Military Review - Việt Nam đã mua từ Belarus một số lượng lớn loại radar phòng không RV-01/Vostock-E, và có thể được triển khai ở vùng Biển Đông Việt Nam( vùng biển phía Nam Trung Quốc).
Su-30MK2 hạ J-20 |
Theo phân tích, loại radar này tốt hơn so với các sản phẩm tương tự ở Nga, với khả năng phát hiện cả máy bay tàng hình, Việt Nam triển khai loại radar này nhằm mục tiêu để kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông với loại máy bay chiến đấu tàng hình mới J-20. Ngoài ra, việc tăng cường hợp tác kỹ thuật - quân sự với Belarus, Việt Nam trong lĩnh vực phát triển vũ khí có thể thoát khỏi sự phụ thuộc quá nhiều vào Nga. Đoàn đại biểu Uỷ ban công nghiệp quân sự của Belarus trước khi kết thúc chuyến thăm Việt Nam, hai bên đã ký một thỏa thuận hợp tác quốc phòng mới. Trọng tâm hợp tác được thực hiện trong ngành công nghiệp quốc phòng về hợp tác nghiên cứu và phát triển (R & D) cũng như đào tạo kỹ thuật
Theo "Military Review" của Nga, trên thực tế, Việt Nam và Belarus đã có các cuộc đàm phán bao gồm rất nhiều nội dung cụ thể, quan trọng nhất trong đó là về radar RV-01/Vostock-E . Từ năm 2005, Việt Nam đã nhập khẩu bộ hệ thống radar RV-01/Vostock-E , radar đã được trang bị trong lực lượng phòng không của Việt Nam. Việt Nam trong những năm gần đây liên tiếp mua từ Belarus các bộ phận của loại radar RV-01/Vostock-E, để thực hiện việc sửa chữa nâng cấp và bảo trì.
Ảnh - Quansuvn.net |
Radar "Rau muống" Việt Nam (RV-01/Vostock-E) được Văn phòng Agat/KB Radar (CH Belarus) thiết kế và đã được Việt Nam nghiên cứu cải tiến một số tính năng, nhằm phát hiện các mục tiêu bay, tự động bám và phân loại mục tiêu cũng như truyền dữ liệu tới các hệ thống kiểm soát và chỉ huy tích hợp. Sau khi hoàn thành thủ nghiệm 1 hệ thống, hiện Quân chủng Phòng không - Không quân đang tiến hành trang bị đại trà cho các đơn vị radar cảnh giới.
Đặc tính tiên tiến:
- Cảnh giới tầm xa với độ chính xác cao, đặc biệt là có thể phát hiện rất hiệu quả các mục tiêu bay cỡ nhỏ và mục tiêu bay có tính năng tàng hình.
- Có khả năng cơ động đặc biệt theo kiểu "bắn và chạy" nhờ thời gian triển khai và thu hồi cực nhanh, không quá 6 phút với kíp chiến đấu chỉ gồm 2 người.
- Tăng khả năng kháng nhiễu và độ tin cậy
- Tác chiến hoàn toàn tự động, bao gồm phát hiện và bám các mục tiêu bay
- Hệ thống thu thập và xử lý tín hiệu số tiên tiến và hiệu quả cao
- Radar có khả năng sống sót cao nhờ khả năng đối phó tốt đối với các loại tên lửa chống radar.
Một hệ thống radar bao gồm:
- Xe mang antenna cùng thiết bị
- Trạm điều khiển tự động từ xa
- Máy phát điện diesel
Toàn bộ hệ thống gồm radar, trạm điều khiển và máy phát điện có thể được đặt trên khung gầm của 1 hoặc 2 xe vận tải việt dã 6x6. Trạm điều khiển tự động có thể triển khai cách xe antenna và thiết bị tới 500m. Để bảo vệ radar khỏi các tên lửa tầm nhiệt, máy phát điện có thể đặt cách radar tới 50m.
Theo nhà thiết kế, "Rau muống" Việt Nam – 01 (bản nguyên mẫu, chưa được Việt Nam cải tiến) có khả năng phát hiện máy bay tàng hình F-117A Nighthawk bay ở độ cao 10.000m từ cự ly 72km trong môi trường nhiễu mạnh và máy bay chiến đấu từ khoảng cách 350km nếu không bị nhiễu. Vì là radar mạng chủ động, nên nó có thể hoạt động trong điều kiện tốc độ gió lên tới 35m/s. Radar có khả năng bám cùng lúc không dưới 120 mục tiêu bay khác nhau. Một hệ thống bản đồ số cho phép radar hoạt động thuận tiện, hiển thị các tham số về mục tiêu. Rau muống Việt Nam có thể dễ dàng được tích hợp với các hệ thống thông tin tình báo chỉ huy C3I (C4I) nhờ hệ thống truyền dữ liệu số.
Thông số kỹ thuật (bản nguyên mẫu, chưa được Việt Nam cải tiến):
Tầm trinh sát: 360km
Cự ly phát hiện mục tiêu hoạt động tại độ cao 10.000m với xác suất hoang báo là 0,9 cho mỗi vòng quét trong môi trường có nhiễu (tương ứng công suất nhiễu tại an-ten phát nguồn nhiễu là 200W/MHz và cự ly từ đài tới nguồn nhiễu là 200km):
- Máy bay B-52: từ khoảng cách 255km
- Máy bay F-16: từ khoảng cách 133km
- Máy bay tàng hình F-117A: từ khoảng cách 72km.
Bám sát đủ tham số cùng lúc: 120 mục tiêu
Nhận dạng mục tiêu: 5 loại.
Theo báo cáo, trong các cuộc đàm phán, phía Việt Nam đề nghị Belarus bán 20 bộ radar RV-01/Vostock-E . Belarus đã không chỉ đồng ý yêu cầu này của phía Việt Nam, mà còn mời các nhân viên kỹ thuật thuộc lực lượng phòng không Việt Nam đến thành phố Minsk để đào tạo giúp họ có thể sử dụng tốt hơn loại radar này. Phía Việt Nam cho biết rằng lực lượng kỹ thuật công nghệ xương sống của lực lượng phòng không đã được gửi sang Belarus và tháng Sáu năm nay, họ được đào tạo kỹ thuật trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng.
Hệ thống RV-01/Vostock-E mà Việt Nam đã mua trước đây có thể được triển khai ở bờ biển phía bắc Vịnh. Trong tháng 8 năm 2011, truyền hình nhà nước Việt Nam công bố một loạt các hình ảnh về Quân đội nhân dân Việt Nam trong các cuộc diễn tập, xuất hiện trong cuộc diễn tập ở bờ biển Vịnh Bắc Bộ có loại radar RV-01/Vostock-E , đó là lần đầu tiên loại thiết bị radar hiện đại này được phía Việt Nam tuyên bố công khai.
Lưới phòng không Việt Nam năm 1972 |
Cũng đáng và cần phải nhắc đến rằng là loại radar RV-01/Vostock-E có thể dễ dàng tích hợp cùng toàn bộ các hệ thống phòng không của họ, có thể chỉ huy và kiểm soát hệ thống, có nghĩa là sau khi nó phát hiện và khóa các mục tiêu máy bay chiến đấu của đối phương, nó thể nhanh chóng lựa chọn các loại vũ khí phòng không và thông tin để thực hiện việc tấn công trước tiên.
Việc mối quan hệ quốc phòng Belarus và Việt Nam ngày càng sâu sắc ngoài việc nhằm đa dạng hóa nguồn cung cấp các trang thiết bị quân sự cũng như và củng cố cơ sở nền tảng ngành công nghiệp quốc phòng của Việt Nam, Việt Nam còn tránh sự phụ thuộc quá nhiều vào Nga. Chiến lược này được coi là đã thành công. Theo các chuyên gia vũ khí phương Tây phân tích cho thấy rằng loại radar RV-01/Vostock-E của Belarus tốt hơn nhiều so với loại tương tự mà Nga đã bán cho Việt Nam.
Hợp tác kỹ thuật- quân sự giữa Việt Nam và Belarus tiếp tục thực hiện sâu sắc hơn nữa và để thúc đẩy quan hệ thương mại quân sự song phương, các công ty buôn bán vũ khí của Belarus đã quyết định thiết lập văn phòng tại Việt Nam. Ngoài radar, hai nước cũng có thể hợp tác trong lĩnh vực như xe tăng, máy bay vận tải,... hợp tác kỹ thuật- quân sự với Việt Nam sẽ được tăng cường rất nhiều. Ngoài Nga và Belarus, Việt Nam vẫn đang tìm kiếm các đối tác quân sự khác, bao gồm cả Ukraine, Cộng hòa Séc, Ba Lan, Indonesia và Hàn Quốc.
Hiện nay, Việt Nam và các nước này đã ký kết các thỏa thuận để tiếp tục tìm kiếm cơ hội hợp tác. Ngoài ra, với công nghệ quân sự tiên tiến, Pháp, Đức và Vương quốc Anh đang hướng tầm nhìn vào Việt Nam. Nếu Việt Nam có thể xâm nhập vào thị trường công nghệ vũ khí của các nước châu Âu, sức mạnh quân sự của Việt Nam sẽ được đưa lên một mức độ cao hơn.
Theo: Roll.sohu, Quansuvn.net
Nguồn BlogHotrungnghia
Nguồn BlogHotrungnghia
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)