Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

"Khắc phục lỗi mở folder trong cùng cửa sổ "Open each folder in same window" trong Windows 7"



Trong Windows 7 thường mặc định sẵn chế độ mở cho các Folder trong Windows Explorer là "Open each folder in the same window", tức là bạn mở folder trong cùng một cửa sổ không phải mở ở một cửa sổ mới. Đó là hoạt động bình thường, trong quá trình sử dụng đôi khi bạn gặp phải lỗi là khi bạn click vào một Folder thì nó cứ mở thêm một cửa sổ mới làm cho bạn cảm thấy không hài lòng, vì khi bạn mở nhiều folder thì nó sẽ hiện ra rất nhiều cửa sổ trên màn hình. Mặc dù trước đó bạn không cài đặt gì cả, để giải quyết vấn đề này thì đầu tiên bạn mở Windows Explorer (Phím tắt Windows E), và vào Tools >> Folder Options và đặt lại giá trị là "Open each folder in the same window"



Tuy nhiên, khi bạn vào Folder Options thấy giá trị đã được đặt "Open each folder in the same window" nhưng khi click vào folder nó vẫn hiển thị thêm một cửa sổ mới, để giải quyết triệt để vấn đề đó bạn làm như sau:

Cách đơn giản là bạn có thể tải file RegisterActxprxyAndIeproxy.cmd tại đây (hoặc tại đây) về máy, sau đó bạn giải nén file và click vào file RegisterActxprxyAndIeproxy.cmd để add file actxprxy.dll ieproxy.dll. Nếu bạn mở trực tiếp file có thông báo lỗi thì bạn bạn click chuột phải vào file và chọn "Run as administrator".






Hoặc bạn cũng có thể làm cách sau, mở Notepad và dán code bên dưới vào và save lại với tên RegisterActxprxyAndIeproxy.cmd, sau đó tiến hành chạy file này như ở trên.


@echo off

:: 32 bit and 64 bit
IF EXIST "%SystemRoot%System32actxprxy.dll" "%SystemRoot%System32regsvr32.exe" "%SystemRoot%System32actxprxy.dll"
IF EXIST "%ProgramFiles%Internet Explorerieproxy.dll" "%SystemRoot%System32regsvr32.exe" "%ProgramFiles%Internet Explorerieproxy.dll"

:: 64 bit only (32bit on 64 bit)
IF EXIST "%WinDir%SysWOW64actxprxy.dll" "%WinDir%SysWOW64regsvr32.exe" "%WinDir%SysWOW64actxprxy.dll"
IF EXIST "%ProgramFiles(x86)%Internet Explorerieproxy.dll" "%WinDir%SysWOW64regsvr32.exe" "%ProgramFiles(x86)%Internet Explorerieproxy.dll"



Thật ra code trên chính là mã nguồn của file bạn tải về ở trên, vì vậy bạn chỉ việc thực hiện 1 trong 2 cách trên hoặc bạn tự tạo file RegisterActxprxyAndIeproxy.cmd hoặc tải file đó về và tiến hành chạy nó là xong.

Lưu ý: Sau khi đã chạy file xong bạn hãy Restart lại máy và vào thử Folder để xem kết quả.

Chúc bạn thành công
Nguồn Traidatmui.com

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

Việt Nam chế tạo đạn xuyên giáp K53

Đạn có thể được sử dụng cho các loại súng bắn đạn K53 hiện có trong trang bị. Đạn thiết kế để có thể xuyên thép CT3 dày 12mm ở cự ly 100m và xuyên áo giáp cấp 3 theo tiêu chuẩn NIJ101.04 của Mỹ.

Với mục đích nâng cao khả năng chiến đấu, đặc biệt là khả năng xuyên giáp của đạn, các kỹ sư Nhà máy Z113 (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) đã nghiên cứu thiết kế chế thử thành công đạn xuyên 7,62x54mm (K53) đầu lõi thép.

Đạn có thể được sử dụng cho các loại súng bắn đạn K53 hiện có trong trang bị. Đạn thiết kế để có thể xuyên thép CT3 dày 12mm ở cự ly 100m và xuyên áo giáp cấp 3 theo tiêu chuẩn NIJ101.04 của Mỹ.
Để bảo đảm khả năng xuyên thép, các tác giả đã nghiên cứu tăng tốc độ tới hạn của đầu đạn và độ cứng của lõi thép.

Qua nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm, các tác giả đã chọn vận tốc đầu đạn thiết kế trung bình ở vị trí cách miệng nòng súng 25mm là từ 840 đến 890m/s.

Để bảo đảm độ cứng cho lõi thép, trên cơ sở các loại vật liệu đã dùng để sản xuất đạn xuyên K56, các tác giả đã chọn mác thép Y12A làm lõi xuyên. Thép có độ cứng sau khi tôi đạt 64-66 HRC, độ cứng sau khi ram ở nhiệt độ 150 đến 1600C đạt 62-64 HRC.
Đạn xuyên áo giáp cấp 3.
Công nghệ chế tạo đạn xuyên 7,62x54mm (K53) đầu lõi thép là công nghệ mà nhà máy đã áp dụng vào sản xuất đạn 7,62x54mm (K53) thông thường.

Riêng công đoạn chế tạo lõi thép xuyên đã áp dụng công nghệ tạo hình là phương pháp gia công cắt gọt và tạo độ cứng cho lõi thép sử dụng công nghệ tôi lò muối và ram dầu.

Vận tốc thực tế của đầu đạn đạt 870,7 đến 872,4m/s; khả năng xuyên thép CT3 đồng nhất dày 16mm đặt cố định vuông góc với trục nòng súng ở cự ly 100m đạt tỷ lệ 100%; xuyên áo giáp cấp 3 theo tiêu chuẩn của Mỹ đạt 100%.

Áp suất khí thuốc bằng so với đạn thông thường nên tăng độ bền cho súng, mặt khác, đạn vẫn sử dụng được thuốc phóng cho đạn thông thường, nên không phải sản xuất thuốc phóng mới.
Kết quả bắn thử cho thấy khả năng xuyên thép đều đạt và vượt các thông số thiết kế. Cụ thể, với các bia thép CT3 có các chiều dày 14, 16 và 18mm khi sử dụng súng PKMS ở cự ly 100m, kết quả tỷ lệ xuyên tấm thép dày 14 và 16mm đạt 100%; tỷ lệ xuyên tấm thép dày 18mm đạt 80%. Bắn kiểm tra xuyên áo giáp với áo giáp cấp 3 ở cự ly 15m cũng cho tỷ lệ xuyên đạt 100%... Công trình nghiên cứu đã được trao giải nhì Tuổi trẻ sáng tạo trong quân đội năm 2011.
Nguồn Giaoduc.net

Chuyện ít biết về tàu tên lửa đầu tiên của VN

Ít ai biết rằng, trong kháng chiến chống Mỹ, Hải quân Nhân dân Việt Nam được tiếp nhận một vài tàu trang bị tên lửa có điều khiển – những tàu tên lửa đầu tiên của hải quân.
Theo Lịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam, tháng 12/1972, Việt Nam được tiếp nhận 4 tàu chiến cỡ nhỏ project 183R lớp Komar từ Liên Xô. Toàn bộ tàu được biên chế vào  Tiểu đoàn 136, Trung đoàn 172 (sau này là Lữ đoàn 172).

“Nhỏ mà có võ”

Tàu tên lửa project 183R lớp Komar do Liên Xô thiết kế từ đầu những năm 1950 dành cho nhiệm vụ duy nhất tấn công tiêu diệt chiến hạm bằng tên lửa hành trình chống tàu. Đây là tàu tên lửa đầu tiên trên thế giới.

Tàu lớp Komar có lượng giãn nước 66,5 tấn, dài 25,4m, thủy thủ đoàn 17 người, trang bị động cơ diesel cho phép đạt tốc độ tối đa 44 hải lý/h.

Tàu tên lửa project 183R Komar của Hải quân Nhân dân Việt Nam trên vịnh Hạ Long. Nguồn: Sách ảnh Hải quân Nhân dân Việt Nam (1955-1985).
Hỏa lực chính của tàu Komar gồm 2 đạn tên lửa hành trình đối hạm P-15 Termit (NATO định danh SS-N-2A Styx) trong bệ phóng KT-67 và một tháp pháo 2 nòng cỡ 25mm (1.000 viên đạn).
Trong đó, P-15 Termit là một trong những công nghệ vũ khí tiên tiến nhất những năm 1950-1960. 

Tên lửa có thân hình trụ, mũi hình tròn, giữa thân có 2 cánh tam giác lớn và 3 cánh lái ở đuôi. 

Các thiết bị điện tử trong tên lửa dựa trên thiết kế tín hiệu đơn giản với cảm biến radar hình nón.

Trước khi phóng, đài radar MR-331 sẽ quét, khóa mục tiêu trước. Theo quy định của Liên Xô, khi phóng tên lửa, tàu Komar phải chạy tốc độ trên 15 hải lý/h và chỉ bắn được trong điều kiện sóng cấp 4.

Ở pha giữa, tên lửa hành trình bay tự động (cách mặt biển 100-300m), pha cuối, cách mục tiêu 11km, cảm biến radar kích hoạt từ tìm mục tiêu tấn công. Với đầu đạn hình phễu nặng gần 500kg, P-15 Termit có khả năng đánh chìm tàu chiến cỡ lớn.

Với hỏa lực như vậy, trong tác chiến, tàu Komar có thể độc lập hoặc đi theo đội hình cùng tấn công mục tiêu lớn với sự yểm trợ không quân, không ở lại trên biển hơn một ngày hoặc lâu hơn tránh thời tiết xấu.

Người Mỹ sợ hãi

Trở lại với câu chuyện tại Việt Nam, ngay trong năm 1972, tình báo Mỹ nhanh chóng đánh hơi việc Liên Xô trang bị loại tàu tên lửa nguy hiểm này cho Hải quân Nhân dân Việt Nam. Quân Mỹ có lý do để lo ngại sự an toàn chiến hạm của mình hoạt động trên vịnh Bắc Bộ trinh sát miền Bắc Việt Nam. 

Năm 1967, tàu tên lửa Project 183R Komar của Hải quân Ai Cập đánh chìm tàu chiến Eilat của Hải quân Israel. Sự kiện này gây ra cú sốc trên thế giới khi một tàu chiến dài gần 100m, lượng giãn nước gần 2.000 tấn bị đánh chìm bởi tàu nhỏ hơn nhiều lần.

Chưa hết, năm 1971, trong cuộc chiến tranh Ấn Độ - Pakistan, 2 tàu tên lửa cỡ nhỏ của Ấn Độ đã phóng 4 quả P-15 Termit đánh chìm một tàu quét mìn và một tàu khu trục lượng giãn nước 3.290 tấn của Hải quân Pakistan.

Với những cuộc “thử nghiệm thành công trên chiến trường”, minh chứng rõ ràng nhất cho sự lo sợ “trở thành nạn nhân tiếp theo” của người Mỹ.

Kỹ thuật viên hải quân lắp tên lửa chống hạm P-15 Termit lên bệ phóng tàu Komar. Nguồn: Sách ảnh Hải quân Nhân dân Việt Nam (1955-1985)
Theo tài liệu Hải quân Mỹ, trong năm 1972, khi đang hoạt động ngoài khơi vịnh Bắc Bộ, hệ thống tác chiến điện tử AN/WLR-1 trên tuần dương hạm USS Sterett (CG-31) phát hiện tín hiệu radar MR-331 trong chế độ khóa mục tiêu liên tục. Sau khi hệ thống radar xác định rõ, các sĩ quan điều khiển USS Sterett cho rằng đó là một tàu Komar của Việt Nam và tên lửa P-15 Termit đang tiến đến.

Ngay lập tức, USS Sterett phóng 2 tên lửa đối không tầm trung RIM-2 Terreir đánh chặn. Ít giây sau, mục tiêu biến mất trên màn hình radar. Lịch sử hoạt động của USS Sterett ghi nhận, tàu này đánh chặn thành công tên lửa P-15. 

Tuy nhiên tới năm 1999, Hải quân Mỹ mở cuộc điều tra và xác định không hề có bất kỳ tên lửa P-15 nào được phóng đi vào ngày hôm đó. Đây là sự nhầm lẫn của hệ thống điện tử. Điều đó cho thấy, tên lửa P-15 và chiến hạm lớp Komar thực sự là nỗi ám ảnh của người Mỹ.
Nguồn Baodatviet

Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012

Hướng dẫn kết nối máy chiếu


Khởi động máy chiếu bằng cách nhấn nút POWER (1 lần). Trong trường hợp máy chiếu vừa tắt, để mở lại vui lòng chờ cho quạt trong máy ngừng quay.

       Cắm đúng và khít dây kết nối (VGA) giữa máy tính và máy chiếu. Khi cắm, cần lưu ý cầm phần đầu cắm đẩy mạnh vào khe cắm. Khi tháo không cầm phần dây mà cầm phần đầu cắm để kéo ra, không bẻ lên bẻ xuống phần dây cắm.

Khởi động máy tính. Khi máy tính và máy chiếu đã kết nối và khởi động xong, nếu tín hiệu vẫn chưa xuất ra thì cần làm một trong số các thao tác sau:

1. Ấn các phím tắt theo từng hãng máy tính như sau: chọn chế độ LCD+ Monitor

- ACER, TOSHIBA, SHARP: Fn + F5
- SONY, IBM, LENOVO: Fn + F7
- PANASONIC, NEC: Fn + F3
- ASUS, DELL, EPSON: Fn + F8
- FUJUTSU: Fn + F10
- HP, COMPAQ: Fn + F4
- Hoặc nhấn : Fn + Phím có biểu tượng màn hình như bên dưới:
      Chú ý: Có thể có hiện tượng màn hình laptop bị đen còn màn hình máy chiếu thì có hình ảnh, ta tiếp tục ấn phím tắt trên thêm vài lần nữa đến khi được thì thôi.
             
 2. Từ màn hình Desktop:


Cách 1: Chuột phải → Graphics option → Output to → Intel(R) dual display clone → Notebook + monitor. ( hình dưới)
      Cách 2: Chuột phải → Graphics Properties → Trong mục Muliple Display bạn tích  vào Intel (R) Dual Display Clone → ok.
   3: Nếu máy không có dòng Graphichs option và Graphics Properties ở ngoài desktop ta làm như sau:

Cách 1: Desktop → chuột phải → Properties → Settings → Advances → chọn thẻ Intel ® Graphichs Media accelerator Driver for mobile → Graphichs propertis → Trong mục Muliple Display bạn tích  vào Intel (R) Dual Display Clone → ok.
Cách 2: (không khuyến khích làm vì chỉ hiển thị mỗi màn hình desktop)chuột phải → chọn dòng cuối Properties → Settings → chuột phải vào hình monitor 2 → tích chọn Attached → ok.
4.     Đối với máy cài WIN7 thì làm như sau:

 Cách 2: từ ngoài màn hình desktop ta làm theo hình bên dưới
Chuột phải → Graphichs Options → Output to → Clone Displays →Monitor + Built-in Display 
Cách 3: desktop → Chuột phải → Personalize → Display → Connect to a projector → Duplicate (xem hình lần lượt bên dưới)
Cách 4: Start → All Programs → Accessories → Windows Mobility Center (hình dưới) → trong bảng External Display của Mobility Center click vào nút Connect Display (chỗ đánh dấu vàng) → Chọn Duplicate.

5.     Đối với các dòng máy có Card rời ATI và Geforce

Từ ngoài màn hình desktop → Chuột phải → Catalyst(TM) Control Center  (hình dưới) → Trong thẻ Graphichs settings chọn Display manager → Displays propertie → click chuột phải vào hình màn hình mờ như hình dưới  → Clone main with monitor.

Từ Desktop → Chuột phải → nvdia contro panel (hình dưới)→ Trong mục Display chọn Setup multiple displays → Chuột phải vào màn hình 2 chọn dòng Duplicate…
6.     Note ( setup máy chiếu ở Học Viện Ngân Hàng)

-          Cổng tín hiệu để kết nối với projector là: Computer 2
+ Máy Sony ở H207, H209 : inputB
+ Máy Optoma ở H210, H310, H410: VGA
      -      Chế độ phân giải chuẩn của máy tính để slide full trên màn chiếu : 1024 x 768
Sưu tầm từ Internet







Thứ Năm, 11 tháng 10, 2012

Phân biệt Molniya và Tarantul

Molniya và Tarantul là hai loại tàu chiến có trong Hải quân Nhân dân Việt Nam có nhiều điểm tương đồng, vậy nhận biết 2 loại tàu chiến này như thế nào?
Cả Molniya và Tarantul đều thuộc Project 1241 (NATO định danh chung là Tarantul) thuộc loại tàu tên lửa cao tốc, được thiết kế cho nhiệm vụ chiến đấu ở các vùng ven biển, những vùng biển nông, tốc độ cao, hỏa lực mạnh là những ưu điểm của loại tàu tên lửa này.

Project 1241 được Liên Xô khởi xướng vào cuối những năm 1970, nhằm thay thế cho loại tàu tên lửa cao tốc Osa đã lỗi thời. 

Năm 1978, chiếc đầu tiên của dự án được hoàn thành và chuyển giao cho Hải quân Liên Xô đánh giá. 

Biến thể này được trang bị 4 tên lửa chống hạm P-15 Termit tầm bắn 40km, 1 pháo hạm AK-176 76,2mm ở phía trước và 2 pháo bắn nhanh AK-630 ở phía sau.

Việc định danh các biến thể của Project 1241 khá phức tạp. Với Nga, cứ mỗi lần có cải tiến nhỏ lại được đặt cho một định danh khác trong khi hình dáng bên ngoài không thay đổi nhiều. Điều này chính là lý do khiến nhiều người khó phân biệt được Molniya và Tarantul.

Tàu tên lửa Project 1241 Tarantul của Hải quân Nga, điểm dễ dàng nhận thấy là radar Monolith ở phía trên buồng chỉ huy.
Các biến thể khác được phát triển của Project 1241 gồm có 1241.1M/MR (NATO định danh là Tarantul III) trang bị radar tìm kiếm mục tiêu Monolith, radar này có phạm vi tìm kiếm mục tiêu 120km ở chế độ chủ động, lên đến 500km với chế độ thụ động.

Biến thể mới thay thế tên lửa P-15 bằng tên lửa chống hạm siêu âm P-270 Moskit, tầm bắn 120km, thay thế động cơ CODOG (kết hợp động cơ diesel tuabin khí) bằng động cơ CODAG (kết hợp động cơ diesel gas)

Project 1241 RE là biến thể xuất khẩu của Project 1241, (NATO định danh là Tarantul-II), có điểm khác biệt so với biến thể dùng cho Hải quân Liên Xô là đã loại bỏ radar tìm kiếm mục tiêu Monolith lắp đặt phía trên buồng chỉ huy, thay vào đó là radar tìm kiếm mục tiêu Garpun-Bal (NATO định danh Plank Shave) ở trên đỉnh cột buồm.

Vị trí radar lắp đặt radar Monolith được thay thế bằng radar điều khiển hỏa lực MR-123 Vympel cho pháo hạm AK-176 và pháo bắn nhanh AK-630. 

Về vũ khí Project 1241 RE được trang bị 4 tên lửa chống hạm P-15 Termit ít năng lực hơn cơ cấu bố trí cụm phóng tên lửa chống hạm tương tư như của Nga, 1 pháo hạm AK-176 76,2mm, 2 pháo bắn nhanh AK-630, tên lửa đối không tầm thấp Igla.

Project 1241.8 Molniya, NATO không đặt định danh riêng cho biến thể này, vẫn được gọi là Tarantul. Đây là biến thể được thiết kế dành riêng cho xuất khẩu. Trong ảnh, Project 1241.8 Molniya xuất khẩu cho Ấn Độ, pháo hạm AK-176 phía trước thay bằng OTO 76mm SRGM của Pháp.
Hải quân Nhân dân Việt Nam đặt mua loại tàu này từ năm 1999, 4 tàu đã được chuyển giao đầu những năm 2000. Hiện tại, Việt Nam tự đóng loại tàu này với sự trợ giúp chuyển giao công nghệ từ Nga. Ít nhất 6 chiếc tàu tên lửa Tarantul đang phục vụ trong biên chế Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Molniya là tên Nga đặt riêng cho biến thể này, nó cũng được gọi là Lightning. Biến thể này cũng được gọi là Project 1241.1 Molniya, 1241.1/1241.8 thực ra là cùng một dự án, sở dĩ có định danh khác nhau là do được xuất khẩu cho các quốc gia khác nhau.

Project 1241.1 là biến thể dùng cho Hải quân Nga chỉ có 1 chiếc được đưa vào sử dụng. 

Project 1241.8 là biến thể dành riêng cho xuất khẩu. Trong đó, biến thể xuất khẩu cho Ấn Độ pháo hạm AK-176 được thay bằng pháo hạm  OTO 76mm SRGM của Pháp, radar tìm kiếm mục tiêu được đặt trong mái vòm phía trên đỉnh cột buồm. Còn Project 1241.8  xuất khẩu cho Việt Nam sử dụng hoàn toàn vũ khí và các hệ thống điện tử của Nga.

Tàu tên lửa Project 1241 RE Tarantul phía trên và Project 1241.8 Molniya phía dưới của Hải quân Nhân dân Việt Nam, sự khác biệt giữa 2 biến thể này là rất rõ ràng Ảnh: VNdefence, Hoangsa.org
Giữa Molniya và Tarantul có rất nhiều điểm khác biệt dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường,  cấu trúc thượng tầng của Molniya được chia làm 3 cấp, lắp đặt 3 loại radar khác nhau. 

Đầu tiên, phía trên buồng chỉ huy được lắp đặt radar điều khiển hỏa lực cho tên lửa chống hạm Garpun-Bal-E (ở Project 1241 RE Tarantul, radar này nằm trên đỉnh cột buồm), tiếp đến là radar điều khiển hỏa lực MR-123 Vympel cho pháo hạm AK-176 và pháo bắn nhanh AK-630, trên đỉnh của cột buồm lắp đặt radar tìm kiếm mục tiêu MR 352 Positiv-E (lưu ý tàu tên lửa Project 1241 RE Tarantul không có loại radar này).

Cột buồm của Project 1241 RE Tarantul hình tròn hơi nghiêng về phía sau còn cột buồm của Molniya hình hộp thẳng đứng và thấp hơn, 2 bên cột buồn được lắp đặt 2 hệ thống chiến tranh điện tử. 

Về vũ khí của Molniya mạnh hơn nhiều so với Tarantul, Molniya được trang bị tới 16 tên lửa chống hạm cận âm Kh-35 Uran-E (NATO định danh là  SS-N-25 Switchblade tầm bắn 130km, được bố trí thành 4 cụm phóng 2 bên mạn với 4 tên lửa mỗi cụm phóng. 

Project 1241.8 Molniya được trang bị pháo hạm AK-176M 76,2 mm, 2 pháo bắn nhanh AK-630M, tên lửa đối không tầm thấp Igla-1M, (với vũ khí Nga, chữ M được sử dụng cho các biến thể đã trải qua quá  trình hiện đại hóa). 

Hệ thống động lực của 2 loại tàu này là giống nhau đều sử dụng động cơ CODOG (kết hợp động cơ diesel tuabin khí). Lượng giãn nước của Molniya nhỉnh hơn một chút so với Tarantul do mang nhiều tên lửa hơn( 550 tấn so với 490 tấn).

Nhìn chung, khả năng tác chiến của Molniya cao hơn nhiều so với Tarantul. Hải quân Nhân dân Việt Nam hiện có 2 chiếc tàu tên lửa Molniya trong biên chế, ngoài ra 10 chiếc đang được đóng theo hợp đồng chuyển giao công nghệ từ Nga tại Việt Nam.

Đối với Việt Nam tên gọi Tarantul chỉ dành cho Project 1241 RE, còn với Project 1241.8 Nga đã đặt định danh riêng là Molniya, việc sử dụng tên gọi riêng cho từng biến thể có ý nghĩa rất quan trọng giúp độc giả nhận biết được sự khác biệt giữa 2 loại tàu chiến này.

Phân biệt một số biến thể của Project 1241.
Nguồn Baodatviet

Mỹ và Israel sẽ bất ngờ tấn công Iran ngay trong tháng này?

Theo debkafile, nhiều dấu hiệu cho thấy Mỹ và Israel có thể “bất ngờ tấn công” các cơ sở hạt nhân của Iran ngay trong tháng này.
Debkafile dẫn ra 4 thực tế đáng lưu ý để phỏng đoán về một cuộc tấn công tiềm tàng vào các cơ sở hạt nhân của Iran. Đó là cuộc chiến giữa Iran và Israel đang diễn ra; Iran đã phát động cuộc chiến này bằng cách dùng máy bay không người lái xâm phạm không phận Israel ngày 6/10; Iran tiến hành một cuộc chiến tranh mạng chống Israel; Israel đáp lại bằng cách triển khai các đơn vị tên lửa chống tên lửa Patriot ở Haifa và nhiều nơi khác ở miền Bắc nước này
Nhiều chuyên gia chỉ ra rằng các hệ thống tên lửa Patriot được thiết kế không nhằm chống lại máy bay mà chủ yếu nhằm vào tên lửa. Việc Israel triển khai các đơn vị Patriot là nhằm bảo vệ nước này trước các cuộc tán công bằng tên lửa tiềm tàng của Iran và của Hezbollah từ Libăng hay Syria.
Trong khi đó, những người phát ngôn của Hamas và Jihad Islami đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công bằng 55 quả tên lửa và đạn súng cối từ dải Gaza vào lãnh thổ Israel ngày 8/10. Họ nói rằng các cuộc tấn công của quân đội Israel ở dải Gaza sẽ bị giáng trả không chỉ từ các vùng lãnh thổ của người Palestine mà còn từ lãnh thổ Libăng. Hồi giữa tháng 9/2012, theo các hiệp ước quân sự mới được ký kết, một loạt vụ tấn công của hai tổ chức vũ trang Hamas và Jihad Islami có sự chỉ đạo của Iran và Hezbollah từ Beirut. Vụ máy bay không người lái thâm nhập không phận Israel là một hành động riêng rẽ của Iran.
Hiện có 3 dấu hiệu nữa cho thấy khả năng dễ xảy ra chiến tranh giữa Iran và Israel:
Thứ nhất, mới đây tình báo Mỹ đã cảnh báo Tổng thống Obama rằng Iran có thể tạo ra “bước đột phá” trong chương trình vũ khí hạt nhân của nước này “sớm hơn dự kiến”, có thể chỉ trong vòng 7 tuần tới. Đến cuối tháng 11/2012, Iran có thể có lượng uranium làm giàu trên 20% đủ để chế tạo một quả bom hạt nhân. Điều này trái với đánh giá trước đó của những người chống chiến tranh ở Israel rằng Iran đang giảm tốc độ chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân để chuyển phần lớn số uranium được làm giàu vào mục đích dân dụng. 

Thứ hai, một báo cáo nội bộ của Cơ quan nghiên cứu Quốc hội Mỹ ngày 28/9 đánh giá rằng Israel có đủ khả năng đơn phương tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran mà không cần đến sự trợ giúp của Mỹ, trong đó có cơ sở làm giàu uranium dưới lòng đất Fordo.  Báo cáo này viết “một cuộc tấn công vào các cơ sở hạt nhân Esfahan, Natanz và Arak chỉ đòi hỏi Israel 20% tổng số máy bay chiến đấu hiện đại mà nước này đã mua của Mỹ”, tương đương với ít nhất 100 máy bay chiến đấu. Nhiều nguồn tin cho biết Israel hiện có “350 máy bay chiến đấu hiện đại”. Báo cáo trên nói thêm mặc dù đã có 7 chiếc máy bay tiếp nhiên liệu trên không KC-130 do Mỹ chế tạo, nhưng Israel còn bí mật chế tạo thêm 2 chiếc máy bay tiếp nhiên liệu trên không nữa. Báo cáo trên viết: “Trong hai năm qua, công ty công nghiệp hàng không Israel (IAI) đã mua một số máy bay Boeing 707 cũ trên thị trường thế giới và cải tạo chúng thành các máy bay tiếp nhiên liệu trên không KC-135”. 

Thứ ba, sau báo cáo nói trên của Cơ quan nghiên cứu quốc hội Mỹ, nhà phân tích David Rothkopf có quan hệ gần gũi với ban lãnh đạo đảng Dân chủ đã thẩm định một bài viết đăng trên tạp chí Foreign Policy ngày 8/10 nói rằng Mỹ và Israel đang cân nhắc khả năng “tấn công có chọn lọc” các cơ sở hạt nhân của Iran trong một “chiến dịch bất ngờ vào tháng 10/2012”. Ông David Rothkopf đã dẫn lời một nguồn gần gũi với các cuộc tranh luận, trong đó nói rằng “một cuộc tấn công qui mô nhỏ hiện đang được coi là phương án dễ xảy ra nhất, trong đó sử dụng các máy bay ném bom với sự hỗ trợ của các mayd bay không người lái”.  Đáng lưu ý rằng đây là phương án mà phía Israel không thể nào “đơn phương hành động”.  Theo David Rothkopf, Tổng thống Obama có chưa đầy 20 ngày để quyết định liệu có và khi nào tiến hành một cuộc tấn công phối hợp Mỹ-Israel vào các cơ sở hạt nhân của Iran.  
Những sự kiện nói trên xem ra khá trùng hợp với nhận định ngày 1/8 của cựu giám đốc tình báo Mossad, ông Efraim Halevi, rằng một cuộc tấn công Iran sẽ diễn ra trong vòng 12 tuần và nhận định hồi giữa tháng 9 của cựu Chủ tịch Ủy ban các vấn đề quốc phòng và đối ngoại của Quốc hội Israel, ôngTzahi Hanegbi, rằng 50 ngày tới là thời kỳ rất quan trọng đối với vận mệnh của Israel.
Nguồn Baodatviet

Thứ Ba, 9 tháng 10, 2012

Việt Nam tự đóng mới tàu tên lửa hiện đại

Quân chủng Hải quân Nhân dân Việt Nam đã ký hợp đồng với nhà máy Hồng Hà Ba Son để đóng mới 2 lớp tàu pháo TT400TP và tàu tên lửa project 12418.
Sáng 8/10, tại Hải Phòng, Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân đã tổ chức ký hợp đồng với Công ty đóng tàu Hồng Hà và Ba Son (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đóng mới 2 lớp tàu chiến đấu hiện đại là tàu pháo TT400TP và tàu tên lửa hiện đại project 12418.

Chuẩn Đô đốc Nguyễn Văn Ninh, Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân (đại diện Chủ đầu tư) đã ký hợp đồng với đại diên các đơn vị đóng tàu của Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.

Hai lớp tàu chiến đấu trên nằm trong chương trình trang bị tiếp theo cho Quân chủng Hải quân để nâng cao năng lực quản lý và bảo vệ chủ quyền biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc, góp phần xây dựng Quân chủng Hải quân tiến lên cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại trong tình hình mới.

Tàu pháo TT400TP và tàu project 12418 được mua thiết kế và chuyển giao công nghệ triển khai đóng thành công tại Công ty đóng tàu Hồng Hà và XNLH Ba Son (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng).

Trong đó, tàu cao tốc tên lửa project 12418 do Nga thiết kế để tiêu diệt tất cả mục tiêu trên biển (tàu chiến, tàu đổ bộ đối phương), tham gia nhiệm vụ tuần tra, hộ tống. Hỏa lực của project 12418 có thể đánh chìm tàu chiến lớn hơn nó gấp nhiều lần.

Tàu có lượng giãn nước hơn 500 tấn, dài khoảng 56m, thủy thủ đoàn 50 người. Project 12418 trang bị: pháo hạm AK-176, 16 tên lửa hành trình đối hạm Kh-35 Uran (tầm bắn 130km), 2 tổ hợp pháo phòng không bắn nhanh Ak-630 và tên lửa đối không tầm thấp.

Nguồn Baodatviet

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2012

Trung Quốc khó có thể nhượng bộ ASEAN

Việc Trung Quốc khăng khăng đòi chủ quyền trên một diện tích lớn trên biển Đông có liên quan chặt chẽ đến những yêu sách về kinh tế. 
 Điều này khó thay đổi khi Trung Quốc vượt Mỹ, trở thành nước sử dụng năng lượng lớn nhất thế giới.

Theo Andrew Nathan, một học giả về chính sách và đường lối đối ngoại của Trung Quốc, thuộc ĐH Columbia, New York, Trung Quốc chẳng có lợi lộc gì khi nhượng bộ và đàm phán với các quốc gia Đông Nam Á. 

Trung Quốc sẽ không bình tĩnh và những hành động gần đây của họ cho thấy đây chính là chính sách lâu dài của Trung Quốc nhằm tái khẳng định những tuyên bố cứng rắn của họ, không hề có sự nhượng bộ, dù chỉ một ly.

Trung Quốc và Mỹ nhìn nhau hành động
Cùng với sự gia tăng sức mạnh Hải quân, Trung Quốc đã sử dụng những tàu hải giám của mình để đe dọa tàu cá nước ngoài, cắt cáp tàu thăm dò, phá bỏ các thiết bị đánh dấu trên những đảo ngầm không người ở. 

Một cuộc chiến tranh đúng nghĩa khó có thể xảy ra, và “tất cả những khuynh hướng xử sự khác đều đang đi không đúng hướng” (theo bản báo cáo vào tháng 7/2012 của Nhóm nghiên cứu khủng hoảng thế giới).
Jonathan D.Pollack, một chuyên gia nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương thuộc Học viện Brookongs, Washington cho rằng: “Trung Quốc có xu hướng xử sự bản năng. Điều này không phải lúc nào cũng mang lại kết quả tốt đẹp. Cứ khi nào vai trò của Mỹ được thể hiện là họ lại bị kích động ”.

Giáo sư Taylor Fravel thuộc Học viện Kỹ thuật Massachusetts, Cambridge, Masachusetts, cho rằng: “Mỹ sẽ không tham dự trực tiếp vào vấn đề này. Họ sẽ thường xuyên thay đổi đối sách dài hơi là giữ vị trí trung lập trong cuộc tranh chấp chủ quyền này và điều này có thể khiến mối quan hệ ngày càng mở rộng với Trung Quốc trở nên phức tạp hơn. Tuy nhiên, Mỹ có thể sẽ lên tiếng khi họ cảm thấy  những khuynh hướng đang diễn ra có thể gây tổn hại đến sự ổn định trong khu vực hay gây trở ngại cho những quy tắc cơ bản về tự do hàng hải”.
Dean Cheng, một nhà nghiên cứu về các vấn đề an ninh và chính trị Trung Quốc, thuộc Quỹ nghiên cứu Heritage, Washington cho rằng: Việc Trung Quốc hành động  trước tiên là điều có thể lý giải được. Họ sẽ tìm dầu và sử dụng quân đội để chiếm những khu vực đang tranh chấp và khiến các nước trong khu vực buộc phải nhượng bộ họ”.
Đã 9 năm trôi qua mà Trung Quốc và các nước ASEAN vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trong việc thực thi những biện pháp xây dựng lòng tin. 

Tiến sỹ Ian Storey thuộc Học viện nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore cho rằng: “Việc có thể tìm được tiếng nói chung trong ký kết một bộ quy tắc nhằm thu hẹp những hoạt động xây dựng chủ quyền của quốc gia “tầm trên” cùng tranh chấp là điều khó có thể xảy ra”.
Hiền Thảo (theo Bloomberg)
Nguồn Baodatviet

VN sản xuất thức ăn bổ sung cho thủy thủ tàu ngầm

Các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ mới (Viện KH & CN QS Việt Nam) bước đầu nghiên cứu sản xuất thành công sản phẩm viên nén thực phẩm chức năng cho thủy thủ tàu ngầm.
Sản phẩm có dạng viên nén, được sản xuất từ nguồn nguyên liệu là các loại thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thiên nhiên. 

Viên nén được thiết kế theo tiêu chí thực phẩm cứu sinh (tối ưu về dinh dưỡng, tối thiểu về trọng lượng).

Mỗi viên nén có khối lượng từ 3g đến 3,5g, năng lượng từ 8 Kcal/viên đến 10 Kcal/viên, được đóng gói phù hợp, thuận tiện trong sử dụng (sản phẩm dùng cho cá nhân được đóng gói dạng tuýp, dùng cho tập thể được đóng gói trong hộp thiếc). 

Sản phẩm được dùng để bổ sung hoàn thiện khẩu phần ăn hàng ngày hoặc có thể sử dụng thay thế bữa ăn trong tình huống cứu sinh, thủy thủ tàu ngầm có thể nhai, ngậm để bổ sung dinh dưỡng, chống oxi hóa, chống căng thẳng và mệt mỏi.

Bộ tư lệnh Hải quân và Viện Khoa học và Công nghệ quân sự đã có kế hoạch thử nghiệm sản phẩm trong thời gian sắp tới.

Nguồn Baodatviet

Điểm nóng hạt nhân Iran: Ý nghĩa địa chính trị quan trọng

Iran từng là đồng minh chiến lược quan trọng của Mỹ ở Trung Đông, thậm chí còn đóng vai trò là người bảo vệ lợi ích của Mỹ ở khu vực này, nhưng cuộc “Cách mạng Hồi giáo” đã phá vỡ tất cả.
Chỉ sau một đêm Tehran đã trở thành kẻ thù lớn nhất và nguy hiểm nhất của Mỹ ở Trung Đông. Hơn 30 năm nay, mối quan hệ đối địch này đã trở thành căn nguyên của những vấn đề phát sinh giữa hai bên. Bất kể là Mỹ liệt Iran vào dạng gì, từ “Quốc gia hiếu chiến” đến “Trục ma quỷ” hay là “Quốc gia tài trợ chủ nghĩa khủng bố”… cũng đều liên quan đến mối quan hệ thù địch này, vấn đề hạt nhân của Iran cũng không phải là ngoại lệ.
Chiến tranh Afghanistan và Iraq kết thúc, Iran trở thành địch thủ lớn nhất và duy nhất của Mỹ ở Trung Đông. Sau khi cuộc cách mạng “Mùa xuân Ả rập” nổ ra năm 2010, Iran trở thành cái gai trong mắt của Mỹ, làm cho Washington càng ngày càng khó chịu. Mỹ không ngừng gia tăng áp lực toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế và ngoại giao đối với Iran dẫn đến quan hệ song phương căng thẳng đến cực điểm. Tuy vậy, việc Mỹ gây sức ép với Iran về vấn đề hạt nhân còn xuất phát từ ý đồ chiến lược lớn hơn.
Địa – chính trị: Ý nghĩa quan trọng đối với chiến lược quốc gia.
Yếu tố địa – chính trị chiếm vị trí cực kỳ quan trọng trong tư duy chiến lược quốc tế của Mỹ. Không phải ngẫu nhiên mà một số nhà hoạch định chiến lược nổi tiếng của Mỹ như: Kissinger, Brzezinski đều là những người tôn sùng lí luận địa – chính trị, việc Mỹ luôn làm khó dễ cho Iran cũng xuất phát chủ yếu từ yếu tố địa – chính trị chiến lược của Tehran. 

Iran nằm ở giữa hai nguồn năng lượng lớn nhất thế giới là vịnh Ba Tư và biển Caspian, án ngữ eo biển Hormuz, có vị trí địa lý rất quan trọng, là trọng điểm tranh chấp từ cổ chí kim. Eo biển Hormuz là yết hầu vận chuyển năng lượng của thế giới, hàng năm hơn 40% lượng dầu thô trên thế giới phải vận chuyển thông qua đây. Giai đoạn trước đây Iran đã từng đe dọa, nếu xuất khẩu dầu thô bị cấm vận, Tehran sẽ phong tỏa eo biển này.
Ngay lập tức nó đã vấp phải phản ứng mạnh mẽ từ phía Mỹ với tuyên bố: “vấn đề này đã động chạm đến huyết mạch của Mỹ”. Nằm chắn giữa Iraq và Afghanistan, chỉ nội một điều này đã chứng tỏ tầm quan trọng của vị trí địa lý chiến lược của Iran. “Mùa xuân Ả rập” đã giúp Mỹ “thuần hóa” được hầu hết các quốc gia Trung Đông, chỉ còn hai đối thủ mạnh và cứng đầu là Iran và Syria, nếu Washington hạ gục được Tehran thì sẽ nối liền dải đất rộng lớn bao gồm Iran, Iraq và Afghanistan, dễ dàng kiểm soát khu vực Trung Đông, tiến tới ngăn chặn Nga trên tầm chiến lược, giành ưu thế tuyệt đối trong tranh chấp ảnh hưởng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Nguồn tài nguyên dầu mỏ và lợi ích kinh tế
Mỹ là nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, các tập đoàn sản xuất trong nước đều yêu cầu chính phủ Mỹ không ngừng mở rộng ra nước ngoài để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày một cao. Iran là nước xuất khẩu dầu mỏ đứng thứ 5 thế giới, hiện mỗi ngày họ khai thác được 35 triệu thùng dầu thô. Năm 2010, bình quân mỗi ngày họ xuất khẩu 20,87 triệu thùng, chiếm 9% tổng lượng xuất khẩu của các nước thành viên OPEC, và 5% tổng lượng xuất khẩu dầu thô trên toàn thế giới, chỉ xếp sau Nga và Saudi Arabia, đây là điều từ lâu Mỹ thèm muốn. 

Sau khi ông Obama đắc cử, tuy Mỹ đã đẩy mạnh khai thác dầu mỏ ở vùng biển thềm lục địa nước mình, công nghệ khai thác khí đá phiến cũng đạt được bước phát triển đột phá làm giảm bớt sự phụ thuộc của công nghiệp Mỹ vào năng lượng nước ngoài nhưng sự thèm khát nguồn năng lượng nhập khẩu và chiếm hữu của nước ngoài vẫn không hề giảm đi. Hiện nay, giá cả thị trường năng lượng không ngừng leo thang, khiến người dân Mỹ rất không hài lòng. Vì vậy, kiểm soát được nguồn tài nghuyên dầu mỏ dồi dào ở khu vực Trung Đông không chỉ có giá trị quan trọng trong phục hồi nền kinh tế mà còn hóa giải có hiệu quả những áp lực chính trị trong nước.
Xung đột hai nền văn minh
Mỹ sử dụng chính sách ngoại giao thù địch với Iran, còn xuất phát từ sự xung đột về văn minh. Từ trước đến nay, Mỹ thường vỗ ngực tự xưng là “ngọn hải đăng của nền dân chủ thế giới”, truyền bá rộng rãi lý luận về giá trị và chế độ dân chủ kiểu Mỹ. Mà Iran lại dựa vào chủ nghĩa Hồi giáo và chủ nghĩa dân tộc quá khích để dựng lên Nhà nước thần quyền kiểu “Chính quyền – Tôn giáo hợp nhất”. Giữa 2 nước tồn tại sự khác biết rất lớn về văn hóa, khó có thể tìm được những nhận thức chung, điều này hoàn toàn phù hợp với quan điểm về “xung đột văn minh” của Samuel Huntington. 

Chủ nghĩa Hồi giáo chính thống tìm cách thiết lập một Nhà nước Hồi giáo “Chính – Giáo hợp nhất”, thông qua thực hiện giáo luật của đạo Hồi để áp đặt ý chí của giáo chủ. Về vấn đề sinh hoạt xã hội, họ phản đối hiện đại hóa và thế tục hóa, chủ trương giáo dục theo kiểu Hồi giáo. Còn Mỹ là đất nước “thế tục hóa” theo tín ngưỡng Cơ đốc giáo, coi trọng tự do, dân chủ và “Chính – Giáo riêng rẽ”. Hai nền tôn giáo hoàn toàn khác biệt tất yếu sẽ dẫn đến hệ quả “xung đột văn minh” giữa hai nước. Xem xét riêng rẽ giáo lý của Hồi giáo và Cơ đốc giáo, xung đột cũng có thể phát sinh tương tự như nhau. 

Cả 2 hệ phái tôn giáo lớn này đều thuộc hệ nhất thần giáo, có nhiều điểm khác biệt so với đa thần giáo, họ không dễ dàng tiếp nhận thần của tôn giáo khác. Họ đều tuân theo thuyết nhị nguyên, dùng cặp mắt “không phải anh cũng không phải tôi” để nhìn ra thế giới, đều tự coi mình là tôn giáo phổ biến toàn cầu, là loại tín ngưỡng chân chính duy nhất mà nhân loại nên theo đuổi. Mỹ và Iran là hai quốc gia lớn, đại biểu cho 2 tôn giáo lớn nhất thế giới. Mỹ theo đuổi chính sách “kế hoạch cải tạo dân chủ Đại Trung Đông” nên đã va chạm quyết liệt với Iran tôn sùng đức tin “Chủ nghĩa Hồi giáo chính thống” sẽ thống trị khu vực Trung Đông. Xung đột về hình thái nhận thức đã khiến cho mâu thuẫn giữa Mỹ và Iran ngày càng sâu sắc đến tầm không thể điều hòa được.

Điểm nóng hạt nhân Iran:  Không thể tránh khỏi chiến tranh? (kỳ cuối) 
Nguyễn Ngọc
Nguồn Baodatviet
Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang