Diễn đàn quân sự Hàn Quốc /15 – 8 - 2012, hãng thông tấn
Nga tờ Novosti cho biết họ đã hoàn tất chiếc tàu ngầm Lớp Kilo đầu tiên
cho hải quân Việt Nam, với việc tàu ngầm Lớp Kilo sẽ được hạ thủy và thử
nghiệm vào cuối tháng này, và những tác động gì của sự việc này đối với
hệ thống sức mạnh trong khu vực.
Nếu
hợp đồng 6 tàu ngầm Lớp Kilo của Việt Nam đặt Nga tất cả đều diễn ra
suôn sẻ thì hệ thống sức mạnh hiện có trong khu vực Đông Nam Á sẽ có xu
hướng thay đổi, trong hệ thống quyền lực sức mạnh của khu vực này từ
trước tới nay đại diện là Thái Lan sẽ trở nên lạc hậu. Với việc Trung
Quốc có ý định chiến lược chào mời các nước trong khu vực Đông Nam Á
nhất là Thái Lan mua tàu ngầm và các trang thiết bị liên quan cũng như
hợp tác kỹ thuật – quân sự liên quan cũng như việc xuất khẩu công nghệ
của Trung Quốc sang đây, và động thái Việt Nam mua tàu ngầm Lớp Kilo từ
Nga có thể sẽ đẩy các cường quốc trong khu vực trở thành quốc gia lạc
hậu về tàu ngầm ở châu Á và quay về với Trung Quốc.
Gần
đây, theo hãng thông tấn Itar – Tass cho biết, Việt Nam đã đặt mua từ
Nga 6 tàu ngầm Lớp Kilo và chiếc tàu đầu tiên đã được hoàn thành và sẽ
đi vào thử nghiệm vào cuối tháng này. Việt Nam sẽ là nước mua lớn nhất
tàu ngầm Lớp Kilo của Nga sau Trung Quốc và Ấn Độ. Hơn thế nữa phiên bản
tàu ngầm Lớp Kilo mà Việt Nam đặt mua lại là loại cao cấp hơn cả loại
tàu ngầm Lớp Kilo 636 của Nga và Ấn Độ và cả Trung Quốc đang sử dụng,
tàu ngầm này được trang bị hệ thống công nghệ mới nhất cũng như được
trang bị loại tên lửa Club –S với tầm tấn công lên tới 220 km.
Nếu
tàu ngầm Lớp Kilo của Trung Quốc được nâng cấp thì nó cũng sẽ có thể
đạt khả năng tương tự, nhưng với 6 tàu ngầm Lớp Kilo thì cán cân sức
mạnh chiến đấu ở khu vực Đông Nam Á đã thay đổi và buộc các nước Đông
Nam Á, đặc biệt là Thái Lan chọn con đường quay lại với Trung Quốc.
Chúng
ta đều biết rằng sức mạnh kinh tế của các nước Đông Nam Á là không lớn
lắm, mà việc trang bị cho lực lượng hải quân lại là chi phí cực kỳ đắt,
do đó các quốc gia này sẽ luôn luôn đưa ra những động thái thận trọng
khi phát triển lực lượng và sức mạnh hải quân. Như vậy trong một thời
gian dài nữa không chỉ tàu bề mặt của các quốc gia ĐNA cùng các trang
thiết bị hải quân và tàu ngầm vẫn còn khan hiếm. Nhưng sự phát triển của
sức mạnh kinh tế của các nước lớn trong khu vực ĐNA sẽ ngày càng làm
nổi bật vị trí chiến lược của khu vực và trên thế giới và việc các nước
có tàu ngầm là sự mở rộng sức mạnh hải quân của họ. Trong năm 1995 đến
1997 Singapore đã mua 4 tàu ngầm Lớp Challenger của Thủy Điển, năm 2005
Singapore mua thêm hai tàu ngầm Lớp Archer của Na Uy. Trong khi đó
Indonesia cũng đã có hai tàu ngầm Type -109 của Đức sản xuất cũng đã hơn
30 năm, và họ đang có kế hoạch mua tàu ngầm diesel – điện của Hàn Quốc
sản xuất. Malaysia trong năm 2009 họ đã được phía Pháp giao 2 tàu ngầm
Scorpene.
Việc
Việt Nam được trang bị 6 tàu ngầm Lớp Kilo 636 tác động của nó là sẽ
không chỉ gây ra sự thay đổi hoàn toàn của các mô hình sức mạnh chiến
đấu hàng hải của khu vực mà về cơ bản sự việc này sẽ thay đổi chiến lược
phát triển tàu ngầm của các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Việt
Nam mua một lần 6 tàu ngầm Lớp Kilo 636 đã phá vỡ lợi thế kép cả về số
lượng và chất lượng của sức mạnh hàng hải đã có trong khu vực Đông Nam Á
về vũ khí tàu ngầm. Từ vấn đề này các nước Đông Nam Á sẽ không còn muốn
mua các loại tàu ngầm thông thường kỹ thuật cao của phương Tây nữa và
có thể những loại tàu ngầm cũ sẽ được các quốc gia Đông Nam Á chọn .
Nguồn Blog Hotrungnghia
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)