Ít ai biết rằng, trong kháng chiến chống Mỹ, Hải quân Nhân dân Việt Nam được tiếp nhận một vài tàu trang bị tên lửa có điều khiển – những tàu tên lửa đầu tiên của hải quân.
Theo Lịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam, tháng 12/1972, Việt Nam được tiếp nhận 4 tàu chiến cỡ nhỏ project 183R lớp Komar từ Liên Xô. Toàn bộ tàu được biên chế vào Tiểu đoàn 136, Trung đoàn 172 (sau này là Lữ đoàn 172).
“Nhỏ mà có võ”
Tàu tên lửa project 183R lớp Komar do Liên Xô thiết kế từ đầu những năm 1950 dành cho nhiệm vụ duy nhất tấn công tiêu diệt chiến hạm bằng tên lửa hành trình chống tàu. Đây là tàu tên lửa đầu tiên trên thế giới.
Tàu lớp Komar có lượng giãn nước 66,5 tấn, dài 25,4m, thủy thủ đoàn 17 người, trang bị động cơ diesel cho phép đạt tốc độ tối đa 44 hải lý/h.
Hỏa lực chính của tàu Komar gồm 2 đạn tên lửa hành trình đối hạm P-15 Termit (NATO định danh SS-N-2A Styx) trong bệ phóng KT-67 và một tháp pháo 2 nòng cỡ 25mm (1.000 viên đạn).
Trong đó, P-15 Termit là một trong những công nghệ vũ khí tiên tiến nhất những năm 1950-1960.
Tên lửa có thân hình trụ, mũi hình tròn, giữa thân có 2 cánh tam giác lớn và 3 cánh lái ở đuôi.
Các thiết bị điện tử trong tên lửa dựa trên thiết kế tín hiệu đơn giản với cảm biến radar hình nón.
Trước khi phóng, đài radar MR-331 sẽ quét, khóa mục tiêu trước. Theo quy định của Liên Xô, khi phóng tên lửa, tàu Komar phải chạy tốc độ trên 15 hải lý/h và chỉ bắn được trong điều kiện sóng cấp 4.
Ở pha giữa, tên lửa hành trình bay tự động (cách mặt biển 100-300m), pha cuối, cách mục tiêu 11km, cảm biến radar kích hoạt từ tìm mục tiêu tấn công. Với đầu đạn hình phễu nặng gần 500kg, P-15 Termit có khả năng đánh chìm tàu chiến cỡ lớn.
Với hỏa lực như vậy, trong tác chiến, tàu Komar có thể độc lập hoặc đi theo đội hình cùng tấn công mục tiêu lớn với sự yểm trợ không quân, không ở lại trên biển hơn một ngày hoặc lâu hơn tránh thời tiết xấu.
Người Mỹ sợ hãi
Trở lại với câu chuyện tại Việt Nam, ngay trong năm 1972, tình báo Mỹ nhanh chóng đánh hơi việc Liên Xô trang bị loại tàu tên lửa nguy hiểm này cho Hải quân Nhân dân Việt Nam. Quân Mỹ có lý do để lo ngại sự an toàn chiến hạm của mình hoạt động trên vịnh Bắc Bộ trinh sát miền Bắc Việt Nam.
Năm 1967, tàu tên lửa Project 183R Komar của Hải quân Ai Cập đánh chìm tàu chiến Eilat của Hải quân Israel. Sự kiện này gây ra cú sốc trên thế giới khi một tàu chiến dài gần 100m, lượng giãn nước gần 2.000 tấn bị đánh chìm bởi tàu nhỏ hơn nhiều lần.
Chưa hết, năm 1971, trong cuộc chiến tranh Ấn Độ - Pakistan, 2 tàu tên lửa cỡ nhỏ của Ấn Độ đã phóng 4 quả P-15 Termit đánh chìm một tàu quét mìn và một tàu khu trục lượng giãn nước 3.290 tấn của Hải quân Pakistan.
Với những cuộc “thử nghiệm thành công trên chiến trường”, minh chứng rõ ràng nhất cho sự lo sợ “trở thành nạn nhân tiếp theo” của người Mỹ.
Theo tài liệu Hải quân Mỹ, trong năm 1972, khi đang hoạt động ngoài khơi vịnh Bắc Bộ, hệ thống tác chiến điện tử AN/WLR-1 trên tuần dương hạm USS Sterett (CG-31) phát hiện tín hiệu radar MR-331 trong chế độ khóa mục tiêu liên tục. Sau khi hệ thống radar xác định rõ, các sĩ quan điều khiển USS Sterett cho rằng đó là một tàu Komar của Việt Nam và tên lửa P-15 Termit đang tiến đến.
Ngay lập tức, USS Sterett phóng 2 tên lửa đối không tầm trung RIM-2 Terreir đánh chặn. Ít giây sau, mục tiêu biến mất trên màn hình radar. Lịch sử hoạt động của USS Sterett ghi nhận, tàu này đánh chặn thành công tên lửa P-15.
Tuy nhiên tới năm 1999, Hải quân Mỹ mở cuộc điều tra và xác định không hề có bất kỳ tên lửa P-15 nào được phóng đi vào ngày hôm đó. Đây là sự nhầm lẫn của hệ thống điện tử. Điều đó cho thấy, tên lửa P-15 và chiến hạm lớp Komar thực sự là nỗi ám ảnh của người Mỹ.
Theo Lịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam, tháng 12/1972, Việt Nam được tiếp nhận 4 tàu chiến cỡ nhỏ project 183R lớp Komar từ Liên Xô. Toàn bộ tàu được biên chế vào Tiểu đoàn 136, Trung đoàn 172 (sau này là Lữ đoàn 172).
“Nhỏ mà có võ”
Tàu tên lửa project 183R lớp Komar do Liên Xô thiết kế từ đầu những năm 1950 dành cho nhiệm vụ duy nhất tấn công tiêu diệt chiến hạm bằng tên lửa hành trình chống tàu. Đây là tàu tên lửa đầu tiên trên thế giới.
Tàu lớp Komar có lượng giãn nước 66,5 tấn, dài 25,4m, thủy thủ đoàn 17 người, trang bị động cơ diesel cho phép đạt tốc độ tối đa 44 hải lý/h.
Tàu tên lửa project 183R Komar của Hải quân Nhân dân Việt Nam trên vịnh Hạ Long. Nguồn: Sách ảnh Hải quân Nhân dân Việt Nam (1955-1985). |
Trong đó, P-15 Termit là một trong những công nghệ vũ khí tiên tiến nhất những năm 1950-1960.
Tên lửa có thân hình trụ, mũi hình tròn, giữa thân có 2 cánh tam giác lớn và 3 cánh lái ở đuôi.
Các thiết bị điện tử trong tên lửa dựa trên thiết kế tín hiệu đơn giản với cảm biến radar hình nón.
Trước khi phóng, đài radar MR-331 sẽ quét, khóa mục tiêu trước. Theo quy định của Liên Xô, khi phóng tên lửa, tàu Komar phải chạy tốc độ trên 15 hải lý/h và chỉ bắn được trong điều kiện sóng cấp 4.
Ở pha giữa, tên lửa hành trình bay tự động (cách mặt biển 100-300m), pha cuối, cách mục tiêu 11km, cảm biến radar kích hoạt từ tìm mục tiêu tấn công. Với đầu đạn hình phễu nặng gần 500kg, P-15 Termit có khả năng đánh chìm tàu chiến cỡ lớn.
Với hỏa lực như vậy, trong tác chiến, tàu Komar có thể độc lập hoặc đi theo đội hình cùng tấn công mục tiêu lớn với sự yểm trợ không quân, không ở lại trên biển hơn một ngày hoặc lâu hơn tránh thời tiết xấu.
Người Mỹ sợ hãi
Trở lại với câu chuyện tại Việt Nam, ngay trong năm 1972, tình báo Mỹ nhanh chóng đánh hơi việc Liên Xô trang bị loại tàu tên lửa nguy hiểm này cho Hải quân Nhân dân Việt Nam. Quân Mỹ có lý do để lo ngại sự an toàn chiến hạm của mình hoạt động trên vịnh Bắc Bộ trinh sát miền Bắc Việt Nam.
Năm 1967, tàu tên lửa Project 183R Komar của Hải quân Ai Cập đánh chìm tàu chiến Eilat của Hải quân Israel. Sự kiện này gây ra cú sốc trên thế giới khi một tàu chiến dài gần 100m, lượng giãn nước gần 2.000 tấn bị đánh chìm bởi tàu nhỏ hơn nhiều lần.
Chưa hết, năm 1971, trong cuộc chiến tranh Ấn Độ - Pakistan, 2 tàu tên lửa cỡ nhỏ của Ấn Độ đã phóng 4 quả P-15 Termit đánh chìm một tàu quét mìn và một tàu khu trục lượng giãn nước 3.290 tấn của Hải quân Pakistan.
Với những cuộc “thử nghiệm thành công trên chiến trường”, minh chứng rõ ràng nhất cho sự lo sợ “trở thành nạn nhân tiếp theo” của người Mỹ.
Kỹ thuật viên hải quân lắp tên lửa chống hạm P-15 Termit lên bệ phóng tàu Komar. Nguồn: Sách ảnh Hải quân Nhân dân Việt Nam (1955-1985) |
Ngay lập tức, USS Sterett phóng 2 tên lửa đối không tầm trung RIM-2 Terreir đánh chặn. Ít giây sau, mục tiêu biến mất trên màn hình radar. Lịch sử hoạt động của USS Sterett ghi nhận, tàu này đánh chặn thành công tên lửa P-15.
Tuy nhiên tới năm 1999, Hải quân Mỹ mở cuộc điều tra và xác định không hề có bất kỳ tên lửa P-15 nào được phóng đi vào ngày hôm đó. Đây là sự nhầm lẫn của hệ thống điện tử. Điều đó cho thấy, tên lửa P-15 và chiến hạm lớp Komar thực sự là nỗi ám ảnh của người Mỹ.
Nguồn Baodatviet
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)