Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

Trung tướng Phạm Tuân: “Máy bay Mỹ không dễ bắn trúng ta!”


“Cất cánh lên trời lần nào tôi cũng gặp rất nhiều máy bay F4, F11 của Mỹ quần đảo bảo vệ B52. Nhiều lần tôi thấy tên lửa địch bắn sáng rực. Thế nhưng họ bắn trúng vào tôi không dễ…”, Trung tướng Phạm Tuân nhớ lại.

Đến ngày 27/12/1972, hàng loạt máy bay B52 của Mỹ đã bị bắn hạ, thế nhưng chiến công của lực lượng không quân vẫn chưa thấy. Những ngày đó, ông và lãnh đạo đơn vị không quân có sốt ruột không?
Sốt ruột chứ! Nhiệm vụ chính là đánh B52, nhưng khi nó vào mà chưa đánh được chúng, tôi rất sốt ruột, rất băn khoăn và lo lắng. Trong khi đó truyền thống không quân của mình là bắn rơi tất cả các loại máy bay địch. Hơn nữa, cấp trên giao nhiệm vụ đích danh cho không quân là phải góp phần bắn rơi B52. Sau Noel, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhắc nhở không quân chúng tôi làm thế nào để đánh được máy bay địch.
 Thực tế, tuy chưa bắn rơi B52 nhưng chúng tôi đã phối hợp với tên lửa rất tốt để bảo vệ Hà Nội. Không quân hoạt động ban đêm làm cho đội hình địch rối loạn, tạo điều kiện cho SAM2 hạ gục B52. Còn ban ngày không quân bay để bảo vệ các trận địa, tạo điều kiện cho các đơn vị tên lửa lắp đạn, chấn chỉnh lại đội hình.
Tâm trạng sốt ruột cùng với những băn khoăn, lo lắng, tạo động lực cho các ông hạ gục B52 thế nào?
Máy bay B52 vào như thế mà ta chưa bắn hạ được nên càng hạ quyết tâm tìm mọi cách để đánh. Qua những lần chiến đấu, xuất kích, anh em ngồi lại với nhau tìm cách để hạ gục B52 trên bầu trời. Chúng tôi hỏi nhau khi địch chặn trên trời, mình có sợ không. Thực tế khi cất cánh lên trời, thấy máy bay địch nhiều lắm nhưng nó không dễ bắn vào máy bay mình. Từ đó, rút ra rằng mình không nhất thiết phải giấu lực lượng mà cứ bay làm sao đạt tốc độ và độ cao nhất định để khi gặp B52 có thể bắn ngay. Với tính năng của B52, chúng ta có thể bắn rơi nhưng vì khó khăn quá nên không quân chưa làm được.
 Khó khăn ở đây là gì thưa ông?
Về phía địch, họ xác định không quân là lực lượng chính nên ngay ngày đầu, tất cả các sân bay miền Bắc bị chúng đánh phá. Hoạt động của lực lượng không quân của ta luôn bị Mỹ theo dõi, đặt vào tầm ngắm. Máy bay chúng tôi cất cánh ở sân bay nào Mỹ đều biết và cho máy bay đuổi đánh. Sau này, khi tên lửa phòng không bắn rơi nhiều B52 thì Mỹ mới tỉnh ngộ.
Hơn nữa, lực lượng của ta có ít - máy bay có nhiều nhưng phi công lái máy bay đêm chỉ vài chục người. Điều kiện tập luyện để đánh B52 trước đây cũng khác xa so với thực tế 12 ngày đêm “Điện Biên Phủ trên không”. Hoàn cảnh chúng ta như vậy địch lại tung hàng nghìn máy bay F4, F11 đi theo để bảo vệ 192 máy bay B52…
Với hàng loạt thách thức ở dưới đất cũng như trên trời, đêm 27/12/1972, ông bay thế nào để hạ gục B52?
Đêm đó tôi cất cánh từ sân bay Yên Bái khá muộn (khoảng 22h đêm) và cũng rất may địch không đánh sân bay. Khi cất cánh lên, địch cũng biết mình, đám F4 đang trực sẵn trên đầu. Thấy F4 tôi tránh một cách nhẹ nhàng, nghĩa là làm động tác vượt qua nó chứ không bám vào.
Không hiểu thế nào thời điểm tôi cất cánh sóng nhiễu rất ít, ở khoảng cách 50km tôi đã phát hiện B52. Có thể do đêm hôm trước, địch thua ta quá lớn (8 chiếc B52 bị bắn rơi) nên đội hình địch đã rệu rạo.
Khi chiếc MIG-21 đã vượt qua các tốp F4 vào được phía sau đuôi B52 tôi mới chỉnh điểm ngắm, thấy tín hiệu tên lửa tốt, tôi phóng hai quả tên lửa. Quả tên lửa thứ nhất bay vút đi, quả thứ hai theo sau tạo thành một đường sáng rực. Chiếc B52 nổ tung.
Trận ấy không thực sự phức tạp. Nhưng thành quả đó có được là do chúng ta đã từng đổ xương máu, đổ mồ hôi cho những trận chiến đấu trước.
Như ông nói địch rất đông, luôn đợi sẵn trên trời, tại sao lại để ông dễ dàng vượt qua để hạ gục B52?
Họ rất đông nhưng ban đêm ra đa của địch cũng rất khó phát hiện máy bay của ta. Nếu chúng phát hiện được ta trên trời nhưng ở góc không tốt thì chỉ vài giây sau là mất dấu. Mục tiêu của địch và của ta cùng bay ở trong một khu vực cũng không dễ để phân biệt được hết.
Khi gặp lại những phi công Mỹ, họ đánh giá thế nào về chiến thắng của ta trong trận chiến 12 ngày đêm “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, thưa ông?
Trước khi vào Việt Nam, người Mỹ tự tin rằng phòng không - không quân mình bắn rơi họ là rất khó. Thứ nhất, họ cho rằng đã rất rõ điểm mạnh, yếu của tên lửa, máy bay của ta ra sao. Thứ hai, họ đã diễn tập với nhiều tình huống giả định như ở chiến trường Việt Nam. Thấy họ trả lời vậy, tôi lại hỏi:Các ông cảm thấy thế nào khi ngồi ở đây (trại giam)? Phi công Mỹ trả lời đó là điều chưa biết hết sức mạnh của người Việt Nam.
Cuộc chiến 12 ngày đêm, phòng không – không quân ta hạ gục tới 34 “pháo đài bay” B52, khiến báo chí phương Tây chua cay nhận định, nếu kéo dài cuộc chiến thêm 3 tháng nữa, B52 sẽ tuyệt chủng. Quan điểm của ông thế nào?
Nhiều người cũng hỏi tôi điều đó. Câu nói đó thực ra hơi cường điệu nhưng ngẫm cho cùng thực tế là như vậy. Tôi nói nếu đem chiến tranh để áp đặt một dân tộc dù nhỏ bé cũng rất khó, không chỉ ở Việt Nam. Mỹ có thể đánh thắng nhưng làm sao có thể chiếm được, làm sao có thể tiêu diệt được tinh thần dân tộc khác! Khi Mỹ muốn chiếm nước khác mà họ luôn đứng lên đấu tranh, chống lại thì chiếm để làm gì. Cứ liên tục như vậy liệu họ có chịu được không?
Trúc Linh
Nguồn Dantri

Tàu ngầm Kilo - “át chủ bài” trong chiến lược biển xa


Nga đang đẩy nhanh tiến độ các dự án đóng tàu ngầm Kilo cho lực lượng hải quân Nga và các đối tác nước ngoài, trong đó có Việt Nam.

Nga đẩy nhanh tiến độ các dự án đóng tàu Kilo

Hiện nay, Nga đang triển khai đóng 2 kiểu tàu ngầm thuộc lớp tàu ngầm động cơ diezen Kilo, trong đó, phiên bản cải tiến được dành riêng cho hải quân Nga và 1 phiên bản xuất khẩu. Tất cả các dự án này đều được thực hiện tại nhà máy đóng tàu “Đô đốc hải quân Nga” (Admiralteyskie Verfi), chịu trách nhiệm chính là phân xưởng sản xuất số 9.

Đối với các dự án trong nước, hiện Nga đang triển khai đóng 3 tàu Kilo loại cải tiến thuộc dự án 06363 cho hạm đội Biển Đen (Hắc Hải). Chiếc đầu tiên là Novorossiysk B-261 bắt đầu đóng phần khung tàu vào tháng 8/2010, dự kiến đến cuối năm 2013 sẽ hạ thủy, chiếc thứ 2 Rostov-On-Don B-237 bắt đầu đóng tháng 11/2011, chiếc thứ 3 là Stary Oskol B-262 mới triển khai đóng vào tháng 8 năm nay. 3 chiếc còn lại sẽ tiếp tục được triển khai đóng trong năm 2013, hải quân Nga dự định sẽ đẩy nhanh tiến độ đóng tàu để trước năm 2017 sẽ hoàn thành cả 6 tàu ngầm Kilo cải tiến và triển khai biên chế thành một biên đội tàu ngầm Kilo chính quy.
Kilo là loại tàu ngầm chạy cực êm được mệnh danh là “lỗ đen” (black hole)
 Hiện nay, nhà máy này đang triển khai thử nghiệm thủy áp để nghiệm thu phân đoạn đuôi của thân tàu cho chiếc tàu ngầm thứ 2 mang tên Rostov-On-Don số hiệu B-237. Đây là đợt thử nghiệm thứ 9 trong tổng số 10 lần thử nghiệm, trong đó chỉ riêng phân xưởng số 9 đã phụ trách 7 lần thử nghiệm trước.

Hiện Nga đang triển khai 2 dự án tàu Kilo thuộc gói xuất khẩu ra nước ngoài là dự án đóng 6 tàu Kilo 636MV của Việt Nam và dự án nâng cấp các tàu Kilo 877EKM cho Hải quân Ấn Độ nhưng loạt tàu ngầm của Ấn Độ được tiến hành nâng cấp hiện đại ở nhà máy đóng tàu Zvezdochka, còn loạt tàu ngầm Việt Nam do nhà máy Admiralteyskie Verfi phụ trách.

Bước sang năm 2013, nhà máy đóng tàu này sẽ phải chịu một áp lực rất lớn vì phải triển khai song song và đẩy nhanh tiến độ cả 2 kế hoạch đóng tàu ngầm Kilo cho các đối tác trong và ngoài nước, đồng thời cũng phải hoàn tất đợt thử nghiệm thứ 10 cho chiếc Kilo thứ 2 của hạm đội Biển Đen.

Triển vọng của tàu ngầm Kilo Việt Nam

Admiralteyskie Verfi đảm nhiệm chế tạo 6 tàu ngầm Kilo thuộc dự án 06361 cho hải quân Việt Nam theo hợp đồng trị giá 2 tỷ USD do công ty xuất khẩu quốc phòng Nga (Rosoboronexport) ký với Bộ Quốc phòng Việt Nam vào cuối năm 2009. Các tàu ngầm loại xuất khẩu cho Việt nam được quy định thuộc kiểu 636MV, trong khi đó xuất cho Trung Quốc là 636MK, riêng Ấn Độ lại được đặt tên khác kiểu là 877EKM.

Chiếc tàu ngầm Kilo 0636.1 đầu tiên Nga đóng cho Việt Nam mang tên “Hà Nội” được bắt đầu khởi công vào cuối năm 2009 và đã được hạ thủy ngày 28/08 năm nay, đầu tháng 12 có thông tin không chính thức cho rằng nó đã bắt đầu chuyến chạy thử trên biển đầu tiên.
Tên lửa đối hạm có khả năng tấn công tàu sân bay 3M-54E1
 Theo số liệu hiện có, ngoài các vũ khí cơ bản như các tàu ngầm Klio khác, loạt tàu ngầm bán cho Việt Nam sẽ được trang bị toàn bộ tên lửa Club-S, trong đó nổi bật nhất là tên lửa đối hạm 3M-54E1 có tầm bắn xa tới 300km với đầu đạn 400kg, có khả năng đánh bị thương thậm chí đánh chìm hàng không mẫu hạm. Loại tên lửa này không được trang bị trên tàu ngầm Kilo Trung Quốc, nó chỉ được Nga cung cấp cho Việt Nam và Ấn Độ, Algieria… (636MK chỉ trang bị tên lửa đối hạm 3M-54E với đầu đạn nặng 200kg)

Một loại vũ khí tiên tiến nữa được trang bị trên 636MV mà 636MK không có là tên lửa hành trình đối đất 3M-14E. Đây là loại tên lửa đối đất cực kỳ lợi hại, một đòn tiến công tàng hình từ dưới mặt nước, rất khó bị phát hiện và đánh chặn. Không nói đến khu vực Đông Nam Á mà cả Trung Quốc hiện cũng không có tàu ngầm nào có uy lực tấn công đối đất như 636MV.

Sau khi ký kết hợp đồng mua tàu ngầm Kilo được 3 tháng, Việt Nam và Nga lại tiếp tục đàm phán về các hạng mục xây dựng căn cứ tàu ngầm và các cơ sở hạ tầng quan trọng khác, trong đó hạng mục quan trọng nhất là giúp Việt Nam xây dựng và huấn luyện tác chiến biên đội tàu ngầm Kilo 6 chiếc theo chuẩn tác chiến Nga, đồng thời xây dựng 2 binh chủng mới là binh chủng tàu ngầm và không quân hải quân.
Tên lửa đối đất 3M-14E phóng lên từ tàu ngầm
Với 6 tàu ngầm Kilo làm nòng cốt, trong tương lai Việt Nam cần mua thêm 12-14 tàu ngầm cỡ nhỏ hoặc tàu ngầm mini để hình thành bộ khung tác chiến cho binh chủng tàu ngầm, đồng thời đẩy nhanh tiến độ xây dựng căn cứ nước sâu trên đất liền và căn cứ dã chiến trên các đảo làm bàn đạp đứng chân cho lực lượng tác chiến, làm chỗ dựa vững chắc cho lực lượng tàu mặt nước và các lực lượng khác trong thế trận hải quân nhân dân bảo vệ vững chắc chủ quyền và lợi ích trên biển của nước ta.

Theo Nguyễn Ngọc
Cổng thông tin BTL hải quân Nga
Nguồn Dantri

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

Cố vấn Thủ tướng Nhật: Nếu xung đột Senkaku nổ ra,Nhật sẽ đánh bại TQ

Tình hình Đông Bắc Á hiện nay rất phức tạp với các mối quan hệ gai góc, nhất là quan hệ Trung-Nhật xoay quanh chủ quyền quần đảo Senkaku.
 Tờ “Thời báo Tài chính” Anh vừa đăng bài viết “Nhìn lại lịch sử quan hệ 4 nước Đông Á” cho rằng, trong một khoảng thời gian không dài, 3 nước lớn ở Đông Bắc Á đã lần lượt bầu ra các nhà lãnh đạo mới. Tháng 11/2012, Đảng Cộng sản Trung Quốc tiến hành chuyển giao thế hệ lãnh đạo, ông Tập Cận Bình lên làm Tổng Bí thư. Trong khi đó, ông Shinzo Abe, lãnh đạo đảng Tự do Dân chủ Nhật Bản cũng vừa giành được cơ hội lên làm Thủ tướng lần hai ở Nhật Bản.
Vào thứ tư tuần qua, Hàn Quốc cũng đã bầu ra nữ Tổng thống đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc, bà Park Geun-hye. Nếu tính cả ông Kim Jong-ul lên nắm quyền ở CHDCND Triều Tiên vào năm 2011 nữa, thì khu vực có tình hình căng thẳng nhất trên thế giới này có tổng cộng 4 nhà lãnh đạo mới lên cầm quyền.
Ông Shinzo Abe là cháu ngoại của Kishi Nobusuke, một thành viên nội các thời Thế chiến II. Kishi Nobusuke từng trợ giúp thống trị nước Mãn Châu dưới sự chiếm đóng của Nhật Bản. Đây là một cuộc đấu tranh gia tộc mạnh mẽ, thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước.
 Bà Park Geun-hye cũng có những dấu ấn lịch sử sâu sắc. Bà là con gái của cựu lãnh đạo Park Chung-hee, Hàn Quốc. Năm 1961, Park Chung-hee đã thông qua chính biến để lên cầm quyền, năm 1979 bị ám sát. 

Trong nhiệm kỳ của ông, kinh tế Hàn Quốc đã trỗi dậy mạnh mẽ. Ứng cử viên Tổng thống phái tự do, ông Moon Jae-in, là con của một người dân tị nạn Triều Tiên, đã bị Park Chung-hee đánh bại. Thời sinh viên, Moon Jae-in là một nhân sĩ dân chủ, từng bị chính quyền Park Chung-hee giam cầm.
Quan hệ song phương giữa 4 nước này đầy rẫy hận thù, ít nhất có thể nói là đầy biến số. Trong đó, cần phải theo dõi chặt chẽ 3 mối quan hệ.
Thứ nhất là quan hệ giữa hai miền Triều Tiên. Trong thời gian cầm quyền của Tổng thống Lee Myung-bak, người sắp từ nhiệm, quan hệ CHDCND Triều Tiên-Hàn Quốc xấu đi nghiêm trọng. Sự tương phản với chính sách “ánh dương” do một số người tiền nhiệm thúc đẩy là, Lee Myung-bak thực hiện đường lối cứng rắn với CHDCND Triều Tiên.
Sau đó, CHDCND Triều Tiên bị chỉ trích đã bắn chìm một chiếc tàu chiến của Hàn Quốc, khiến cho 46 thuyền viên bị thiệt mạng, đồng thời đã bắn pháo vào đảo của Hàn Quốc.
 CHDCND Triều Tiên cũng đã tiến hành thử hạt nhân lần thứ hai. Dư luận phổ biến cho rằng, đường lối của Lee Myung-bak đã phá sản. Song, thành quả của chính sách ánh dương cũng tương đối có hạn, CHDCND Triều Tiên hoàn toàn không vì vậy mà chấm dứt thử nghiệm hạt nhân lần đầu tiên.
Cho dù như vậy, dự kiến Park Geun-hye vẫn sẽ áp dụng lập trường không cứng nhắc như vậy. Điều có thể tưởng tượng là, bà sẽ sử dụng danh tiếng chủ nghĩa dân chủ của mình để hỗ trợ, thực hiện chính sách linh hoạt hơn, mở ra cục diện như “Nixon thăm Trung Quốc”.

Tuy nhiên, bất kể là Chính phủ Hàn Quốc thúc đẩy thực hiện chính sách nào, dư luận đều không cho rằng CHDCND Triều Tiên sẽ tạm dừng chương trình hạt nhân của họ.
Mối quan hệ thứ hai có thể gai góc là quan hệ Hàn-Nhật. Khi Lee Myung-bak lên cầm quyền 5 năm trước, đã áp dụng thái độ hòa giải với Nhật Bản. Hai bên đã ký 1 thỏa thuận trao đổi tiền tệ và xem xét xây dựng hiệp định thương mại song phương.
Dưới sự thúc đẩy của Chính phủ Mỹ, hai bên tiến gần đến việc đạt một thỏa thuận chia sẻ tin tức tình báo quân sự. Nhưng sau đó, vấn đề lịch sử đã nổi lên. Lee Myung-bak tin rằng Nhật Bản không có lịch sử thức tỉnh đúng đắn.

Ông đã thăm đảo Dokdo hiện đang do Hàn Quốc kiểm soát, Nhật Bản cũng tuyên bố có chủ quyền đối với hòn đảo này và gọi nó là đảo Takeshima. Lee Myung-bak cho rằng, nếu Thiên hoàng Nhật Bản muốn thăm Hàn Quốc, ông trước tiên phải xin lỗi về chiến tranh.
 Sau khi Shinzo Abe lên cầm quyền, quan hệ Hàn-Nhật có thể tiếp tục xấu đi. Abe đã bày tỏ nghi ngờ về việc quân Nhật bắt cóc rất nhiều phụ nữ Hàn Quốc làm nô lệ tình dục trong Chiến tranh thế giới thứ hai. 

Nếu ông thúc đẩy thay đổi cách diễn đạt vấn đề này trong Tuyên bố Kono (Kono apology) năm 1993 thì chắc chắn sẽ gây tức giận cho Hàn Quốc. Mỹ hy vọng hai đồng minh lớn của họ ở khu vực này chung sức hợp tác, đặc biệt là trong vấn đề an ninh. Nhưng lần này Mỹ e rằng sẽ thất vọng.
Sự biến đổi liên tục là quan hệ Trung-Nhật. Nguyên nhân gây căng thẳng quan hệ song phương gần nhất là tranh chấp chủ quyền đối với hòn đảo không người ở Senkaku/Điếu Ngư. Theo phía Trung Quốc thì Nhật Bản đã ăn cắp quần đảo này vào thập niên 90 của thế kỷ 19, lẽ ra phải trả cho Trung Quốc sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai.
Còn Nhật Bản cho rằng, quần đảo này là đất không người ở khi họ phát hiện, do đó thuộc sở hữu của Nhật Bản. Trung Quốc muốn lấy quần đảo này làm bước đi để xóa bỏ sự nhục nhã trong lịch sử, phục hưng dân tộc. Về chiến lược, Trung Quốc muốn dựa vào đó để phá vỡ sự phong tỏa của “chuỗi đảo thứ nhất”, như vậy Hải quân Trung Quốc sẽ có thể vươn ra Thái Bình Dương.
Điều đáng quan tâm hơn là vấn đề lịch sử. Shinzo Abe muốn từ bỏ Hiến pháp hòa bình, tăng chi tiêu quân sự. Một cố vấn của ông thậm chí cho biết, nếu hiện nay Nhật Bản đánh một trận trên biển với Trung Quốc, người chiến thắng sẽ là Nhật Bản. Nhiều năm qua, tình hình Đông Bắc Á chưa từng đáng sợ như hiện nay.
Nguồn Baogiaoduc

Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012

Nga thử tàu ngầm sẽ mang tên Hà Nội

Tàu ngầm Varshavyanka đóng cho Việt Nam được Nga đưa vào thử nghiệm, theo hãng tin RIA Novosti 21/12/2012.
Tàu Varshavyanka tại hạm đội Thái Bình Dương của Nga
Theo nguồn tin này của Nga, hồi đầu tháng 12/2012 xưởng đóng tàu Admiralteiskie Verfi (Admiralty) đã bắt đầu thử nghiệm trên biển tàu ngầm Varshavyanka của dự án 636.

Hãng tin Nga trích tin từ cổng thông tin của hải quân doanh nghiệp không nói rõ về khách hàng đã đặt mua con tàu.
Nhưng theo các nguồn chưa được chính thức xác nhận, phía khách hàng đặt cho tàu ngầm tên là 'Hà Nội' để vinh danh thủ đô Việt Nam, gợi ý bên mua là hải quân của nước này.
Theo dự kiến, tàu sẽ được chuyển giao cho khách hàng trong tháng 8/2013, trang Tiếng nói nước Nga đăng tải.

Cần hiện đại hóa

Tại thời điểm thử nghiệm trên biển, tàu ngầm sẽ thả neo tại cảng gần Kaliningrad trên biển Baltic thuộc phần châu Âu của Liên bang Nga.
Đây là tàu dẫn đầu trong phiên bản xuất khẩu của dự án 06.361, được trang bị máy móc mới và hiện đại hóa.
Phía Nga cũng nói con tàu có hệ thống mới đảm bảo cuộc sống của nhân viên tàu.
Một hệ thống như vậy đã được thử nghiệm thành công trước đó trên chiếc tàu ngầm Saint Petersburg, dự án 677 Lada.
Tàu ngầm Project 636M chính thức là tàu ngầm lớp Varshavyanka (Cô gái Varsava) của Nga, nhưng nó được NATO gọi là lớp Kilo, tức tàu ngầm phi hạt nhân tấn công nhanh (SSK), theo báo chí Việt Nam trích các nguồn nước ngoài đăng tải hồi trong năm.
Loại tàu ngầm này có thể tham gia các cuộc chiến với tàu ngầm, chiến hạm, bảo vệ ven biển, phá mìn, do thám và tuần tra biển.
Từ 2009, các nguồn tin từ giới công nghiệp quốc phòng Nga đã công bố về các hợp đồng với Việt Nam.
Chẳng hạn hôm 24/4 năm đó, ông Vladimir Aleksandrov, tổng giám đốc xưởng Admiralty ở St Petersburg, thông báo là công ty của ông đã được chỉ định thực hiện hợp đồng chế tạo 6 tàu ngầm cải tiến Project 636 lớp Kilo.
Giá mỗi chiếc tàu ngầm này là 300-350 triệu đô la và tổng giá trị hợp đồng là 1,8 - 2,1 tỷ đô la Mỹ.
Trong bối cảnh các căng thẳng gia tăng tại Biển Đông hiện đang có nhiều nước cùng nêu chủ quyền về đảo và lãnh hải, Việt Nam có nhu cầu hiện đại hóa hải quân.
Theo giáo sư Carl Thayer trong một bài đăng trên trang của Viện Hải quân Hoa Kỳ gần đây, tháng 3/2010, Việt Nam chính thức đê ̀nghị Nga giúp xây dựng căn cứ tàu ngầm ở cảng Cam Ranh.
Các tàu ngầm Kilo của Việt Nam sẽ được trang bị thủy lôi 53-56 hoặc TEST 76; có hỏa tiễn chống hạm 3M-54E hoặc 3M-54E1.
Tháng 7/2011, đại diện của Rosoboronexport còn cho hay Việt Nam sẽ mua các hệ thống hỏa tiễn chống hạm Novator Club-S (SS-N-27) với tầm che phủ 300km.
Nguồn BBC

Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2012

Dropbox - Một dịch vụ hosting miễn phí và chất lượng

Nếu đã từng áp dụng một số thủ thuật có sử dụng các file javascript trên blogspot thì chắc hẳn bạn phải cần đến một dịch vụ file hosting. Mình thường dùng Google Code để lưu trữ các file .js (xem thêm "Hướng dẫn sử dụng Google code để chứa các file JS (javascript)" tại đây), thế nhưng vào một ngày xấu trời thì tài khoản Google Code của mình đã bị block do quá lạm dụng (vì thực chất đây là dịch vụ chỉ dành cho các nhà phát triển web). Ngoài ra, host ở Google Sites cũng không thể sử dụng trên custom domain(tùy chỉnh miền).
Sau đôi lần bôn ba tìm host mới thì mình tình cờ biết tới Dropbox - một dịch vụ lưu trữ và chia sẻ tập tin thuộc hàng nổi tiếng nhất hiện nay. Tuy gói free của nó chỉ được 2GB storage(lưu trữ) và bandwidth(băng thông) là 10GB / ngày nhưng như vậy là quá đủ đối với một blog. Tốc độ download/upload khá nhanh và ổn định. Link hoàn toàn là direct.


Sau khi đăng kí một tài khoản trên trang chủ, bạn tiếp tục download chương trình Dropbox tại đây. Tiến hành cài đặt và log in bằng tài khoản vừa đăng kí. Một folder mới tên là DROPBOX sẽ được tự động khởi tạo, trong folder này có thêm 2 thư mục con khác là PhotosPublic. Bạn có thể upload bất kì thứ gì lên server của Dropbox bằng cách copy nó vào thư mục Public, đợi một lúc rồi click chuột phải vào file và chọn Copy Public Link để lấy link sử dụng. Khi muốn cập nhật file js thì chỉ việc mở Dropbox và copy đè lên file cũ, rất nhanh và tiện lợi.

Mình giới thiệu dịch vụ này một phần là vì nó có liên quan đến các bài viết sắp tới. Hy vọng Dropbox có ích cho bạn.

Nguồn sưu tầm

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

GS Hoàng Xuân Sính: "Nếu không có tiền, 30 năm nữa giáo dục vẫn rối"

"Tôi cam đoan trong lần này đổi mới căn bản giáo dục, nếu không giải quyết được vấn đề gốc đó là tiền thì 30 năm nữa sẽ càng rối. Chẳng phải cứ cho bao nhiêu từ tốt đẹp vào đổi mới mà nó sẽ đổi mới được, không có đâu. Tôi vẫn đề nghị, tiền không thể bới ở đâu ra được, nước thì nghèo cho nên chúng ta phải tiết kiệm, đầu tư vào chỗ nào cho đúng, chứ đừng đổ tiền ra tràn lan".

LTS: Trong chuyên đề bàn về "Thất vọng và kỳ vọng" vào giáo dục Việt Nam, GS Hoàng Xuân Sính - Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Thăng Long cho biết, nhiều cơ chế chính sách sai đó là lỗi của người làm quản lí. Người quản lí trong tay có đủ quyền làm tất cả, có quyền làm chính sách, cho nên không thể đổ lỗi cho cái gì khác, khi mà nhiệm vụ quản lí về mặt chính sách làm còn chưa tốt.
- Thưa Giáo sư Hoàng Xuân Sính, so với thế giới nền giáo dục Đại học Việt Nam còn rất non trẻ và tồn tại nhiều khó khăn, nhất là các trường dân lập, trong tình hình đó các trường cần chuyển mình như thế nào để bắt kịp thời đại?
GS Hoàng Xuân Sính: Trước hết, tôi xin kể lại với các bạn về sự ra đời của mô hình trường dân lập. Từ những thập niên 80 của thế kỷ trước, đời sống giáo viên còn vô vàn khó khăn, nhưng chuyện dạy để lấy tiền học trò là không có, mà học trò cũng chẳng có tiền để học thêm như bây giờ.
Tôi nhớ là khi ấy tôi giảng dạy ở Đại học Sư phạm, nhiều giáo viên khổ lắm, họ phải rang lạc, làm bánh rán rồi đạp xe đi đổ cho các quán suốt từ trường cho tới Bạch Mai, Văn Điển… có giáo viên còn bị dầu mỡ bắn lên bỏng hết cả ngực, thương vô cùng.
Lương ba cọc ba đồng buộc chúng tôi phải làm thêm các công việc khác để tồn tại, cuộc sống khá là gò bó, ở Hà Nội đã thế, còn về các tỉnh thì khó khăn hơn nhiều. Ấy thế nên có giai đoạn nhiều giáo viên đã bỏ nghề, họ đi buôn, hoặc làm một nghề gì khác, miễn là kiếm được cơm cho vợ con.
Vào thời điểm khó khăn ấy, tôi cùng với một số bạn đồng nghiệp tôi có viết đơn xin mở một trường đại học không xin kinh phí của Nhà nước. Lúc đầu, tôi không biết gọi tên trường đó là trường gì? Tư thục thì không được, nhưng trong đầu tôi lúc đó nghĩ tư thục hay dân lập là như nhau vì năm 1954 khi ta tiếp quản Thủ đô ta đã đổi tên cho các trường tư trong vùng tạm chiếm thành trường dân lập. Vì vậy năm 1988 Trung tâm Đại Học dân lập Thăng Long được mở ra với khóa đào tạo đầu tiên 85 sinh viên Toán-Tin, các nước XHCN lúc đó ai cũng thích mô hình này. Cái tên Toán-Tin cũng lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, do nhóm chúng tôi đặt tên.
Mở trường ra, lúc đó Nhà nước chưa có quy chế cho loại trường này, chúng tôi phải thảo ra quy chế để hoạt động, nhưng không được chấp nhận. Năm năm sau, Nhà nước ra một quy chế tư thục, lúc đó lần đầu tiên tôi được nghe tư thục và dân lập là khác nhau. Nhưng đối với chúng tôi thì việc mở trường chỉ tự túc kinh phí chứ không có lời lãi gì trong này, vì học phí lúc đó chỉ 10kg gạo/sinh viên/tháng thì lấy đâu ra lời lãi ?
Do không có quy chế nên những năm đầu sinh viên ra trường không có bằng, chúng tôi lo lắm vì đào tạo mà không có bằng rõ ràng là mang tiếng lừa đảo. Tuy vậy, sinh viên tốt nghiệp vẫn có việc làm, vì xã hội lúc đó rất thuần khiết, không có chuyện đi chạy trường, xin điểm.
Lúc này, Bộ GD&ĐT mới soạn ra một quy chế dân lập tạm thời, trong đó tôi chỉ bổ sung thêm ý khi được Bộ cho phép rằng, Hiệu trưởng và Chủ tịch HĐQT phải là người đi quyên tiền, vì 10kg gạo làm học phí thì không đủ lương trả giáo viên được, chưa tính tiền đi thuê trụ sở làm giảng đường.
Năm 1994, trường đổi tên thành Đại học Dân lập Thăng Long và năm 2000 thì quy chế dân lập ra đời, nhưng cũng na ná quy chế tạm thời trước đó. Trong quy chế này có quy định Hội bảo trợ cho trường, tôi biết Hội bảo trợ này đã gây khó khăn cho một số trường. Thực chất thì Hội bảo trợ kiểu này chẳng giúp ích gì cho trường cả, mà khi áp dụng quy chế đã có nhiều biến tướng kéo theo.
Đã có hai quy chế dân lập, quy chế sau lại làm phiền quy chế trước. Cho đến 2005 quy chế tư thục ra đời, quy định hoạt động điều hành của trường như một doanh nghiệp, có cổ đông, có cổ tức, có đại hội cổ đông… Năm 2006, Bộ triệu tập các trường dân lập và yêu cầu 19 trường đại học dân lập phải chuyển đổi sang tư thục. Trong lộ trình chuyển đổi Bộ nói 95% tài sản của trường sẽ thành của chung, còn 5% có thể chia cho các nhà sáng lập, người có công và nhà đầu tư.
Tôi nói rõ như vậy để thấy rằng có những chính sách thì giúp cho giáo dục phát triển, nhưng có những chính sách lại kìm hãm và triệt tiêu giáo dục.

- Như vậy, cơ chế mà Bộ đưa ra về con số 95% tài sản chung chính là “rào cản” lớn để cho các trường dân lập phát triển?
GS Hoàng Xuân Sính: Đúng vậy, cho đến nay Bộ cũng chưa chốt lại được có bao nhiêu trường chuyển đổi được từ dân lập sang tư thục, thông tin không rõ ràng. Vấn đề nằm ở con số 95%, nội bộ các trường không thống nhất được, thế là mất đoàn kết, không chỉ huy được trường.
Thực ra chuyện các trường họ không đồng tình với định hướng đưa 95% tài sản đó thành của chung cũng dễ hiểu, bởi vì số vốn họ bỏ ra ban đầu đã khá lớn rồi (đối với thời điểm họ bỏ tiền), trong khi đó cơ chế chính sách chưa thực sự tạo điều kiện và tạo ra một cuộc chơi công bằng giữa các trường công lập và ngoài công lập.
Bây giờ bỗng nhiên 95% tài sản biến thành của chung, nhiều người cho rằng họ bỏ tiền ra làm giáo dục không phải để kiếm lời, nhưng số tiền bỏ ra coi như để thành lập trường, và trước sau thì họ cũng muốn thu lại khoản tiền ấy, còn trường thì phát triển, được hưởng lợi từ số tiền họ bỏ ra ban đầu (nói cách khác là họ cho trường mượn tiền).

- Giáo sư có thấy sự mâu thuẫn khi các trường ngoài công lập phải rất nỗ lực về tài chính, tự đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, công tác tuyển sinh… khó khăn còn chưa qua thì đã phải đối diện với quy chế phân chia 95% tài sản của trường thành của chung?
GS Hoàng Xuân Sính: Cái này còn phải chờ cơ chế mới. Hiện tại vẫn có 16 trường đại học tồn tại dưới chế độ dân lập. Trong khi đó năm 2005 có quy chế tư thục (gọi là quy chế tư thục 14) quy định hoạt động của trường như một doanh nghiệp và không nói tới tài sản chung. Năm 2009 có quy chế tư thục 61 và bắt đầu nói tới tài sản chung. Năm 2011 ra quy chế 63 mới nói rõ tài sản chung.
Hiện tại đang có hai loại tài sản chung: Một loại tài sản chung của trường khi hoạt động mà có, loại tài sản này gọi là thuộc sở hữu chung có thể phân chia. Bên cạnh đó có loại tài sản chung thuộc sở hữu không phân chia (tài sản của trường dân lập lúc chuyển đổi mang sang – 95%). Tài sản chung này cũng chia thành cổ phiếu, được hưởng cổ tức hàng năm, nhưng không ai được lấy ra, mà phải dùng nó để đập lại vốn cho tăng lên.
Tài sản này do một người trong trường đứng ra trông nom, tuy nhiên theo tôi nếu quyết định vấn đề gì của trường mà người này giơ tay biểu quyết thì coi như xong?  Không cần phải bỏ phiếu, đó là bất cập. Và điều này lại càng nguy hiểm hơn, nếu người đại diện tài sản ấy không hiểu biết về giáo dục.
Hiện tại, chúng ta có ba loại trường. Loại thứ nhất, trường tư thục ra đời sau 2005, loại này không dính dáng tới dân lập, không có tài sản chung không phân chia (xã hội ta chưa có chuyện biếu, tặng tài sản cho một trường học, nên chỉ có tài sản chuyển từ dân lập sang là tài sản chung không phân chia), như vậy không có người trông nom và không bị người đó biểu quyết. Loại thứ hai là trường dân lập được chuyển đổi thành tư thục, có khối tài sản chung không phân chia, có người đứng ra trông nom và có quyền biểu quyết theo vốn, người này là người cầm cân nẩy mực, người cầm quyền. Loại thứ ba là 16 trường dân lập chưa chuyển đổi thành tư thục nên không có 95% tài sản chung, do đó không có người trông nom; hiện giờ chỉ có 3 trường đại học dân lập đã chuyển đổi có người trông nom tài sản chung theo quy chế 63 và người đó có quyền tất cả.

- Giáo sư sẽ giải bài toán 95% này thế nào, nếu bà ở cương vị Bộ trưởng Giáo dục?
GS Hoàng Xuân Sính: Theo tôi, nếu đã có rồi thì nên xí xóa đi để chung tay phát triển, bởi vì sau khi bị lấy đi 95%, còn 5% thì một số thành viên của trường phải góp vốn tiếp để thành cổ đông của trường tư thục chuyển đổi theo quy định của Bộ. Theo tôi, số 95% tài sản này hãy giao cho HĐQT có trách nhiệm phải trông coi vì thực chất nó là công lao của tất cả thành viên của trường.

- Một bất cập khác hiện nay, chất lượng đào tạo của các trường tư thục hay dân lập bị đánh giá thấp hơn các trường công lập, Giáo sư nhận định như thế nào về điều này?
GS Hoàng Xuân Sính: Không phải vậy, chất lượng không bằng chỉ vì không có tiền. Ví dụ như lúc đầu thành lập trường chỉ đòi hỏi vốn điều lệ là 10 tỷ, sau là 30 tỷ, sau nữa tăng lên 50 tỷ, nhưng thực chất mức vốn đổ vào phải là 200 tỷ. Bởi vì các hoạt động từ đền bù đất cho tới xây trường đã ngốn hết cả đống tiền rồi, vậy là tới khi bước vào đào tạo không còn kinh phí mà xoay nữa, thế nên nhiều trường cứ thoi thóp, bỏ dở thì coi như mất trắng, mà cố theo thì cũng khổ.
Thực ra, trước đó ai cũng nghĩ xây trường rồi cho phép tuyển sinh, sinh viên vào học sẽ hoàn trả lại được vốn, nhưng nhiều trường không giải quyết được vấn đề sinh viên có vào không? Vì trường mới mở làm sao sinh viên vào ngay được. Tôi biết ở ngay Hà Nội thôi, có những trường chỉ lấy tiền ở ký túc xá 100.000đ/tháng mà không có sinh viên.
Nói gì thì nói chất lượng đào tạo phải tốt và phải có hướng đi riêng, thí dụ như trường chúng tôi có xin được một số học bổng đi nước ngoài du học hồi mới mở trường, cho nên ngay cả thủ khoa Trường ĐH Bách Khoa thời đó cũng chạy sang học để năm sau đi nước ngoài. Cách làm ấy đã trở thành truyền thống của ĐH Thăng Long.
Hiện nay có chuyện các trường Cao đẳng xin lên thành Đại học, cái này mới thực sự là vấn đề cần phải đề cập. Những trường này thuộc hệ thống công lập, xin lên thì dễ rồi, và với cái mác Đại học, họ dễ thu hút sinh viên hơn, nhưng thực ra chất lượng đào tạo chưa tương xứng. Đào tạo tràn lan và chất lượng thì không đảm bảo, đó mới là nguy cơ.

- Nhiều chuyên gia giáo dục nhận định, hiện nay nền giáo dục đang bộc lộ nhiều yếu kém, chất lượng đào tạo thấp, chương trình đào tạo chưa đáp ứng được với nhu cầu xã hội, kỹ năng thực hành sinh viên còn kém, Giáo sư có chia sẻ gì về ý kiến này?

GS Hoàng Xuân Sính: Xuất phát từ vấn đề dạy thêm, học thêm hiện nay. Học thêm không phải do chương trình SGK, học thêm do bố mẹ đòi hỏi học thầy giỏi cho con mình hơn con hàng xóm, học thêm vì lương thầy ít...
Vì sao chất lượng sinh viên kém? Đó là thời phổ thông các em phải học thêm nhiều, lên đại học sinh ra chán học, lười làm, chán học thì chất lượng kém… thầy cũng có hiện tượng tiêu cực. Tiêu cực này nối tiếp tới tiêu cực khác, nó giống như một loại virus lan dần ra, phá hủy từng phần của cơ thể.
Nền giáo dục cũng vậy thôi, cái gốc của vấn đề là người thầy, nhưng bây giờ nhìn đâu cũng thấy tiêu cực, giáo viên ra trường thất nghiệp tràn lan, muốn có việc phải chi tiền chạy trọt. Khi họ bỏ tiền ra chạy việc thì lại tìm cách thu lại, dù không minh bạch, không đẹp đẽ gì, nhưng đấy là thực tế của cuộc sống. Số tiền phải bỏ ra dăm bảy chục triệu cho tới cả trăm triệu để chạy việc cũng chưa chắc gì gia đình họ có, mà phải vay mượn, thế chấp… cho nên khi đã có việc họ sẽ chèn ép học sinh, sinh viên để kiếm tiền trả nợ.

- Nói như Giáo sư thì nền giáo dục của ta đang như một “mớ bòng bong” rồi, ngay trong môi trường giáo dục mà đã nhiều tiêu cực như vậy thì ở những lĩnh vực khác làm sao tránh được?

GS Hoàng Xuân Sính: Giáo dục hiện nay như mớ bòng bong là chính xác. Tôi cam đoan trong lần này đổi mới căn bản giáo dục, nếu không giải quyết được vấn đề gốc đó là tiền thì 30 năm nữa sẽ càng rối. Chẳng phải cứ cho bao nhiêu từ tốt đẹp vào đổi mới mà nó sẽ đổi mới được, không có đâu. Tôi vẫn đề nghị, tiền không thể bới ở đâu ra được, nước thì nghèo cho nên chúng ta phải tiết kiệm, đầu tư vào chỗ nào cho đúng, chứ đừng đổ tiền ra tràn lan.

Trân trọng cảm ơn Giáo sư!
Nguồn Baogiaoduc.vn

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

Miễn phí bản quyền phần mềm Anvi Smart Defender PRO

Anvi Smart Defender PRO là phần mềm diệt virus, cung cấp khả năng bảo vệ thông minh khá cao với engine Swordfish tự phát triển. Cùng với mô-đun tinh chỉnh hệ thống cơ bản (để có được hiệu suất tối đa cho hệ thống) và Cloud Scan (quét trực tuyến) làm tăng khả năng bảo mật cũng như hiệu suất hệ thống. Ngay bản thân Anvi Smart Defender PRO cũng kèm theo chế độ bảo vệ thời gian thực, giúp phát hiện malware ngay trước khi bạn thực thi chúng. Anvi Smart Defender PRO có thể phát hiện nhiều loại malware, như: virus, trojan, adware, spyware, bot, …
 Anvisoft Corporation đang có chương trình khuyến mãi tặng miễn phí giấy phép bản quyền phần mềm Anvi Smart Defender PRO có trị giá $24.98.
Để sử dụng Anvi Smart Defender PRO có bản quyền chính hãng miễn phí, các bạn hãy làm theo các bước hướng dẫn dưới đây:
- Truy cập vào trang  khuyến mãi này rồi sau đó điền địa chỉ email của bạn vào khung đăng ký và nhấn “Get it now” để gửi
Kích chuột vào đường link hiện ra:
Key bản quyền sẽ lập tức hiện ra ---> coppy lại key này (key này cũng được đồng thời gửi qua Email cho bạn).
Download (tại đây) và cài đặt phần mềm với thông tin giấy phép bản quyền mà bạn vừa nhận được.
Chúc thành công.
By admin Nguyễn Văn Va

Hướng dẫn đăng ký 6 tháng bản quyền phần mềm diệt virut Norton Internet Security 2013 full

Bước 1: Tải về file cài đặt Norton Internet Security 2012 tại đây (111Mb). Tiến hành cài đặt bình thường, sau khi cài đặt hoàn tất ứng dụng sẽ yêu cầu bạn đăng nhập hoặc đăng ký  một tài khoản Norton để quản lý bản quyền.

Ảnh lấy từ afublog
Lưu ý: Ở bước này bạn phải ghi nhớ địa chỉ Email và pass đã đăng ký
Bước 2: Truy cập vào trang này và kích chuột vào "sing in" ---> điền Email và pass rồi kích vào thẻ "Sing in" để đăng nhập tài khoản đã đăng ký ở bước 1 

Kích chuột vào dòng chữ  "Norton Internet Security Netbook" và coppy lại số key lưu ra một file  nào đó (VD như Word hoặc txt...) để chút nữa dùng tới.


Bước 3: Tải về phiên bản Norton Internet Security 2013  tại đây (139Mb) rồi tiến hành cài đặt (cài đè lên mà không cần gỡ bản Norton Internet Security 2012 đã cài trước đó)
Quá trình cài đặt diễn ra nhanh và bạn sẽ cần khởi động lại máy. Trong Quá trình cài đặt có thể nó yêu cập nhập key thì các bạn nhập key đã coppy từ bước 2.
Nếu không thấy yêu cầu này thì các bạn kích đúp chuột vào biểu tượng phần mềm trên Destop và nhần vào thẻ "Renew" rồi điền key ở bước 2 vào là xong. Bạn sẽ có 6 tháng bản quyền full.

Chúc thành công.
By admin Nguyễn Văn Va

Điểm mặt các ‘Át chủ bài’ của Không quân Nhân dân Việt Nam

Chiến tranh Việt Nam ghi nhận những chiến công đặc biệt của các phi công tiêm kích. Có đến 16 phi công Việt Nam được công nhận danh hiệu Át (Aces).
* Át (Aces) là một danh hiệu công nhận cho các phi công lái máy bay quân sự có số lần bắn hạ máy bay đối phương đạt con số 5 trở lên. Danh hiệu Át có từ Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Chiến tranh Việt Nam ghi nhận cuộc chạm trán không cân sức giữa lực lượng không quân hùng hậu nhất thế giới của Mỹ với lực lượng không quân còn non trẻ của Việt Nam. Tuy mới thành lập, thiếu kinh nghiệm, trang thiết bị kém hiện đại hơn nhưng với sự nỗ lực phi thường công với tinh thần sáng tạo, dũng cảm các phi công Việt Nam đã lập được những chiến công hiển hách.

Có đến 16 phi công Việt Nam được công nhận danh hiệu Át trong khi đó con số phi công Át của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam chỉ có 5 người. 

Dưới đây là danh sách 16 phi công Việt Nam được công nhận danh hiệu Át:

1. Phi công Nguyễn Văn Cốc

Đứng đầu trong danh sách các “Át” của Không quân Nhân dân Việt Nam là phi công Nguyễn Văn Cốc với 9 lần bắn rơi máy bay Mỹ trong đó có 7 lần được phía Mỹ công nhận.

Phi công Nguyễn Văn Cốc sinh năm 1943 tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Ông được tuyển chọn đi học lái máy bay MiG-17 vào năm 1961. Sau đó, ông lại sang Liên Xô học chuyển loại MiG-21. Ông bắt đầu các hoạt động bay chiến đấu với MiG-21 trong biên chế Trung đoàn 921, đoàn Sao Đỏ từ tháng 12/1965.

Chỉ trong vòng 2 năm (1967-1968), ông đã bắn rơi 9 máy bay Mỹ (gồm 3 F-4, 3 F-5, 1 F-102, 2 UAV tầng cao AQM-34A). 

Một trong những trận đánh đáng nhớ nhất của ông, được tuyển chọn vào tập sách những trận đánh hay của không quân là trận ngày 30/4/1967.

Khi đó, biên đội của ông gồm phi công Nguyễn Ngọc Độ bay số 1, ông bay số 2 cất cánh đánh chặn một tốp F-105  của địch.Trong trận đánh, sau khi phi công Nguyễn Ngọc Độ phóng tên lửa diệt một máy bay, tranh thủ lúc lúc địch chưa phát hiện ra ta, ông đã nhanh chóng công kích bắn hạ thêm một máy bay F-105. 

Đây có thể nói là bước “cải tiến chiến thuật”, vì theo nguyên tắc chiến thuật bài bản, trong biên đội 2 MiG-21 thì số 2 chỉ có nhiệm vụ yểm trợ, quan sát đối phương giúp số 1 công kích. Tuy vậy, Nguyễn Văn Cốc đã sáng tạo cải tiến chiến thuật, khi thời cơ đến, ở thế có lợi cùng tham gia tiêu diệt máy bay địch, vừa bảo vệ đồng đội nhưng vừa tăng hiệu suất chiến đấu. 

Việc sáng tạo ra chiến thuật cải tiến số 2 cùng công kích, ông đã được đồng đội đặt cho biệt danh “chim cắt số 2”. Với những chiến công xuất sắc trong 2 năm chiến đấu, năm 1969, ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân.

  
2. Phi công Nguyễn Hồng Nhị 

Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, Thiếu tướng Nguyễn Hồng Nhị là một trong những phi công xuất sắc của Không quân Nhân dân Việt Nam.

Chỉ trong vòng 3 năm từ 1966-1968, phi công Nguyễn Hồng Nhị đã lập chiến công bắn hạ 8 máy bay địch. Trong đó, riêng năm 1967, ông bắn hạ tới 6 chiếc F-4 và F-8 của địch. 

Một trong những trận đánh đáng lưu ý của ông là vào ngày 4/4/1966, khi đó ông đã dùng một chiếc MiG-21 bắn hạ máy bay không người lái tầng cao ở độ cao 18.000m. Điều đặc biệt ở đây, ông là người đầu tiên bay trên MiG-21 chiến và cũng là lần đầu tiên MiG-21 của ta lập công diệt địch.

Trong quá trình học tập trở thành phi công của ông. Ban đầu, ông được chọn đi học lái tiêm kích – bom. Nhưng khi về nước lại được giao lái máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-21. Đây là một trở ngại lớn vì những khoa mục, bài tập tiêm kích ông học rất ít, không thuần thục. 

Bằng, lòng dũng cảm, sáng tạo, ông đã lập được những chiến công xuất sắc bảo vệ bầu trời miền Bắc Việt Nam. Thậm chí, những người phe đối phương cũng phải “ngả mũ kính phục” ông.

Năm 2005, một sĩ quan cao cấp Hải quân Mỹ (sau này trở thành Đô đốc Hải quân) đã tới Hà Nội du lịch với mong muốn được gặp Thiếu tướng Nguyễn Hồng Nhị để bày tỏ lòng ngưỡng mộ. Rất tiếc, khi đó ông không có mặt ở Hà Nội. 

3. Phi công Phạm Thanh Ngân
Phạm Thanh Ngân sinh ngày 18/4/1939 tại xã Lương Phú, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Tháng 3/1959, ông nhập ngũ Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Tháng 4/1961, ông được cử sang Liên Xô học lái tiêm kích MiG-17. Tháng 10/1964, ông về nước và tham gia chiến đấu trong Trung đoàn 921 Sao đỏ. 

Tháng 8/1965, ông đi học chuyển loại tiêm kích MiG-21. Tháng 6/1966, ông về nước và bắt đầu trực tiếp tham gia chiến đấu bảo vệ bầu trời miền Bắc. 

Trong thời gian từ 1966-1968, ông cùng đồng đội tham gia chiến đấu và trực tiếp bắn rơi 8 máy bay địch. Có hai trận đánh ngày 18 và 20/11/1967, ông và phi công Nguyễn Văn Cốc đã bắn rơi tới 4 máy bay địch.

Đặc biệt, 2 trong số máy bay MiG-21 mà ông từng điều khiển mang số hiệu 4324 và 4326 đều là những chiếc có số lần bắn hạ đối phương cao nhất (4324 với 14 lần và 4326 với 13 lần).

3. Phi công Mai Văn Cương

Anh hùng phi công Thiếu tướng Mai Văn Cương sinh năm 1941 tại xã Hoàng Đạo, huyện Hoàng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Ông nhập ngũ ngày 28/3/1959 và được kết nạp vào Đảng ngày 23/8/1964.

Tháng 7/1961, ông được cử đi học lái máy bay tiêm kích MiG-17 tại Liên Xô. Năm 10/1964, ông là sĩ quan lái máy bay của Trung đoàn 921. Tháng 9/1965, ông tiếp tục cử đi học chuyển loại MiG-21 tại Liên Xô. 

Trong quá trình chiến đấu, phi công Mai Văn Cương đã bắn hạ 8 máy bay Mỹ các loại. 

4. Phi công Đặng Ngọc Ngự

Phi công Đặng Ngọc Ngự với 7 lần bắn hạ máy bay Mỹ, phi công lái Mig-21 thuộc Trung đoàn 921, đoàn Sao Đỏ. Ngày 22/5/1967 bắn rơi chiếc F-4C, ngày 10/5/1972 bắn rơi chiếc F-4E, ngày 8/7/1972 bắn rơi chiếc F-4E.
5. Phi công Nguyễn Văn Bảy 

Anh hùng phi công Đại tá Nguyễn Văn Bảy A (*) sinh năm 1936 tại xã Hòa Thành, Lai Vung. Năm 1953, do không chịu lấy vợ theo ý gia đình ông bỏ trốn vào bộ đội. Sau hiệp định Geneva 1954, ông tập kết ra miền Bắc.

Năm 1960, ông được chọn đi học lái máy bay tiêm kích MiG ở Liên Xô. Tháng 4/1965, ông về nước tham gia chiến đấu trong đội hình Trung đoàn tiêm kích 921 Sao Đỏ.

Trong suốt những năm chiến đấu (1966-1968), phi công Nguyễn Văn Bảy đã tham gia đánh 13 trận bắn rơi 7 máy bay Mỹ và chưa lần nào phải nhảy dù.

Đặc biệt có những trận đánh hiếm có mà có lẽ khi nghe tới nhiều phi công Mỹ cũng phải “thán phục”. Trận ngày 7/10/1965, khi chiến đấu trên bầu trời Yên Thế, máy bay của ông bị trúng đạn thủng kính buồng lái. Dù vậy, ông vẫn bình tĩnh bịt lỗ thủng to nhất và đưa máy bay hạ cánh an toàn. Sau trận đó, ông đếm tất cả có 82 lỗ thủng nắp buồng lái. Có thể nói, đây là kỳ tích hiếm có phi công nào trên thế giới làm được.

Với những thành tích xuất sắc trong chiến đấu, năm 1967, ông được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân.

Có một điều lạ, cuộc đời ông dường như gắn chặt với con số “7”. “Tao toàn gặp số bảy: Tên Bảy, con thứ 7, đi bộ đội lúc 17 tuổi, học văn hóa 7 ngày lên 7 lớp, 7 lần bắn rơi 7 máy bay Mỹ bằng máy bay MiG-17, được phong Anh hùng năm 1967…”, ông kể.
6. Phi công Nguyễn Đức Soát 

Anh hùng phi công Trung tướng Nguyễn Đức Soát sinh năm 1946 tại xã Nam Phong, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. 

Năm 1965, ông nhập ngũ Quân đội Nhân dân Việt Nam, cũng trong năm này ông được cử đi học lái tiêm kích MiG-21 tại Liên Xô.

Năm 1968, ông về nước và được cử vào Trung đoàn Không quân 921 Sao Đỏ. Chỉ trong năm 1972, ông đã lần lượt bắn rơi 6 máy bay Mỹ. 

Một trong những trận đánh đáng nhớ của ông và đồng đội là trận ngày 27/6/1972. Trong trận đánh đó, hai biên đội MiG-21 Nguyễn Đức Soát – Ngô Duy Thư (trung đoàn 921) và Phạm Phú Thái – Bùi Thanh Liêm (trung đoàn 927) đã phối hợp tiêu diệt 4 chiếc F-4.

Đây là trận thắng oanh liệt khi chỉ trong ít phút bốn phi công của ta đã bắn rơi bốn máy bay phản lực hiện đại được những phi công sừng sỏ Không quân Mỹ điều khiển.

Với những chiến công xuất sắc trong chiến đấu, năm 1973, phi công Nguyễn Đức Soát được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân khi mới 27 tuổi.

Chiếc Mig-21 FM94 số hiệu 5020 do phi công Nguyễn Đức Soát điều khiển bắn rơi 5 máy bay Mỹ tại Bảo tàng Phòng không-Không quân Việt Nam.
7.  Phi công Nguyễn Ngọc Độ

Anh hùng phi công Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Độ sinh năm 1934 tại xã Phong Thịnh, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Tháng 6/1953 ông nhập ngũ Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Tháng 10/1956 ông được cử đi học lái máy bay chiến đấu tại Trung Quốc. Năm 1964, ông về nước tham gia chiến đấu trong Trung đoàn 921.

Trong quá trình chiến đấu, ông trực tiếp cầm lái chiếc MiG-21 F13 số hiệu 4420 bắn rơi 6 máy bay chiến đấu Mỹ. 

(còn nữa)
Chiếc MiG-17 số hiệu 2047 do phi công Nguyễn Văn Bảy điều khiển đánh bom gây thiệt hại tàu khu trục USS-Oklahoma City của Mỹ năm 1972.

(*) Không quân Nhân dân Việt Nam còn có một phi công nữa tên là Nguyễn Văn Bảy (biệt danh Bảy B). Ông nổi tiếng với chiến công dùng MiG-17 không kích tàu khu trục Mỹ USS Higbee (DD-806) vào ngày 19/4/1972. 

Đây là chiến công đầu tiên của không quân Việt Nam đánh vào lực lượng Hải quân Mỹ. Rất tiếc, trong trận đánh vào ngày 6/5/1972, ông đã bị bắn rơi và anh dũng hi sinh. Năm 1994, phi công Nguyễn Văn Bảy B được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân.

Nguồn Baodatviet
Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang