Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

Kẻ thắng, người thua sau xung đột ở Gaza?

Khi cuộc ngừng bắn giữa Israel và Dải Gaza có hiệu lực, một câu hỏi được đặt ra là cuộc xung đột kéo dài một tuần, làm cho 5 người Israel và 140 người Palestine thiệt mạng, thực tế nói nên điều gì?
Có lẽ còn quá sớm để có câu trả lời chắc chắn, nhưng một số dấu hiệu ban đầu đã xuất hiện liên quan đến vấn đề cuộc xung đột đã giúp ai, làm tổn thương ai và nó làm thay đổi cái gì.

Những người mất mát nhiều nhất ở đây rất có thể là, như thường lệ, những dân thường trên dải Gaza và những người sống ở phía nam Israel nơi bị Hamas nã rocket. 

Tại khu vực này, nơi mà chủ nghĩa lạc quan ít khi ngự trị và vì cuộc chiến tranh giữa Israel và Palestine không diễn ra ở mức độ cao nên cuộc chiến hiện nay có lẽ chỉ đem lại một số lợi ích cho một số nước quan trọng nhất trong khu vực – gồm cả hai bên đối kháng chủ chốt. 

Dưới đây là tóm tắt việc các "nhân vật chính" bị tác động ra sao bởi cuộc xung đột.
Israel: Có thể nói Tel Aviv đã thắng trong việc làm suy yếu lực lượng Hamas. 

Bộ trưởng Quốc phòng Israel Ehud Barak nói trong tuyên bố về cuộc ngưng bắn rằng: “Điều chúng tôi đặt ra cần phải làm đã được hoàn thành. Hamas đã bị tổn thất và các sỹ quan cao cấp của lực lượng này đã bị tiêu diệt”. 

Israel đã làm được điều đó mà không phải hứng chịu các cuộc tấn công mang tính thảm họa hay phát động một cuộc xâm lược giá đắt trên thực địa như hồi đầu năm 2009. Tuy những vấn đề cơ bản và lâu dài về việc lực lượng Hamas muốn bắn rocket vào lãnh thổ Israel vẫn còn hiện hữu.
Hamas: Lực lượng này đã thắng trong việc bảo đảm một hiệp định về giảm phức tạp tại các cửa khẩu. 

Hiệp định ngừng bắn cho thấy Israel, hiện duy trì hầu như hoàn toàn việc phong tỏa lãnh thổ Palestine, có thể sẽ giảm các hạn chế trên biên giới. Điều này chắc chắn sẽ là một tin vui đối với người dân sống trong dải Gaza, nơi tỷ lệ thất nghiệp lên đến 40% và 38% dân số sống dưới mức nghèo khổ. 

Sự ủng hộ Hamas trong cộng đồng người Palestine nghe nói đang bị giảm sút, vì vậy sự thỏa hiệp có ý nghĩa này có thể giúp vị thế của họ ở dải Gaza. Các cuộc thương lượng quan trọng của họ với các nhà lãnh đạo thế giới cũng không có hại gì.
Mỹ: Washington đã thắng trong việc tạo được thế đòn bẩy với Israel về những vấn đề khác. 

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã cảm ơn Tổng thống Obama trong tuyên bố về ngừng bắn và nhiều người Israel có thể sẽ bày tỏ lòng biết ơn đối với hệ thống phòng thủ Iron Dome được phát triển sự viện trợ tài chính của Mỹ. 

Tờ New York Times, nói rằng ông Obama “đang có lợi thế tốt hơn nhiều để bắt đầu gây sức ép đối với ông Netanyahu về các vấn đề khác, từ việc Israel bao vây dải Gaza đến vấn đề Iran và quá trình hòa bình ở Trung Đông đang bị bỏ quên.”
Ai Cập: Quốc gia này đã thắng vì đã nâng được vị thế ở Trung Đông, khẳng định mình với phương Tây, ở lẽ, Ai Cập là nước đỡ đầu chính thức cho hiệp định ngưng bắn và được tín nhiệm khi đưa được lực lượng Hamas đến bàn thương lượng. 

Một số nhà quan sát, đặc biệt là ở phương Tây, lo ngại rằng một nước Ai Cập hậu Mubarak, dân chủ và do những người theo đạo Hồi lãnh đạo có lẽ sẽ rũ bỏ vai trò trước đây của mình như là nước trng gian hòa giải giữa Israel và Palestine, thay vào đó họ sẽ đứng về phía Hamas. 

Tổng thống mới của Ai Cập là Mohamed Morsi cần phải tỏ ra là một nhân vật mới ở Trung Đông. Nhiệm vụ của ông là thay mặt Hamas tỏ ra tranh thủ được những người có cảm tình với những nước Trung Đông, và chủ trương ngừng bắn của ông sẽ làm an tâm các quan sát viên phương Tây rằng ông là một đối tác "vì hòa bình".
 Mahmoud Abbas và Fatah: Thất bại ít hơn so với Hamas. 

Trong khi đó ở phía Bờ Tây, chính đảng Fatah của người Palestine do Abbas đứng đầu đang đấu tranh giành dấu ấn chính trị giống nhứng gì Hamas giành được trong tuần này. 

Giám đốc phân xã BBC ở Trung Đông nhận định: “Chính trị của người Palestine là một trò chơi kẻ thắng người thua và lực lượng Hamas đã vượt ra khỏi tình hình này mạnh mẽ hơn Fatah. Vì vậy ông Abbas yếu thế hơn.”

Thổ Nhĩ Kỳ: Thất bại vì tự đứng ngoài lề một khu vực mà họ đã từng có nhiều ảnh hưởng. 

Dù không phải là một nước Arab, dân số theo đạo Hồi không nhiều nhưng từng thống trị hầu như toàn bộ thế giới Arab trong lịch sử, từ lâu, Thổ Nhĩ Kỳ đã đóng một vai trò trong việc môi giới cho các cuộc xung đột ở Trung Đông. Tuy nhiên, lập trường kiên quyết chống Israel của chính phủ ngả về Hồi giáo trong những năm gần đây khiến Thổ Nhĩ Kỳ gây được ít ảnh hưởng ở khu vực. 

Micheal Koplow, một chuyên gia về chính trị của Thổ chứng kiến một loạt các thất bại của Thổ Nhĩ Kỳ, nhận xét: “Giờ đây không những Thổ Nhĩ Kỳ tỏ ra bất lực khi có vấn đề liên quan đến Israel hay cần gây sức ép đối với chế độ Assad ở Syria, Ankara cũng mất luôn uy tín của một bên môi giới có giá trị ở khu vực”.
Triển vọng hòa bình lâu dài: Có lẽ cũng thất bại. 

Chiến tranh làm xao nhãng các nỗ lực của Israel và Palestine trong cố gắng thiết lập một hiệp định hòa bình lâu bền và củng cố thói quen lựa chọn các giải pháp quân sự ngắn hạn. 

Điều đó làm cho cả Israel và Hamas có thể tin rằng cuộc xung đột đã làm cho vị thế của họ tốt lên và không cần phải theo đuổi một sự thay đổi kịch tính nào đối với chiến lược hiện nay của mình. 

Dự đoán tương lai là điều không tưởng, đặc biệt là ở Trung Đông, nhưng nguyên trạng có lẽ là một cách đặt cược an toàn nhất cho khu vực này, và nguyên trạng ở đây có nghĩa là cả Israel và Palestine đều không thể nhích lại gần hơn đối với hòa bình.
Nguồn Baodatviet


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)

Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang