Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

Video hướng dẫn: 1st Javascript Editor Pro - Môi trường soạn thảo ngôn ngữ javascript chuyên nghiệp nhất hiện nay

Link để download phần mềm:
Các phím tắt cần lưu ý
1. Ctrl + Spacebar: tạo cửa sổ popup liệt kê tất cả các thư viện hàm trong javascript, các biến và hàm của mình khai báo trong chương trình
2. F12: gọi browser để chạy đoạn mã của file hiện hành
3. Ctrl + D: Gọi tool Debugger

By admin

Mục tiêu của tàu ngầm VN trên Biển Đông

Không ai muốn chiến tranh, nhưng khi nó xảy ra thì tàu ngầm Việt Nam buộc phải tự vệ để hoàn thành sứ mệnh được giao phó.

“Chống lưng” cho không quân Việt Nam
Sự xuất hiện đúng lúc của lữ đoàn tàu ngầm Việt Nam sẽ có tác dụng rất lớn trong việc “chống lưng” cho không quân Việt Nam. Điều nghe vô lý, khập khểnh, nhưng hoàn toàn thực tế.

Nhiều chuyên gia quân sự nước ngoài cho rằng Việt Nam xây dựng lữ đoàn tàu ngầm theo “chu trình ngược”. Nghĩa là thay vì phải xây dựng một lực lượng săn ngầm mạnh thì Việt Nam lại xây dựng lữ đoàn tàu ngầm, bởi 6 chiếc tàu ngầm Việt Nam không thể đối đầu với hàng trăm chiếc tàu ngầm đủ loại của kẻ thù…

Nhưng, thứ nhất là, Việt Nam thành lập lữ đoàn tàu ngầm không phải để đối đầu hay tấn công ai mà chỉ để phòng thủ trên “sân nhà”, nơi có địa thế lợi hại trong một khu vực có vị trí chiến lược quan trọng.

Thứ hai là , giả sử Việt Nam có mua sắm nhiều phương tiện săn ngầm hiện đại như P1 của Nhật Bản, P-8A của Mỹ…cùng các tàu săn ngầm hiện đại nhất thế giới thì liệu những phương tiện đó có không gian để săn ngầm đối phương hay không? Chắc chắn không vì khi đó vùng trời đã bị đối phương khống chế, làm chủ thì P1 hay P8… đều trở thành kẻ bị săn.

Chiếm ưu thế tác chiến trên không của vùng biển để làm chủ hoàn toàn vùng trời trên vùng biển nơi xảy ra tác chiến của lực lượng không quân, không quân hải quân là nhiệm vụ trọng yếu mang tính chiến lược mà lực lượng tàu ngầm Việt Nam phải bằng mọi cách để đạt được.

Địa lợi vốn dĩ đã tạo ra cho Việt Nam ưu thế đó và tàu ngầm Việt Nam phải tác chiến để duy trì ưu thế đó.

Chúng ta thừa biết cho đến thời điểm này, ngoài Mỹ ra chưa có một quốc gia nào có thể có ưu thế tuyệt đối khi tác chiến trên vùng trời của vùng biển quần đảo Trường Sa trừ Việt Nam.

Bởi lẽ, chỉ có Mỹ mới có tàu sân bay còn quốc gia nào không có tàu sân bay thì quần đảo Trường Sa nằm ngoài tầm bay của máy bay họ, kể cả Trung Quốc, ít nhất sau năm 2016 mới có thể có tàu sân bay đúng nghĩa.

(Vì thế, cho nên dù rất muốn nhưng Trung Quốc cũng chưa thể tuyên bố ADIZ trên Biển Đông là vậy, tuy nhiên, cũng có nhiều học giả Trung Quốc đã quá sốt ruột, họ hô hào Trung Quốc cho tàu sân bay Liêu Ninh xuống Biển Đông để khống chế vùng trời thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Tiếc thay các học giả quá khích, “vô tích sự” này đâu biết rằng hiện tại cái gọi là tàu sân bay Liêu Ninh của họ chưa đáp ứng được một phần trăm điều họ kỳ vọng).

Không quân, Hải quân Việt Nam còn ít về số lượng, nếu không quân địch chiếm ưu thế trên vùng trời quần đảo Trường Sa, tức là gần hơn ta, nhiều hơn ta, điều này chỉ xảy ra chỉ khi tàu sân bay ngang nhiên hoạt động mà không bị trừng trị, lúc đó “thế” bị mất, “lực” thì yếu, Việt Nam sẽ gặp vô vàn khó khăn.

Vì vậy, sân bay và tàu sân bay là mục tiêu chính, hàng đầu của tàu ngầm KILO Việt Nam nhắm tới.

Tiêu diệt tàu sân bay, đánh phá sân bay địch đồng nghĩa với duy trì lợi thế cho không quân làm chủ vùng biển, quần đảo, bảo đảm cho không quân phát huy sức mạnh quyết định của tác chiến không đối hạm.

Chúng ta đã quá hiểu biết về sự thống trị vùng trời, yếu tố quyết định thành bại trong chiến tranh hiện đại vũ khí công nghệ cao. Bởi vậy, chừng nào không quân và không quân hải quân của Việt Nam còn có ưu thế khi tác chiến trên vùng trời của vùng biển xa, đảo xa như trên quần đảo Trường Sa chẳng hạn thì chưa phải là lúc địch dám liều lĩnh tấn công.

Và, đó có lẽ cũng chính là sức mạnh răn đe mà tàu ngầm Việt Nam tạo ra lớn hơn bất cứ lực lượng nào có thể.


Có thể tiêu diệt được tàu sân bay hay không?
Để tiêu diệt một tàu sân bay Mỹ, mạnh như Hải quân Trung Quốc cũng phải mất toi 40% lực lượng.

Xem ra, tiêu diệt được một chiếc tàu sân bay (trên giấy tờ, tính toán) hiện nay ở vùng khơi xa là một bài toán khó, phức tạp chưa có lời giải.

Tuy nhiên, tàu sân bay Mỹ kéo đến eo biển Đài Loan thử xem hay tàu sân bay Liêu Ninh đi sâu vào phía Nam Biển Đông thử xem…lúc đó thì bài toán sẽ bớt phức tạp hơn và chắc chắn sẽ có lời giải.

Điều đó có nghĩa là không gian địa lý chật hẹp sẽ hạn chế rất nhiều khả năng bảo vệ của tàu sân bay.

Chẳng hạn, cái khó khăn đầu tiên để xác định tọa độ tàu sân bay đã được đơn giản bởi một hệ thống quan trắc, chỉ thị mục tiêu tầm gần luôn có độ chính xác và hiệu quả cao.

Hoặc do phải chống lại hay phải tránh đòn đánh từ đất liền (điều kiêng kị của bất kỳ hạm đội tàu sân bay nào) cho nên cái “ma trận” khủng khiếp, bất khả xâm phạm của nó khi ở ngoài khơi dứt khoát buộc phải thay đổi…

Đó cũng chính là cơ sở cho Việt Nam “đặt bút” giải bài toán này dù rằng lực lượng không nhiều. (Nếu như Trung Quốc đang có ý đồ sử dụng tàu sân bay để khống chế vùng trời quần đảo Trường Sa của Việt Nam thì chẳng ai ngạc nhiên và thắc mắc “giả thiết của bài toán” mà Việt Nam “đặt bút” và may sao, chắc chắn nó đơn giản hơn nhiều lần cái hạm đội tàu sân bay Mỹ.)

Nguyên tắc cơ bản trong ý đồ tác chiến của Việt Nam là phát huy địa lợi, kết hợp chặt chẽ giữa chiến thuật và công nghệ, những gì công nghệ chưa thể thì chiến thuật bổ sung nhằm tạo ra một phương án tấn công khả thi.

Mới đây Hoàn cầu Thời báo cho rằng Việt Nam chi tiền khủng xây dựng lữ đoàn tàu ngầm KILO hiện đại, tiên tiến hơn KILO của Trung Quốc để có được một “con bài” chơi với Trung Quốc trên Biển Đông. Trong khi đó, Tân Hoa xã thì cho rằng Việt Nam đang xây dựng “khu mai phục tàu ngầm” để hướng đến “cổng vào” eo biển Malacca”…

Tất cả những điều đó về mục đích thì còn tùy, chưa thể khẳng định đúng sai, nhưng về nội dung thì có vẻ như hoàn toàn trùng hợp với tư tưởng, nghệ thuật quân sự mà Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo đã dạy cho con cháu Việt Nam là “quân cốt tinh, không cốt đông” hay “lấy ít đánh nhiều thường dùng mai phục” thì chẳng cần phải bàn.

Tiêu diệt một tàu sân bay là vô cùng khó khăn, gian nan và sẽ bị nhiều tổn thất với giá đắt theo như tính toán về mặt lý thuyết. Thực tế là từ khi kết thúc chiến tranh thế giới đến nay, lực lượng bảo vệ cho tàu sân bay hiện đại, tiên tiến gấp nhiều lần nhưng lại chưa có cuộc tấn công nào vào hạm đội tàu sân bay cả, thậm chí ngay Trung Quốc trong hai lần khủng hoảng eo biển Đài Loan, chưa đánh đã phải khuất phục khi nó tiến vào, chứng tỏ nó rất đáng sợ, nguy hiểm.

Tuy nhiên, với Việt Nam, bất kỳ hạm đội tàu sân bay nào mà xâm phạm chủ quyền biển đảo thì dù chúng có sức mạnh khủng khiếp “bất khả xâm phạm” đến cỡ nào, Việt Nam cũng dám đánh, quyết đánh và sẽ có cách đánh.

Chẳng phải Điện Biên Phủ mà cả Pháp lẫn Mỹ trước khi chưa bị quân đội Việt Nam tấn công đều khẳng định, tự hào, khoe khoang là cứ điểm “bất khả xâm phạm”, là “cối xay thịt bộ đội Việt Nam” đó sao?
LÊ NGỌC THỐNG

Sử dụng chức năng trộn thư (mail merge) trong Microsoft Office Word 2003 và 2007

1. Với  Microsoft Office Word 2003:




2. Microsoft Office Word 2007
Bạn có một danh sách khách hàng và có một mẫu thư mời. Bạn có thể sử dụng chức năng Mail Merge để soạn ra một loạt các thư tự động cho tất cả các khách hàng trong danh sách của bạn.



Nguồn sưu tầm Internet
By admin

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Đổi mới toàn diện giáo dục: 'Vẫn chỉ là khẩu hiệu..."

"Không thể sử dụng những cơ chế, những nhân sự đã mang trong người căn bệnh di căn của thời bao cấp mà có thể thúc đẩy được công cuộc đổi mới toàn diện, lột xác từ một nền giáo dục nặng nề bệnh thành tích, bệnh học ảo,  vực lên một nền giáo dục lành mạnh và hiện đại… Phải có bình mới chất chứa rượu mới thì mới giải quyết được khâu thực hiện" - GS Nguyễn Đăng Hưng.
Đứng trước một cuộc cách mạng lớn nhằm thay máu ngành giáo dục, Đề án đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đã được đưa ra và được Bộ GDĐT ví von như "một trận đánh lớn". Nhưng mục tiêu đổi mới thế nào và khi chưa thể trả lời được câu hỏi "chúng ta cần gì ở những sinh viên sau khi ra trường" thì liệu cuộc đại cải cách nền giáo dục có đạt được mục đích không. Có thể cải cách theo đề án này được không?
GS Nguyễn Đăng Hưng đã có bài viết trả lời cho bài toán này. Bản thân tôi khi đọc bài này thấy rất hợp với ý mình nên xin giới thiệu để các bạn cùng suy ngẫm.

Hai thập kỷ nữa mới hoàn thiện được nền giáo dục
 Tôi cho rằng, khi đưa ra đề án cải cách, đổi mới toàn diện ngành giáo dục, các cơ quan chức năng đã ý thức được những bất cập của tình trạng giáo dục hiện nay. Mà việc đổi mới giáo dục đã được bàn thảo hơn 20 năm nay, với nhiều ý kiến rất xác đáng và phong phú. Bản thân tôi đã viết rất nhiều bài báo, đã bao lần trả lời phỏng vấn với những đề nghị khẩn thiết và tâm huyết. Tôi hy vọng là lần này các thông tin đó đã được đón nhận đúng tần số.

Tôi nghĩ nếu chúng ta xây dựng được một nền giáo dục nghiêm túc lấy con người làm mục tiêu tối thượng, lấy tiêu chuẩn nhân văn chân thiện mỹ làm nền tảng, xóa bỏ những tiêu cực chạy theo hư danh, thành tích, triệt tiêu tính áp đặt trong chương trình giáo dục, lấy tinh thần tôn trọng  thực học làm cốt lõi, đào tạo được những con người có nhân cách, có chuyên môn cụ thể, có kỹ năng sống và cống hiến cho xã hội thì sau khi ra trường họ sẽ được đón nhận một cách đương nhiên.

Việt Nam là nước đang trên đường phát triển, các nước có nền kinh tế hùng mạnh sẽ tiếp tục đầu tư tại Việt Nam và sẽ không thiếu việc làm cho các bạn trẻ tốt nghiệp ra trường… Chúng ta đã bao lần nghe các nhà đầu tư than thở là sinh viện Việt Nam ra trường bị thiếu kiến thức và kỹ năng hàng động, phải đào tạo lại. Nếu nền giáo dục được cải tiến các nhà đầu tư sẽ vào Việt Nam đông hơn vì nhân tố con người, tay nghề sẽ trở nên hấp dẫn…

Tuy nhiên, vì sự trì trệ đã kéo dài trên nửa thế kỷ, chuyện phải làm còn bề bộn ngổn ngang, có lẽ phải hai thập kỷ nữa mới mong hoàn thiện được nền giáo dục bên bờ vực thẳm như hiện nay…

Sai lầm toàn diện

Việc xác định mục đích đổi mới chẳng có gì khó. Vấn đề là tư duy lãnh đạo giáo dục có đủ dũng khí để nhìn rõ ở đâu là sự thật, vùng nào là chân lý. Trước nhất là phải khiêm tốn nhìn nhận những sai lầm có hệ thống đã làm chệch hướng nền giáo dục Việt Nam từ bấy lâu nay. Tôi nghĩ khi dùng từ "đổi mới toàn diện" là đã gián tiếp nhìn nhận bấy lâu nay ngành giáo dục đã mắc phải sai lầm toàn diện. Nhưng thiết nghĩ nên thật thà chỉ rõ sai lầm là ở đâu, ở khâu nào, ở văn bản nào trước đây và ai là người trách nhiệm…

Còn mập mờ không phân biệt trắng đen, vàng thau thì khó mà "đổi mới toàn diện" được! Còn mục đích thì nó sờ sờ trước mắt: hãy xem nền giáo dục Hàn Quốc, Phần Lan, Singapore… Mà cũng đừng nhìn đâu xa, hãy tìm hiểu nền giáo Việt Nam Cộng Hòa thời Ngô Đình Diệm, chương trình giáo dục của cố bộ trưởng Hoàng Xuân Hãn.

Còn việc xây dựng nhân cách cho tuổi trẻ, thì chẳng hạn, nên tham khảo bộ sách Việt Nam giáo khoa thư do nhiều tác giả chung quanh học giả Trần Trọng Kim biên soạn, đã được chính thức sử dụng tại các lớp tiểu học (cấp I) tại miền Nam trước 1975

Cải cách thành công: 'Bình mới phải có rượu mới'

 Muốn đổi mới thành công, trước nhất phải đúc kết bài học tại sao bấy lâu nay việc đổi mới không thực hiện được để rồi năm nào cũng kêu gọi thực hiện mà chẳng có một mảy may hiệu quả. Lý do là vì chính phủ chưa tập hợp được nhân sự có đủ tâm, đủ tầm, đủ trình độ và dũng khí đứng ra thống lĩnh chiến trận đổi mới.

Tôi nói rõ dây là một chiến trận mà ê kíp lãnh đạo phải có tài thao lược, có kinh nghiệm tác chiến, thấm nhuần hiểu biết tổ chức giáo dục ở các nước tiên tiến trên thế giới. Ê kíp lãnh đạo này phải được chính quyền trao cho thanh kiếm vận hành công cuộc đổi mới và phải chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi ra quân. Không thể sử dụng những cơ chế, những nhân sự đã mang trong người căn bệnh di căn của thời bao cấp mà có thể thúc đẩy được công cuộc đổi mới toàn diện, lột xác từ một nền giáo dục nặng nề bệnh thành tích, bệnh học ảo, vực lên một nền giáo dục lành mạnh và hiện đại… Phải có bình mới chất chứa rượu mới thì mới giải quyết được khâu thực hiện.

Ngày nào tôi chưa thấy quyết tâm cụ thể này thì ngày ấy tôi vẫn xem nghị quyết vẫn chỉ là khẩu hiệu, không mang lại thực chất mong đợi… Theo tôi đó là hướng giải quyết cần thiết.


GS Nguyễn Đăng Hưng

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

AVG Antivirus Pro 2014 miễn phí, bản quyền 1 năm

Bên cạnh việc phát miễn phí bản quyền AVG Internet Security 2014 (xem tại đây), nhà phát hành cũng tặng người dùng phiên bản AVG Antivirus 2014. Làm thế nào để sở hữu AVG Antivirus 2014 miễn phí 1 năm?
Phiên bản AVG Antivirus Pro 2014 với nhiều tính năng mới và vượt trội so với phiên bản 2013, tuy nhiên phải trả một mức phí khá cao. Một điều tuyệt vời là nhà phát hành AVG đã phối hợp với một số website để tặng bản quyền miễn phí AVG Antivirus 2014, vì vậy mà các bạn có thể dùng miễn phí 1 năm phần mềm diệt virus hữu hiệu này, bằng cách tải về theo các link dưới đây.

Bản AVG Antivirus  Pro 2014 mới nhất được phân loại theo 2 hệ điều hành 32bit và 64bit.

- Tải bản AVG Antivirus 2014 32bit: Tại đây
- Tải bản AVG Antivirus 2014 64bit: Tại đây
LƯU Ý: Để sử dụng được phiên bản được tặng này, phải là máy tính chưa từng cài bất kỳ phiên bản nào của AVG trước đó.


Giao diện của chương trình sau khi cài đặt:
Nguồn thuthuat.taimienphi.vn

Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013

Vì sao Trung Quốc không thể lập ADIZ trên Biển Đông?

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân đã nói: "Sau khi hoàn thành các công việc chuẩn bị có liên quan, Trung Quốc sẽ thành lập kịp thời các khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) khác”. Và, không có gì là quá bí mật, đó chính là khu vực tranh chấp trên Biển Đông.
Rõ ràng là không ai có thể nghi ngờ ý định tham vọng của Trung Quốc, nhưng không phải lúc nào muốn cũng được, cho nên phải chờ sau khi hoàn thành các công việc chuẩn bị có liên quan. Vậy, những công việc chuẩn bị có liên quan đó là gì, liệu điều kiện khách quan, chủ quan có cho phép Trung Quốc thực hiện tham vọng đó hay không?...
Tại sao Trung Quốc lại lập ADIZ trên biển Hoa Đông trước Biển Đông?

Sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự xoay trục của Mỹ sang châu Á-TBD đã tạo ra trên khu vực này một cuộc chiến địa chính trị khốc liệt, căng thẳng. Đồng thời tranh chấp vùng biển giàu tài nguyên, đường hàng hải quan trọng đã khiến cho các nước trong khu vực với Trung Quốc có nguy cơ xảy ra xung đột cao trước hành động đơn phương, đề cao sức mạnh của Trung Quốc…

Có thể nói khu vực châu Á-TBD đã như là một chiến trường của cuộc chiến tranh lạnh kiểu mới rất căng thẳng. Trung Quốc đang rất bức bối khi đang cố thoát ra khỏi sự bao vây của Mỹ và đồng minh trong chuỗi đảo thứ nhất.

Trong tình thế đó, Trung Quốc tuyên bố ADIZ trên biển Hoa Đông. Đây là lần đầu tiên Trung  Quốc lập quy tắc chơi trong khu vực không tiếp giáp trực tiếp với lãnh thổ quốc gia của mình và được coi như một thách thức rất nghiêm trọng với Mỹ bởi lẽ 70 năm nay, chỉ có Mỹ, Nhật Bản nêu quy tắc ở đây.
Tất nhiên Trung Quốc đã tính rất kỹ khi chọn khu vực này.  

Trước hết về vị trí địa lý, đây là khu vực gần trước cửa nhà nên Trung Quốc có điều kiện (lợi thế) để có thể dùng lực lượng không quân và các phương tiện khác trấn áp buộc đối phương thực thi những điều kiện do mình áp đặt, xuất phát từ đất liền mà không cần tàu sân bay hay máy bay tiếp dầu…khi thực thi nhiệm vụ, trong khi Nhật Bản cách xa Senkaku Điếu Ngư hơn Trung Quốc khoảng 200km. Nếu Nhật Bản không khuất phục, đụng độ có xảy ra thì Trung Quốc có đủ tự tin chiến thắng.

Thứ hai là, đối tượng mà Trung Quốc nhắm tới trực tiếp là Nhật Bản, một quốc gia có năng lực quân sự, kinh tế tương đương, đồng minh của Mỹ, một liều thuốc thử cực mạnh.

Nếu sau khi triển khai thành công (nghĩa là Nhật Bản phải xin phép, cúi đầu khuất phục, còn Mỹ làm ngơ…), thì chiến lược chống tiếp cận của Trung Quốc không đánh mà thắng, lúc đó Trung Quốc tự nhiên có 2 thông điệp hoành tráng cho các nước ASEAN:

Thông điệp thứ nhất, Nhật Bản mạnh như thế, đồng minh quan trọng, lâu đời với Mỹ như thế mà Trung Quốc ra tay là được, Mỹ cũng phải thúc thủ.

Và, thông điệp thứ hai, nếu quốc gia nào còn phản đối ADIZ của Trung Quốc, còn nghe theo Nhật, Mỹ thì… hãy coi lại thông điệp thứ nhất.

Phải công nhận rằng Trung Quốc tuyên bố ADIZ trên biển Hoa Đông là đã chọn đúng tử huyệt để ra đòn phản công. Nói là tử huyệt bởi lẽ khi bị điểm sẽ gây ra sự rung động toàn cục, toàn chuỗi đảo được coi như là để bao vây Trung Quốc bị mất sự khống chế vùng trời. Khi Trung Quốc làm chủ vùng trời thì có nghĩa là làm chủ tất cả, là quy luật của chiến tranh hiện đại.
Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) do Trung Quốc đơn phương thiết lập trên biển Hoa Đông
Tuy nhiên, tìm ra hay nhìn thấy được tử huyệt là quan trọng nhưng năng lực tổ chức thực hiện để ra đòn dứt điểm mới quyết định vấn đề. Nếu ra đòn vào tử huyệt, là đòn hiểm mà không dứt điểm được có nghĩa là người ra đòn đã chơi với tử thần.

Trung Quốc tuyên bố lập ADIZ trên biển Hoa Đông là đòn hiểm nhằm vào tử huyệt, nhưng tiếc thay chưa đủ lực để làm cho đối phương tê liệt.

Điều bất ngờ xảy ra là trong khi Nhật Bản tỏ ra hết sức kiềm chế thì Mỹ, có vẻ như ngoài cuộc mà Trung Quốc không nhắm tới, lại lao vào chơi rất rắn, không ngại va chạm mà thế giới theo dõi đã biết.

Hành động của Mỹ một mặt là cảnh cáo Trung Quốc, sẵn sàng tham gia trực tiếp để bảo vệ lợi ích quốc gia. Mặt khác, Mỹ muốn chứng tỏ cho đồng minh biết Mỹ có thừa khả năng nói “không” với Trung Quốc, đồng thời, ngăn ngừa Nhật Bản tái vũ trang quá đà, khó kiểm soát.

ADIZ trên Biển Đông, lúc nào và nơi đâu?

Trước tình thế này, giả sử Trung Quốc lập ADIZ trên Biển Đông chẳng hạn như trên không phận của cái gọi là thành phố Tam Sa…thì sao?

Trên khu vực đó thì không quân Trung Quốc chưa đủ khả năng để phòng thủ khẩn cấp khi cần thiết, họ còn đang chờ có tàu sân bay.

Khu vực nhận dạng phòng không này nếu lập ra sẽ đụng tới nhiều bên tranh chấp rất quyết liệt và hầu như nằm ngay trước cửa nhà của họ mà máy bay, các phương tiện phòng không khác đều đủ sức thực thi chủ quyền của mình. Chưa hết, khu vực này còn liên quan đến lợi ích quốc gia của nhiều cường quốc khác nữa như Nga, Ấn Độ... mà Trung Quốc phải suy nghĩ nhiều lần.

Nhật Bản đang chờ Trung Quốc tuyên bố thành lập ADIZ trên Biển Đông để ra đòn. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết nước này “sẽ xử lý vấn đề ADIZ của Trung Quốc một cách bình tĩnh và kiên quyết, bằng cách phối hợp chặt chẽ với cộng đồng quốc tế”. Đó là gì nếu như không phải là thành lập khối các nước phản đối ADIZ phi pháp của Trung Quốc?

Đây là điều mà Trung Quốc chẳng bao giờ muốn, bởi vì có nghĩa là Trung Quốc đã đẩy ASEAN vào vòng tay Nhật Bản trong khi thực chất cái gọi là ADIZ cũng chẳng có ý nghĩa gì với các nước này, nó cũng như các vùng cấm đánh bắt trên biển mà Trung Quốc đơn phương đặt ra thôi nhưng mà cái mất thì quá lớn.

Khi nước cờ trước bị lộ, bị phá thì nước cờ sau sẽ khó lòng tồn tại, và nếu cứ cố tình đi tiếp nước cờ sau thì vô nghĩa. Cho nên, tuyên bố ADIZ trên biển Đông chỉ có thể là sản phẩm của những viên tướng diều hâu nhưng “không tỉnh táo” mà thôi.

Với diễn biến ngày càng bất lợi, ngày càng núng thế, không lường trước khi tuyên bố ADIZ trên biển Hoa Đông của Trung Quốc, chúng ta nhận thấy có 2 khả năng có thể xảy ra:

Trong tương lai gần, Trung Quốc chưa tuyên bố ADIZ của họ trên Biển Đông, bởi lẽ cuộc chiến địa chính trị giữa Mỹ và Nhật Bản với Trung Quốc xảy ra trên khu vực ĐNA này cũng mang tính chiến lược sống còn của Trung Quốc và chiến lược xoay trục sang châu Á-TBD của Mỹ. Mất khu vực này Trung Quốc không có hy vọng gì khi đối đầu với Mỹ, Nhật Bản.

Tuy thế, khi Trung Quốc tuyên bố ADIZ dù ở đâu thì cũng đều là nguy hiểm không trước mắt thì lâu dài cho khu vực. Khu vực đó trước mắt không thực thi được thì khi mạnh lên Trung Quốc sẽ thực thi. Có ai nghĩ rằng cái đường lưỡi bò mà chính quyền Tưởng vạch ra năm 1946 mà bây giờ Trung Quốc cũng lấy đó để đòi biến Biển đông thành ao nhà?

Vì thế, các quốc gia phải cảnh giác, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn những đòi hỏi, áp đặt phi lí, phi pháp ngay từ trứng nước.

Lê Ngọc Thống

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Chim cũng biết dùng mồi "câu cá"

Xem đi, bạn sẽ thấy bất ngờ .....

By addmin

Mỹ cảm ơn Trung Quốc khi thử khu nhận diện phòng không?

Trung Quốc lập khu nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông chỉ tạo cơ hội khiến Mỹ thị uy và gia tăng ảnh hưởng tới đồng minh.
Hai phép thử để thấy sức mạnh hổ báo Trung Quốc 
10h00 ngày 23/11, Trung Quốc lập khu nhận diện phòng không (ADIZ) trên vùng biển Hoa Đông, bao gồm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Trung Quốc dựa vào đâu để ngang ngược như vậy? Ngay sau khi ADIZ được thiết lập, Trung Quốc đã điều một loạt chiến đấu cơ, chiến hạm, trực thăng chiến đấu đến vùng biển này để thực thi cái gọi là chủ quyền tại khu vực này. Có thể thấy, Trung Quốc đang thực sự cậy vào sức mạnh quân sự của mình để duy trì những hành động đơn phương.
Tuy nhiên, hành động cậy mạnh của Trung Quốc ngay lập tức vấp phải những phép thử quyết liệt. Ngày 25/11, Mỹ đã điều hai máy bay B-52 dạo qua vùng "nóng" của Trung Quốc mà không hề “xin phép”.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Đại tá Steve Warren, thông báo: "Chúng tôi thực hiện đợt huấn luyện được lên kế hoạch từ lâu trong khu vực thuộc quần đảo Senkaku, bao gồm 2 máy bay bay khứ hồi từ đảo Guam. Chúng tôi vẫn tiếp tục làm theo các thủ tục thông thường, không thông báo trước kế hoạch bay, hoặc gửi thông tin bằng radio hay đăng ký tần số trước... Chúng tôi đã hiện diện tại đây khoảng một giờ đồng hồ mà không vấp phải bất kỳ một rắc rối nào”.
 
Màn chào hỏi này như một gáo nước lạnh tạt vào sự tự kiêu của người khổng lồ châu Á. Với phép thử này, Mỹ đã đặt Trung Quốc vào hai thách thức, một là Trung Quốc không đủ tiềm lực quân sự để nhận ra sự hiện diện của máy bay Mỹ suốt 1 tiếng đồng hồ.
 
Hai là Trung Quốc không dám cậy mạnh đối với Mỹ. Dù hiểu theo phương diện nào, phép thử nhỏ này của Mỹ cũng đủ khiến Trung Quốc mất mặt, trở thành kẻ cậy lớn bắt nạt nhỏ. Nhưng quốc gia mà Trung Quốc lựa chọn để bắt nạt lần này là Nhật Bản. Một điều chắc chắn, họ nhỏ nhưng không yếu. Nhật Bản có cả tiềm năng quân sự, kinh tế, là đồng minh thân cận của Mỹ.
 
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho hay, chiều 23/11, máy bay trinh thám Tu-154 và phi cơ quân sự Y-8 của Trung Quốc tiến vào phía trên vùng nam Hoa Đông. Trong đó, chiếc Tu-154 bay cách khu vực mà Nhật Bản xem là không phận phía trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư chỉ 40 km.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư - Ảnh: Reuters
Hai chiến đấu cơ F-15 đã lập tức được Tokyo điều ra ngăn chặn các máy bay của Bắc Kinh. Bộ Ngoại giao Nhật Bản cũng cho biết, nước này đã bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ về động thái trên đối với sứ quán Trung Quốc ở Tokyo và tái khẳng định về chủ quyền của Nhật Bản với Senkaku/Điếu Ngư. 
 
Như vậy, chỉ sau khi trung quốc lập khu nhận dạng phòng không chỉ vài tiếng đồng hồ, Nhật Bản đã khiến Trung Quốc bẽ mặt vì khu vực đó gần như không có chút giá trị trong mắt Nhật. 
 
Những cú ghi bàn với đồng minh sau bão Haiyan
 
Hai chiếc máy bay ném bom này dường như đã chuyển đi thông điệp Mỹ không hề che giấu ý định cho Trung Quốc thấy nước này không đủ sức, thậm chí là không sẵn lòng, để bảo vệ ADIZ.
 
Việc phái B-52 bay tập cũng mang ý đồ riêng. Có mặt trong không quân Mỹ đã hơn nửa thế kỷ, B-52 chậm chạp và dễ phát hiện hơn hẳn các loại chiến đấu cơ tàng hình đời mới.
 
Tuy nhiên, Trung Quốc không sẵn lòng bảo vệ vùng phòng không mình tự lập ra, hoặc không đủ sức đối phó với vũ khí từ nửa thế kỷ trước của Mỹ, điều này là một nỗi xấu hổ với người Trung Quốc hay khoe khoang về tiềm năng quân sự.
 
Ngoài ra, Mỹ cũng cần cảm ơn "vùng nóng" này của Trung Quốc. Việc cam kết giữ vững mối quan hệ đồng minh với Nhật Bản đã được thể hiện rõ ràng qua trường hợp này.
 
Mỹ đã từng nhiều lần phát biểu về sự lo ngại những bất ổn trong khu vực Biển Hoa Đông, nhiều lần kêu gọi hai bên kìm chế, nhiều lần hứa đứng về Nhật Bản nhưng chưa một lần “làm thật”.
 
Có lẽ Trung Quốc đã chủ quan, nhưng với ADIZ, phép thử của Mỹ đã có một sự tác động sâu sắc khiến Nhật Bản vô cùng cảm kích.
Quân đội Mỹ - Nhật tập trận chung
Ông Dean Cheng, nhà phân tích của Quỹ Heritage, nhận định Bắc Kinh nhiều khả năng sẽ tự xuống thang và bỏ mặc khu vực trên. “Người Trung Quốc có thể không ngờ là Mỹ lại phản ứng mạnh sớm như thế. Cách Mỹ dằn mặt gửi đi một thách thức rõ ràng: “Nhìn đi, chúng tôi hoàn toàn nghiêm túc khi nói rằng chúng tôi là đồng minh của Nhật Bản. Và đừng có làm loạn lên”.
 
Chưa kể từ vấn đề vùng nhận diện phòng không của Trung Quốc sẽ tạo nên những nguy cơ bất ổn sâu sắc trong khu vực. Và Mỹ hoàn toàn có thể dựa vào đỏ để tăng thêm sự hiện diện quân đội nhằm "bảo vệ những lợi ích dân sự và thương mại" của quốc gia này.
 
Nhìn lại những mối quan hệ đồng minh của Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương, với Hàn Quốc, Mỹ thực hiện do thám, điều tra, kiểm soát Triều Tiên. Với Philippines, cơn bão Hai Yan đã cho thấy Mỹ là lực lượng phản ứng nhanh nhất trong công tác cứu hộ. Đồng thời, quân đội Mỹ luôn kè kè bên cạnh Philippines khiến Trung Quốc muốn nuốt Biển Đông mà không trọn.
 
Hành động trực diện từ Mỹ còn mang một ý nghĩa quan trọng. Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ đều đang tranh giành sự ảnh hưởng và tạo ấn tượng với các quốc gia Đông Nam Á. Đồng thời, ASEAN cũng đang vất vả về vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông với Trung Quốc. Các quốc gia nhỏ bé ấy sẽ phải làm gì khi có một ADIZ tương tự trên vùng biển chủ quyền của họ? Ai sẽ là người bênh vực ASEAN?
 
Hành động của Mỹ ngầm cho thấy ai mới là người mạnh thực sự của thế giới, ai đủ sức kìm chế ai? Và các quốc gia nên đặt niềm tin vào đâu. ADIZ mang cho Trung Quốc một sự huênh hoang tạm bợ, nhưng tạo cho Mỹ một cái cớ ngàn năm có một để ghi điểm trong mắt đồng minh.
Nguồn Baodatviet

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Bản quyền miễn phí Ashampoo AntiVirus 2014 1 năm, diệt virus - Hãy thử và cảm nhận ....

Ashampoo AntiVirus 2014 là một trong những phần mềm diệt virus được nhiều người sử dụng đánh giá cao dựa trên hiệu quả mà nó mang lại. Bản quyền miễn phí Ashampoo AntiVirus 2014 1 năm dành cho người dùng khi đăng ký với nhà phát hành
CÁCH NHẬN BẢN QUYỀN ASHAMPOO ANTIVIRUS 2014
Bước 1: Tải phần mềm Ashampoo AntiVirus tại đây hoặc đây
Bước 2: Click vào đây đăng ký nhận mã bản quyền miễn phí từ nhà phát hành
Sau khi truy cập, một form yêu cầu bạn nhập mail để nhận bản quyền miễn phí Ashampoo AntiVirus 2014 1 năm.
- Nhập mail của bạn vào mục: Your e-mail address

- Tiếp tục Click vào Request full version key 
Bước 3: Một Form mới xuất hiện:
- Nhập password mail của bạn
- Click Log in
Sau khi bạn click Log in xong, tại mục Show license key sẽ xuất hiện mã bản quyền của phần mềm
Bước 4: Sử dụng mã bản quyền này để đăng ký dùng bản quyền miễn phí Ashampoo AntiVirus 2014 1 năm
Chúc các bạn thành công
By addmin

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

Tên lửa Tor, khắc tinh của máy bay Apache

Hệ thống tên lửa chống máy bay Tor của Nga là loại vũ khí có thể hoạt động ở vỹ độ thấp và trung bình, trong mọi điều kiện thời tiết.


Hệ thống vũ khí đất đối không này được thiết kế để tiêu diệt các máy bay phản lực, trực thăng vũ trang, tên lửa hành trình, máy bay không người lái và tên lửa đạn đạo tầm gần của đối phương.

Hệ thống tên lửa Tor trước đó do Liên Xô cũ nghiên cứu và chế tạo dưới dự án GRAU 9K330. Loại vũ khí này được NATO định danh là SA-15 "Gauntlet".
Phiên bản dành cho tàu chiến được gọi là 3K95 "Kinzhal" (SA-N-9 "Gauntlet"). Trên bộ có hai phiên bản chính được bố trí trên xe bánh xích và  xe bánh hơi để tăng cường khả năng cơ động trên các địa hình, đáp ứng nhu cầu của từng đơn vị tác chiến.

Đối với trực thăng vũ trang Apache hiện đại của Mỹ, Tor thực sự là một đối thủ đáng gờm, nó được đánh giá là vũ khí diệt trực thăng vũ trang hiệu quả nhất từng dược sử dụng.
By addmin

Tàu ngầm Kilo VN có thể vô hiệu hóa tàu sân bay chỉ bằng 1 quả tên lửa

Ngày 7/11 tới đây Nga sẽ bàn giao cho Việt Nam tàu ngầm Kilo 636 đầu tiên trong tổng số 6 chiếc theo hợp đồng đã ký vào năm 2009. Sự kiện này đang là tâm điểm chú ý của các nhà phân tích quân sự và chính trị quốc tế.
Trả lời phỏng vấn Đài tiếng nói nước Nga, chuyên gia Viktor Litovkin cho rằng điểm khác biệt ở các tàu ngầm Kilo 636 của Việt Nam là chúng được trang bị tổ hợp tên lửa Club-S mới nhất. Đây là vũ khí đáng sợ nhất đối với mọi loại tàu chiến hiện nay. 

“Tổ hợp tên lửa Club-S trang bị cho tàu ngầm Kilo 636 của Việt Nam là vũ khí rất đa năng và độc đáo. Nó có thể bắn các tên lửa hành trình chống tàu mặt nước hoặc được sử dụng để tấn công các mục tiêu trên bờ. Tổ hợp này sử dụng những tên lửa siêu âm, có sức công phá lớn, hoàn toàn có thể vô hiệu hóa một chiếc tàu sân bay chỉ bằng 1 quả đạn tên lửa.  

Và quan trọng nhất là, đến thời điểm hiện nay, việc đánh chặn các tên lửa này bằng các phương tiện phòng thủ chống tên lửa là không thể,” – chuyên gia phân tích quân sự Viktor Litovkin cho biết. 

Chuyên gia Viktor Litovkin nhấn mạnh, việc sở hữu những tàu ngầm Kilo 636 có nhiều ưu điểm vượt trội sẽ tăng cường sức mạnh đáng kể cho hải quân Việt Nam, góp phần vào việc bảo vệ chủ quyền trên biển. 

Tổ hợp Club-S có thể sử dụng các loại tên lửa khác nhau, phù hợp với từng đối tượng mục tiêu.

Tổ hợp Club-S có thể phóng cùng lúc 2 tên lửa. Chúng có quỹ đạo bay phức tạp có thể tránh được hệ thống phòng thủ tên lửa đa tầng của đối phương, có khả năng phân biệt và phối hợp tác chiến với nhau: hoặc là cùng lao vào tấn công tiêu diệt hoàn toàn một mục tiêu lớn quan trọng như tàu sân bay, hoặc là chia ra để tiêu diệt từng mục tiêu.

Các chuyên gia lưu ý rằng, tổ hợp tên lửa Club-S rất lợi hại và không phải quốc gia nào cũng được Nga cung cấp để lắp đặt trên các tàu ngầm Kilo. Hiện nay, ngoài hải quân Nga, chỉ có 3 quốc gia được trang bị tổ hợp tên lửa này cho tàu ngầm mua của Nga, gồm: Ấn Độ, Algieria và Việt Nam.
Nguồn baogiaoduc

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

MỘT TẤM BIA TƯỞNG NIỆM, TRÊN ĐỈNH SÌ LỜ LẦU

Nói đến Sì Lờ Lầu (huyện Phong Thổ, Lai Châu) bây giờ, khối người ở Lai Châu cũng chỉ... loáng thoáng: "Đó là xã vùng cao biên giới, xa xôi và cao nhất địa đầu".

Rất ít người biết Sì Lờ Lầu xã vùng cao biên giới (giáp với huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), có đường biên giới dài 24,583 km (biên giới đường bộ 14,269 km; biên giới đường suối 10,583 km). Diện tích tự nhiên 4.794,92 ha (trong đó đất Nông nghiệp 351 ha). Dân số 614 hộ (3.673 khẩu), với 99% dân tộc Dao.

Và cũng rất ít người biết:

Sáng sớm ngày 17/2/1979, cùng với lực lượng hùng hậu ở các hướng dọc biên giới phía Bắc, Quân đoàn chủ lực 11 của Trung Quốc bất ngờ nổ súng tấn công Việt Nam và ào ạt nã pháo, xua bộ binh tiêu diệt các đơn vị bộ đội - dân quân tự vệ của ta đang giữ mảnh đất địa đầu Phong Thổ (Lai Châu).
Đối mặt với cả Quân đoàn chủ lực tinh nhuệ của Trung Quốc (biên chế 50.000 lính bộ binh và 1 Trung đoàn pháo binh), phía ta chỉ có một bộ phận của Sư đoàn bộ binh 326 (gồm các Trung đoàn bộ binh 19, 46, 541, Trung đoàn pháo binh 200); Trung đoàn bộ binh 98 (thuộc Sư đoàn Bộ binh 316), một bộ phận của Trung đoàn pháo binh 187, 2 Trung đoàn bộ binh 193 và 741, Tiểu đoàn pháo binh của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lai Châu.

Hướng tấn công vào Lai Châu của lính TQ, năm 1979 là Sì Lờ Lầu .

Đặc biệt, những tiếng súng đầu tiên đánh trả, kìm chân, làm chậm bước tiến của quân bành trướng xâm lược, tạo điều kiện cho các đơn vị bộ đội chủ lực dàn thế trận, đánh trả "biển người" xâm lăng, chính là các đơn vị Công an vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng), Bộ đội địa phương huyện và dân quân ở các bản làng, tự vệ lâm nông trường - cơ quan Nhà nước...
Tại Lai Châu, tiếng súng đánh trả đầu tiên, bắn thẳng vào quân xâm lược, trong rạng sáng gần 35 năm về trước trên mảnh đất địa đầu Phong Thổ, Lai Châu là của những cán bộ chiến sĩ Đồn Sì Lờ Lầu (Đồn 1), Công an nhân dân Vũ trang tỉnh Lai Châu (nay là Đồn 289, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu), báo hiệu cho toàn quân toàn dân nổ súng đánh địch.

Lịch sử Bộ đội Biên phòng Việt Nam đã ghi rõ về Đồn Biên phòng Sì Lờ Lầu (Đồn 289):

"Đồn Sì Lờ Lầu phụ trách đoạn biên giới Việt - Trung, phía bắc dãy núi Hoàng Liên Sơn.

Trong địa bàn có 8 xã, với 9 dân tộc ít người, thuộc huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu.

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới, sáng 17/2/1979, địch có pháo yểm trợ tấn công Đồn.

Đồn Sì Lờ Lầu ngoan cường chiến đấu, đánh trả quyết liệt, diệt nhiều tên địch, đẩy lui các đợt tấn công của chúng.
Cùng ngày, tổ công tác cơ sở của Đồn đã phối hợp với 1 Trung đội dân quân của hai xã Si Lờ Lầu và Vàng Ma Chải liên tục chặn đánh địch, diệt 45 tên, phá tan âm mưu của chúng định cấu kết với bọn phản động địa phương gây bạo loạn.

Ngày 6/3/1979, đồn đã phối hợp với đơn vị bạn chiến đấu, đánh trả quyết liệt 1 Trung đoàn địch ở khu vực Dào San, đẩy lùi hàng chục đợt tấn công của chúng, diệt 100 tên.

Đơn vị đã kịp thời tổ chức lực lượng luồn sau lưng địch, hợp đồng chặt chẽ với các lực lượng địa phương trấn áp bọn phản động, diệt 5 tên, giữ được địa bàn, bảo vệ được dân.

Đơn vị đã diệt và làm bị thương nhiều tên, thu nhiều vũ khí.

Đơn vị 3 năm liền là Đơn vị Quyết thắng, được tặng thưởng Huân chương Chiến công.
Ngày 19/12/1979, Đồn 1 (Si Lờ Lầu) Công an nhân dân Vũ trang tỉnh Lai Châu được Chủ tịch nước CHXHCNVN tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng Vũ trang nhân dân"...

Thế nhưng, có 1 điều mà Bản Báo cáo thành tích phong đơn vị Anh hùng cho Đồn Biên phòng Sì Lờ Lầu, không nhắc công khai, đó là:

Ngay trong những ngày đầu tiên đánh trả quân xâm lược, bảo vệ biên cương, bảo vệ Đồn và địa bàn phụ trách đó, những cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Sì Lờ Lầu đã bắn đến viên đạn cuối cùng, phải dùng đến lưỡi lê - báng súng đánh trả địch và tất cả họ, đều ngã xuống.
Sau này, khi khởi công xây dựng lại doanh trại mới, trên nền đất cũ, khi đào móng nhà, người ta tìm được rất nhiều hài cốt của những người lính Biên phòng, đã ngã xuống năm xưa.

Các anh dẫu bị vùi trong chiến hào, bờ tường sập đổ do pháo địch, nhưng vẫn nắm chặt dao găm, báng súng và không ít chiến sĩ đang trong tư thế thọc lê vào họng bộ hài cốt nằm rũ rượi bên cạnh, đội mũ mềm gắn sao Bát Nhất.

Huyện Phong Thổ, Lai Châu bây giờ có 4 Đồn Biên phòng và cả 4 đều được hưởng Chế độ ưu đãi xã hội dành cho địa bàn đặc biệt khó khăn gian khổ, áp dụng cho Bộ đội Biên phòng. Đó là các Đồn 277 (xã Nậm Xe), Đồn 281 (xã Dào San), Đồn 293 (xã Vàng Ma Chải) và Đồn 289 (xã Sì Lờ Lầu).

Tháng 9 mình lên Sì Lờ Lầu và đây là lần thứ 2, sau 9 năm đã đến.
Sì Lờ Lầu theo tiếng địa phương nghĩa là 12 tầng dốc. Nhìn trên bản đồ rất dễ nhận ra, bởi địa danh này nằm tại đường Vĩ tuyến cao nhất của tỉnh Lai Châu, với 3 mặt có đường biên giới giáp Trung Quốc.

Nằm cách trung tâm tỉnh lỵ gần 100km, song trước năm 2005, để đến được Sì Lờ Lầu, người ta phải đi bộ 40 km từ trung tâm cụm xã biên giới Dào San.

Sau một ngày ròng rã đi bộ và nghỉ qua đêm lấy sức, sáng ra ngửa mặt lên, như nhìn thấy Sì Lờ Lầu ẩn hiện trong mây.

Vượt qua dốc Tả Páo, người khoẻ phải mất 2-3 tiếng đồng hồ vừa đi vừa bò, còn người yếu thì... cả ngày để qua 12 tầng dốc đứng, chạy hình chữ chi với chiều dài trên 5 km, chiều cao tuyệt đối tới trên 600m.
Trước khi có đường cấp phối chạy lên, không ít cán bộ miền xuôi, khi đến Sì Lờ Lầu phải bò qua 12 tầng dốc, có khi kiệt sức nằm giữa đường, chờ người xuống cáng lên.

Nằm ở nơi gian khó bậc nhất Tổ quốc, Đồn Biên phòng 289 được giao phụ trách 2 xã (Sì Lờ Lầu, Ma Ly Chải), với 28,5 km đường biên giới (từ mốc 70 đến mốc 78); riêng xã Sì Lờ Lầu có 6 bản người Dao.

So với các Đồn Biên phòng trong cả nước, Đồn 289 là Đồn Biên phòng nằm gần đường biên giới nhất (từ đơn vị nhìn rõ đường biên, cách địa danh gần nhất của Trung Quốc chỉ khoảng 1km đường chim bay).

Năm 2004, mình lọ mọ cả 1 ngày bằng cả ôtô, xe máy và... đi bộ, mới vượt được 12 tầng dốc, từ Trung tâm cụm xã Dào San lên tới Sì Lờ Lầu.
Đợt này, đường núi sạt lở nên phải lọ mọ xe máy, phi từ tỉnh lỵ Lai Châu và buổi tối phải ngủ lại Đồn Biên phòng Dào San, sáng hôm sau mới đi được tiếp, đúng buổi trưa mới bò lên tới Đồn Sì Lờ Lầu. 

Buổi chiều ở Sì Lờ Lầu, cả Đồn Biên phòng ùa ra sân chơi bóng chuyền.

Lạ nỗi, toàn trai tráng sức vóc đấy, nhưng quả bóng không bao giờ đập ra phía sau nhà bếp, nơi có quả đồi cao, nhô lên cây gạo cháy đen, khô khốc như thể bộ xương in trên nền trời cuồn cuộn mây đỏ bầm.
Anh em chỉ huy Đồn bảo: "Đỉnh đồi cao là nơi các chú các anh co cụm đánh trả quân xâm lược đến viên đạn cuối cùng. Cây gạo ấy, bị pháo Trung Quốc xé tướp táp, chết từ những ngày cuối tháng 2/1979 nhưng qua bao năm vẫn không đổ, như thể linh hồn thiêng của những người ngã xuống, nương náu - trú ngụ trong đó!" và kể: Cả Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh lẫn các thế hệ cán bộ chiến sĩ đã - đang canh giữ mảnh đất địa đầu Sì Lờ Lầu, đều mong có khoản kinh phí, để dựng 1 tấm bia đá trên đỉnh đồi cao, ghi tên những người nằm xuống, trong trận đầu đánh trả quân Trung Quốc xâm lược. Cách đây không lâu, một Đoàn các anh chị lên thăm và làm việc với Đồn, biết nguyện vọng anh em Biên phòng, đã bảo nhau đóng góp được 1 khoản để giúp việc xây bia đá tưởng niệm, với đường bê tông lên xuống, lư hương đàng hoàng trang trọng. Nhưng khi lên dự toán, vẫn không thể xây nổi vì... vẫn thiếu tiền!".
Hơn 30 năm trước, hàng trăm người "lính đỏ - lính xanh" đã ngã xuống trong buổi tờ mờ sáng Sì Lờ lầu, giữa mịt mù đạn pháo, bê bết máu xương để ngăn dòng quân Trung Quốc xâm lược.

Những ngày sau của gần 35 năm, cho đến tận bây giờ, còn biết bao nhiêu xương máu - nước mắt - chia ly - gian khó - chịu đựng của những người lính Biên phòng, cán bộ tăng cường cắm bản... đã đổ xuống địa đầu Phong Thổ, để giữ đất, giữ dân và sự toàn vẹn lãnh thổ.

Mình cứ lẩn mẩn: Giá như, trên vùng cực Bắc Sì Lờ Lầu - Phong Thổ, có tấm bia đá, ghi tên những người lính áo xanh đã hy sinh, trong trận đầu bảo vệ biên giới, thì vong linh những liệt sĩ cũng phần nào được an ủi bởi họ không bị lãng quên, để những người dân địa phương, những người khách đến thăm, cảm nhận được rõ nhất khái niệm "gìn giữ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc"...

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

Tàu ngầm KILO trong đòn tập kích của Hải quân Việt Nam

Trong đòn đánh sở trường của Hải quân Việt Nam, phải chăng KILO tham gia với vai trò chỉ tạo ra một “sân chơi” cho tàu PL, tàu TL và SU-22M4 hoạt động hay chỉ thực hiện đòn đánh này một cách độc lập như đúng bản chất sở trường của KILO mà giới quân sự gọi là “lỗ đen”?

Vai trò của tàu ngầm KILO trong đòn đánh sở trường
Hãy thử điểm lại đội hình tấn công của Hải quân Việt Nam trước đây trong chiến tranh chống Mỹ.
Phải kể đến đầu tiên là trận ngày 02/8/1964 của ba tàu phóng lôi đánh đuổi tàu Ma-đốc Mỹ. Có thể nói 3 tàu phóng lôi, do vị trí xuất phát tấn công quá xa nên thời gian để 3 tàu PL công kích tiếp cận mục tiêu phóng lôi dưới làn hỏa lực của tàu và không quân địch thừa đủ cho địch đối phó, tiêu diệt.
Đòn tập kích này giống như lính đặc công bị lộ ngay từ ngoài hàng rào kẽm gai nên buộc phải tấn công, rất nguy hiểm mà hiệu quả thấp.
Trận thứ 2 ngày 19/4/1972 gồm 2 máy bay MIG-17 đánh nhau với Hạm đội 7 Hải quân Mỹ gồm 01 tuần dương hạm, 02 khu trục hạm và 01 hộ tống hạm tại vùng biển Quảng Bình. Đây là lần đầu tiên sau thế chiến lần thứ 2, Hạm đội 7 Mỹ bị không quân tập kích.
Trong trận này, địch hoàn toàn bất ngờ và chỉ trong 17 phút lịch sử, tàu tuần dương và một khu trục bị trúng bom te tua, trong khi MiG-17 về căn cứ an toàn. Một hiệu suất chiến đấu cao.
Điều rút ra từ 2 trận này là Việt Nam tổ chức tấn công khi vùng trời, vùng biển bị địch khống chế, trang bị vũ khí lạc hậu so với địch, trong khi đó lực lượng tấn công thì đơn độc, thiếu sự hỗ trợ bảo vệ cho nhau. Nhưng, tuy thế chính nhờ lối đánh, nhờ địa-quân sự có lợi mà nó đã cho kết quả.
Giá như hồi đó chỉ cần “tàu HQ 333 của cụ Bột” có được trang bị như bây giờ, 2 chiếc MIG-17 là 2 chiếc SU-22M4 (thế trận vẫn giữ nguyên) thì tàu Ma-đốc đã thành “ma” còn 4 tàu của hạm đội 7 Mỹ đã thành bãi san hô ở đáy biển Quảng Bình là chắc chắn.
Tất nhiên, lịch sử không có “giá như”, nhưng đưa ra cái “giá như” để chứng tỏ một điều là đòn đánh tập kích của Hải quân Việt Nam khi đang còn sơ khai mà đã toát lên được một “thế võ hiểm” thì ngày nay, đòn đánh đó được coi như “gia truyền” mang tính sở trường, lực lượng tham gia không những nhanh, mạnh, hiện đại mà còn tạo thêm hướng tấn công mới bởi Lữ đoàn tàu ngầm KILO Việt Nam.
Tàu tuần tiễu TT-400TP của Việt Nam. Không cho phép máy bay trực thăng săn ngầm hoặc máy bay loại GX-6 của Trung Quốc (đang đóng) hay thậm chí P-3C tự do bay săn trong khu vực tuần tiễu của nó.
Phải công nhận rằng tàu ngầm KILO Việt Nam xuất hiện tạo ra một hướng tấn công dưới lòng biển nhưng hướng tấn công này không hẳn quyết định sự thành bại của đòn đánh gồm có cả tấn công trên không và trên mặt biển. Điều đó có nghĩa là tàu ngầm KILO chưa chắc luôn được Bộ TM Hải quân Việt Nam chọn là mũi tấn công chính.
Tuy nhiên, nếu như vị trí xuất phát tấn công (VXT) quyết định thành bại của đòn đánh thì chính tàu ngầm KILO là thành phần bắt buộc không thể thiếu để tạo ra VXT thuận lợi nhất có thể có.
Một VXT thuận lợi phải đảm bảo trước hết không bị địch phát hiện trước khi công kích (yếu tố bất ngờ) và sau hết là VXT phải gần nhất có thể với vị trí sử dụng hỏa lực hoặc trong tầm hỏa lực càng tốt.
Để đạt yêu cầu đó thì việc bày mưu, lập kế như nghi binh, ngụy trang, lừa địch của chỉ huy… và việc tổ chức, triển khai lực lượng đều phải được tiến hành trong một vùng biển, hướng biển “sạch”. Nếu không, VXT sẽ không còn tính bất ngờ, khi không có tính bất ngờ thì không còn là đòn tập kích và lúc đó diễn biến của đòn đánh sẽ như trận ngày 02/8/1964 nêu trên.
Như vậy trong đòn đánh sở trường của Hải quân Việt Nam, phải chăng KILO tham gia với vai trò chỉ tạo ra một “sân chơi” cho tàu PL, tàu TL và SU-22M4 hoạt động hay chỉ thực hiện đòn đánh này một cách độc lập như đúng bản chất sở trường của KILO mà giới quân sự gọi là “lỗ đen”?
Câu trả lời cho chúng ta là: Tàu ngầm KILO được Việt Nam đặt hàng theo yêu cầu chiến thuật của riêng mình khi trong tay Quân đội Việt Nam thì mọi điều đều có thể.
Một lữ đoàn tàu ngầm gồm 6 chiếc KILO không là gì so với hơn 60 chiếc tàu ngầm đủ loại của Trung Quốc trên đại dương hay trên Biển Đông. Nhưng trong vùng biển Việt Nam, trong thế trận phòng thủ biển đảo liên hoàn nhiều tầng, nhiều lớp và chỉ dùng cho một “mục đích duy nhất là bảo vệ vùng biển Việt Nam…” thì KILO Việt Nam sẽ “rất đặc biệt”.
Rất đặc biệt về tình thế. Tàu ngầm Việt Nam không rơi vào tình thế “tứ phía thọ địch” mà chỉ canh giữ một hướng duy nhất “trước cửa nhà”, còn đằng sau, hai bên và trên không thì được bảo vệ. Tự do nào cho phép máy bay săn ngầm đối phương bay săn trên vùng biển Việt Nam? Tự do nào cho phép tàu săn ngầm đối phương “cày xới” trên vùng biển Việt Nam? Vùng biển Việt Nam, vùng trời Việt Nam ngày nay chứ không phải thời chống Mỹ.

Rất đặc biệt về chiến thuật. Chẳng hạn, khi hệ thống kính tiềm vọng sử dụng cho nhiệm vụ tấn công của tàu ngầm KILO Việt Nam được lắp đặt thêm thiết bị đo cự ly bằng tia la de và hệ thống quan trắc TV, IR thì trong vùng biển Việt Nam tác chiến ngầm hay nổi mức kính tiềm vọng lại không thành vấn đề mà quan trọng là tác chiến độ sâu nào đạt hiệu quả cao hơn mà thôi.
Rất đặc biệt về bản thân tàu ngầm. KILO kiểu Việt Nam khác KILO Trung Quốc là chỉ để bảo vệ vùng biển Việt Nam nên “cốt tinh, cốt chuyên” chứ không “cốt đông”.
Sức mạnh của lực lượng tàu ngầm Trung Quốc nói riêng và PLAN nói chung trong thế trận bảo vệ vùng biển của mình là khủng khiếp khiến không ai dám xâm lược kể cả Mỹ là cường quốc biển, cường quốc quân sự số 1 với sức mạnh hải quân có thể nói là vượt trội.
Tuy nhiên, khái niệm sức mạnh này, khi trong một thế trận khác nó sẽ thay đổi, như Việt Nam-Trung Quốc thì cũng giống như Trung Quốc-Mỹ.
Sức mạnh tổng hợp để chiến thắng trong chiến tranh không có được chỉ từ một yếu tố là vũ khí trang bị. Lịch sử đã chứng minh nhiều lần.
Lê Ngọc Thống

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013

Panda Antivirus Pro 2014 - Nhận key bản quyền 6 tháng miễn phí

Phiên bản mới nhất của Panda Antivirus Pro 2014 với bản quyền tích hợp 6 tháng. Lưu ý, bản cài đặt này chỉ active được trên máy tính nào chưa hề cài các bản dùng thử của Panda Antivirus Pro.
Chương trình tặng key này được thực hiện với sự hợp tác của Panda và trang tải phần mềm Softonic. Địa chỉ truy cập : http://promo.pandasecurity.com/softonic/de/
Hoặc bạn có thể tải về file cài đặt online trực tiếp từ địa chỉ : PandaSoftonicCumpleAV14.exe ,dung lượng 0,99Mb
Sưu tầm by addmin

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Mỹ đánh Syria và câu ném đá ao bèo của Việt Nam

Mỹ đánh Syria bất chấp Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc có đồng ý hay không là điều có thể, Mỹ tấn công bằng mọi phương tiện, vũ khí hiện đại nhất thế giới, tấn công trong nhiều ngày hay thậm chí nhiều tháng là điều có thể. Đơn giản là vì Mỹ là cường quốc quân sự số 1 thế giới. Nhưng dùng lực lượng bộ binh tham chiến là điều không thể thì rốt cuộc, kết quả thu được là gì?
Thành ngữ người Việt bắt bài Mỹ
Chiến tranh. Khi vũ khí bom đạn làm xong công việc của nó thì sự xuất hiện của người lính trên chiến trường, làm chủ chiến trường, luôn là dấu hiệu cuối cùng cho thấy chiến tranh hay một chiến dịch quân sự nào đó kết thúc hay chưa.
Dù vũ khí thông minh đến mấy, uy lực đến mấy, nhưng khi không có sự xuất hiện người lính trên chiến trường thì đó chỉ là một cuộc tàn phá vô nghĩa chứ không phải là một cuộc chiến tranh “không có ý thức”.
Nhưng việc Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ không cho phép Tổng thống Mỹ Obama sử dụng lực lượng trên bộ tham chiến “trừng phạt” Syria là có lý do của nó.
Đó là tránh dính phải vũ khí hóa học (VKHH) của Syria khi “cố cùng liều thân” đem ra sử dụng.
Tại chiến trường Irac, mặc dù cho rằng Irac đang che dấu vũ khí giết người hàng loạt (đây cũng là nguyên nhân Mỹ tấn công Irac) nhưng lính Mỹ vẫn tham chiến vì hơn ai hết Mỹ thừa biết Irac không có loại vũ khí đó.
Tuy nhiên ở Syria thì khác, VKHH mà Syria có là chắc chắn và quan trọng hơn là Mỹ không biết chắc Syria sử dụng bằng cách nào.
Tấn công Syria đối với Mỹ không thành vấn đề, Syria không thể có cơ hội để ngăn chặn, phản công, kể cả Nga can thiệp. Nhưng vấn đề của Mỹ là sau khi chiến dịch kết thúc thì tình hình Syria sẽ diễn biến ra sao mới cần suy nghĩ cẩn trọng.
Thật ra, Mỹ trừng phạt Syria không đơn thuần là để “răn đe, ngăn ngừa không cho chính quyền Tổng thống Assad tái phạm lần nữa…” mà là lật đổ chế độ này, dựng lên một chế độ khác thân Mỹ.
Kết quả của đòn tấn công của Mỹ sẽ xảy ra 2 tình huống:
Một, lực lượng chính phủ của Tổng thống Asssad bị đánh quỵ, mất sức chiến đấu hoàn toàn. Lúc này, phe nổi dậy sẽ được hưởng lợi lớn trong “đòn trừng phạt” của Mỹ và chính họ là người lính xuất hiện trên chiến trường và không ai khác ngoài lực lượng phe nổi dậy sẽ làm chủ đất nước.
Tuy nhiên, điều đáng buồn là cái gọi là “lực lượng phe nổi dậy” này giống như một “nồi lẩu”, cho nên đối với Mỹ độ tin cậy không bao giờ cao và họ cũng không tin gì Mỹ, cảnh giác, sẵn sàng “đâm” Mỹ.
Mỹ có chắc rằng VKHH của chính quyền TT Assad không lọt vào tay của “lực lượng phe nổi dậy” mà theo đánh giá “khiêm tốn” của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ là chỉ có 15 đến 20% là thành phần cực đoan, khủng bố?  
Vì vậy, bỏ ra nhiều tiền của khi tấn công Syria, trừng phạt lực lượng chính phủ của Tổng thống Assad xong rồi “để đấy” cho “lực lượng phe nổi dậy” làm chủ là điều Mỹ chưa dám, là sự đặt cược quá lớn không thể chấp nhận.
Hai, đòn tấn công của Mỹ không thể đánh quỵ được lực lượng của Tổng thống Assad hay tổn thất mà Tổng thống Assad gánh chịu chưa đủ để cho lực lượng phe nổi dậy áp đảo hoàn toàn sau khi đòn tấn công kết thúc.
Nên nhớ là không chỉ riêng “lực lượng phe nổi dậy”, chính phủ Syria của Tổng thống Assad cũng nhận được sự ủng hộ từ các “đội quân quốc tế”.
Đầu tiên có thể kể đến là Lực lượng Vệ binh cách mạng I-ran (IRGC). Vai trò của họ không phải là để chiến đấu mà là hỗ trợ kỹ thuật cho quân đội Syria trong các lĩnh vực tình báo, chiến thuật và hậu cần. Khi cuộc xung đột giữa quân đội chính phủ và phe đối lập trở nên ác liệt, IRGC còn cung cấp thêm vũ khí và đạn dược.
Ngoài ra, Syria còn nhận được sự ủng hộ của lực lượng Hezbollah ở Li-băng. Hơn 10.000 thành viên Hezbollah đang chiến đấu tại Syria và đã hỗ trợ quân đội của Tổng thống Assad chiếm lại khu vực quan trọng Latakia cũng như thành phố Homs từ tay lực lượng đối lập.
Ngày 29/8, Hezbollah đã tuyên bố tình trạng báo động và bắt đầu triển khai quân tới miền Nam Li-băng, giáp biên giới với Syria, sẵn sàng hỗ trợ Tổng thống Assad trong trường hợp phương Tây can thiệp quân sự vào nước này.
Bên cạnh đó, nguồn tin rò rỉ từ Tehran cho biết, khoảng 1.500 chiến binh "Lữ đoàn Badr" ở I-rắc đang có mặt gần Đa-mát và sẵn sàng xung trận khi nhận được lời cầu viện từ phía chính quyền Tổng thống Assad.
Các lực lượng này chỉ cần Mỹ tuyên bố kết thúc chiến dịch là lập tức tràn vào Syria hỗ trợ cho Tổng thống Assad ngay tức khắc (chưa tính đến lực lượng Nga đang ém sẵn trên các con tàu đổ bộ hay căn cứ cảng Tartus để xư lý tình huống bất trắc).
Lúc này, rõ ràng là đòn tấn công của Mỹ trở nên vô nghĩa, vô ích. Người Việt Nam có câu “ném đá ao bèo” là rất chính xác cho trường hợp này.
Ném hàng trăm quả tên lửa, tồn hàng trăm triệu USD rồi đâu cũng vẫn vậy.
Đặt Mỹ vào hai lựa chọn
Có lẽ đây là hy vọng, là đối sách của lực lượng quân đội của Tổng thống Assad. Họ làm sao giảm tối thiểu tổn thất khi Mỹ tấn công bằng cách sơ tán, che giấu lực lượng để sẵn sàng cho cuộc đối đầu với lực lượng phe nổi dậy hơn là Mỹ.

Như vậy, chưa tính đến tác động của đòn tấn công vào Syria đến toàn bộ khu vực Trung Đông mà ngay tại Syria cũng đặt Mỹ vào 2 lựa chọn khó khăn.
Một là có nên đặt cược quá lớn vào lực lượng phe nổi dậy hay không? Nếu không cẩn trọng Mỹ tự rước hiểm họa vào cho mình, không chừng Mỹ muốn tránh vỏ dưa thì gặp vỏ dừa.
Hai là nếu chấp nhận lực lượng phe nổi dậy thì “trừng phạt” với “liều lượng” bao nhiêu để chính quyền Tổng thống Assad mất sức chiến đấu, tạo điều kiện cho “lực lượng phe nổi dậy” dễ dàng “thu dọn chiến trường”?
Nếu chưa “đủ đô” đã dừng thì như “ném đá ao bèo”. Và, liệu có chắc chắn là một cuộc tấn công trừng phạt có giới hạn này thì chính quyền của Tổng thống Assad sẽ sụp đổ?.
Có vẻ như Mỹ đã lựa chọn cách để dừng cuộc chơi, thay vì như bình luận của Đất Việt trong bài viết “Tuyên bố sắc lạnh của Nga khiến Mỹ đắn đo, lựa chọn”, rằng:
“Sẽ rất đơn giản để Mỹ dừng cuộc chơi một cách đàng hoàng, bảo toàn danh dự khi chấp nhận kết quả điều tra của phái đoàn LHQ công bố là, “sử dụng VKHH không phải do quân đội của Tổng thống Assad” thì nay Mỹ ra điều kiện nặng hơn là: Chính quyền Tổng thống Assad phải nộp toàn bộ VKHH thì khỏi bị tấn công “trừng phạt”.
Nếu như mục tiêu đòn tấn công vào Syria như Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ đặt ra là “…để ngăn chặn không cho Syria thực hiện lần khác” thì xin chúc mừng nước Mỹ và Tổng thống Obama. Lần đầu tiên trong lịch sử, Mỹ thắng lợi trọn vẹn trong một cuộc chiến tranh “vì an toàn cho sự sống của nhân dân thế giới” mà không tốn một viên đạn, một giọt máu.
Bóng đến chân Syria
Trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên, Mỹ buộc Triều Tiên phải ngừng và hủy bỏ VKHN mới ký hiệp định hòa bình, không xâm lược, trong khi Triều Tiên thì yêu cầu ngược lại ký xong rồi tiến hành hủy bỏ. Rõ ràng là Mỹ muốn gây căng thẳng với Triều Tiên chứ chưa muốn Triều Tiên hủy bỏ VKHN.
Trong vấn đề Syria thì lại có dấu hiệu khác, tính chất khác. Mỹ tuyên bố rõ ràng là là nếu nộp toàn bộ VKHH thì khỏi bị tấn công.
Vì vậy, chúng ta có quyền hy vọng sau khi chính quyền Tổng thống Assad nộp hết VKHH thì Mỹ không tấn công trực tiếp vào Syria.
Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Assad có tin Mỹ hay không, có đủ khả năng vượt qua được đòn tấn công của Mỹ để giữ lại VKHH làm công cụ răn đe các nước khác hay không lại là chuyện chỉ có Syria mới có câu trả lời chính xác.
Quả bóng đã chuyền đến chân Syria.
Lê Ngọc Thống
Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang