Molniya và Tarantul là hai loại tàu chiến có trong Hải quân Nhân dân Việt Nam có nhiều điểm tương đồng, vậy nhận biết 2 loại tàu chiến này như thế nào?
Cả Molniya và Tarantul đều thuộc Project 1241 (NATO định danh chung là Tarantul) thuộc loại tàu tên lửa cao tốc, được thiết kế cho nhiệm vụ chiến đấu ở các vùng ven biển, những vùng biển nông, tốc độ cao, hỏa lực mạnh là những ưu điểm của loại tàu tên lửa này.
Project 1241 được Liên Xô khởi xướng vào cuối những năm 1970, nhằm thay thế cho loại tàu tên lửa cao tốc Osa đã lỗi thời.
Năm 1978, chiếc đầu tiên của dự án được hoàn thành và chuyển giao cho Hải quân Liên Xô đánh giá.
Biến thể này được trang bị 4 tên lửa chống hạm P-15 Termit tầm bắn 40km, 1 pháo hạm AK-176 76,2mm ở phía trước và 2 pháo bắn nhanh AK-630 ở phía sau.
Việc định danh các biến thể của Project 1241 khá phức tạp. Với Nga, cứ mỗi lần có cải tiến nhỏ lại được đặt cho một định danh khác trong khi hình dáng bên ngoài không thay đổi nhiều. Điều này chính là lý do khiến nhiều người khó phân biệt được Molniya và Tarantul.
Các biến thể khác được phát triển của Project 1241 gồm có 1241.1M/MR (NATO định danh là Tarantul III) trang bị radar tìm kiếm mục tiêu Monolith, radar này có phạm vi tìm kiếm mục tiêu 120km ở chế độ chủ động, lên đến 500km với chế độ thụ động.
Biến thể mới thay thế tên lửa P-15 bằng tên lửa chống hạm siêu âm P-270 Moskit, tầm bắn 120km, thay thế động cơ CODOG (kết hợp động cơ diesel tuabin khí) bằng động cơ CODAG (kết hợp động cơ diesel gas)
Project 1241 RE là biến thể xuất khẩu của Project 1241, (NATO định danh là Tarantul-II), có điểm khác biệt so với biến thể dùng cho Hải quân Liên Xô là đã loại bỏ radar tìm kiếm mục tiêu Monolith lắp đặt phía trên buồng chỉ huy, thay vào đó là radar tìm kiếm mục tiêu Garpun-Bal (NATO định danh Plank Shave) ở trên đỉnh cột buồm.
Vị trí radar lắp đặt radar Monolith được thay thế bằng radar điều khiển hỏa lực MR-123 Vympel cho pháo hạm AK-176 và pháo bắn nhanh AK-630.
Về vũ khí Project 1241 RE được trang bị 4 tên lửa chống hạm P-15 Termit ít năng lực hơn cơ cấu bố trí cụm phóng tên lửa chống hạm tương tư như của Nga, 1 pháo hạm AK-176 76,2mm, 2 pháo bắn nhanh AK-630, tên lửa đối không tầm thấp Igla.
Hải quân Nhân dân Việt Nam đặt mua loại tàu này từ năm 1999, 4 tàu đã được chuyển giao đầu những năm 2000. Hiện tại, Việt Nam tự đóng loại tàu này với sự trợ giúp chuyển giao công nghệ từ Nga. Ít nhất 6 chiếc tàu tên lửa Tarantul đang phục vụ trong biên chế Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Molniya là tên Nga đặt riêng cho biến thể này, nó cũng được gọi là Lightning. Biến thể này cũng được gọi là Project 1241.1 Molniya, 1241.1/1241.8 thực ra là cùng một dự án, sở dĩ có định danh khác nhau là do được xuất khẩu cho các quốc gia khác nhau.
Project 1241.1 là biến thể dùng cho Hải quân Nga chỉ có 1 chiếc được đưa vào sử dụng.
Project 1241.8 là biến thể dành riêng cho xuất khẩu. Trong đó, biến thể xuất khẩu cho Ấn Độ pháo hạm AK-176 được thay bằng pháo hạm OTO 76mm SRGM của Pháp, radar tìm kiếm mục tiêu được đặt trong mái vòm phía trên đỉnh cột buồm. Còn Project 1241.8 xuất khẩu cho Việt Nam sử dụng hoàn toàn vũ khí và các hệ thống điện tử của Nga.
Giữa Molniya và Tarantul có rất nhiều điểm khác biệt dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường, cấu trúc thượng tầng của Molniya được chia làm 3 cấp, lắp đặt 3 loại radar khác nhau.
Đầu tiên, phía trên buồng chỉ huy được lắp đặt radar điều khiển hỏa lực cho tên lửa chống hạm Garpun-Bal-E (ở Project 1241 RE Tarantul, radar này nằm trên đỉnh cột buồm), tiếp đến là radar điều khiển hỏa lực MR-123 Vympel cho pháo hạm AK-176 và pháo bắn nhanh AK-630, trên đỉnh của cột buồm lắp đặt radar tìm kiếm mục tiêu MR 352 Positiv-E (lưu ý tàu tên lửa Project 1241 RE Tarantul không có loại radar này).
Cột buồm của Project 1241 RE Tarantul hình tròn hơi nghiêng về phía sau còn cột buồm của Molniya hình hộp thẳng đứng và thấp hơn, 2 bên cột buồn được lắp đặt 2 hệ thống chiến tranh điện tử.
Về vũ khí của Molniya mạnh hơn nhiều so với Tarantul, Molniya được trang bị tới 16 tên lửa chống hạm cận âm Kh-35 Uran-E (NATO định danh là SS-N-25 Switchblade tầm bắn 130km, được bố trí thành 4 cụm phóng 2 bên mạn với 4 tên lửa mỗi cụm phóng.
Project 1241.8 Molniya được trang bị pháo hạm AK-176M 76,2 mm, 2 pháo bắn nhanh AK-630M, tên lửa đối không tầm thấp Igla-1M, (với vũ khí Nga, chữ M được sử dụng cho các biến thể đã trải qua quá trình hiện đại hóa).
Hệ thống động lực của 2 loại tàu này là giống nhau đều sử dụng động cơ CODOG (kết hợp động cơ diesel tuabin khí). Lượng giãn nước của Molniya nhỉnh hơn một chút so với Tarantul do mang nhiều tên lửa hơn( 550 tấn so với 490 tấn).
Nhìn chung, khả năng tác chiến của Molniya cao hơn nhiều so với Tarantul. Hải quân Nhân dân Việt Nam hiện có 2 chiếc tàu tên lửa Molniya trong biên chế, ngoài ra 10 chiếc đang được đóng theo hợp đồng chuyển giao công nghệ từ Nga tại Việt Nam.
Đối với Việt Nam tên gọi Tarantul chỉ dành cho Project 1241 RE, còn với Project 1241.8 Nga đã đặt định danh riêng là Molniya, việc sử dụng tên gọi riêng cho từng biến thể có ý nghĩa rất quan trọng giúp độc giả nhận biết được sự khác biệt giữa 2 loại tàu chiến này.
Project 1241 được Liên Xô khởi xướng vào cuối những năm 1970, nhằm thay thế cho loại tàu tên lửa cao tốc Osa đã lỗi thời.
Năm 1978, chiếc đầu tiên của dự án được hoàn thành và chuyển giao cho Hải quân Liên Xô đánh giá.
Biến thể này được trang bị 4 tên lửa chống hạm P-15 Termit tầm bắn 40km, 1 pháo hạm AK-176 76,2mm ở phía trước và 2 pháo bắn nhanh AK-630 ở phía sau.
Việc định danh các biến thể của Project 1241 khá phức tạp. Với Nga, cứ mỗi lần có cải tiến nhỏ lại được đặt cho một định danh khác trong khi hình dáng bên ngoài không thay đổi nhiều. Điều này chính là lý do khiến nhiều người khó phân biệt được Molniya và Tarantul.
Tàu tên lửa Project 1241 Tarantul của Hải quân Nga, điểm dễ dàng nhận thấy là radar Monolith ở phía trên buồng chỉ huy. |
Biến thể mới thay thế tên lửa P-15 bằng tên lửa chống hạm siêu âm P-270 Moskit, tầm bắn 120km, thay thế động cơ CODOG (kết hợp động cơ diesel tuabin khí) bằng động cơ CODAG (kết hợp động cơ diesel gas)
Project 1241 RE là biến thể xuất khẩu của Project 1241, (NATO định danh là Tarantul-II), có điểm khác biệt so với biến thể dùng cho Hải quân Liên Xô là đã loại bỏ radar tìm kiếm mục tiêu Monolith lắp đặt phía trên buồng chỉ huy, thay vào đó là radar tìm kiếm mục tiêu Garpun-Bal (NATO định danh Plank Shave) ở trên đỉnh cột buồm.
Vị trí radar lắp đặt radar Monolith được thay thế bằng radar điều khiển hỏa lực MR-123 Vympel cho pháo hạm AK-176 và pháo bắn nhanh AK-630.
Về vũ khí Project 1241 RE được trang bị 4 tên lửa chống hạm P-15 Termit ít năng lực hơn cơ cấu bố trí cụm phóng tên lửa chống hạm tương tư như của Nga, 1 pháo hạm AK-176 76,2mm, 2 pháo bắn nhanh AK-630, tên lửa đối không tầm thấp Igla.
Hải quân Nhân dân Việt Nam đặt mua loại tàu này từ năm 1999, 4 tàu đã được chuyển giao đầu những năm 2000. Hiện tại, Việt Nam tự đóng loại tàu này với sự trợ giúp chuyển giao công nghệ từ Nga. Ít nhất 6 chiếc tàu tên lửa Tarantul đang phục vụ trong biên chế Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Molniya là tên Nga đặt riêng cho biến thể này, nó cũng được gọi là Lightning. Biến thể này cũng được gọi là Project 1241.1 Molniya, 1241.1/1241.8 thực ra là cùng một dự án, sở dĩ có định danh khác nhau là do được xuất khẩu cho các quốc gia khác nhau.
Project 1241.1 là biến thể dùng cho Hải quân Nga chỉ có 1 chiếc được đưa vào sử dụng.
Project 1241.8 là biến thể dành riêng cho xuất khẩu. Trong đó, biến thể xuất khẩu cho Ấn Độ pháo hạm AK-176 được thay bằng pháo hạm OTO 76mm SRGM của Pháp, radar tìm kiếm mục tiêu được đặt trong mái vòm phía trên đỉnh cột buồm. Còn Project 1241.8 xuất khẩu cho Việt Nam sử dụng hoàn toàn vũ khí và các hệ thống điện tử của Nga.
Tàu tên lửa Project 1241 RE Tarantul phía trên và Project 1241.8 Molniya phía dưới của Hải quân Nhân dân Việt Nam, sự khác biệt giữa 2 biến thể này là rất rõ ràng Ảnh: VNdefence, Hoangsa.org |
Đầu tiên, phía trên buồng chỉ huy được lắp đặt radar điều khiển hỏa lực cho tên lửa chống hạm Garpun-Bal-E (ở Project 1241 RE Tarantul, radar này nằm trên đỉnh cột buồm), tiếp đến là radar điều khiển hỏa lực MR-123 Vympel cho pháo hạm AK-176 và pháo bắn nhanh AK-630, trên đỉnh của cột buồm lắp đặt radar tìm kiếm mục tiêu MR 352 Positiv-E (lưu ý tàu tên lửa Project 1241 RE Tarantul không có loại radar này).
Cột buồm của Project 1241 RE Tarantul hình tròn hơi nghiêng về phía sau còn cột buồm của Molniya hình hộp thẳng đứng và thấp hơn, 2 bên cột buồn được lắp đặt 2 hệ thống chiến tranh điện tử.
Về vũ khí của Molniya mạnh hơn nhiều so với Tarantul, Molniya được trang bị tới 16 tên lửa chống hạm cận âm Kh-35 Uran-E (NATO định danh là SS-N-25 Switchblade tầm bắn 130km, được bố trí thành 4 cụm phóng 2 bên mạn với 4 tên lửa mỗi cụm phóng.
Project 1241.8 Molniya được trang bị pháo hạm AK-176M 76,2 mm, 2 pháo bắn nhanh AK-630M, tên lửa đối không tầm thấp Igla-1M, (với vũ khí Nga, chữ M được sử dụng cho các biến thể đã trải qua quá trình hiện đại hóa).
Hệ thống động lực của 2 loại tàu này là giống nhau đều sử dụng động cơ CODOG (kết hợp động cơ diesel tuabin khí). Lượng giãn nước của Molniya nhỉnh hơn một chút so với Tarantul do mang nhiều tên lửa hơn( 550 tấn so với 490 tấn).
Đối với Việt Nam tên gọi Tarantul chỉ dành cho Project 1241 RE, còn với Project 1241.8 Nga đã đặt định danh riêng là Molniya, việc sử dụng tên gọi riêng cho từng biến thể có ý nghĩa rất quan trọng giúp độc giả nhận biết được sự khác biệt giữa 2 loại tàu chiến này.
Phân biệt một số biến thể của Project 1241. |
Nguồn Baodatviet
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)