"Không thể sử dụng những cơ chế, những nhân sự đã mang trong người căn bệnh di căn của thời bao cấp mà có thể thúc đẩy được công cuộc đổi mới toàn diện, lột xác từ một nền giáo dục nặng nề bệnh thành tích, bệnh học ảo, vực lên một nền giáo dục lành mạnh và hiện đại… Phải có bình mới chất chứa rượu mới thì mới giải quyết được khâu thực hiện" - GS Nguyễn Đăng Hưng.
Đứng trước một cuộc cách mạng lớn nhằm thay máu ngành giáo dục, Đề án đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đã được đưa ra và được Bộ GDĐT ví von như "một trận đánh lớn". Nhưng mục tiêu đổi mới thế nào và khi chưa thể trả lời được câu hỏi "chúng ta cần gì ở những sinh viên sau khi ra trường" thì liệu cuộc đại cải cách nền giáo dục có đạt được mục đích không. Có thể cải cách theo đề án này được không?
GS Nguyễn Đăng Hưng đã có bài viết trả lời cho bài toán này. Bản thân tôi khi đọc bài này thấy rất hợp với ý mình nên xin giới thiệu để các bạn cùng suy ngẫm.
Hai thập kỷ nữa mới hoàn thiện được nền giáo dục
Tôi cho rằng, khi đưa ra đề án cải cách, đổi mới toàn diện ngành giáo dục, các cơ quan chức năng đã ý thức được những bất cập của tình trạng giáo dục hiện nay. Mà việc đổi mới giáo dục đã được bàn thảo hơn 20 năm nay, với nhiều ý kiến rất xác đáng và phong phú. Bản thân tôi đã viết rất nhiều bài báo, đã bao lần trả lời phỏng vấn với những đề nghị khẩn thiết và tâm huyết. Tôi hy vọng là lần này các thông tin đó đã được đón nhận đúng tần số.
Tôi nghĩ nếu chúng ta xây dựng được một nền giáo dục nghiêm túc lấy con người làm mục tiêu tối thượng, lấy tiêu chuẩn nhân văn chân thiện mỹ làm nền tảng, xóa bỏ những tiêu cực chạy theo hư danh, thành tích, triệt tiêu tính áp đặt trong chương trình giáo dục, lấy tinh thần tôn trọng thực học làm cốt lõi, đào tạo được những con người có nhân cách, có chuyên môn cụ thể, có kỹ năng sống và cống hiến cho xã hội thì sau khi ra trường họ sẽ được đón nhận một cách đương nhiên.
Việt Nam là nước đang trên đường phát triển, các nước có nền kinh tế hùng mạnh sẽ tiếp tục đầu tư tại Việt Nam và sẽ không thiếu việc làm cho các bạn trẻ tốt nghiệp ra trường… Chúng ta đã bao lần nghe các nhà đầu tư than thở là sinh viện Việt Nam ra trường bị thiếu kiến thức và kỹ năng hàng động, phải đào tạo lại. Nếu nền giáo dục được cải tiến các nhà đầu tư sẽ vào Việt Nam đông hơn vì nhân tố con người, tay nghề sẽ trở nên hấp dẫn…
Tuy nhiên, vì sự trì trệ đã kéo dài trên nửa thế kỷ, chuyện phải làm còn bề bộn ngổn ngang, có lẽ phải hai thập kỷ nữa mới mong hoàn thiện được nền giáo dục bên bờ vực thẳm như hiện nay…
Sai lầm toàn diện
Việc xác định mục đích đổi mới chẳng có gì khó. Vấn đề là tư duy lãnh đạo giáo dục có đủ dũng khí để nhìn rõ ở đâu là sự thật, vùng nào là chân lý. Trước nhất là phải khiêm tốn nhìn nhận những sai lầm có hệ thống đã làm chệch hướng nền giáo dục Việt Nam từ bấy lâu nay. Tôi nghĩ khi dùng từ "đổi mới toàn diện" là đã gián tiếp nhìn nhận bấy lâu nay ngành giáo dục đã mắc phải sai lầm toàn diện. Nhưng thiết nghĩ nên thật thà chỉ rõ sai lầm là ở đâu, ở khâu nào, ở văn bản nào trước đây và ai là người trách nhiệm…
Còn mập mờ không phân biệt trắng đen, vàng thau thì khó mà "đổi mới toàn diện" được! Còn mục đích thì nó sờ sờ trước mắt: hãy xem nền giáo dục Hàn Quốc, Phần Lan, Singapore… Mà cũng đừng nhìn đâu xa, hãy tìm hiểu nền giáo Việt Nam Cộng Hòa thời Ngô Đình Diệm, chương trình giáo dục của cố bộ trưởng Hoàng Xuân Hãn.
Còn việc xây dựng nhân cách cho tuổi trẻ, thì chẳng hạn, nên tham khảo bộ sách Việt Nam giáo khoa thư do nhiều tác giả chung quanh học giả Trần Trọng Kim biên soạn, đã được chính thức sử dụng tại các lớp tiểu học (cấp I) tại miền Nam trước 1975
Cải cách thành công: 'Bình mới phải có rượu mới'
Muốn đổi mới thành công, trước nhất phải đúc kết bài học tại sao bấy lâu nay việc đổi mới không thực hiện được để rồi năm nào cũng kêu gọi thực hiện mà chẳng có một mảy may hiệu quả. Lý do là vì chính phủ chưa tập hợp được nhân sự có đủ tâm, đủ tầm, đủ trình độ và dũng khí đứng ra thống lĩnh chiến trận đổi mới.
Tôi nói rõ dây là một chiến trận mà ê kíp lãnh đạo phải có tài thao lược, có kinh nghiệm tác chiến, thấm nhuần hiểu biết tổ chức giáo dục ở các nước tiên tiến trên thế giới. Ê kíp lãnh đạo này phải được chính quyền trao cho thanh kiếm vận hành công cuộc đổi mới và phải chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi ra quân. Không thể sử dụng những cơ chế, những nhân sự đã mang trong người căn bệnh di căn của thời bao cấp mà có thể thúc đẩy được công cuộc đổi mới toàn diện, lột xác từ một nền giáo dục nặng nề bệnh thành tích, bệnh học ảo, vực lên một nền giáo dục lành mạnh và hiện đại… Phải có bình mới chất chứa rượu mới thì mới giải quyết được khâu thực hiện.
Ngày nào tôi chưa thấy quyết tâm cụ thể này thì ngày ấy tôi vẫn xem nghị quyết vẫn chỉ là khẩu hiệu, không mang lại thực chất mong đợi… Theo tôi đó là hướng giải quyết cần thiết.
Đứng trước một cuộc cách mạng lớn nhằm thay máu ngành giáo dục, Đề án đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đã được đưa ra và được Bộ GDĐT ví von như "một trận đánh lớn". Nhưng mục tiêu đổi mới thế nào và khi chưa thể trả lời được câu hỏi "chúng ta cần gì ở những sinh viên sau khi ra trường" thì liệu cuộc đại cải cách nền giáo dục có đạt được mục đích không. Có thể cải cách theo đề án này được không?
GS Nguyễn Đăng Hưng đã có bài viết trả lời cho bài toán này. Bản thân tôi khi đọc bài này thấy rất hợp với ý mình nên xin giới thiệu để các bạn cùng suy ngẫm.
Hai thập kỷ nữa mới hoàn thiện được nền giáo dục
Tôi cho rằng, khi đưa ra đề án cải cách, đổi mới toàn diện ngành giáo dục, các cơ quan chức năng đã ý thức được những bất cập của tình trạng giáo dục hiện nay. Mà việc đổi mới giáo dục đã được bàn thảo hơn 20 năm nay, với nhiều ý kiến rất xác đáng và phong phú. Bản thân tôi đã viết rất nhiều bài báo, đã bao lần trả lời phỏng vấn với những đề nghị khẩn thiết và tâm huyết. Tôi hy vọng là lần này các thông tin đó đã được đón nhận đúng tần số.
Tôi nghĩ nếu chúng ta xây dựng được một nền giáo dục nghiêm túc lấy con người làm mục tiêu tối thượng, lấy tiêu chuẩn nhân văn chân thiện mỹ làm nền tảng, xóa bỏ những tiêu cực chạy theo hư danh, thành tích, triệt tiêu tính áp đặt trong chương trình giáo dục, lấy tinh thần tôn trọng thực học làm cốt lõi, đào tạo được những con người có nhân cách, có chuyên môn cụ thể, có kỹ năng sống và cống hiến cho xã hội thì sau khi ra trường họ sẽ được đón nhận một cách đương nhiên.
Việt Nam là nước đang trên đường phát triển, các nước có nền kinh tế hùng mạnh sẽ tiếp tục đầu tư tại Việt Nam và sẽ không thiếu việc làm cho các bạn trẻ tốt nghiệp ra trường… Chúng ta đã bao lần nghe các nhà đầu tư than thở là sinh viện Việt Nam ra trường bị thiếu kiến thức và kỹ năng hàng động, phải đào tạo lại. Nếu nền giáo dục được cải tiến các nhà đầu tư sẽ vào Việt Nam đông hơn vì nhân tố con người, tay nghề sẽ trở nên hấp dẫn…
Tuy nhiên, vì sự trì trệ đã kéo dài trên nửa thế kỷ, chuyện phải làm còn bề bộn ngổn ngang, có lẽ phải hai thập kỷ nữa mới mong hoàn thiện được nền giáo dục bên bờ vực thẳm như hiện nay…
Sai lầm toàn diện
Việc xác định mục đích đổi mới chẳng có gì khó. Vấn đề là tư duy lãnh đạo giáo dục có đủ dũng khí để nhìn rõ ở đâu là sự thật, vùng nào là chân lý. Trước nhất là phải khiêm tốn nhìn nhận những sai lầm có hệ thống đã làm chệch hướng nền giáo dục Việt Nam từ bấy lâu nay. Tôi nghĩ khi dùng từ "đổi mới toàn diện" là đã gián tiếp nhìn nhận bấy lâu nay ngành giáo dục đã mắc phải sai lầm toàn diện. Nhưng thiết nghĩ nên thật thà chỉ rõ sai lầm là ở đâu, ở khâu nào, ở văn bản nào trước đây và ai là người trách nhiệm…
Còn mập mờ không phân biệt trắng đen, vàng thau thì khó mà "đổi mới toàn diện" được! Còn mục đích thì nó sờ sờ trước mắt: hãy xem nền giáo dục Hàn Quốc, Phần Lan, Singapore… Mà cũng đừng nhìn đâu xa, hãy tìm hiểu nền giáo Việt Nam Cộng Hòa thời Ngô Đình Diệm, chương trình giáo dục của cố bộ trưởng Hoàng Xuân Hãn.
Còn việc xây dựng nhân cách cho tuổi trẻ, thì chẳng hạn, nên tham khảo bộ sách Việt Nam giáo khoa thư do nhiều tác giả chung quanh học giả Trần Trọng Kim biên soạn, đã được chính thức sử dụng tại các lớp tiểu học (cấp I) tại miền Nam trước 1975
Cải cách thành công: 'Bình mới phải có rượu mới'
Muốn đổi mới thành công, trước nhất phải đúc kết bài học tại sao bấy lâu nay việc đổi mới không thực hiện được để rồi năm nào cũng kêu gọi thực hiện mà chẳng có một mảy may hiệu quả. Lý do là vì chính phủ chưa tập hợp được nhân sự có đủ tâm, đủ tầm, đủ trình độ và dũng khí đứng ra thống lĩnh chiến trận đổi mới.
Tôi nói rõ dây là một chiến trận mà ê kíp lãnh đạo phải có tài thao lược, có kinh nghiệm tác chiến, thấm nhuần hiểu biết tổ chức giáo dục ở các nước tiên tiến trên thế giới. Ê kíp lãnh đạo này phải được chính quyền trao cho thanh kiếm vận hành công cuộc đổi mới và phải chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi ra quân. Không thể sử dụng những cơ chế, những nhân sự đã mang trong người căn bệnh di căn của thời bao cấp mà có thể thúc đẩy được công cuộc đổi mới toàn diện, lột xác từ một nền giáo dục nặng nề bệnh thành tích, bệnh học ảo, vực lên một nền giáo dục lành mạnh và hiện đại… Phải có bình mới chất chứa rượu mới thì mới giải quyết được khâu thực hiện.
Ngày nào tôi chưa thấy quyết tâm cụ thể này thì ngày ấy tôi vẫn xem nghị quyết vẫn chỉ là khẩu hiệu, không mang lại thực chất mong đợi… Theo tôi đó là hướng giải quyết cần thiết.
GS Nguyễn Đăng Hưng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)