngoại giao Manila - Bắc Kinh bắt đầu từ ngày 8/4, khi Philippines phát hiện một số tàu cá của Trung Quốc tại bãi cạn cách đảo lớn Luzon của Philippines khoảng 230 km về phía tây và thuộc Biển Đông. Soái hạm BRP Gregorio del Pilar của Philippines được cử đến nhưng bị hai tàu hải giám của Trung Quốc ngăn chặn việc bắt giữ các ngư dân nước này.
Cả Philippines và Trung Quốc cùng tuyên bố chủ quyền đối với bãi cạn không có người sinh sống, đồng thời liên tục điều động các tàu tới đây. Căng thẳng được đẩy lên cao với hàng loạt tuyên bố và động thái của cả hai phía trong hơn hai tháng qua.
Nguồn Baothanhnien.com.vn

Sự quyết đoán của TQ và nguy cơ chiến tranh lạnh

Dễ hiểu là Trung Quốc đang lo lắng bảo vệ chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Những ký ức châu Âu thế kỷ 19 và cuộc chiến tranh với Nhật thế kỷ 20 khiến họ có độ “nhạy cảm” cao trước các liên minh quân sự hiện đại được láng giềng thành lập như Nhật Bản, Hàn Quốc với Mỹ.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tiến hành những cuộc tập trận quy mô lớn nhằm cải thiện khả năng phòng thủ duyên hải, huy động nhanh chóng và linh động kiểm soát chiến đấu. Ở đây rõ ràng có sự “thử nghiệm” đối với việc hiện diện các tài sản dưới nước, mặt đất và trên không của Mỹ.

Tuy nhiên, việc Trung Quốc thử nghiệm dự án triển khai lực lượng tầm xa đã tạo ra sự thay đổi lớn trong tác động của nó. Dự án ấy vượt qua nỗ lực nhằm đạt được các khả năng cần thiết để thiết lập một vành đai bảo vệ xung quanh các vùng biển của họ.

Để xoa dịu những quan ngại quốc tế, quân đội Trung Quốc (PLA) đã thúc đẩy chiến dịch ngoại giao quân sự nhằm cải thiện quan hệ song phương và đa phương với châu Á - Thái Bình Dương và giảm những tranh chấp lãnh thổ. PLA còn tham gia các sáng kiến an ninh toàn cầu, như các hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ, các sứ mệnh phối hợp với NATO trong chống hải tặc ở vùng Sừng châu Phi. Tìm ra những con đường làm việc với nhau một cách chặt chẽ hơn và minh bạch hơn là một chủ đề chính của cuộc thảo luận giữa các nhà lãnh đạo PLA và đoàn đại biểu Ủy ban Quân sự quốc tế (IMS) khi họ gặp nhau tại Bắc Kinh hồi tháng 2. NATO vốn tìm kiếm việc tăng cường đối thoại với PLA, đang nỗ lực xây dựng các cuộc gặp cấp cao thường xuyên mà họ lặng lẽ duy trì với Trung Quốc hai lần/năm, cũng như mở rộng các kênh thông tin đã thiết lập thông qua các đại sứ của Bắc Kinh ở Bỉ.

Trong phản ứng với việc Trung Quốc tăng cường các khả năng hải quân, Lầu Năm Góc - đang phải đối mặt với áp lực cắt giảm chi tiêu ngân sách 485 tỉ USD trong thập niên tới - đã bắt đầu các ưu tiên cho chiến lược “trục xoay” mới. Đô đốc Sam Locklear, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương (PACOM) trong tháng 3 sau khi dẫn dắt các lực lượng hải quân Mỹ ở châu Âu và điều phối hoạt động NATO tại Libya, đã nhận nhiệm vụ chuyển đổi PACOM thành đội quân tiên phong trong chiến lược quốc phòng mới của Mỹ.

Ở phạm vi rộng, chiến lược mới có nghĩa là củng cố sự hiện diện của Mỹ ở Thái Bình Dương nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Về phương diện ngoại giao, bộ Ngoại giao Mỹ đã tái khẳng định các cam kết an ninh với nhiều quốc gia trong khu vực và thúc đẩy quan hệ với những liên minh lâu dài như Nhật Bản, Philippines và Australia. Mỹ cũng đang đào sâu quan hệ với các quốc gia ASEAN. Tự thân PACOM đã và đang có những cuộc thương thảo về thỏa thuận an ninh song phương với Việt Nam, Singapore, Thái Lan, Campuchia và Philippines.

Trong khi một số nhà phân tích chính sách xem tương lai quan hệ đối tác NATO - ASEAN là điều quan trọng với ổn định khu vực, thì những người khác lại cảm thấy rằng, PACOM đủ khả năng và “miễn nhiễm” khỏi các phiền toái của một bộ máy quan liêu đa quốc gia để thành công trong việc đảm bảo các lợi ích chiến lược Mỹ tại Thái Bình Dương khi NATO nếm trải thất bại ở Trung Đông.

Từ quan điểm của Trung Quốc, sự tồn tại tiếp tục của NATO kể từ khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt, phương châm tồn tại của khối và việc khối mở rộng phạm vi, địa bàn hoạt động ra ngoài Bắc Đại Tây Dương đã tiết lộ vị thế thực sự của nó. Nhận thức chung ở Trung Quốc là NATO phần lớn là phương tiện truyền bá sự bá quyền và ưu thế quân sự của Mỹ trên toàn cầu. Bắc Kinh đặc biệt lo ngại về vai trò của khối này trong việc lật đổ các chế độ không mong muốn tại Afghanistan và Libya. Họ xem đó như là việc thiết lập một tiền lệ nguy hiểm.

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng thừa nhận mong muốn bình thường hóa và tăng cường quan hệ với NATO nếu như nó đáp ứng mục tiêu “trỗi dậy hòa bình” và hội nhập hài hòa vào hệ thống toàn cầu. Họ vẫn để ngỏ cho mọt cách tiếp cận đa phương và “tôn trọng” các vấn đề cả hai bên cùng quan tâm ví dụ như những mối đe dọa an ninh phi truyền thống như khủng bố, phổ biến vũ khí hạt nhân…

Khi hải quân Trung Quốc gia tăng sự quả quyết ở châu Á - Thái Bình Dương, thu hút sự chú tâm của Mỹ khỏi Đại Tây Dương, thì Bắc Kinh cũng không ngừng thúc đẩy những ảnh hưởng kinh tế và chính trị với châu Âu thông qua con đường thương mại và đầu tư.

Việc thiếu minh bạch liên quan tới các mục tiêu chiến lược của Trung Quốc đã được thảo luận trong chuyến công du của phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Mỹ hồi tháng 2. Ông Tập là người có quan hệ gần gũi với quân đội Trung Quốc hơn là chủ tịch đương nhiệm Hồ Cẩm Đào. Ông cũng là người được cho là sẽ kế nhiệm ghế chủ tịch Trung Quốc vào cuối năm nay. Trong buổi thảo luận với lãnh đạo Mỹ, ông Tập đã cam kết sẽ thúc đẩy việc khôi phục và mở rộng đối thoại quân sự Trung - Mỹ.

Hội đàm Tham vấn Quốc phòng tổ chức thường niên giữa các quan chức quân sự, dân sự cấp cao Trung Quốc và Mỹ đã “nguội lạnh” trong những năm gần đây với việc Mỹ tiếp tục bán lượng vũ khí lớn cho Đài Loan. Ông Tập đã nhấn mạnh rằng, sự hiện đại hóa và mở rộng quân sự của Trung Quốc hoàn toàn có tính chất phòng thủ, tốc độ gia tăng mạnh mẽ của nó đơn giản là phản ánh tính cần thiết đưa các lực lượng vũ trang lên một tầm mới tương xứng với tăng trưởng kinh tế, gia tăng dân số và vị thế quốc tế.

Hy vọng rằng, nỗ lực cải thiện đối thoại sẽ mang tới sự minh bạch rõ ràng hơn. Có thể trên thực tế, Trung Quốc đang tìm kiếm chủ yếu khả năng bảo vệ lãnh thổ và các tuyến đường biển vận chuyển năng lượng cũng như những tài nguyên khác từ Trung Đông và châu Phi tới nước này. Cũng có thể họ đang quả quyết và cứng rắn hơn trong các yêu sách chủ quyền kinh tế và lãnh thổ với toàn bộ Biển Đông.

Có thể họ đang phát triển khả năng để hỗ trợ những sứ mệnh đa quốc gia nhằm thúc đẩy hòa bình và ổn định thế giới cũng như khu vực. Hoặc có thể theo như một số nhà quan sát là họ đang làm suy yếu NATO và thiết lập sự cân bằng quyền lực ba bên - một trạng thái cân bằng chiến lược tạo điều kiện thuận lợi hơn giúp Trung Quốc quản lý các rủi ro toàn cầu nhằm mở rộng thị phần kinh tế ở châu Phi cũng như khu vực khác.

Trong bất kỳ trường hợp nào, một điều đang ngày càng rõ ràng hơn - là sự quyết đoán của Trung Quốc; sứ mệnh mới của PACOM trong việc tự khẳng định lại ở châu Á - Thái Bình Dương đang tạo tiền đề cho khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh lạnh mới.

Nguồn Vietnamnet.vn

Công nghiệp quốc phòng Belarusia – Sự phát triển từ gìn giữ những đặc trưng chuyên nghiệp.


Trong những năm gần đây, từ Liên bang Xô viết cũ, Belarusia đang nổi lên như một nước có nền công nghiệp Quốc phòng phát triển và có thế mạnh trong lĩnh công nghệ thông tin, điều khiển học và tự động hóa. Belarusia là một mẫu phát triển Công nghiệp quốc phòng phi đối xứng cần quan tâm và nghiên cứu học tập.

Hoàn cảnh mà lĩnh vực công nghiệp quốc phòng Bạch Nga sau khi Liên bang Xô viết tan rã mang lại những vấn đề phức tạp trái ngược nhau. Từ một phía, Bạch Nga có được một phần rất lớn nền công nghiệp quốc phòng trong tổng thể nền kinh tế - công nghiệp của Liên bang Xô viết – Nước cộng hòa Belarus có hơn 120 tổ hợp và các tập đoàn kinh tế, trong đó có 15 Viện nghiên cứu chuyên sâu và Viện thiết kế quân sự. Nhưng điểm mâu thuẫn là do lãnh thổ của Belarus nằm trên tuyến biên giới, do đó đã không xây dựng các tập đoàn sản xuất công nghiệp quốc phòng giai đoạn chế tạo hàng loạt và các hệ thống vũ khí trang bị đồng bộ.
 Trên thực tế chỉ có nhà máy sản xuất ô tô Minsk, sản xuất các xe kéo bánh hơi để lắp các hệ thống tên lửa, nhưng các xe kéo bánh hơi đó chưa phải là vũ khí. Nói chung các nhà máy, công xưởng của Belarusia trong trường hợp khẩn cấp sẽ là những nhà máy phụ trợ chỉ sản xuất các tổ hợp và các cụm thiết bị đặc chủng dành cho quốc phòng.
Mô hình phục hồi và đổi mới điển hình. 
Cho đến ngày nay trong nền công nghiệp quốc phòng của Belarus tổng số có tới 50 tổ hợp và các cơ sở công nghiệp. Đặc biệt trong quá trình chuyển đổi và tái cơ cấu nền quốc phòng đất nước, bộ máy quản lý và lãnh đạo nhà nước Belarusia đã giữ được hạt nhân của nền công nghiệp quốc phòng – các nhà máy cơ sở công nghiệp quốc phòng liên bang Xô viết, bao gồm cả 15 Viên nghiên cứu và Viện thiết kế quốc phòng, cơ cấu tổ chức mội quan hệ liên kết phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị nghiên cứu thiết kế và các đơn vị sản xuất các sản phẩm công nghiệp quốc phòng, đồng thời xây dựng hệ thống Nghiên cứu khoa học – Thiết kế chế tạo thử - Phát triển các giải pháp công nghệ, đồng thời quản lý giữ gìn các nguồn tài nguyên cung cấp cho nền công nghiệp quốc phòng (đất hiếm, tài nguyên khoáng sản quý…). Thành công đó có một yếu tố đóng vai trò chủ chốt là sự quan tâm theo dõi, kiểm soát đặc biệt của bộ máy quản lý nhà nước của Tổng thống Belarusia Alexander Lukashenko.
Tổng thống Belarusia Lucasenco
 Có thể nói chính xác rằng, kết quả của chính sách phát triển kinh tế đất nước có định hướng đúng đắn và có kế hoạch cụ thể, chính xác của Belarusia, nên công nghiệp quốc phòng xô viết sau năm 1991 đã chuyển đổi sang một tập hợp các cơ sở nghiên cứu phát triển công nghiệp quốc phòng có nội hàm gắn kết chặt chẽ, có định hướng cụ thể vào mục tiêu phát triển hàng loạt các ngành công nghiệp quốc phòng có tiềm năng và triển vọng lớn, dù ở Belarusia đang rất thiếu và yếu về các ngành này, đó là công nghệ thông tin quốc phòng, công nghệ truyền thông đa phương tiện, tự động hóa các hệ thống điều khiển, các hệ thống quang – điện tử, chế tạo thiết bị quốc phòng đa dụng, dựa trên thành quả của các nghiên cứu đó tiến hành phát triển các giải pháp hiện đại hóa các hệ thống vũ khí khí tài và các phương tiện trang bị quân sự ( không quân, tăng thiết giáp, phòng không) có nguồn gốc từ Liên bang Xô viết và nước Nga ngày nay. Đồng thời, Belarusia theo truyền thống vẫn là nhà sản xuất và cung cấp các thân xe bánh hơi và bánh xích đặc chủng cho công nghiệp quốc phòng Liên bang Nga.
Mối quan hệ kinh tế - chính trị chặt chẽ giữa Liên bang Nga và Belarusia không chỉ giữ được hợp tác quốc phòng tầm chiến lược giữa hai quốc gia, mà còn cho phép Minsk bước ra thị trường vũ khí quốc tế như mội nhà tái xuất khẩu của Nga và nhà cung cấp vũ khí trang bị của liên bang Nga trên hàng loạt các thị trường vũ khí quốc tế, đồng thời có quyền hiện đại hóa các vũ khí trang thiết bị cơ bản của Liên xô trước đây và của Liên bang Nga ngày nay trong mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các nhà phát triển cũng như các nhà sản xuất của Liên bang Nga.
Cuối cùng có thể thấy rằng, chính phủ Belarusia đã có thể từ sau năm 2000 đã giữ được nền công nghiệp quốc phòng có được, dù là tương đối hạn chế, nhưng có được những đơn đặt hàng quan trọng từ lực lượng vũ trang (những giải pháp phát triển công nghệ thông tin và hiện đại hóa vũ khí trang bị).
Khác hơn so với Liên bang Nga, nền công nghiệp quốc phòng Belarusia từ sau năm 1991 chỉ nằm dưới quyền quản lý và điều hành dưới quyền của một cơ quan nhà nước duy nhất, điều đó đã giảm đi rất nhiều những khó khăn trong điều hành công nghiệp quốc phòng và cơ cấu lại trong lĩnh vực quốc phòng. Cho đến năm 2003 cơ quan quản lý duy nhất nền công nghiệp quốc phòng là Bộ công nghiệp, các nhà máy sửa chữa vũ khí, khí tài quân sự trực thuộc quyền quản lý của Bộ quốc phòng. Vào tháng 12 năm 2003 để điều hành nền công nghiệp quốc phòng đã thành lập Ủy ban quản lý công nghiệp quốc phòng  cấp nhà nước Belarusia, quản lý và chỉ đạo điều hành toàn bộ các cơ sở, các đơn vị công nghiệp quốc phòng trên cả nước, bao gồm cả các nhà máy sửa chữa vũ khí trang bị. Tất cả các nhà máy, công xưởng, cơ sở công nghiệp quốc phòng đó trong thời kỳ Liên bang Xô viết là các đơn vị thuộc Nhà nước Belarusia, chỉ đến năm 2009 mới tiến hành cổ phần hóa và trở thành các tập đoàn kinh tế - quốc phòng, trong đó 100% cổ phần của các tập đoàn là tài sản của quốc gia..
Trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất quân sự và công nghiệp quốc phòng có ứng dụng công nghệ cao, hàng loạt các nhà công nghiệp tư nhân như ("Tetrahedron", "Minotor-Service" SEC "DELSY" ...). các nhà sản xuất tư nhân là những cơ sở công ty cổ phần, tách ra khỏi hệ thống tổ hợp công nghiệp quốc phòng truyền thống. và xây dựng được những quan hệ kinh doanh sản xuất ổn định trong lĩnh vực công nghiệp và lĩnh vực quân sự.
Ngày nay, các cơ quan quản lý nhà nước của Belarusia đã hình thành nền tảng hỗ trợ, đảm bảo cho sự phát triển công nghiệp quốc phòng, nhưng không phải là đa dạng nền công nghiệp quốc phòng, mà đi chuyên sâu theo hướng ưu tiên phát triển các chuyên ngành đặc thù theo định hướng của phát triển công nghiệp quốc phòng Belarusia.
Theo những thông cáo chính thức, sự phát triển của nền công nghiệp quốc phòng Belarusia với mục đích đảm bảo nhu cầu của lực lượng vũ trang Belarusia có những định hướng chủ yếu sau:
-          Hệ thống các tổ hợp phòng chống vũ khí có độ chính xác cao;
-          Hệ thống thông tin địa hình quân sự;  
-          Các phương tiện vận tải cơ động quân sự;
-          Tổ hợp máy bay không người lái và các hệ thống điều hành tác nghiệp;
-          Công nghệ thông tin, công nghệ truyền thông liên lạc đa phương tiện và công nghệ tự động hóa quân sự, công nghệ phần mềm chuyên biệt đảm bảo phát triển các hệ thống tự động thu thập thông tinh và điều hành tác chiến. v..v...
Đối tác chiến lược số 1
Nhà nước Belarusia hiểu rất rõ rằng, với tư cách là những nhà máy công nghiệp quốc phòng thứ cập, các nhà máy tổ hợp công nghiệp quốc phòng chủ yếu của liên bang Xô viết và thị trường vũ khí trang bị được nước Nga thừa kế như là người kế tục chính thức nền công nghiệp quốc phòng liên bang, do đó, nước Nga sở hữu một phần lớn các tập đoàn công nghiệp quốc phòng. Vì vậy, nhà nước Belarusia đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt, đặt lên hàng đầu mối quan hệ liên kết hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng với nước Nga. Từ năm 1994 hiệp định song phương giữa hai nhà nước về duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác chặt chẽ về quốc phòng, hiệp định hợp tác song phương đó có hiệu lực đến tận ngày này, cho đến năm 2010, số lượng các nhà máy, cơ sở công nghiệp liên bang Nga là đối tác của Belarusia lên đến hơn 400 đơn vị.  
Có thể thấy được số lượng những cụm khí tài trang bị được Belarusia cung cấp và xuất khẩu vào nước Nga như: hệ thống kính ngắm cho xe tăng thiếp giáp (Công ty cổ phần Peleng), các tổ hợp điều khiển bay và dẫn đường dành cho máy bay chiến đấu Su 27 UB, Su – 30, Su-33 (Tập đoàn Ekran); máy ảnh hàng không và tổ hợp đo các phần từ bay có độ chính xác cao cho các phương tiện bay (Bel OMO), màn hình cho các tổ hợp máy tính quân sự, hoạt động trong những điều kiện khắc nghiệp (Viện nghiên cứu thiết kế và chế tạo "Display”). Nhưng sự quan tâm đặc biệt của Liên bang Nga đối với các sản phẩm của nhà máy ô tô Minsk là các thân xe đặc chủng đa cầu để vận tải các tổ hợp tên lửa chiến lược Topol – M và  "Yars". Nhưng cũng dễ dàng nhận thấy rằng, các tổ hợp, nhà máy sản xuất của Belarusia nhìn tổng thể trong một phạm vi rộng lớn hơn thì việc chế tạo và xuất khẩu các chi tiết, cụm chi tiết và các cụm khí tài không đặt các nhà máy của Minsk vào đối tác xuất khẩu quan trọng tầm chiến lược.
Đối với xuất khẩu vũ khí trang bị, ngoài những đơn đặt hàng của Nga, Belaruasia có sự quan tâm đặc biệt đến xu hướng nâng cấp và cải tiến các vũ khí, trang bị được sản xuất từ thời kỳ Liên bang Xô viết, đây là những hướng phát triển phù hợp với năng lực và đem lại nhiều lợi ích cho nền công nghiệp quốc phòng của Belarusia, sửa chữa và dịch vụ bảo trì bảo dưỡng, chế tạo những bộ phận thứ cấp và cung cấp các bộ phận thứ cấp, các hệ thống tích hợp và xử lý thông tin của các hệ thống thu thập thông tin. Nhưng nhìn chung những kết quả thu được của Belarusia trên cơ sở hoàn thiện và nâng cấp các trang thiết bị của vũ khí Xô viết đối với các đơn đặt hàng từ nước ngoài có vẻ như khá mâu thuẫn và thường thì các nhà sản xuất công nghiệp quốc phòng Belarusia đóng vai trò nhà thầu phụ trong các dự án của Liên bang Nga trong các hợp đồng với nước ngoài. Chỉ có một ngoại lệ, đó là tổ hợp công nghiệp quốc phòng "Tetrahedron" nhận được các hợp đồng nâng cấp tên lửa phòng không tầm gần S-125M và Osa, đồng thời sản xuất hàng loạt các hệ thống hỗ trợ cho các tổ hợp tên lửa này.
Những khách hàng chủ yếu của các sản phẩm công nghiệp quốc phòng Belarusia giai đoạn mới này ngoài các nước nằm trong khối SNG còn có những nước đã và đang khai thác sử dụng các phương tiện, vũ khí trang bị của Liên xô, khách hàng hàng đầu là các nước Trung Đông và Trung Quốc.
Tổng thể chung trong lĩnh vực xuất khẩu vũ khí trang bị cho đến nay xứ sở Bạch nga vẫn thống lĩnh và hiện nay chiếm một thị phần quan trọng các loại vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật đời cũ từ thời Liên bang Xô viết, do tiếp nhận lại một phần rất lớn vũ khí trang bị của Quân khu Belarusia sau khi CCCP tan rã. Tân trang, sửa chữa, bảo dưỡng và nâng cấp sử dụng với một cấp độ cao hơn do các nhà máy sửa chữa số 140, 558 và 2566 thực hiện. Đồng thời, chính sách ưu đãi về giá cũng giúp cho Belarusia có ưu thế hơn hẳn đối với các nhà sản xuất và xuất khẩu trong nước Nga, do đó các đơn hàng về sửa chữa, nâng cấp Tăng thiết giáp sản xuất có nguồn gốc CCCP từ các nước thuộc thế giới thứ 3 đổ về Belarusia.
Ngoài ra, Belarusia, cũng như Liên bang Nga không có một cơ quan trung gian nào của nhà nước quản lý về xuất khẩu các sản phẩm quốc phòng. Xuất khẩu vũ khí trang bị thông qua các công ty nhà nước về xuất khẩu vũ khí trang bị  GVTUP "Belspetsvneshtechnika", công ty nhà nước cung cấp các dịch vụ công nghiệp quốc phòng ở nước ngoài GVTUP "Belvneshpromservice" và công ty nhà nước xuất khẩu công nghệ quốc phòng. Các công ty này được thành lập từ năm 1995 – 1996, nằm dưới sự điều hành và quản lý của Ủy ban quản lý nhà nước về công nghiệp quốc phòng Belarusia GVPK. Đồng thời có rất nhiều các nhà máy, các cơ sở sản xuất và tổ hợp công nghiệp quốc phòng có được quyền triển khai các hoạt động kinh doanh ở thị trường nước ngoài.  
Những sản phẩm chủ yếu
Mối quan tâm chủ yếu của Nga đối với nền công nghiệp quốc phòng Belarusia là những sản phẩm của nhà máy sản xuất ô tô Minsk, những xe tải siêu trường siêu trong đa cầu. Nhà máy ô tô Minsk là nhà máy chế tạo xe đặc chủng MAZa, nhà máy được quyền độc lập trong kinh doanh sản xuất từ năm 1991. Từ những năm 60-x đến nay, MAZ tiếp tục là nhà sản xuất và chế tạo chính các xe vận tải đa cầu cho các tổ hợp tên lửa chiến lược cơ động và các tổ hợp vũ khí trang bị khác của Liên bang Xô viết và Liên bang Nga ngày nay.
Hiện nay, các xe đa cầu siêu trường siêu trọng (MZKT) được cung cấp chủ yếu cho các đơn hàng của Liên bang Nga, xe 8 cầu MZKT-79221, được phục vụ là thân xe của các tổ hợp tên lửa Topol-M và Ярс, thân xe bốn cầu MZKT -7930 cho tổ hợp xe tên lửa mặt đất chiến thuật Iskander và hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển (Bastion – P) và Bal, đồng thời chế tạo nhiều loại xe vận tải, nạp đạn tên lửa và các xe đặc chủng khác, thân xe bốn cầu MZKT  79111 ( phương án nổi tiếng MAZ – 543) để sử dụng cho các tên lửa phòng không S – 300P, Pháo phản lực Smerch và nhiều tổ hợp vũ khí, trang bị chiến trường khác. Theo đơn đặt hàng của nước Nga Tập đoàn Almaz – Antei phát triển các thân xe 3 cầu MZKT -6922 cho hệ thống tên lửa chiến trường Osa – AKM, Tor – 2ME và Buk M2E, thân xe 5 cầu MZKT – 79292 cho hệ thống tên lửa S-400.
Ngoài giới hạn của các nước SNG, Belarusia có mối quan hệ hợp tác quốc phòng mở rộng với Trung Quốc, trong khuôn khổ hiệp định hợp tác quốc phòng từ năm 1997 đã cùng tiến hành những hoạt động sản xuất và xuất khẩu vũ khí trang bị, Belarusia đã chuyển giao công nghệ và xuất khẩu rất nhiều xe siêu trường siêu trọng sử dụng trong quân sự cho Trung Quốc. Trên thực tế, Trung quốc đã là bạn hàng chiến lược thứ 2 đừng sau Liên bang Nga.
Thực tế MAZa chưa bao giờ đóng vai trò có chủ chốt trong vấn đề cung cấp các xe vận tải bánh hơi cho Các lực lượng vũ trang Liên bang Xô viết. Trong giai đoạn năm 1990 – 2000 đã xuất xưởng loạt xe quân sự ba cầu 11 tấn MAZ – 6317, và xe hai cầu MAZ – 5315, nhưng các xe quân sự này biên chế chủ yếu cho lực lượng vũ trang của Belarusia.
Sản xuất và chế tạo xe vận tải bánh xích dành cho các tổ hợp tên lửa phòng không được tiền hành trên dây truyền sản xuất đặc chủng của Nhà máy chế tạo máy kéo Minsk (MTZ). Seria GM-355 được sản xuất phục vụ cho tổ hợp tên lửa phòng không Tor, seria GM-352 – dành cho các tổ hợp ZRPK 2S6 "Tunguska", các thân xe bánh xích này được xuất khẩu vào Nga từ những năm 90x đến 2000x. Các nhà sản xuất liên bang Nga định thay thế thân xe của Minsk bàng thân xe của nhà máy sản xuất toa xe "Metrovagonmash" (Mytischi), nhưng hiệu quả kinh tế không cao, do đó, nước Nga tiếp tục nhập khẩu GM-352/355. Đồng thời nhà máy MTZ cũng dần hoàn thiện các sản phẩm bánh xích của seria này. Hiện nay, đối với tổ hợp "Tunguska-M1" được giới thiệu thân xe đã nâng cấp và cải tiến GM-352M1, đối với tổ hợp "Panshir-C1" - GM 352M1E.
Để sửa chữa các thân xe MTZ vào năm 1991 tại Minsk đã hình thành công ty tư nhân "Minotor Service", công ty này thực hiện tất cả những đơn đặt hàng của Bộ quốc phòng Nga. Trong nhiều năm "Minotor Service" đã tích cực phát triển các gói thầu hiện đại hóa cho hàng loạt các xe bọc thép hạng nhẹ, được biên chế cho các các cơ quan quân sự của Belarusia đồng thời dành cho xuất khẩu ( hợp tác với Rosoboronexport) – nhưng cũng không có được những kết quả đặc biệt. Công ty cũng thử nghiệm phát triển như một nhà thiết kế riêng biệt. Trên cơ sở của thân xe seria GM-325/355 đã chế tạo xe trinh sát 2T "Stalker" (lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 2000) và xe vận tải bánh xích 3T "Mosquito". Nhưng cả hai mẫu xe này đều vẫn nằm ở mấu thử nghiệm.  
Trong lĩnh vực phòng không.
Tại thành phố Borisove có nhà máy sửa chữa các thiết bị, khí tài điện tử quân sự số 2566 (trước đây thuộc Bộ quốc phòng Liên bang Xô viết). Trong thời kỳ liên bang Xô viết đã sủa chữa các tổ hợp tên lửa S-75 và S-125, hàng loạt các chủng loại radar khác nhau. Nhà máy sẵn sàng sửa chữa các tổ hợp tên lửa S-200V. Sau năm 1992 nhà máy đã nâng cấp để sửa chữa các tổ hợp tên lửa phòng không S-300PT/PS, "Buk" và "Osa-AKM" ZRPK "Tunguska". Một danh sách lớn các loại radars khác nhau, các trang thiết bị trên mặt đất và các tổ hợp điều khiển trang thiết bị. Trong cơ cấu biên chế Công nghiệp quốc phòng đa quốc gia (MFPG) “Các hệ thống phòng thủ” nhà máy là một trong những cơ sở công nghiệp hàng đầu thực hiện nhiệm vụ hiện đại hóa tên lửa phòng không S-125M thoe phương án "Pechora-2M" với mục đích xuất khẩu, thực hiện các nội dung theo dự án hiện đại hóa các hệ thống phòng không của công ty tư nhân nghiên cứu và sản xuất các khí tài, trang thiết bị phòng không SPE "Tetrahedron" và Viện nghiên cứu tự động hóa điều khiển học NIISA cho hệ thống tên lửa Buk – MB.
Công ty tư nhân "Tetrahedron"  được thành lập năm 2001 do A.V.Vakhoski, một cán bộ khoa học quân sự - là một mô hình công nghiệp quốc phòng độc nhất sau thời kỳ Xô viết. Hướng phát triển kinh doanh sản xuất chủ yếu của doanh nghiệp là Hiện đại hóa tên lửa phòng không tầm gần S-125 theo các phương án "Pechora-2T" và phương án "Pechora-2TM". Trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty đã đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ khi thực hiện các hợp đồng với các nước trong khổi SNG và Châu Phi (đồng thời cũng tạo ra một sự cạnh tranh mạnh đối với các dự án của Nga). Trong giai đoạn hiện nay, lĩnh vực kinh doanh sản xuất của "Tetrahedron"  đã mở rộng sang cả các trang thiết bị, phương tiện khác như hiện đại hóa các đài radars phòng không, tên lửa vác vai Strela-10, tên lửa phòng không Osa đồng thời chế tạo các hệ thống tên lửa phòng không đơn giản đối với các đơn đặt hàng từ nước ngoài – AZ và T38 Stilet ( sử dụng tên lửa phòng không có điều khiển của Trung tâm thiết kế Kiev “Luch” phát triển dựa trên cơ sở hệ thống tên lửa Osa dành cho Azerbaijan.
Trong lĩnh vực các hệ thống phòng không, Viện nghiên cứu và thử nghiệm các thiết bị, khí tài tự động hóa (NIISA), đến năm 2010 công khai dưới thương hiệu Tổ hợp nghiên cứu khoa học và chế tạo các sản phẩm GNPO “Agat”. NIISA là nhà máy chế tạo và sản xuất quan trọng hàng đầu của Liên bang Xô viết trước đây về chế tạo các hệ thống tính hợp điều khiển các đơn vị và phương tiện chiến trường. Từ năm 1999 nội hàm được giao cho NIISA là tổ chức hàng đầu của Belarusia trong sản xuất các hệ thống tự động hóa tích hợp điều khiển các đơn vị vũ trang, vũ khí trang bị, trinh sát và tác chiến điện tử, trong đó có thông tin liên lạc, trang thiết bị hiển thị thông tin, máy tính điện tử, đài radar các loại. Sau năm 1992 trong Viện nghiên cứu đã thiết kế hàng loạt các hệ thống điều khiển tự động hóa cho các lực lượng vũ trang Bạc Nga, Liên bang Nga và dành cho xuất khẩu. Ví dụ, đài chỉ huy Không quân và đài chỉ huy Phòng không Panorama, đài chỉ huy Không quân Neman, đài chỉ huy các lực lượng Phòng không các cấp Poliana, Prostor, Ranzir, các trạm dẫn đường Sprut, và seria Bor, các đài điều khiển bay Buk và Coz, hệ thồng điều khiển Slem điều khiển tên lửa vác vai Igla, tổ hợp thiết bị lập trình để hiện đại hóa đài điều khiển tên lửa phòng không, đài điều khiển hỏa lực pháo binh. NIISA là nhà sản xuất và hiện đại hóa hàng đầu của Belarusia trong các phương án hiện đại hóa tên lửa phòng không Buk theo mã hiệu Buk – MB, tên lửa cải tiến Buk – MB được giới thiệu trên thị trường vũ khí vào năm 2005.
Hệ thống quang học và điện tử.
Giữa những cở sở sản xuất, công ty hoạt động có hiệu quả trong công nghiệp quốc phòng nổi bật là công ty Peleng của thành phố Minsk – mộ trong những nhà sản xuất hành đầu của Liên bang Xô viết trong lĩnh vực quang học và lĩnh vực quang điện tử. Hướng sản phẩm chình của Peleng từ trước đây và cho đến ngày nay là chế tạo các thiết bị quang học và tổ hợp kính ngắm cho xe tăng thiết giáp. Trong lĩnh vực hoạt động này, nhà máy đã chế tạo tổ hợp kính ngắm Puber – M, (dành cho xe bọc thép BMP- 2, tổ hợp kính quan sát toàn cảnh của trưởng xe dành cho các xe thiết giáp BMPT và xe tăng T-90 thế hệ cải tiến mới, các kính ngắm đa kênh quang ảnh nhiệt của pháo thủ Sosna, Sosna – U ( dành cho xe tăng T-72, bao gồm cả  phường án Rogatka và Buklet (dành cho xe BMP -3M), kính ngắm quang ảnh nhiệt một kênh Essa (T-90), Plisa (T-80U,T-90S) và Vesna-K (BMP-3), kính ngắm Soz – M, (BMP-3), đèn lases hồng ngoại PL -1. Các hệ thống được sử dụng rộng rãi trên các xe tăng, thiết giáp lực lượng vũ trang Liên bang Nga và được các cơ sở sản xuất Liên bang Nga lắp đặt trên các sản phẩm dành cho xuất khẩu. Sản xuất các sản phẩm quang điện tử Essa và Plita được hợp tác cùng với nhà máy cơ quang học  Vologod trong khuôn khổ chương trình hơp tác "Vizir". Sử dụng các ống camera quang ảnh nhiệt của Pháp trong seria Thales Catherine, sản phẩm được tích hợp bởi chương trình hợp tác của cơ sở sản xuất 3 nước Bạch Nga – Nga – Pháp “Sanoet”.  
Một nhà máy sản xuất rất nổi tiếng của Bạch Nga nữa là Tổ hợp công nghiệp quốc phòng cơ quang BelOMO. Tổ hợp xuất xưởng các sản phẩm – khí tài quang điện tử đặc biệt phức tạp về cấu trúc cơ quang và quang học - điện tử, bảo gồm cả các thiết bị dành cho không gian, hàng không, địa hình, các hệ thống theo dõi tầng ozon,  hệ thống quan trắc; trong linh vực tăng thiết giáp là các hệ thống ổn định tầm hướng kính ngắm, các khí tài lases chỉ thị mục tiêu, các khí tài nhìn đêm, kính ngắm dành cho các loại vũ khí bắn thẳng. Một phần lớn những sản phẩm được sản xuất trên cơ sở những nghiên cứu và phát triển của Tổ hợp công nghiệp quốc phòng Peleng. Trung tâm thiết kế chính của BelOMO là tổ hợp tư nhân LEMT tại thành phố Minsk, công ty cổ phần này thành lập vao năm 1992, hoạt động trong lĩnh vực thiết kế các loại ống quang học chuẩn trực và kính ngắm quang học, thiết bị đo xa lases và thiết bị chỉ thị mục tiêu.
Trung tâm thiết kế chế tạo tại Vitebsk “Display” là trung tâm hàng đầu (trong nhiều lĩnh vực là công ty duy nhất của khối SNG cung cấp những sản phẩm hiển thị thông tin (màn hình và màn display), các sản phẩm của Display là các sản phẩm đặc chủng được dùng cho môi trường khắc nghiệp của chiến trường. Phần lớn các sản phẩm được cung cấp cho các nhà chế tạo và sản xuất xe tăng, xe thiết giáp Liên bang Nga.
Tương tự như Liên bang Nga, Belarusia cùng có xu hướng phát triển mạnh mẽ của các nhà sản xuất cấp nhà nước và cấp tư nhân công nghiệp quốc phòng theo hướng thiết kế, chế tạo những máy bay không người lái. Như nước Nga, kết quả thực tế của những sản phẩm đó không có giá trị trong thực tế, mà phần lớn các dự án đó thuần túy mang tính chất bán thủ công nghiệp. Các máy bay không người lái, được thiết kế và chế tạo bởi Viện hàn lâm kỹ thuật quân sự Belarusia (kết hợp với Viện công nghệ vật lý của Viện hàn lâm khoa học Belarusia), NIISA,  Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên "Sistemtroniks" dưới thương hiệu Công ty xuất khẩu công nghệ Belarusia "Belspetsvneshtechnika", nhà máy sản xuất các thiết bị radio – điện tử ZAO “MTK” (hợp tác cùng với công ty Novik – XXI của liên bang Nga), phòng thí nghiệm máy bay không người lái độc lập Independent Development Laboratory INDELA” – chi nhánh của  phòng thí nghiệm tại Nga Kvand, “ Belmicrowave”, Viện thiết kế Mir, nhà máy số 558 và các nhà máy sửa chữa máy bay của thành phố Minsk.
Năng lực sửa chữa trang thiết bị.
Các nhà máy sửa chữa của Belarussia sau thời kỳ Liên bang Xô viết đóng vai trò quan trọng trong nền công nghiệp quốc phòng của nước Cộng hòa Bạch Nga và khả năng xuất khẩu quốc phòng, cho phép nền công nghiệp quốc phòng có khả năng tự sửa chữa và hiện đại hóa trên diện rộng các loại vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh có nguồn gốc sản xuất từ Liên bang Xô viết.
Nhà máy số 140 tăng thiết giáp là nhà máy hàng đầu sửa chữa xe tăng, xe thiết giáp của khu vực phòng thủ Belarusia. Nhà máy có khả năng sửa chữa đại tu các xe tăng Т-55, Т-72, Т-80, và các xe bộ binh cơ giới BМP-1, BМP-2, BТR-60, BТR-70, BТR-80, BRDМ-2, các thân xe trên sac xi cơ bản của các loại xe đã nêu và các động cơ diesel tương đương. Nguồn thu tái chính chủ yếu từ đại tu các xe tăng, thiết giáp của quân đội Belarusia, đồng thời nâng cấp và xuất khẩu các xe nằm trong biên chế của quân đội Belarusia và Liên bang Xô viết còn lại (đại tu các xe T-80BV, xuất khẩu cho Iemen vào năm 2010 - 2011).
Nhà máy số140 là nhà máy hàng đầu trong chương trình hiện đại hóa tăng thiết giáp của Belarusia, được triển khai vào đầu những năm 2000-x, khi được giới thiệu các mẫu xe tăng nâng cấp T- 72 ( với hệ thống kính ngắm quang ảnh nhiệt Tisas) và xe BMP-2 với tổ hợp kính ngắm Rubez – M). Hợp tác với công ty Slovakia Metapol và công ty Logos Moscow vào năm 2001 đã thiết kế các mẫu xe cải tiến BMP-1 (Cobra –S) và BTR- 70 (Cobra-C) có lắp đặt các module tháp pháo Cobra với pháo tự động 30-mm. Trong sự phát triển tương lai dự án Cobra – C đã phát triển giải pháp phương án BTR “Cobra-C2”. Đã sản xuất một số lượng không lớn BMP Cobra-C cho lực lượng vũ trang Belarusia, nhưng nói chung chương trình hiên đại hóa phương tiện tăng thiết giáp không được sản xuất dây truyền hàng loạt và đến giai đoạn hiện nay đã bị đóng băng hoàn toàn. Vào những năm gần đây nhà máy bắt đầu đưa ra những dự án tài chính để hiện đại hóa xe BTR-60 và BTR-70 (thay thế động cơ xăng thành động cơ diesel, va chế tạo thử các mẫu xe trinh sát nâng cấp BRDM – 2MB1.
Môt cơ sở sửa chữa quân sự quan trọng nữa là nhà máy sửa chữa máy bay 558 ở Baranovichi, nhà máy chuyên sửa chữa các loại máy bay Tu – 16, Su – 17/22 và Su-27. Khi Belarusia độc lập, nhà máy có khả năng sửa chữa Su-25, MiG 29, An -2 và máy bay trực thăng Mi-8, Mi-24. Như vậy, nhà máy trở thành cơ sở sửa chữa chính của lực lượng không quân Belarusia, có khả năng tiến hành sửa chữa tất cả các máy bay chủ yếu của hàng không Belarusia.
Nhờ những giải pháp năng động, sáng tạo cho các hoạt động kinh tế đối ngoại, được thực hiện từ giai đoạn sửa chữa máy bay Su-22, trong các mối quan hệ với các lực lượng không quân nước ngoài, đồng thời có cơ chế kinh doanh với giá cả rất cạnh tranh trong các hoạt động sản xuất của nhà máy 558. Giai đoạn 20 năm doanh nghiệp đã năng động và tích cực sửa chữa các trang thiết bị, phương tiện hàng không có nguồn gốc từ Liên bang Xô viết cho các khách hàng nước ngoài, trở thành một trung tâm sửa chữa máy bay chiến đấu của SNG. Sau năm 1992, đại tu sửa chữa máy bay chiến đấu được thực hiện đối với 20 nước không tính đến các nước thuộc Liên bang Xô viết, chỉ từ năm 1996 đến 2010 nhà máy 558 đã tiến hành đại tu cho hơn 400 máy bay chiến đấu các loại.
Nhà máy 558 đã tham gia vào chương trình hiện đại hóa máy bay chiến đấu của không quân Belarusia. Vào cuối những năm 90-x, nhà máy đã tiến hành hiện đại hóa một máy bay cương kích Su- 25UB, nhưng dự án không được phát triển rộng. Vào năm 2001 – 2005 nhà máy với sự tham gia của một tổ hợp công nghiệp hàng không của Nga "Russian Avionics" phát triển theo giải pháp của Belarusia nâng cấp máy bay MiG-29 (ký hiệu – MiG – 29BM) và Su-27-UB (Su-27-UBM1), trong thực hiện chương trình đã nâng cấp ít nhất là 8 chiếc MiG 29 và 4 chiếc Su-27UB của không quân Belarusia, sau đó chương trình hiện đại hóa không được triển khai tiếp vì vấp phải các điều kiện khó khăn về tài chính. Đồng thời Không quân Belarusia cũng tiến hành hiện đại hóa máy bay trực thăng Mi-8 MT và Mi-8MTKO1 được trang bị kính quan sát và kính ngắm tầm nhìn quay vòng 360o của hệ thống GOES – 321M sản xuất từ UOMZ -УОМЗ. Dự án phát triển tiếp theo của nhà máy là phương án hiện đại hóa Su-27 UBM1 thành -  theo tên của dự án là Su-27 UBM2, trong giai đoạn 2008 – 2010 tại nhà máy đã hiện đại hóa 4 máy bay Su – 27 UB của lực lượng không quân Kazakhstan.
Nhà máy 558 cũng phát triển những giải pháp cho hàng loạt các hệ thống hàng không quân sự. Nhà máy đã phát triển các thiết bị tác chiến điện tử treo dạng containers "Satellite" và " Satellite -M" được lắp trên máy bay Su – 27 UBM2 của Kazakhstan, hệ thống kiểm soát và cảnh báo sớm Vector, tổ hợp hiệu chỉnh và lên phương án tấn công  Module – A sử dụng các thiết bị định vị vệ tinh GPS và GLONASS với 2 loại bom hàng không có điều khiển 250 kg và 500 kg.
Nhà máy sửa chữa máy bay từng thuộc của Liên bang Xô viết mang số hiệu 571 Balbasove ngoại ô thành phố Orsha có nhiệm vụ cơ bản là chuyên sâu sửa chữa các máy bay ném bom Tu-16 và Tu – 22M3, nay đổi tên thành nhà máy sửa chữa máy bay Orsha và hoàn toàn chuyển hướng sang đại tu sửa chữa các máy bay trực thăng Mi-8, Mi 24 và Mi 26, trong giai đoạn gần đây đang nỗ lực và rất hiệu quả trong hoạt động kinh doanh sản xuất: sửa chữa và nâng cấp các loại này dành cho các khách hàng nước ngoài.
Bằng chính sách định hướng đúng đắn có sử dụng các lợi thế có được từ sau thời kỳ Liên bang Xô viết. Belarusia đã giữ lại được nền công nghiệp quốc phòng với những tính chất đặc thù và nỗ lực phát triển, sử dụng công nghiệp quốc phòng để phát triển khoa học công nghệ hiện đại trong lĩnh vực quốc phòng và lĩnh vực công nghệ dân sự như công nghệ thông tin, truyền thông, quang học, điện tử…Khác hơn nhiều nước khác thuộc liên bang Xô viết. Belarusia không cố gắng tự đảm bảo cho mình độc lập phát triển sản xuất các loại vũ khí, trang thiết bị quân sự cơ bản, đạn các loại…, điều đó  thực sự sáng suốt trong định hướng phát triển công nghiệp quốc phòng nhìn từ góc độ kinh tế, phương án này đã giảm thiểu sự tiêu hao cơ sở vật chất và tài nguyên khoáng sản quý hiếm. Nhu cầu về phương tiện chiến tranh cơ bản như thân xe chiến đấu, các hệ thống hỏa lực, vũ khí trang bị và đạn, cơ sở vật chất Belarusia sẽ nhập khẩu từ nước Nga, trong điều kiện ưu đãi về thuế quan dành cho các quốc gia Liên minh và Hiệp ước liên minh về an ninh quốc  chung của các quốc gia thuộc Liên bang xô viết (ODKB).
Biên dịch: Trịnh Thái Bằng.Tech.edu
quocphonganninh.edu.vn
Nguồn Blog Hotrungnghia

Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2012

“Tay không” mở khóa Excel sheet được bảo vệ bằng mật khẩu

Chuyện quên mật khẩu là chuyện bình thường ở huyện. Cũng may là với trường hợp file Excel bị khóa như bài viết bên trên, bạn có thể dễ dàng bẻ khóa theo cách sau :

- Đổi tên file Excel bị khóa từ “.xlsx” sang “.zip”
 - Giải nén file Zip vừa mới đổi tên bên trên. Sau đó truy cập vào thư mục “xl > worksheets” :
 - Dùng Notepad để mở sheet đang bị khóa. Ở đây tôi chọn “sheet1.xml”
 - Bạn tìm đến thẻ “sheetProtection” và xóa giá trị của thuộc tính “password”. Ví dụ ở hình bên trên, bạn thấy password=”ADE3F2″, giờ hãy sửa nó thành password=”" và lưu lại.

- Trở về thư mục gốc, chọn tất cả nội dung, nhấp chuột phải và chọn “Send to > Compressed (zipped) folder” như hình dưới.
- Sau đó đổi tên file zip vừa mới tạo thành file Excel “.xlsx” như ban đầu.

- Mở file Excel bên trên và bấm nút “Unprotect Sheet” để mở khóa, hộp thoại yêu cầu nhập mật khẩu sẽ không hiện ra nữa
Nguồn anhhangxomonline.net

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Đóng mới tàu Cảnh sát biển có sân đỗ trực thăng

Ngày 20/6 tại Đà Nẵng, Công ty Sông Thu (Bộ Quốc phòng) đã làm lễ đặt ky đóng mới tàu đa năng DN 2000 có sân đỗ máy bay trực thăng cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
 Ngày 20/6, tại Đà Nẵng, trước sự chứng kiến của Trung tướng Nguyễn Đức Lâm, Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp quốc phòng và Trung tướng Phạm Đức Lĩnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát biển Việt Nam, Công ty Sông Thu (thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng - Bộ Quốc phòng) đã làm lễ đặt ky đóng mới tàu Cảnh sát biển đa năng ký hiệu DN 2000 cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
Đại tá Hà Sơn Hải, Tổng Giám đốc Công ty Sông Thu cho hay, sau loạt tàu kéo cứu nạn 3.500 CV, tàu đa năng DN 2000 là con tàu hiện đại nhất của Cảnh sát biển Việt Nam, được thiết kế theo tiêu chuẩn châu Âu.

Điểm đặc biệt của tàu DN 2000 so với các tàu cảnh sát biển mà Công ty Sông Thu đã đóng cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam là trên tàu này có sân đỗ máy bay trực thăng nằm ở phía đuôi tàu.
Tàu CSB 9003 do Công ty Sông Thu đóng mới cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam - Ảnh: HC
 "Tàu DN 2000 có thể hoạt động ở mọi điều kiện thời tiết, mọi cấp sóng với thời gian 30 ngày đêm liên tục trên biển. Trong tình hình biển Đông hiện nay, việc đóng mới tàu DN 2000 sẽ góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước ta, giữ gìn những thành quả mà cha ông chúng ta để lại và thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 4 khoá X của Đảng về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020" - Đại tá Hà Sơn Hải, Tổng Giám đốc Công ty Sông Thu nhấn mạnh.
Trung tướng Phạm Đức Lĩnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát biển Việt Nam nêu rõ, tàu DN 2000 có chức năng và nhiệm vụ tuần tra bảo vệ chủ quyền biển, đảo, tìm kiếm cứu nạn, thực thi pháp luật trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam cũng như trên vùng biển quốc tế khi có yêu cầu... DN 2000 cũng được thiết kế để cứu kéo các tàu bị nạn có lượng giãn nước đến 2.200 tấn.

Được biết, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 9/1998. Đây là một lực lượng chuyên trách đa chức năng của Nhà nước thực hiện việc quản lý về an ninh, trật tự an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia trên các vùng biển và thềm lục địa của Nước CHXHCN Việt Nam.
Việc đóng mới các tàu kéo cứu nạn 3.500CV thời gian qua cũng như đóng mới tàu đa năng DN 2000 hiện nay là nhằm tăng cường, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh trên biển, phòng chống ô nhiễm môi trường, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục các sự cố trên biển đã được quy định rõ tại Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát biển số 04/1998 (ngày 28/3/1998) và Nghị định 53/1998 (ngày 21/7/1998) của Chính phủ.
Nguồn Giaoduc.net.vn

Việt Nam thử nghiệm thành công giá súng điều khiển từ xa

Việt Nam vừa thử nghiệm thành công hệ thống giá điều khiển đa năng mang súng 12,7mm hoặc 14,5mm, có khả năng tự động bám ảnh mục tiêu.

Ngày 31/5/2012 vừa qua có lẽ là một trong những ngày đáng nhớ nhất của Đại úy Nguyễn Văn Hùng, Phó trưởng Phòng Nghiên cứu phát triển, Viện Vũ khí (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng). Đó là ngày mà anh và các cộng sự đã thử nghiệm thành công hệ thống giá điều khiển đa năng mang súng 12,7mm hoặc 14,5mm, có khả năng tự động bám ảnh mục tiêu tại Trường bắn Quốc gia khu vực 1. Đây là sản phẩm được nghiên cứu thiết kế hoàn toàn mới, giúp vũ khí có thể tự động “bám” theo mục tiêu và có ý nghĩa thực tiễn cao.
Nói về hệ thống giá điều khiển đa năng-sản phẩm mà anh và đồng đội đã bỏ nhiều công sức, trí tuệ để nghiên cứu chế tạo thành công, Đại úy Nguyễn Văn Hùng tự hào: “Đây là hệ thống giúp vũ khí trở nên “thông minh” hơn khi có thể tự động “bám” theo mục tiêu di động và tiêu diệt mục tiêu một cách chính xác”.
Giá điều khiển đa năng là thiết bị được ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại. Giá có thể được lắp các loại súng 12,7mm hoặc 14,5mm và nhờ có phần mềm xử lý ảnh cũng như hệ thống điều khiển hiện đại, súng có thể tự động “bám” theo các loại mục tiêu di động với vận tốc lên tới 100km/giờ và nổ súng tiêu diệt với xác suất trúng đích cao.
So với vũ khí truyền thống, hệ thống giá điều khiển đa năng có nhiều tính năng ưu việt hơn hẳn, cho phép trắc thủ tác chiến ở vị trí được che chắn, bảo vệ như trong ca-bin, hầm… với kíp chiến đấu ít người (một người điều khiển súng, một người chuẩn bị đạn).
Lãnh đạo Bộ tổng tham mưu kiểm tra hệ thống giá điều khiển đa năng tại trường bắn.
Nhờ có chế độ tự động điều khiển bám theo mục tiêu di động, tự động tính góc bắn đón nên cho phép rút ngắn thời gian ngắm bắn tiêu diệt mục tiêu và không phụ thuộc nhiều vào kỹ năng của xạ thủ. Hơn nữa, đường ngắm camera được thiết kế song song với nòng súng bảm đảo sự đồng bộ tin cậy giữa thiết bị ngắm và nòng súng, giúp tăng độ chính xác bắn mục tiêu di động trong thời gian ngắn. Giá có phạm vi góc hướng là n*3600, phạm vi góc tầm từ -200 đến +850; tốc độ lớn nhất của góc hướng, góc tầm 600/s; khả năng quan sát lớn nhất lên đến 3km. Giá có 2 chế độ điều khiển: Quay tầm, hướng bằng Joystick hoặc tự động bám theo mục tiêu nhờ phần mềm xử lý ảnh.
Hệ thống giá điều khiển đa năng mang súng 12,7mm và 14,5mm có khối lượng nhỏ, gọn (khối lượng giá khi chưa có súng, đạn khoảng 250kg). Hệ thống gồm 4 thành phần chính: Giá điều khiển đa năng (là khối chấp hành quay tầm hướng, mang súng và cụm khí tài quan sát); giá trung gian mang súng và hộp đạn đồng bộ (mỗi loại súng khác nhau lắp trên giá điều khiển đa năng cần 1 loại giá trung gian); cụm khí tài quan sát; tủ điều khiển (là trung tâm của hệ thống, có màn hình quan sát, bàn điều khiển, máy tính và phần mềm điều khiển, phần mềm xử lý ảnh). Thông qua tủ điều khiển, xạ thủ có thể quan sát, chọn mục tiêu ra lệnh bắn.
Theo Đại úy Hùng, hệ thống giá điều khiển đa năng là sản phẩm được kết hợp giữa phần mềm thông minh tự động bám ảnh mục tiêu; kết cấu cơ khí gọn nhẹ, chính xác và phần điện điều khiển hoạt động ổn định, tin cậy. Tính năng và chất lượng của sản phẩm đã được khẳng định qua những lần bắn thử và đặc biệt được khẳng định lại ở cuộc bắn trình diễn cấp Bộ Quốc phòng ngày 31/5 vừa qua.
“Hệ thống có thể tiếp tục phát triển để gắn trên tàu hải quân, biên phòng cũng như các phương tiện cơ động… nhằm nâng cao hiệu quả trong tác chiến”-Đại úy Đại úy Nguyễn Văn Hùng chia sẻ.
Theo Báo Quân đội Nhân dân

Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang