Biển Đông không chỉ là vấn đề giữa Trung Quốc với các nước ASEAN mà còn nằm trên bàn cờ chiến lược của các cường quốc nhằm tạo ra sự ảnh hưởng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Là một tuyến hàng hải quan trọng và có nguồn tài nguyên biển phong phú, biển Đông đã trở thành mục tiêu tranh chấp liên tục trong suốt hơn nửa thế kỷ qua, đặc biệt gay gắt trong những năm gần đây bởi các hành động leo thang của Trung Quốc. Vấn đề không còn gói gọn trong khu vực Đông Á giữa Trung Quốc và các nước ASEAN mà đã liên quan tới các cường quốc khác như Mỹ, Nhật, Ấn Độ…
Đề cập tới vấn đề trên, cuốn sách“Xung đột trên biển Đông không còn là nguy cơ tiềm ẩn” tập hợp các bài viết của học giả trong và ngoài nước, đề cập tới sự trỗi dậy của Trung Quốc và thế trận quyền lực tại khu vực Đông Á – Thái Bình Dương.
Được hình thành từ tập tư liệu cùng tên do ông Hồng Lê Thọ cùng thân hữu chọn lọc, chuyển ngữ, Nhà xuất bản Tri thức đã tập hợp và ra mắt sách vào đầu năm 2012, phát hành tại nhà sách Phương Nam.
Trung Quốc và giấc mơ "vạn lý trường thành" trên biển
Hầu hết các bài viết của những nhà nghiên cứu trong cuốn sách này đều có sự chú ý đặc biệt về Trung Quốc với chiến lược phát triển hàng hải và sự lớn mạnh nhanh chóng của hải quân nước này.
Trong bài viết của mình, ông Bruce A. Elleman (Giáo sư Trường Cao đẳng Chiến tranh Hải quân Mỹ) trích lời phát biểu của Mi Chấn Ngọc (Mi Zhenyu), nguyên sĩ quan chỉ huy của Học viện Khoa học Quân sự của Quân đội Trung Quốc, rằng: “Trung Quốc phải phát triển sức mạnh hải quân để bảo vệ và nhất định không nhân nhượng dù chỉ một inch trong tổng số 3 triệu kilomet đường lãnh hải. Trung Quốc phải xây dựng cho được một Vạn Lý Trường Thành trên biển”. Tất nhiên, không cần đến một phát ngôn chính thức từ cán bộ cấp cao Trung Quốc, người ta cũng có thể hiểu được toan tính trong từng bước đi của nước này.
Hải quân Trung Quốc được huấn luyện, theo các chuyên gia, phải có khả năng độc lập kiểm soát trên biển và bầu trời, đổ quân bằng đường thủy, đối phó kịp thời mạnh mẽ và có thể báo hiệu tấn công bằng vũ khí nguyên tử.
Trong khi đó, tác giả Shigeo Hiramatsu đặt ra câu hỏi “Trung Quốc đang xây dựng đội hải quân ghê gớm như thế với mục đích gì?”
Cũng theo tác giả này, lãnh đạo hải quân Trung Quốc xác định, “giải pháp cho các vấn đề là qua phương tiện chính trị và ngoại giao”, và “đạt được sự đầu hàng của kẻ thù mà không cần chiến đấu” (bất chiến tự nhiên thành) đòi hỏi việc phải có một lực lượng hải quân hùng hậu.
Họ cho rằng, “nếu chúng ta có một lực lượng như thế, thì nếu mà đe dọa không thôi chưa đủ, chúng ta có thể tấn công thật hiệu quả”. Như thế, Trung Quốc nhằm vào việc dùng lực lượng hải quân như phương tiện răn đe chính trị.
Cũng theo tác giả này, trong tình trạng tranh chấp giữa Trung Quốc với các vùng lãnh thổ và nước láng giềng bao thì Hải quân Trung Quốc phát triển nhanh chóng vô tình làm dấy lên một lo ngại về xung đột có thể xảy ra trong tương lai.
Lịch sử đã chứng minh một Trung Quốc hiếu chiến và cơ hội, ngày nay người ta còn phanh phui sự thật này trong các báo cáo quốc tế. Cuối năm 1994 và đầu năm 1995, khoảng chừng hai năm sau khi Hoa Kỳ rút quân ra khỏi căn cứ hải quân vịnh Subic, Trung Quốc lặng lẽ chiếm rặng Mischief…” là một ví dụ.
Người ta cũng nhắc tới sự kiện hải quân Trung Quốc đụng độ với tàu ngầm hải quân Mỹ vào trung tuần tháng 6 năm 2009, khi chiếc USS Impeccable của Mỹ làm nhiệm vụ giám sát ở khoảng 75 dặm bên ngoài đảo Hải Nam.
Việc đụng độ này đã làm gia tăng căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ tới tận bây giờ, khi Mỹ cho rằng “các cuộc xung đột này ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nước thứ ba trong khu vực, và cần phải làm rõ rằng Mỹ là nước duy nhất vừa có tầm cỡ và có đủ sức mạnh để đối đầu với sự bất cân bằng về quyền lực mà Trung Quốc tạo ra” – thượng nghị sỹ Jim Webb phát biểu tại phiên điều trần về “Các xung đột trên biển và tranh chấp chủ quyền tại châu Á”.
Người ta cũng không quên nhắc tới chiến lược "Chuỗi ngọc trai của Trung Quốc" bằng việc xây dựng các căn cứ hải quân. Đây là tên gọi sách lược triển khai về hàng hải - quân sự của Trung Quốc xuất hiện lần đầu tiên trong báo cáo (mật) "Tương lai năng lượng ở châu Á" tới Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ năm 2005.
Chuỗi ngọc trai này chạy theo tuyến đường hàng hải trên biển bắt đầu từ đảo Hải Nam, nhưng Jean Guisnel nhận định trong bài viết của mình "viên ngọc trai đầu tiên của chuỗi nằm ở Miến Điện. Và ở đầu kia là căn cứ Gwadar của Pakistan, chỉ hai bước chân đến eo biển Hormuz và biên giới Iran".
Với chiến lược này, Trung Quốc muốn mở rộng ảnh hưởng của mình từ Hải Nam ở Biển Đông, xuyên qua những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới, hướng tới vịnh Ba Tư.
Đầu tiên, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với Senkaku/Điếu Ngư, tiếp đến là Đài Loan và biển Đông, và nếu kết nối với những cầu cảng khác mà Trung Quốc xây dựng thì sẽ như một vành đai bao quanh nhiều khu vực đất liền thuộc châu Á, cho phép Trung Quốc kiểm tra và giám sát tất cả các tuyến đường biển nhộn nhịp nhất ở châu Á cũng như thế giới.
Các nước lớn vào cuộc
Đề cập tới vấn đề trên, cuốn sách“Xung đột trên biển Đông không còn là nguy cơ tiềm ẩn” tập hợp các bài viết của học giả trong và ngoài nước, đề cập tới sự trỗi dậy của Trung Quốc và thế trận quyền lực tại khu vực Đông Á – Thái Bình Dương.
Được hình thành từ tập tư liệu cùng tên do ông Hồng Lê Thọ cùng thân hữu chọn lọc, chuyển ngữ, Nhà xuất bản Tri thức đã tập hợp và ra mắt sách vào đầu năm 2012, phát hành tại nhà sách Phương Nam.
Trung Quốc và giấc mơ "vạn lý trường thành" trên biển
Hầu hết các bài viết của những nhà nghiên cứu trong cuốn sách này đều có sự chú ý đặc biệt về Trung Quốc với chiến lược phát triển hàng hải và sự lớn mạnh nhanh chóng của hải quân nước này.
Trong bài viết của mình, ông Bruce A. Elleman (Giáo sư Trường Cao đẳng Chiến tranh Hải quân Mỹ) trích lời phát biểu của Mi Chấn Ngọc (Mi Zhenyu), nguyên sĩ quan chỉ huy của Học viện Khoa học Quân sự của Quân đội Trung Quốc, rằng: “Trung Quốc phải phát triển sức mạnh hải quân để bảo vệ và nhất định không nhân nhượng dù chỉ một inch trong tổng số 3 triệu kilomet đường lãnh hải. Trung Quốc phải xây dựng cho được một Vạn Lý Trường Thành trên biển”. Tất nhiên, không cần đến một phát ngôn chính thức từ cán bộ cấp cao Trung Quốc, người ta cũng có thể hiểu được toan tính trong từng bước đi của nước này.
Hải quân Trung Quốc được huấn luyện, theo các chuyên gia, phải có khả năng độc lập kiểm soát trên biển và bầu trời, đổ quân bằng đường thủy, đối phó kịp thời mạnh mẽ và có thể báo hiệu tấn công bằng vũ khí nguyên tử.
Trong khi đó, tác giả Shigeo Hiramatsu đặt ra câu hỏi “Trung Quốc đang xây dựng đội hải quân ghê gớm như thế với mục đích gì?”
Cũng theo tác giả này, lãnh đạo hải quân Trung Quốc xác định, “giải pháp cho các vấn đề là qua phương tiện chính trị và ngoại giao”, và “đạt được sự đầu hàng của kẻ thù mà không cần chiến đấu” (bất chiến tự nhiên thành) đòi hỏi việc phải có một lực lượng hải quân hùng hậu.
Họ cho rằng, “nếu chúng ta có một lực lượng như thế, thì nếu mà đe dọa không thôi chưa đủ, chúng ta có thể tấn công thật hiệu quả”. Như thế, Trung Quốc nhằm vào việc dùng lực lượng hải quân như phương tiện răn đe chính trị.
Cũng theo tác giả này, trong tình trạng tranh chấp giữa Trung Quốc với các vùng lãnh thổ và nước láng giềng bao thì Hải quân Trung Quốc phát triển nhanh chóng vô tình làm dấy lên một lo ngại về xung đột có thể xảy ra trong tương lai.
Lịch sử đã chứng minh một Trung Quốc hiếu chiến và cơ hội, ngày nay người ta còn phanh phui sự thật này trong các báo cáo quốc tế. Cuối năm 1994 và đầu năm 1995, khoảng chừng hai năm sau khi Hoa Kỳ rút quân ra khỏi căn cứ hải quân vịnh Subic, Trung Quốc lặng lẽ chiếm rặng Mischief…” là một ví dụ.
Việc đụng độ này đã làm gia tăng căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ tới tận bây giờ, khi Mỹ cho rằng “các cuộc xung đột này ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nước thứ ba trong khu vực, và cần phải làm rõ rằng Mỹ là nước duy nhất vừa có tầm cỡ và có đủ sức mạnh để đối đầu với sự bất cân bằng về quyền lực mà Trung Quốc tạo ra” – thượng nghị sỹ Jim Webb phát biểu tại phiên điều trần về “Các xung đột trên biển và tranh chấp chủ quyền tại châu Á”.
Người ta cũng không quên nhắc tới chiến lược "Chuỗi ngọc trai của Trung Quốc" bằng việc xây dựng các căn cứ hải quân. Đây là tên gọi sách lược triển khai về hàng hải - quân sự của Trung Quốc xuất hiện lần đầu tiên trong báo cáo (mật) "Tương lai năng lượng ở châu Á" tới Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ năm 2005.
Chuỗi ngọc trai này chạy theo tuyến đường hàng hải trên biển bắt đầu từ đảo Hải Nam, nhưng Jean Guisnel nhận định trong bài viết của mình "viên ngọc trai đầu tiên của chuỗi nằm ở Miến Điện. Và ở đầu kia là căn cứ Gwadar của Pakistan, chỉ hai bước chân đến eo biển Hormuz và biên giới Iran".
Với chiến lược này, Trung Quốc muốn mở rộng ảnh hưởng của mình từ Hải Nam ở Biển Đông, xuyên qua những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới, hướng tới vịnh Ba Tư.
Đầu tiên, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với Senkaku/Điếu Ngư, tiếp đến là Đài Loan và biển Đông, và nếu kết nối với những cầu cảng khác mà Trung Quốc xây dựng thì sẽ như một vành đai bao quanh nhiều khu vực đất liền thuộc châu Á, cho phép Trung Quốc kiểm tra và giám sát tất cả các tuyến đường biển nhộn nhịp nhất ở châu Á cũng như thế giới.
Có thể dễ dàng nhận ra các lợi ích của những nước lớn trong khu vực biển Đông, ngoài Mỹ, ông Shigeo Hiramatsu còn nhắc tới Nhật và cho rằng “Nhật phải đóng vài trò tích cực và độc lập để giữ gìn trật tự. Nhật phải đi đầu và chứng tỏ có trách nhiệm lớn hơn để bảo vệ an ninh khu vực…”.
Và thực tế, Nhật đã lên tiếng thúc giục Trung Quốc tuân thủ UNCLOS 1982 và đi đến giải quyết tranh chấp trên khu vực biển Đông bằng biện pháp hòa bình thông qua luật quốc tế, tuy nhiên chính Nhật cũng đang đau đầu với tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Tác giả Peter J.Brown, trong bài viết của mình, ông cho rằng Ấn Độ cần tăng cường hơn khả năng của hải quân nếu muốn đối chọi với chiến lược khát vọng biển xanh của Trung Quốc. Và, thêm một diễn viên mới trong sàn diễn này, Úc cũng dự kiến cam kết góp phần hải quân nhiều hơn nữa.
Và thực tế, Nhật đã lên tiếng thúc giục Trung Quốc tuân thủ UNCLOS 1982 và đi đến giải quyết tranh chấp trên khu vực biển Đông bằng biện pháp hòa bình thông qua luật quốc tế, tuy nhiên chính Nhật cũng đang đau đầu với tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Tác giả Peter J.Brown, trong bài viết của mình, ông cho rằng Ấn Độ cần tăng cường hơn khả năng của hải quân nếu muốn đối chọi với chiến lược khát vọng biển xanh của Trung Quốc. Và, thêm một diễn viên mới trong sàn diễn này, Úc cũng dự kiến cam kết góp phần hải quân nhiều hơn nữa.
Như vậy, các nước lớn đang lần lượt nhảy vào biển Đông, không chỉ là những quốc gia có lợi ích trực tiếp, mà xét một cách lâu dài, nếu đường lưỡi bò bị hiện thực hóa thì các cường quốc bị phụ thuộc vào con đường giao thương trên biển sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều.
Một mặt, phải giữ mối quan hệ hòa hảo trong hợp tác kinh tế với Trung Quốc, mặt khác, những nước lớn như Mỹ, Nhật, Ấn Độ…cũng đang phải ngay ngáy tìm giải pháp kìm hãm sự trỗi dậy trước khát vọng siêu cường của Trung Quốc.
Bàn cờ biển Đông không còn là của riêng ai, một sự cần thiết để cân bằng quyền lực trong khu vực, tuy nhiên, vấn đề tranh chấp vẫn phải dựa vào sức mình để tự giải quyết. Không có đồng minh nào là vĩnh cửu – chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn.
Một mặt, phải giữ mối quan hệ hòa hảo trong hợp tác kinh tế với Trung Quốc, mặt khác, những nước lớn như Mỹ, Nhật, Ấn Độ…cũng đang phải ngay ngáy tìm giải pháp kìm hãm sự trỗi dậy trước khát vọng siêu cường của Trung Quốc.
Bàn cờ biển Đông không còn là của riêng ai, một sự cần thiết để cân bằng quyền lực trong khu vực, tuy nhiên, vấn đề tranh chấp vẫn phải dựa vào sức mình để tự giải quyết. Không có đồng minh nào là vĩnh cửu – chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn.
Nguồn Baodatviet.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)