Trong đòn đánh sở trường của Hải quân Việt Nam, phải chăng KILO tham gia với vai trò chỉ tạo ra một “sân chơi” cho tàu PL, tàu TL và SU-22M4 hoạt động hay chỉ thực hiện đòn đánh này một cách độc lập như đúng bản chất sở trường của KILO mà giới quân sự gọi là “lỗ đen”?
Vai trò của tàu ngầm KILO trong đòn đánh sở trường
Hãy thử điểm lại đội hình tấn công của Hải quân Việt Nam trước đây trong chiến tranh chống Mỹ.
Phải kể đến đầu tiên là trận ngày 02/8/1964 của ba tàu phóng lôi đánh đuổi tàu Ma-đốc Mỹ. Có thể nói 3 tàu phóng lôi, do vị trí xuất phát tấn công quá xa nên thời gian để 3 tàu PL công kích tiếp cận mục tiêu phóng lôi dưới làn hỏa lực của tàu và không quân địch thừa đủ cho địch đối phó, tiêu diệt.
Đòn tập kích này giống như lính đặc công bị lộ ngay từ ngoài hàng rào kẽm gai nên buộc phải tấn công, rất nguy hiểm mà hiệu quả thấp.
Trận thứ 2 ngày 19/4/1972 gồm 2 máy bay MIG-17 đánh nhau với Hạm đội 7 Hải quân Mỹ gồm 01 tuần dương hạm, 02 khu trục hạm và 01 hộ tống hạm tại vùng biển Quảng Bình. Đây là lần đầu tiên sau thế chiến lần thứ 2, Hạm đội 7 Mỹ bị không quân tập kích.
Trong trận này, địch hoàn toàn bất ngờ và chỉ trong 17 phút lịch sử, tàu tuần dương và một khu trục bị trúng bom te tua, trong khi MiG-17 về căn cứ an toàn. Một hiệu suất chiến đấu cao.
Điều rút ra từ 2 trận này là Việt Nam tổ chức tấn công khi vùng trời, vùng biển bị địch khống chế, trang bị vũ khí lạc hậu so với địch, trong khi đó lực lượng tấn công thì đơn độc, thiếu sự hỗ trợ bảo vệ cho nhau. Nhưng, tuy thế chính nhờ lối đánh, nhờ địa-quân sự có lợi mà nó đã cho kết quả.
Giá như hồi đó chỉ cần “tàu HQ 333 của cụ Bột” có được trang bị như bây giờ, 2 chiếc MIG-17 là 2 chiếc SU-22M4 (thế trận vẫn giữ nguyên) thì tàu Ma-đốc đã thành “ma” còn 4 tàu của hạm đội 7 Mỹ đã thành bãi san hô ở đáy biển Quảng Bình là chắc chắn.
Tất nhiên, lịch sử không có “giá như”, nhưng đưa ra cái “giá như” để chứng tỏ một điều là đòn đánh tập kích của Hải quân Việt Nam khi đang còn sơ khai mà đã toát lên được một “thế võ hiểm” thì ngày nay, đòn đánh đó được coi như “gia truyền” mang tính sở trường, lực lượng tham gia không những nhanh, mạnh, hiện đại mà còn tạo thêm hướng tấn công mới bởi Lữ đoàn tàu ngầm KILO Việt Nam.
Tàu tuần tiễu TT-400TP của Việt Nam. Không cho phép máy bay trực thăng săn ngầm hoặc máy bay loại GX-6 của Trung Quốc (đang đóng) hay thậm chí P-3C tự do bay săn trong khu vực tuần tiễu của nó. |
Phải công nhận rằng tàu ngầm KILO Việt Nam xuất hiện tạo ra một hướng tấn công dưới lòng biển nhưng hướng tấn công này không hẳn quyết định sự thành bại của đòn đánh gồm có cả tấn công trên không và trên mặt biển. Điều đó có nghĩa là tàu ngầm KILO chưa chắc luôn được Bộ TM Hải quân Việt Nam chọn là mũi tấn công chính.
Tuy nhiên, nếu như vị trí xuất phát tấn công (VXT) quyết định thành bại của đòn đánh thì chính tàu ngầm KILO là thành phần bắt buộc không thể thiếu để tạo ra VXT thuận lợi nhất có thể có.
Một VXT thuận lợi phải đảm bảo trước hết không bị địch phát hiện trước khi công kích (yếu tố bất ngờ) và sau hết là VXT phải gần nhất có thể với vị trí sử dụng hỏa lực hoặc trong tầm hỏa lực càng tốt.
Để đạt yêu cầu đó thì việc bày mưu, lập kế như nghi binh, ngụy trang, lừa địch của chỉ huy… và việc tổ chức, triển khai lực lượng đều phải được tiến hành trong một vùng biển, hướng biển “sạch”. Nếu không, VXT sẽ không còn tính bất ngờ, khi không có tính bất ngờ thì không còn là đòn tập kích và lúc đó diễn biến của đòn đánh sẽ như trận ngày 02/8/1964 nêu trên.
Như vậy trong đòn đánh sở trường của Hải quân Việt Nam, phải chăng KILO tham gia với vai trò chỉ tạo ra một “sân chơi” cho tàu PL, tàu TL và SU-22M4 hoạt động hay chỉ thực hiện đòn đánh này một cách độc lập như đúng bản chất sở trường của KILO mà giới quân sự gọi là “lỗ đen”?
Câu trả lời cho chúng ta là: Tàu ngầm KILO được Việt Nam đặt hàng theo yêu cầu chiến thuật của riêng mình khi trong tay Quân đội Việt Nam thì mọi điều đều có thể.
Một lữ đoàn tàu ngầm gồm 6 chiếc KILO không là gì so với hơn 60 chiếc tàu ngầm đủ loại của Trung Quốc trên đại dương hay trên Biển Đông. Nhưng trong vùng biển Việt Nam, trong thế trận phòng thủ biển đảo liên hoàn nhiều tầng, nhiều lớp và chỉ dùng cho một “mục đích duy nhất là bảo vệ vùng biển Việt Nam…” thì KILO Việt Nam sẽ “rất đặc biệt”.
Rất đặc biệt về tình thế. Tàu ngầm Việt Nam không rơi vào tình thế “tứ phía thọ địch” mà chỉ canh giữ một hướng duy nhất “trước cửa nhà”, còn đằng sau, hai bên và trên không thì được bảo vệ. Tự do nào cho phép máy bay săn ngầm đối phương bay săn trên vùng biển Việt Nam? Tự do nào cho phép tàu săn ngầm đối phương “cày xới” trên vùng biển Việt Nam? Vùng biển Việt Nam, vùng trời Việt Nam ngày nay chứ không phải thời chống Mỹ.
Rất đặc biệt về chiến thuật. Chẳng hạn, khi hệ thống kính tiềm vọng sử dụng cho nhiệm vụ tấn công của tàu ngầm KILO Việt Nam được lắp đặt thêm thiết bị đo cự ly bằng tia la de và hệ thống quan trắc TV, IR thì trong vùng biển Việt Nam tác chiến ngầm hay nổi mức kính tiềm vọng lại không thành vấn đề mà quan trọng là tác chiến độ sâu nào đạt hiệu quả cao hơn mà thôi.
Rất đặc biệt về chiến thuật. Chẳng hạn, khi hệ thống kính tiềm vọng sử dụng cho nhiệm vụ tấn công của tàu ngầm KILO Việt Nam được lắp đặt thêm thiết bị đo cự ly bằng tia la de và hệ thống quan trắc TV, IR thì trong vùng biển Việt Nam tác chiến ngầm hay nổi mức kính tiềm vọng lại không thành vấn đề mà quan trọng là tác chiến độ sâu nào đạt hiệu quả cao hơn mà thôi.
Rất đặc biệt về bản thân tàu ngầm. KILO kiểu Việt Nam khác KILO Trung Quốc là chỉ để bảo vệ vùng biển Việt Nam nên “cốt tinh, cốt chuyên” chứ không “cốt đông”.
Sức mạnh của lực lượng tàu ngầm Trung Quốc nói riêng và PLAN nói chung trong thế trận bảo vệ vùng biển của mình là khủng khiếp khiến không ai dám xâm lược kể cả Mỹ là cường quốc biển, cường quốc quân sự số 1 với sức mạnh hải quân có thể nói là vượt trội.
Tuy nhiên, khái niệm sức mạnh này, khi trong một thế trận khác nó sẽ thay đổi, như Việt Nam-Trung Quốc thì cũng giống như Trung Quốc-Mỹ.
Sức mạnh tổng hợp để chiến thắng trong chiến tranh không có được chỉ từ một yếu tố là vũ khí trang bị. Lịch sử đã chứng minh nhiều lần.
Lê Ngọc Thống
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)