Không ai muốn chiến tranh, nhưng khi nó xảy ra thì tàu ngầm Việt Nam buộc phải tự vệ để hoàn thành sứ mệnh được giao phó.
“Chống lưng” cho không quân Việt Nam
Sự xuất hiện đúng lúc của lữ đoàn tàu ngầm Việt Nam sẽ có tác dụng rất lớn trong việc “chống lưng” cho không quân Việt Nam. Điều nghe vô lý, khập khểnh, nhưng hoàn toàn thực tế.
Nhiều chuyên gia quân sự nước ngoài cho rằng Việt Nam xây dựng lữ đoàn tàu ngầm theo “chu trình ngược”. Nghĩa là thay vì phải xây dựng một lực lượng săn ngầm mạnh thì Việt Nam lại xây dựng lữ đoàn tàu ngầm, bởi 6 chiếc tàu ngầm Việt Nam không thể đối đầu với hàng trăm chiếc tàu ngầm đủ loại của kẻ thù…
Nhưng, thứ nhất là, Việt Nam thành lập lữ đoàn tàu ngầm không phải để đối đầu hay tấn công ai mà chỉ để phòng thủ trên “sân nhà”, nơi có địa thế lợi hại trong một khu vực có vị trí chiến lược quan trọng.
Thứ hai là , giả sử Việt Nam có mua sắm nhiều phương tiện săn ngầm hiện đại như P1 của Nhật Bản, P-8A của Mỹ…cùng các tàu săn ngầm hiện đại nhất thế giới thì liệu những phương tiện đó có không gian để săn ngầm đối phương hay không? Chắc chắn không vì khi đó vùng trời đã bị đối phương khống chế, làm chủ thì P1 hay P8… đều trở thành kẻ bị săn.
Chiếm ưu thế tác chiến trên không của vùng biển để làm chủ hoàn toàn vùng trời trên vùng biển nơi xảy ra tác chiến của lực lượng không quân, không quân hải quân là nhiệm vụ trọng yếu mang tính chiến lược mà lực lượng tàu ngầm Việt Nam phải bằng mọi cách để đạt được.
Địa lợi vốn dĩ đã tạo ra cho Việt Nam ưu thế đó và tàu ngầm Việt Nam phải tác chiến để duy trì ưu thế đó.
Chúng ta thừa biết cho đến thời điểm này, ngoài Mỹ ra chưa có một quốc gia nào có thể có ưu thế tuyệt đối khi tác chiến trên vùng trời của vùng biển quần đảo Trường Sa trừ Việt Nam.
Bởi lẽ, chỉ có Mỹ mới có tàu sân bay còn quốc gia nào không có tàu sân bay thì quần đảo Trường Sa nằm ngoài tầm bay của máy bay họ, kể cả Trung Quốc, ít nhất sau năm 2016 mới có thể có tàu sân bay đúng nghĩa.
(Vì thế, cho nên dù rất muốn nhưng Trung Quốc cũng chưa thể tuyên bố ADIZ trên Biển Đông là vậy, tuy nhiên, cũng có nhiều học giả Trung Quốc đã quá sốt ruột, họ hô hào Trung Quốc cho tàu sân bay Liêu Ninh xuống Biển Đông để khống chế vùng trời thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Tiếc thay các học giả quá khích, “vô tích sự” này đâu biết rằng hiện tại cái gọi là tàu sân bay Liêu Ninh của họ chưa đáp ứng được một phần trăm điều họ kỳ vọng).
Không quân, Hải quân Việt Nam còn ít về số lượng, nếu không quân địch chiếm ưu thế trên vùng trời quần đảo Trường Sa, tức là gần hơn ta, nhiều hơn ta, điều này chỉ xảy ra chỉ khi tàu sân bay ngang nhiên hoạt động mà không bị trừng trị, lúc đó “thế” bị mất, “lực” thì yếu, Việt Nam sẽ gặp vô vàn khó khăn.
Vì vậy, sân bay và tàu sân bay là mục tiêu chính, hàng đầu của tàu ngầm KILO Việt Nam nhắm tới.
Tiêu diệt tàu sân bay, đánh phá sân bay địch đồng nghĩa với duy trì lợi thế cho không quân làm chủ vùng biển, quần đảo, bảo đảm cho không quân phát huy sức mạnh quyết định của tác chiến không đối hạm.
Chúng ta đã quá hiểu biết về sự thống trị vùng trời, yếu tố quyết định thành bại trong chiến tranh hiện đại vũ khí công nghệ cao. Bởi vậy, chừng nào không quân và không quân hải quân của Việt Nam còn có ưu thế khi tác chiến trên vùng trời của vùng biển xa, đảo xa như trên quần đảo Trường Sa chẳng hạn thì chưa phải là lúc địch dám liều lĩnh tấn công.
Và, đó có lẽ cũng chính là sức mạnh răn đe mà tàu ngầm Việt Nam tạo ra lớn hơn bất cứ lực lượng nào có thể.
Có thể tiêu diệt được tàu sân bay hay không?
Để tiêu diệt một tàu sân bay Mỹ, mạnh như Hải quân Trung Quốc cũng phải mất toi 40% lực lượng.
Xem ra, tiêu diệt được một chiếc tàu sân bay (trên giấy tờ, tính toán) hiện nay ở vùng khơi xa là một bài toán khó, phức tạp chưa có lời giải.
Tuy nhiên, tàu sân bay Mỹ kéo đến eo biển Đài Loan thử xem hay tàu sân bay Liêu Ninh đi sâu vào phía Nam Biển Đông thử xem…lúc đó thì bài toán sẽ bớt phức tạp hơn và chắc chắn sẽ có lời giải.
Điều đó có nghĩa là không gian địa lý chật hẹp sẽ hạn chế rất nhiều khả năng bảo vệ của tàu sân bay.
Chẳng hạn, cái khó khăn đầu tiên để xác định tọa độ tàu sân bay đã được đơn giản bởi một hệ thống quan trắc, chỉ thị mục tiêu tầm gần luôn có độ chính xác và hiệu quả cao.
Hoặc do phải chống lại hay phải tránh đòn đánh từ đất liền (điều kiêng kị của bất kỳ hạm đội tàu sân bay nào) cho nên cái “ma trận” khủng khiếp, bất khả xâm phạm của nó khi ở ngoài khơi dứt khoát buộc phải thay đổi…
Đó cũng chính là cơ sở cho Việt Nam “đặt bút” giải bài toán này dù rằng lực lượng không nhiều. (Nếu như Trung Quốc đang có ý đồ sử dụng tàu sân bay để khống chế vùng trời quần đảo Trường Sa của Việt Nam thì chẳng ai ngạc nhiên và thắc mắc “giả thiết của bài toán” mà Việt Nam “đặt bút” và may sao, chắc chắn nó đơn giản hơn nhiều lần cái hạm đội tàu sân bay Mỹ.)
Nguyên tắc cơ bản trong ý đồ tác chiến của Việt Nam là phát huy địa lợi, kết hợp chặt chẽ giữa chiến thuật và công nghệ, những gì công nghệ chưa thể thì chiến thuật bổ sung nhằm tạo ra một phương án tấn công khả thi.
Mới đây Hoàn cầu Thời báo cho rằng Việt Nam chi tiền khủng xây dựng lữ đoàn tàu ngầm KILO hiện đại, tiên tiến hơn KILO của Trung Quốc để có được một “con bài” chơi với Trung Quốc trên Biển Đông. Trong khi đó, Tân Hoa xã thì cho rằng Việt Nam đang xây dựng “khu mai phục tàu ngầm” để hướng đến “cổng vào” eo biển Malacca”…
Tất cả những điều đó về mục đích thì còn tùy, chưa thể khẳng định đúng sai, nhưng về nội dung thì có vẻ như hoàn toàn trùng hợp với tư tưởng, nghệ thuật quân sự mà Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo đã dạy cho con cháu Việt Nam là “quân cốt tinh, không cốt đông” hay “lấy ít đánh nhiều thường dùng mai phục” thì chẳng cần phải bàn.
Tiêu diệt một tàu sân bay là vô cùng khó khăn, gian nan và sẽ bị nhiều tổn thất với giá đắt theo như tính toán về mặt lý thuyết. Thực tế là từ khi kết thúc chiến tranh thế giới đến nay, lực lượng bảo vệ cho tàu sân bay hiện đại, tiên tiến gấp nhiều lần nhưng lại chưa có cuộc tấn công nào vào hạm đội tàu sân bay cả, thậm chí ngay Trung Quốc trong hai lần khủng hoảng eo biển Đài Loan, chưa đánh đã phải khuất phục khi nó tiến vào, chứng tỏ nó rất đáng sợ, nguy hiểm.
Tuy nhiên, với Việt Nam, bất kỳ hạm đội tàu sân bay nào mà xâm phạm chủ quyền biển đảo thì dù chúng có sức mạnh khủng khiếp “bất khả xâm phạm” đến cỡ nào, Việt Nam cũng dám đánh, quyết đánh và sẽ có cách đánh.
Chẳng phải Điện Biên Phủ mà cả Pháp lẫn Mỹ trước khi chưa bị quân đội Việt Nam tấn công đều khẳng định, tự hào, khoe khoang là cứ điểm “bất khả xâm phạm”, là “cối xay thịt bộ đội Việt Nam” đó sao?
LÊ NGỌC THỐNG
Va thân! Mình là Lê Ngọc Thống đây. Nhờ Va chuyển dùm đoạn này sang phong chữ Arial cho với. Đoạn này dùng phong chữ .VnTime. Có được không?
Trả lờiXóaQu¶ thËt, vÒ lÇn nµy dÉu mÑ kh«ng nãi h¾n còng cè s¾p xÕp thêi gian ®Ó ®Õn th¨m mét th»ng b¹n. §ã lµ Huy. Cïng mét ®¬n vÞ trinh s¸t víi nhau h¾n vµ Huy cã chung mét ngêi b¹n rÊt th©n n÷a lµ Nguyªn. Trong mét lÇn ®i ®iÒu nguyªn c¨n cø cña ®Þch, ba ngêi kh«ng may ®• sa vµo mét b•i m×n mµ lÇn ®Çu tiªn c¸nh trinh s¸t thñy qu©n lôc chiÕn gÆp ph¶i c¸ch gµi. §ã lµ cèi treo c©y. Qu¶ ®¹n cèi 60li hoÆc 81li ®îc treo trªn mét cµnh c©y cao. HÖ thèng bÉy bè trÝ díi mÆt ®Êt rÊt tinh vi mµ ®¬n gi¶n. Khi võa nghe tiÕng “phùt”, Thô, Huy, Nguyªn nhanh nh sãc tung ngêi ra 3 phÝa nhng kh«ng kÞp. Qu¶ cèi 60li ®óng lµ tõ trªn trêi r¬i xuèng “Oµng”… Mét tiÕng næ ®anh vang lªn ph¸ tan vÏ tÜnh mÞch ©m u cña rõng chiÒu. Nguyªn gÇn nhÊt nªn bÞ rÊt nÆng, hai ch©n bÞ g•y n¸t, hy sinh ngay lóc ®ã. Cã lÏ nhê Nguyªn che ch¾n hÕt nªn h¾n vµ Huy kh«ng dÝnh m¶nh cèi nµo. C¶ hai ®ang cha hÕt cho¸ng v¸ng, bµng hoµng tríc c¶nh tîng b¹n ®• hy sinh th× rÊt nhanh Huy ®• ph¸t hiÖn 5 tªn lÝnh P«n Pèt tõ xa ®i tíi. Chóng rÊt nghªnh ngang vµ chñ quan v× cho r»ng hÖ thèng bÉy ®Æt ngay t¹i ®iÓm mµ qu¶ cèi r¬i xuèng, nªn khi cèi næ th× ph¶i tróng ngay ®éi h×nh, vµ víi søc c«ng ph¸, s¸t th¬ng cña nã th× mét tiÓu ®éi còng th¬ng vong hÕt nãi g× vµi ba ngêi mµ lÝnh trinh s¸t ViÖt Nam thêng hay ®i nh thÕ. Nhng chóng ®• lÇm, vµ khi kÞp nhËn ra sù sai lÇm th× ®• muén… §Ó chóng tíi gÇn, c¸ch chõng 5mÐt, h¾n vung tay nÐm qu¶ US, thay v× nÐm vµo gi÷a ®éi h×nh th× h¾n l¹i nÐm ra xa phÝa sau lèi ®i bän chóng chõng 6 ®Õn 7mÐt. Cïng lóc ®ã, Huy víi 2 lo¹t AK ®iÓm x¹ ®• lµm 2 tªn ®i ®Çu gôc ngay t¹i chç. Ba tªn cßn l¹i khiÕp vÝa quay trë l¹i ch¹y th¸o th©n nhng bÞ qu¶ US cña h¾n ®ãn ®îi sau 7 gi©y ®• næ. Gän gµng. §©y lµ c¸ch ®¸nh tiªu diÖt gän lÝnh P«n Pèt – qu©n chuyªn ®¸nh trém råi bá ch¹y nh ma rõng – mµ c¸nh lÝnh trinh s¸t hay ¸p dông. “Rót mau!” H¾n nãi nhá vµ lao tíi Nguyªn. Råi, kh«ng biÕt søc m¹nh nµo mµ víi mét träng lîng 65 kg trªn vai vµ mét c¬ sè trang bÞ mµ h¾n v¸c Nguyªn ®i b¨ng b¨ng. C¶ hai ®Òu hiÓu r»ng thêi gian b©y giê ®îc tÝnh b»ng m¸u. Ch¹y chõng 10 phót c¶ hai ®µnh ph¶i róc vµo mét hèc ®¸ bëi cã qu¸ nhiÒu ®¹n M79 ®ang næ lung tung trªn híng ®i cña hä.
Rõng ®• nh¸ nhem tèi råi tèi h¼n, mµn ®ªm che chë cho hä nhng l¹i rÊt khã kh¨n ®Ó ®a Nguyªn vÒ nhµ. Lóc ®Çu hä lµm c¸ng ®Ó khiªng nhng ngêi ®i ®Çu cø va vÊp c©y rõng liªn tôc nªn nhiÒu khi c¶ ngêi lÉn c¸ng ®Òu tÐ nhµo. Sau ®ã hä thay c¸ng b»ng c¸ch v¸c b¹n lªn vai, ngêi ®i tríc më ®êng vµ liªn l¹c víi ngêi v¸c ®i sau b»ng sîi d©y vâng. Cø thÕ thay nhau, hä dß dÉm ®i trong rõng ®ªm cho ®Õn chõng 5 giê s¸ng th× kh«ng thÓ ®i tiÕp ®îc n÷a. ¸o quÇn, tãc tai t¬i t¶, bª bÕt m¸u b¹n, c¶ hai ngåi bÖt xuèng tùa lng vµo gèc c©y. C¨ng th¼ng, ®ãi, mÖt h×nh nh lµm cho c¶ hai thiÕp ®i mét chót nhng ch¾c kh«ng ®îc l©u, hä ph¶i dËy ngay tøc kh¾c bëi ®µn kiÕn ®á b©u quanh khi ph¸t hiÖn mïi tanh cña m¸u.
Rõng ®• s¸ng h¼n, Huy leo lªn c©y ®Ó x¸c ®Þnh täa ®é. Hä chØ cßn c¸ch ®¬n vÞ b¹n chõng nöa km. Huy ë l¹i canh chõng, Thô c»t rõng vµo ®¬n vÞ b¹n gäi ngêi ra gióp.
Nguyªn ®îc khiªng ®i råi, h¾n vµ Huy lª bíc thÊt thÓu theo sau. Bçng nhiªn h¾n ngo¸i l¹i, ®»ng sau kh«ng cã ai c¶, chØ cã c©y rõng vµ tiÕng l¸ ®a xµo x¹c nhng sao lµm h¾n sê sî. C¶m gi¸c l¹nh lng, hë sên cø dån dËp, ¸m ¶nh khiÕn h¾n thèt lªn: “Huy ¬i!”. H×nh nh Huy kh«ng nghe tiÕng h¾n gäi, thÊy cø c¾m cói bíc. H¾n véi bíc nhanh tíi ngang Huy th× … tÐ ra Huy võa ®i, võa khãc.
Gửi anh.....
XóaQuả thật, về lần này dẫu mẹ không nói hắn cũng cố sắp xếp thời gian để đến thăm một thằng bạn. Đó là Huy. Cùng một đơn vị trinh sát với nhau hắn và Huy có chung một người bạn rất thân nữa là Nguyên. Trong một lần đi điều nguyên căn cứ của địch, ba người không may đã sa vào một bãi mìn mà lần đầu tiên cánh trinh sát thủy quân lục chiến gặp phải cách gài. Đó là cối treo cây. Quả đạn cối 60li hoặc 81li được treo trên một cành cây cao. Hệ thống bẫy bố trí dưới mặt đất rất tinh vi mà đơn giản. Khi vừa nghe tiếng “phựt”, Thụ, Huy, Nguyên nhanh như sóc tung người ra 3 phía nhưng không kịp. Quả cối 60li đúng là từ trên trời rơi xuống “Oàng”… Một tiếng nổ đanh vang lên phá tan vẽ tĩnh mịch âm u của rừng chiều. Nguyên gần nhất nên bị rất nặng, hai chân bị gẫy nát, hy sinh ngay lúc đó. Có lẽ nhờ Nguyên che chắn hết nên hắn và Huy không dính mảnh cối nào. Cả hai đang chưa hết choáng váng, bàng hoàng trước cảnh tựợng bạn đã hy sinh thì rất nhanh Huy được phát hiện 5 tên lính Pôn Pốt từ xa đi tới. Chúng rất nghênh ngang và chủ quan vì cho rằng hệ thống bẫy đặt ngay tại điểm mà quả cối rơi xuống, nên khi cối nổ thì phải trúng ngay đội hình, và với sức công phá, sát thương của nó thì một tiểu đội cũng thương vong hết nói gì vài ba người mà lính trinh sát Việt Nam thường hay đi như thế. Nhưng chúng đã lầm, và khi kịp nhận ra sự sai lầm thì đã muộn… Để chúng tới gần, cách chừng 5mét, hắn vung tay ném quả US, thay vì ném vào giữa đội hình thì hắn lại ném ra xa phía sau lối đi bọn chúng chừng 6 đến 7mét. Cùng lúc đó, Huy với 2 loạt AK điểm xạ đã làm 2 tên đi đầu gục ngay tại chỗ. Ba tên còn lại khiếp vía quay trở lại chạy tháo thân nhưng bị quả US của hắn đón đợi sau 7 giây đạn nổ. Gọn gàng. Đây là cách đánh tiêu diệt gọn lính Pôn Pốt – quân chuyên đánh trộm rồi bỏ chạy như ma rừng – mà cánh lính trinh sát hay áp dụng. “Rút mau!” Hắn nói nhỏ và lao tới Nguyên. Rồi, không biết sức mạnh nào mà với một trọng lượng 65 kg trên vai và một cơ số trang bị mà hắn vác Nguyên đi băng băng. Cả hai đều hiểu rằng thời gian bây giờ được tính bằng máu. Chạy chừng 10 phút cả hai đành phải rúc vào một hốc đá bởi có quá nhiều đạn M79 đang nổ lung tung trên hướng đi của họ.
Rừng đã nhá nhem tối rồi tối hẳn, màn đêm che chở cho họ nhưng lại rất khó khăn để đưa Nguyên về nhà. Lúc đầu họ làm cáng để khiêng những người đi đầu cứ va vấp cây rừng liên tục nên nhiều khi cả người lẫn cáng đều té nhào. Sau đó họ thay cáng bằng cách vác bạn lên vai, người đi trước mở đường và liên lạc với người vác đi sau bằng sợi dây võng. Cứ thế thay nhau, họ dò dẫm đi trong rừng đêm cho đến chừng 5 giờ sáng thì không thể đi tiếp được nữa. áo quần, tóc tai tơi tả, bê bết máu bạn, cả hai ngồi bệt xuống tựa lưng vào gốc cây. Căng thẳng, đói, mệt hình như làm cho cả hai thiếp đi một chút nhưng chắc không được lâu, họ phải dậy ngay tức khắc bởi đàn kiến đỏ bâu quanh khi phát hiện mùi tanh của máu.
Rừng đã sáng hẳn, Huy leo lên cây để xác định tọa độ. Họ chỉ còn cách đơn vị bạn chừng nửa km. Huy ở lại canh chừng, Thụ cằt rừng vào đơn vị bạn gọi người ra giúp.
Nguyên được khiêng đi rồi, hắn và Huy lê bước thất thểu theo sau. Bỗng nhiên hắn ngoái lại, đằng sau không có ai cả, chỉ có cây rừng và tiếng lá đưa xào xạc nhưng sao làm hắn sờ sợ. Cảm giác lạnh lưng, hở sườn cứ dồn dập, ám ảnh khiến hắn thốt lên: “Huy ơi!”. Hình như Huy không nghe tiếng hắn gọi, thấy cứ cắm cúi bước. Hắn vội bước nhanh tới ngang Huy thì … té ra Huy vừa đi, vừa khóc.