1. Chiến thuật 'Biển người' lấp biên giới
Để tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược tháng 2-1979, quân đội Trung Quốc đã huy động 620.000 quân, tấn công 6 tỉnh khu vực biên giới phía Bắc Việt Nam.
Trung Quốc khởi động
chiến tranh xâm lược Việt Nam
Vào ngày 7-12-1978, Quân
ủy Trung ương Trung Quốc đã triệu tập một cuộc họp, ra quyết định phát động một
cuộc chiến tranh xâm lược hạn chế trên tuyến biên giới phía bắc Việt Nam với
tuyên bố công khai trước thế giới là “Chiến tranh phản kích tự vệ” trước “hành
động xâm lược” của Việt Nam.
Chỉ thị của Quân ủy
Trung ương Trung Quốc nêu rõ, cuộc chiến tranh được hạn chế nghiêm ngặt trong
vòng bán kính 50km từ đường biên giới và kéo dài trong 2 tuần, các đơn vị được
ấn định ở phạm vi trên phải chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu từ ngày
10 tháng 1 năm 1979.
Ý đồ tác chiến được Quân
giải phóng Nhân dân Trung Quốc (QGPNDTQ) lựa chọn là “triển khai 2 mũi tấn công
lớn từ 2 hướng, tập trung quân số áp đảo toàn diện để bao vây quân địch từ hai
bên sườn, nhằm tiêu diệt từng bộ phận quân địch bằng những trận đánh hủy diệt
lớn, theo phương thức đánh nhanh rút gọn".
Cuộc họp chỉ định, lực
lượng tấn công chính sẽ lấy từ hai Đại quân khu Quảng Châu (nòng cốt là Quân
khu tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây) và Đại quân khu Thành Đô (nòng cốt là Quân
khu tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên). Ngoài ra, Trung Quốc cũng điều động thêm một lực
lượng lớn từ các Đại quân khu khác.
Cuộc chiến tranh xâm
lược Việt Nam của Trung Quốc được tuyên bố là “Chiến tranh phản kích
tự vệ” tiến hành trong 3 giai đoạn.
Một ổ hỏa lực của quân đội Trung Quốc trong chiến tranh xâm lược 1979 |
Giai đoạn đầu từ 17 đến
25 tháng 2. Trong thời gian này, quân đội Trung Quốc dự tính sẽ phá vỡ tuyến
phòng ngự đầu tiên của Việt Nam và đánh chiếm các thị xã Cao Bằng và Lào Cai,
các thị trấn biên giới quan trọng là Cam Đường và Đồng Đăng, cửa ngõ ra vào
Lạng Sơn.
Giai đoạn hai từ 26
tháng 2 đến 5 tháng 3, lực lượng Trung Quốc ở Quảng Tây sẽ tập trung tấn công
vào Lạng Sơn và các vùng phụ cận phía tây, trong khi các cánh quân vu hồi ở Vân
Nam sẽ giao chiến với sư đoàn quân Việt Nam ở vùng Tây Bắc Sa Pa, và Phong Thổ.
Trong giai đoạn cuối từ
6-3 đến 16-3, quân Trung Quốc sẽ nỗ lực truy quét để tiêu diệt
nốt các lực lượng còn sót lại trong quá trình phá hủy hệ thống quân sự tại khu
vực biên giới với Trung Quốc, trước khi hoàn thành việc rút quân vào ngày 16
tháng 3.
Trước đó, trong cuộc họp
vào lễ Giáng sinh năm 1978, Đặng Tiểu Bình - khi đó là một trong năm Phó chủ
tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc, kiêm Tổng tham mưu trưởng đã quyết định không
thành lập Bộ chỉ huy chung mà hai cánh quân sẽ tiến hành chiến đấu độc lập,
không có phối hợp hoặc hiệp đồng.
Đặng Tiểu Bình cũng chỉ
định Hứa Thế Hữu (Xu Shiyou) - Tư lệnh Đại Quân khu Quảng Châu làm chỉ huy cánh
quân Quảng Tây và Dương Đắc Chí (Yang Dezhi - Tư lệnh quân khu tỉnh Vũ Hán) chỉ
huy cánh quân Vân Nam, không dùng Vương Tất Thành (Wang Bicheng)- Tư lệnh quân
khu tỉnh Vân Nam.
Xe tăng Trung Quốc bị bắn cháy ở Cao Bằng tháng 2-1979 |
Theo tinh thần chỉ đạo
và chiến thuật đó, 2 cánh chủ lực của Trung Quốc đã xây dựng những kế hoạch tác
chiến riêng của họ, trong đó tập trung nhấn mạnh đến việc tiêu diệt các sư đoàn
quân chính quy của Việt Nam dọc biên giới Trung-Việt.
Theo kinh nghiệm chiến
đấu của mình và dựa trên các bài bản chiến thuật của Quân Giải phóng Nhân dân
Trung Quốc, Hứa Thế Hữu đã đưa ra tư tưởng chỉ đạo cho cuộc chiến tranh là
“ngưu đao sát kê” tức là “dùng dao mổ trâu để cắt tiết gà”, với nguyên tắc tác
chiến gồm ba điểm:
Một là: Tập trung tấn
công vào vị trí quan trọng nhưng phòng thủ sơ hở của quân địch.
Hai là: Sử dụng lực
lượng và hỏa lực áp đảo (tiền pháo hậu xung) để đập tan hàng phòng ngự của địch
tại những những cứ điểm then chốt.
Ba là: Các đơn vị xung
kích phải dốc sức nhanh chóng thọc sâu và tấn công theo tất cả các con đường
dẫn đến sào huyệt kẻ thù.
Theo cách này họ Hứa tin
rằng, dưới sự chỉ huy của của ông ta, quân Trung Quốc có thể xé nát hệ
thống phòng thủ biên giới của Việt Nam thành từng mảnh, đập tan mọi sự kháng
cự, thọc sâu, bao vây, chia cắt và sau đó tiêu diệt hết chủ lực Việt Nam.
Ngay từ đầu tháng 10 năm
1978, Trung Quốc đã tung quân báo, thám báo, trinh sát và cả một số điệp viên
tình báo của Hoa Nam tình báo Cục sang lãnh thổ Việt Nam do thám và thực hiện
nhiều cuộc tấn công thăm dò vào các vị trí phòng thủ của chúng ta ở các tỉnh
biên giới.
Mục đích chính của chúng
là thu thập thông tin về địa hình, khả năng phòng thủ, tinh thần chiến đấu của
lực lượng biên phòng Việt Nam, đồng thời tạo tâm lý “bão hòa” các cuộc tiến
công nhỏ lẻ của Trung Quốc, nhằm che giấu ý đồ mở cuộc chiến tranh xâm lược lớn
của chúng.
Những cuộc tấn công nhỏ,
lẻ này tăng dần về quy mô và tần số cũng đồng nghĩa với việc lực lượng Trung
Quốc tập trung tại biên giới ngày càng đông. Cùng trong thời gian đó, Trung
Quốc cắt đứt tuyến đường sắt Hữu Nghị nối liền hai nước vào ngày 22 tháng 12
năm 1978.
Huy động “Biển người”
tấn công sang Việt Nam
Đến giữa tháng 1 năm
1979, gần 20 sư đoàn chính quy Trung Quốc, với trên dưới 25 vạn quân chủ lực,
hàng trăm xe tăng, xe bọc thép, hàng vạn khẩu pháo, cối và các loại vũ khí khác
đã tập trung gần biên giới với Việt Nam.
Hơn 700 máy bay chiến
đấu và máy bay ném bom (tức 1/5 lực lượng không quân Trung Quốc), đã được
đưa đến các sân bay giáp biên giới, phối hợp với các lực lượng lục quân, chuẩn
bị một chiến dịch tấn công tổng lực, đại quy mô, xâm lược trực diện, xâm lược
toàn diện.
Xe tăng Trung Quốc qua cầu vượt sông tiến đánh Việt Nam |
Đến cuối tháng 1-1979,
guồng máy khổng lồ hoạt động cho một cuộc xâm lược quy mô, núp dưới cái tên
khêu gợi sự thương cảm của cộng đồng quốc tế là “Chiến tranh phản kích tự vệ”
đã được chuẩn bị xong và sẵn sàng gieo tội ác xuống đất nước láng giềng nhỏ bé và
thân thiện.
Vào thời điểm đó, về mặt
tổ chức hành chính, Trung Quốc biên chế tổ chức thành các Đại quân khu (hiện
nay là các Quân khu), dưới là các Quân khu tỉnh và thấp hơn cả là các Phân quân
khu.
Về mặt tổ chức lực lượng
tác chiến, các Đại quân khu thường được biên chế từ 3 Tập đoàn quân trở lên.
Vào thời điểm đó, mỗi tập đoàn quân Trung Quốc có biên chế và vũ khí, trang bị
lớn hơn 1 quân đoàn chủ lực của ta với ít nhất là 3 sư đoàn (f) bộ binh, trong
đó có 2 sư Bộ binh cơ giới (fBBCG).
Để thực hiện kế hoạch
tác chiến theo kiểu “Biển người”, Trung Quốc đã chuẩn bị kỹ lưỡng, huy động một
lực lượng khổng lồ gồm 10 Tập đoàn quân chủ lực (1 TĐQ làm nhiệm vụ dự bị) và
một số sư đoàn bộ binh độc lập (tổng cộng 32 sư đoàn bộ binh), thuộc 5 Đại quân
khu.
Tổng số quân được huy
động vào khoảng 620.000 quân, trong đó có hơn 300.000 quân chủ lực, được coi là
thiện chiến nhất khi đó, núp dưới danh nghĩa bộ đội địa phương. Ngoài ra, còn
khoảng hơn 300.000 dân binh, thuộc lực lượng quân dự bị.
Theo một số nguồn tin của
Trung Quốc, lực lượng tác chiến hỏa lực gồm có 6 trung đoàn xe tăng; 4 sư đoàn
và nhiều trung đoàn pháo binh, phòng không độc lập, với tổng số gần 800 xe
tăng-thiết giáp (550 xe tăng), 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối và dàn hỏa tiễn.
Ngoài ra, hơn 200 tàu chiến
của hạm đội Nam Hải và 1.700 máy bay sẵn sàng yểm trợ phía sau (tuy nhiên, do
những định hướng chiến lược của cuộc chiến tranh, quân đội Trung Quốc không huy
động lực lượng này tham chiến, lí do tại sao chúng ta sẽ tìm hiểu trong những
kỳ sau).
Ngoài lực lượng quân
chính quy, Trung Quốc còn huy động hàng chục vạn dân công ở các tỉnh biên giới
để tải đồ tiếp tế, phục vụ, tải thương, hỗ trợ quân chính quy phục vụ cho chiến
dịch. Theo số liệu công khai, chỉ riêng tại Quảng Tây đã có đến 215.000 dân công
được huy động.
5h sáng ngày 17-2-1979,
tiếng súng đã vang lên ở biên giới phía Bắc Việt Nam, báo hiệu cuộc cuộc chiến
tranh xâm lược của Trung Quốc chính thức bắt đầu.
Hơn 60 vạn quân được sự
yểm trợ của gần 800 xe tăng, xe bọc thép, trọng pháo đồng loạt tấn công 6 tỉnh
biên giới phía Bắc Việt Nam (từ trái sang phải theo tuyến biên giới là Lai
Châu, Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh), chạy từ điểm tây
bắc là Pa Nậm Cúm (Lai Châu) đến điểm đông bắc ở Pò Hèn (Quảng Ninh).
Các mũi tấn công chính và phụ trên toàn tuyến biên giới của quân đội Trung Quốc |
Theo Nhân dân Nhật báo
Trung Quốc, cánh quân Quảng Tây (phía đông) do Hứa Thế Hữu chỉ huy, bao gồm các
Tập đoàn quân (TĐQ) 41, 42, 43, 54, 55 và 50 (thiếu sư 149, phối thuộc cho cánh
quân Vân Nam), tiến công vào đông bắc Việt Nam với trọng điểm là Lạng Sơn và
Cao Bằng.
Trong đó, hướng Lạng Sơn
do Tập đoàn quân 43, 54, 55 phụ trách, còn hướng Cao Bằng do Tập đoàn quân 41,
42, 50 đảm nhận nhiệm vụ tấn công.
Cánh quân Vân Nam (phía
tây) do Dương Đắc Chí - tư lệnh Đại Quân khu Thành Đô chỉ huy, bao gồm các Tập
đoàn quân 11, 13, 14 và sư 149/quân đoàn 50 đảm nhiệm tấn công vào hướng tây
bắc Việt Nam, với trọng điểm là Lào Cai (trước là Hoàng Liên Sơn, nay tách ra
thành Lào Cai và Yên Bái).
Hướng Hoàng Liên Sơn do
Tập đoàn quân 13, 14 triển khai tấn công; Tập đoàn quân 11 tiến quân theo hướng
Lai Châu.
Ngoài ra, ở các nhánh
tấn công phụ trên biên giới khu vực phía bắc và đông bắc, thuộc địa bàn 2 tỉnh
Quảng Ninh và Hà Giang (trước đây là Hà Tuyên, nay tách thành Hà Giang, Tuyên
Quang) mỗi nơi cũng có ít nhất từ 2-3 sư đoàn, sau đó tăng viện thêm.
Các chiến dịch quân sự
đã được thực hiện bên trong lãnh thổ Việt Nam dọc theo biên giới kéo dài đến
900 km từ đông sang tây. Trong 30 ngày, quân Trung Quốc đã tiến hành những trận
đánh đẫm máu nhất, và gặp phải những thương vong lớn nhất kể từ chiến tranh
Triều Tiên.
2. Chiến lược 'biển
người Trung Quốc' vỡ vụn
5h sáng ngày 17/2/1979, Trung Quốc chính
thức mở cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
So sánh cán cân lực
lượng giữa Trung Quốc và Việt Nam
Các chiến dịch quân sự
đã được thực hiện bên trong lãnh thổ Việt Nam dọc theo biên giới kéo dài đến
900 km, từ điểm tây bắc là Pa Nậm Cúm (Lai Châu) đến điểm đông bắc ở Pò Hèn
(Quảng Ninh).
Hơn 60 vạn quân được sự
yểm trợ của gần 800 xe tăng, xe bọc thép, trọng pháo đồng loạt tấn công 6 tỉnh
biên giới phía Bắc Việt Nam (từ trái sang phải theo tuyến biên giới là Lai
Châu, Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh).
Dân binh Trung Quốc trong các đội tải thương. Ước tính có khoảng 4.000 lính Trung Quốc tử trận chỉ trong 2 ngày đầu của cuộc chiến |
Theo
Nhân dân Nhật báo Trung Quốc, cánh quân Quảng Tây (phía đông) do Hứa Thế Hữu
chỉ huy, bao gồm các Tập đoàn quân (TĐQ) 41, 42, 43, 54, 55 và 50 (thiếu sư
149, phối thuộc cho cánh quân Vân Nam), tiến công vào đông bắc Việt Nam với
trọng điểm là Lạng Sơn và Cao Bằng.
Trong
đó, hướng Lạng Sơn do Tập đoàn quân 43, 54, 55 phụ trách, còn hướng Cao Bằng do
Tập đoàn quân 41, 42, 50 đảm nhận nhiệm vụ tấn công.
Cánh
quân Vân Nam (phía tây) do Dương Đắc Chí - tư lệnh Đại Quân khu Thành Đô chỉ
huy, bao gồm các Tập đoàn quân 11, 13, 14 và sư 149/quân đoàn 50 đảm nhiệm tấn
công vào hướng tây bắc Việt Nam, với trọng điểm là Lào Cai (trước thuộc tỉnh
Hoàng Liên Sơn, nay tách ra thành Lào Cai và Yên Bái).
Hướng
Hoàng Liên Sơn do quân đoàn 13, 14 phụ trách tấn công; hướng Lai Châu có quân
đoàn 11; hướng Quảng Ninh, Hà Giang (trước thuộc tỉnh Hà Tuyên, nay tách thành
Hà Giang, Tuyên Quang) mỗi nơi cũng có từ 1-2 sư đoàn.
Mặt trận Cao Bằng |
Vào
thời điểm đó, 3 trong số 4 Quân đoàn chính quy đang tập trung ở khu vực phía
Nam, nên phòng thủ ở biên giới với Trung Quốc chỉ có một số sư đoàn chủ lực
quân khu (phần lớn là tân binh) của Quân khu I và II cùng các đơn vị bộ đội
biên phòng, bộ đội địa phương tỉnh, huyện; công an vũ trang (biên phòng), du
kích xã và dân quân - tự vệ.
Lực
lượng tinh nhuệ nhất của phía Việt Nam đứng chân trên khu vực biên giới
Việt-Trung là Sư đoàn 3 (đóng ở Lạng Sơn) và sư đoàn 316A (đóng tại Sa Pa).
Ngoài ra, còn có các sư đoàn 346 ở Cao Bằng, 325B ở Quảng Ninh, 345 ở Lào Cai,
326 ở Phong Thổ, Lai Châu.
Lực
lượng độc lập của ta gồm các trung đoàn 141, 147, 148, 197, trung đoàn pháo
binh 68, các trung đoàn quân địa phương 95, 121, 192, 254 và 741.
Đến
ngày 18 và 19-2, chúng ta lần lượt bổ sung hai sư đoàn 327 của Quân khu III
(gồm Trung đoàn bộ binh 42, 75, 540 và Trung đoàn pháo binh 120) từ Quảng Ninh
lên tiếp viện Quân khu I và sư đoàn 337 của Quân khu IV, (gồm Trung đoàn bộ
binh 4, 52, 92 và Trung đoàn pháo binh 108) hành quân bằng cả tàu hỏa và xe vận
tải từ Nghệ An ra bắc, lên tiếp viện thẳng cho mặt trận chính ở Lạng Sơn.
Để
đối phó với lực lượng tấn công tới 60 vạn quân của Trung Quốc, lúc đó lực lượng
phòng thủ biên giới của chúng ta chỉ có tổng cộng khoảng 7 vạn quân.
Quân
đoàn chủ lực duy nhất ở ngoài bắc là Quân đoàn 1 triển khai lực lượng xây dựng
một phòng tuyến bảo vệ thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng, chuẩn bị cho tình
huống xấu nhất là Trung Quốc đột phá qua tuyến phòng thủ biên giới, tiến sâu
xuống vùng châu thổ sông Hồng.
Đến
giai đoạn 2 của cuộc chiến (theo tuyên bố của Trung Quốc), Việt Nam đã quyết
định tung lực lượng chủ lực tham chiến.
Ngày
27-2, Quân đoàn 2 chủ lực của Bộ quốc phòng được lệnh cơ động lên mặt
trận tăng viện để quét sạch quân Trung Quốc. Các trung đoàn máy bay vận
tải, trực thăng vận tải Việt Nam và Liên Xô đã dùng máy bay vận tải bốc bộ binh
và vũ khí, trang bị của Quân đoàn từ chiến trường biên giới Tây Nam về miền bắc.
Tuy
nhiên, việc bốc một số lượng lớn bộ binh và vũ khí trang bị với khoảng
cách xa như thế là điều không hề đơn giản, nên mãi đến cuối cuộc chiến lực
lượng chủ lực của quân đoàn này mới kịp triển khai lên biên giới. Lúc đó, quân
đội Trung Quốc đã rút chạy sau khi ta tung một phần lực lượng của Quân đoàn 1
lên biên giới.
Trước
tình hình chiến sự ngày càng trở nên quyết liệt ở khu vực thị xã Lạng Sơn và phần
lớn lực lượng chủ lực của Quân đoàn 2 chưa về kịp, vào ngày 3-3, Bộ Quốc phòng
đã quyết định sử dụng đến các đơn vị chủ lực cơ động chiến lược của Quân đoàn
1(tức Binh đoàn Quyết Thắng).
Quân
đoàn 1 lập tức điều Sư đoàn bộ binh 320B (sau này đổi thành 390 - đoàn Đồng
Bằng, gồm Trung đoàn bộ binh 27, 48, 64 và Trung đoàn pháo binh 54), được tăng
cường Trung đoàn bộ binh 209 (đoàn Sông Lô) - thuộc Sư đoàn bộ binh 312 (đoàn
Chiến Thắng) và tiểu đoàn pháo tầm xa 130mm của Lữ đoàn pháo binh 45 (đoàn Tất
Thắng) cấp tốc hành quân lên Lạng Sơn.
Mặt trận Lạng Sơn |
Đến
ngày 5-3, lực lượng của Quân đoàn 1 bắt đầu triển khai chiến đấu, nhưng chưa
kịp tham chiến thì Trung Quốc tuyên bố rút quân, ngay sau khi Lệnh tổng động
viên toàn quốc để quét sạch bè lũ xâm lăng của Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng được
công bố vào ngày hôm đó.
Tóm
lược diễn biến cuộc chiến tranh xâm lược năm 1979 của Trung Quốc
Do
khuôn khổ bài viết có hạn, chúng ta sẽ không đi sâu vào các chi tiết của những
trận đánh và chỉ điểm qua tình hình chính trong các giai đoạn. Nếu có điều
kiện, chúng tôi sẽ trình bày kỹ lưỡng về diễn biến chiến sự cụ thể trong những
loạt bài khác.
Giai
đoạn 1 (từ ngày 17 đến 27-2)
5
giờ sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, pháo binh Trung Quốc ồ ạt tấn công vào nội
địa của ta, tiếp theo là xe tăng và khoảng 120.000 quân Trung Quốc rầm rộ tràn
qua, tiến đánh Việt Nam trên toàn tuyến biên giới, từ tỉnh tây bắc là Lai Châu
đến tỉnh đông bắc là Quảng Ninh.
Cánh
phía đông (hướng Quảng Tây) có sở chỉ huy tiền phương đặt tại Nam Ninh và mục
tiêu chính là Lạng Sơn, Cao Bằng với 2 hướng tiến đánh chính.
Hướng
thứ nhất do Tập đoàn quân 42 (thuộc Đại quân khu Quảng Châu) dẫn đầu từ Long
Châu đánh vào Đồng Đăng, nhằm làm bàn đạp đánh Lạng Sơn, hướng thứ hai do Tập
đoàn quân 41 dẫn đầu, từ Tĩnh Tây và Long Châu đánh vào Cao Bằng và Đông Khê.
Ngoài
ra, Tập đoàn quân 55 cũng tổ chức một hướng tiến công từ Phòng Thành - Quảng
Tây đánh vào Móng Cái - Quảng Ninh của ta.
Cánh
phía tây (hướng Vân Nam) có sở chỉ huy tiền phương đặt tại Mông Tự-Vân Nam, với
3 mũi tiến công chính.
Mũi
thứ nhất do lực lượng của các Tập đoàn quân 11 và 13 (Đại quân khu Thành Đô),
đánh vào thị xã Lào Cai. Hướng thứ hai từ Văn Sơn đánh vào Hà Giang. Hướng thứ
3 do sư đoàn 42 của Tập đoàn quân 14 (Đại quân khu Thành Đô) dẫn đầu đánh từ
Kim Bình vào Lai Châu.
Tổng
cộng quân Trung Quốc xâm nhập Việt Nam trên 26 điểm, các khu vực dân cư Việt
Nam chịu thiệt hại nặng nhất từ đợt tấn công đầu tiên này là thị xã Lào Cai,
huyện Mường Khương (Lào Cai), Cao Bằng, Lạng Sơn và Móng Cái (khi đó là huyện
lỵ của huyện Hải Ninh, tỉnh Quảng Ninh).
Trong
giai đoạn từ ngày 17 đến ngày 28-2, quân Trung Quốc đánh chiếm được các thị xã
Lào Cai, Cao Bằng và một số thị trấn. Với tư tưởng quán triệt trước là phải phá
hoại nền kinh tế Việt Nam, quân Trung Quốc đã phá hủy triệt để các cơ sở vật
chất, kinh tế ở những địa phương này.
Tuy
nhiên, do vấp phải tinh thần chiến đấu kiên cường và chiến thuật phòng ngự hiệu
quả của bộ đội địa phương và dân quân du kích Việt Nam, cũng như áp dụng chiến
thuật lạc hậu, nên quân Trung Quốc tiến rất chậm và bị thương vong rất nặng nề.
Giai
đoạn 2 (27/2-5/3):
Giai
đoạn 2 bắt đầu từ ngày 27-2, là giai đoạn bộc lộ dã tâm xâm lược của Trung Quốc
khi chúng liên tiếp tăng quân đánh sang Việt Nam. Đến thời điểm này cộng đồng
quốc tế cũng đã nhận ra sự giả dối và tráo trở của Trung Quốc đằng sau cái gọi
là “Chiến tranh phản kích tự vệ”
Áp
dụng chính sách hai mặt, Trung Quốc tiếp tục điều quân tăng viện từ Trung Quốc
sang Việt Nam trong khi trước đó Đặng Tiểu Bình hứa hẹn "có thể sẽ rút
quân sau 10 ngày”. Điều này cho thấy những lời hứa hẹn "cuộc chiến giới
hạn" chỉ là điều dối trá trắng trợn.
Chiến
sự tập trung tại khu vực Lạng Sơn (mũi Quảng Tây của Trung Quốc), tuy giao
tranh tại Lào Cai, Cao Bằng, và Móng Cái vẫn tiếp diễn.
Trung
Quốc điều tới hướng thị xã Lạng Sơn thêm 2 sư đoàn từ Đồng Đăng và Lộc Bình
(phía Đông Nam Lạng Sơn). Sau đó, đến ngày 2-3 sử dụng thêm sư đoàn 162 dự bị
chiến dịch của Tập đoàn quân 54 và dùng 6 sư đoàn tấn công đồng loạt trên nhiều
hướng vào Lạng Sơn.
Ở
hướng này, sư đoàn 3 và sư đoàn 337 (lực lượng chi viện của Quân khu 4, vừa
hành quân từ Nghệ An ra) đã anh dũng đánh bật cuộc tiến công của 6 sư đoàn và
nhiều trung đoàn của địch. Với lực lực lượng bình quân hơn 1 sư đoàn đánh với 1
trung đoàn ta, mãi đến ngày 4-3 Trung Quốc mới chiếm được thị xã Lạng Sơn.
Mặt trận Lào Cai |
Đến
giai đoạn này, Việt Nam cũng quyết định tung lực lượng chủ lực để ra đòn quyết
định, đánh bật quân Trung Quốc về bên kia biên giới. Việt Nam đã điều các sư
đoàn chủ lực có xe tăng, pháo binh hỗ trợ áp sát mặt trận, chuẩn bị phản công
giải phóng các khu vực bị chiếm đóng.
Quân
đoàn 14 (vừa được thành lập ngày 25-2), bao gồm các sư đoàn 3, 327, 338, 337
hầu như còn nguyên vẹn, bắt đầu tái triển khai quân bao vây đánh chiếm lại thị
xã Lạng Sơn.
Lúc
này, sư 320B của Quân đoàn 1 (gồm 3 trung đoàn bộ binh và 1 trung đoàn pháo
binh), được tăng cường thêm 1 trung đoàn bộ binh 209 và 1 tiểu đoàn pháo tầm xa
130mm đã từ đồng bằng lên tăng viện cho Lạng Sơn và triển khai đội hình chiến
đấu vào ngày 4-3.
Ngoài
ra, lực lượng chủ lực của Quân đoàn 2 được máy bay vận tải bốc thẳng từ mặt
trận biên giới Tây Nam về đã bắt đầu tập kết sau lưng Quân đoàn 14.
Sau
khi thấy một phần chủ lực của Việt Nam đã lên biên giới và các sư chủ lực khác
cũng đang ầm ầm kéo quân ra Bắc, cộng với kết quả thương vong, tổn thất quá
lớn, ngày 5-3-1979, Đặng Tiểu Bình tuyên bố đã "hoàn thành mục tiêu chiến
tranh" và bắt đầu rút lui trong "chiến thắng".
Giai
đoạn 3 (từ ngày 5 đến 18-3):
Quân Trung Quốc đang di chuyển tại Cao Bằng. Đi đầu là xe bọc thép Type 63 |
Có
một số tài liệu cho rằng cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc chia làm 2
giai đoạn, kết thúc khi tuyên bố rút quân về, nhưng trên thực tế, đến ngày
18-3, những lực lượng cuối cùng mới rút khỏi Việt Nam và trong giai đoạn này
vẫn xảy ra một số trận đánh, nên chúng ta có thể phân thành 3 giai đoạn.
Ngày
5 tháng 3 năm 1979, Việt Nam ra lệnh tổng động viên toàn quốc để “bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đánh thắng hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược
của bọn bành trướng và bá quyền Trung Quốc”. Trong khi đó, lực lượng chủ lực
của Quân đoàn 1 và 2 cũng đã lên đến biên giới.
Trong
bối cảnh đó, Đặng Tiểu Bình vội vã tuyên bố đã hoàn thành được mục đích “dạy
cho Việt Nam một bài học” và tuyên bố rút quân. Việt Nam thể hiện tinh thần
nhân đạo đúng với truyền thống lịch sử dân tộc hàng ngàn năm qua, tuyên bố cho
phép quân xâm lược Trung Quốc được rút lui an toàn.
Tuy
nhiên, do trên đường rút chạy, quân Trung Quốc vẫn không ngừng đốt phá, giết
người và phá hoại các công trình của Việt Nam nên chủ lực ta đã tiến hành một
số trận truy kích, ví dụ như trận Chi Mã, để bảo vệ tính mạng và tài sản của
nhân dân, đồng thời răn đe quân xâm lược giở trò lật lọng.
Ngày
18-3-1979, tàn quân Trung Quốc rời khỏi nước ta, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm
lược phi nghĩa của bè lũ bành trướng Bắc Kinh.
Với
lực lượng chỉ bằng gần 1/10 của kẻ thù và phần lớn là dân quân du kích nhưng
Việt Nam đã gây tổn thương nặng cho quân địch cả về lực lượng và trang bị, đẩy
lùi quân giặc ra khỏi biên giới, bảo vệ thắng lợi miền Bắc, viết thêm một trang
sử hào hùng trong lịch sử chống ngoại xâm phương Bắc của dân tộc.
3.
Khả năng điều động binh lực của Việt Nam
Để tiến hành cuộc
chiến tranh xâm lược 17-2-1979, Trung Quốc đã tập trung quân sẵn sàng từ giữa
tháng 1-1979, còn về phía Việt Nam thì sao?
Trung
Quốc nổ súng tấn công Việt Nam
5h
sáng ngày 17-2-1979, cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Trung Quốc chính
thức bắt đầu. Quân đội Trung Quốc đã tấn công vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam,
dọc theo biên giới kéo dài đến 900 km, từ điểm tây bắc là Pa Nậm Cúm (Lai Châu)
đến điểm đông bắc ở Pò Hèn (Quảng Ninh).
Hơn
60 vạn quân được sự yểm trợ của gần 800 xe tăng, xe bọc thép và hàng ngàn khẩu
trọng pháo đồng loạt tấn công 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam (từ tây bắc
sang đông bắc theo tuyến biên giới là Lai Châu, Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên, Cao
Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh).
Theo
Nhân dân Nhật báo Trung Quốc, cánh quân Quảng Tây (phía đông) do Hứa Thế Hữu
chỉ huy, bao gồm các Tập đoàn quân (TĐQ) 41, 42, 43, 54, 55 và 50 (thiếu sư
149, phối thuộc cho cánh quân Vân Nam), tiến công vào đông bắc Việt Nam với
trọng điểm là Lạng Sơn và Cao Bằng.
Trong
đó, hướng Lạng Sơn do Tập đoàn quân 43, 54, 55 phụ trách, còn hướng Cao Bằng do
Tập đoàn quân 41, 42, 50 đảm nhận nhiệm vụ tấn công.
Cánh
quân Vân Nam (phía tây) do Dương Đắc Chí - tư lệnh Đại Quân khu Thành Đô chỉ
huy, bao gồm các Tập đoàn quân 11, 13, 14 và sư 149/quân đoàn 50 đảm nhiệm tấn
công vào hướng tây bắc Việt Nam, với trọng điểm là Lào Cai (trước thuộc tỉnh
Hoàng Liên Sơn, nay tách ra thành Lào Cai và Yên Bái).
Hướng
Hoàng Liên Sơn do quân đoàn 13, 14 phụ trách tấn công; hướng Lai Châu có quân
đoàn 11; hướng Quảng Ninh, Hà Giang (trước thuộc tỉnh Hà Tuyên, nay tách thành
Hà Giang, Tuyên Quang) mỗi nơi cũng có từ 1-2 sư đoàn.
Cuộc
chiến nổ ra giữa lúc phần lớn các quân đoàn dự bị chiến lược của Việt Nam đang
ở măt trận biên giới Tây Nam. Khi đó, lực lượng thường trực của các Quân
khu I, II và lực lượng tăng cường từ các Quân khu khác như sau:
Để tấn công Việt Nam, quân Trung Quốc đã chuẩn bị từ nhiều tháng trước |
Lực
lượng không quân, hải quân
Sau
khi Trung Quốc nổ súng tiến công Việt Nam, Bộ Quốc phòng nước ta đã ra quyết
định điều một phần lực lượng Sư đoàn không quân 372 (đoàn Hải Vân) ra Bắc làm
nhiệm vụ.
Từ
ngày 18-2 đến 3-3-1979, các phi đội máy bay của sư đoàn này, thuộc Trung đoàn
không quân 917 (đoàn Đồng Tháp), 935 (đoàn Đồng Nai) và 937 (đoàn Hậu Giang) đã
lần lượt bay ra Bắc, nhận nhiệm vụ thường trực sẵn sàng chiến đấu.
Số
lượng máy bay cụ thể được điều động bao gồm 10 trực thăng UH-1, 3 máy bay trinh
sát U-17, 10 máy bay cường kích A-37, 10 máy bay tiêm kích bom F-5. Các máy bay
này lần lượt được triển khai ở các căn cứ không quân Hòa Lạc, Kép, Bạch Mai và
Nội Bài.
Ngoài
ra, các phi đội tiêm kích MiG-17, MiG-21 của Sư đoàn không quân 371 (đoàn Thăng
Long) làm nhiệm vụ bảo vệ không phận miền Bắc đã được đặt trong trạng thái sẵn
sàng chiến đấu cao độ ngay từ ngày đầu Trung Quốc mở cuộc chiến tranh xâm lược.
Ở
phía Nam, trực thăng và máy bay vận tải của Trung đoàn không quân 916 (đoàn Ba
Vì), Đoàn 918 và Đoàn 919 Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam cũng phối hợp
với không quân Liên Xô, khẩn trương tập kết và vận chuyển Quân đoàn 2 từ mặt
trận biên giới Tây Nam lên biên giới phía Bắc.
Ngoài
ra Đoàn bay 919 còn sử dụng máy bay vận tải IL-14 (có tiêm kích MiG-21 yểm hộ)
bay nhiều chuyến thả dù tiếp tế cho lực lượng vũ trang ta ở khu vực xã Canh
Tân-Minh Khai, Thạch An (Cao Bằng).
Tuy
Việt Nam đã triển khai lực lượng máy bay tiêm, cường kích khá đông đảo, lại vừa
trải qua thực tế cuộc kháng chiến chống Mỹ nên trình độ tác chiến của các phi
công rất điêu luyện, nhưng chúng ta không sử dụng đến. Chúng ta sẽ tìm hiểu
trong những kỳ sau.
Bên
cạnh đó Việt Nam cũng triển khai toàn bộ lực lượng tàu thuyền bảo vệ chủ quyền
lãnh hải trên biển Đông. Tuy nhiên, thời điểm đó, Liên Xô cũng đã phái tới gần
30 chiến hạm rất mạnh đến lập thành hàng rào trên biển, nhằm tạo sự răn đe với
lực lượng hải quân Trung Quốc và cả hải quân Mỹ.
Về
triển khai lực lượng hải quân Liên Xô trên biển Đông chúng ta sẽ cùng tìm hiểu
trong bài viết về những đóng góp của Liên Xô trong cuộc chiến tranh chống quân
xâm lược Trung Quốc tháng 2-1979.
Lực
lượng phòng thủ tại chỗ của các quân khu
Vào
thời điểm đó, 3 trong số 4 Quân đoàn chính quy đang tập trung ở khu vực phía
Nam, nên phòng thủ ở biên giới với Trung Quốc chỉ có một số sư đoàn chủ lực
quân khu (phần lớn là tân binh) của Quân khu I và II cùng các đơn vị bộ đội biên
phòng, bộ đội địa phương tỉnh, huyện; công an vũ trang (biên phòng), du kích xã
và dân quân - tự vệ.
Lực
lượng tinh nhuệ nhất của phía Việt Nam đứng chân trên khu vực biên giới
Việt-Trung là Sư đoàn 3 (đóng ở Lạng Sơn) và sư đoàn 316A (đóng tại Sa Pa). Ngoài
ra, còn có các sư đoàn 346 ở Cao Bằng, 325B ở Quảng Ninh, 345 ở Lào Cai, sư
đoàn 326 ở Phong Thổ, Lai Châu.
Lực
lượng độc lập của ta gồm các trung đoàn 141, 147, 148, 197, trung đoàn pháo
binh 68, các trung đoàn quân địa phương 95, 121, 192, 254 và 741.
Để
đối phó với lực lượng tấn công tới 60 vạn quân của Trung Quốc, lúc đó lực lượng
phòng thủ biên giới của chúng ta chỉ có tổng cộng khoảng 7 vạn quân.
Trong
mấy ngày sau, Bộ quốc phòng đã quyết định điều động thêm 2 sư đoàn của Quân khu
III (sư 327) và Quân khu IV (sư 337) tăng viện cho Quân khu 1, tuy nhiên mãi
đến cuối giai đoạn 2, lúc cuộc chiến sắp tàn thì sư đoàn 337 mới triển khai
quân tham chiến.
Ngoài
ra, chủ lực của Quân đoàn 1 và Quân đoàn 2 cũng chỉ lên biên giới khi quân
Trung Quốc tuyên bố rút quân. Do đó, từ ngày 17-2 đến ngày 5-3, lực lượng chủ
chốt trong thế trận phòng thủ biên giới của quân dân ta chính là các lực lượng
phòng thủ tại chỗ này.
Điều
này càng cho thấy một thực tế là chỉ bằng các lực lượng phòng thủ tại chỗ của
các Quân khu I và II, quân và dân ta đã anh dũng đánh bại chiến lược đánh
nhanh, thắng nhanh của Trung Quốc.
Bức huyết thư của một cựu binh xung phong tái ngũ giết giặc |
Lực
lượng tăng cường cho các Quân khu
Cuộc
chiến nổ ra giữa lúc phần lớn các quân đoàn dự bị chiến lược đang còn ở mặt
trận Tây Nam. Để tăng cường sức mạnh, Bộ Quốc phòng đã huy động lực lượng tuyến
sau lên.
Ngày
18-2, Quân khu III tổ chức bổ sung sư đoàn bộ binh 327 (gồm Trung đoàn bộ binh
42, 75, 540 và Trung đoàn pháo binh 120) từ Quảng Ninh lên lên biên giới phía
bắc tham gia chiến đấu trong đội hình Quân khu I.
Đến
19-2, Quân khu IV cũng được lệnh triển khai sư đoàn 337 (gồm Trung đoàn bộ binh
4, 52, 92 và Trung đoàn pháo binh 108) tiếp viện cho Quân khu I. Sư đoàn đã
hành quân bằng cả tàu hỏa và xe vận tải từ Nghệ An ra bắc, lên tiếp viện thẳng
cho mặt trận chính ở Lạng Sơn.
Ngày
25 tháng 2, Quân đoàn 14 thuộc Quân khu I, Quân đội Nhân dân Việt Nam cùng Bộ
chỉ huy thống nhất Lạng Sơn được thành lập tại Mai Sao, lực lượng bao gồm các
Sư đoàn 3, 327, 338, 337 và sau này có thêm Sư đoàn 347 cùng các đơn vị trực
thuộc khác.
Bắt
đầu từ ngày hôm đó, các đơn vị này đều được triển khai phòng thủ tại điểm nóng
nhất lúc này là mặt trận Lạng Sơn (trừ sư 337 đang từ Quân khu IV ra, mãi đến
ngày 2-3 mới triển khai xong đội hình ở khu vực cầu Khánh Khê).
Bộ
Quốc phòng còn tăng viện thêm Trung đoàn pháo phản lực 204 (có một tiểu đoàn
pháo phản lực BM-21 vừa được Liên Xô viện trợ) Trung đoàn đặc công 198, Trung
đoàn 98 thuộc Sư đoàn công binh 473, Lữ đoàn công binh 229 (đoàn Sông Đà), đơn
vị súng phun lửa của Trung đoàn phòng hóa 86…, cho chiến trường Lạng Sơn.
Bộ đội Việt Nam hành quân ra mặt trận |
Ngoài
ra, Quân khu I chủ động điều lực lượng dự bị tăng cường cho các hướng. Trung
đoàn 197 Bắc Thái được phái đến chi viện cho hướng thị xã Lạng Sơn và Trung
đoàn 196 Hà Bắc bổ sung lực lượng cho hướng Đình Lập.
Quân
khu I đã thành lập thêm Sư đoàn bộ binh 311 trên cơ sở Trung đoàn 38 Sư đoàn
473, được tuyển lựa thêm tân binh mới gia nhập quân ngũ và những cựu binh chiến
tranh chống Mỹ vừa tái ngũ, đồng thời tiến hành các hoạt động tác chiến vào sâu
trong hậu phương địch.
Hướng
Cao Bằng được tăng cường Trung đoàn 183 Hải Hưng, Tiểu đoàn đặc công 45, tiểu
đoàn pháo tầm xa 122mm của Lữ đoàn pháo binh 675, tiểu đoàn tên lửa chống tăng
B72, Trung đoàn 38 của Sư đoàn công binh 473, Tiểu đoàn 126, 127 bộ đội địa
phương tỉnh Bắc Thái (sau này tách thành tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn) cùng một
số tiểu đoàn tự vệ của nhà máy gang thép Thái Nguyên, công ty xây lắp luyện
kim...
Hướng
Hoàng Liên Sơn cũng được tăng cường một số đơn vị, trong đó có tiểu đoàn pháo
tầm xa của Lữ đoàn pháo binh 368...
Tính
chung, tổng cộng 2 sư đoàn bộ binh, 2 tiểu đoàn đặc công, 2 tiểu đoàn pháo tầm
xa và 25 tiểu đoàn dự nhiệm cùng nhiều đơn vị binh chủng và dân quân tự vệ các
địa phương của Quân khu 1, 2, 3, 4 và Thủ đô Hà Nội đã được điều động lên biên
giới tham gia chiến đấu hoặc sẵn sàng chiến đấu.
Lực
lượng chủ lực chưa kịp tham chiến
Khi
Trung Quốc nổ súng xâm lược, lực lượng chủ lực duy nhất ở ngoài bắc là Quân
đoàn 1 triển khai lực lượng xây dựng một phòng tuyến bảo vệ thủ đô Hà Nội,
chuẩn bị cho tình huống xấu nhất là Trung Quốc đột phá qua tuyến phòng thủ biên
giới, tiến sâu xuống vùng châu thổ sông Hồng.
Đến
giai đoạn 2 của cuộc chiến (theo tuyên bố của Trung Quốc), Việt Nam đã quyết
định tung lực lượng chủ lực tham chiến.
Quân
đoàn 2 (Binh đoàn Hương Giang) - lực lượng chủ lực của Bộ quốc phòng, đang làm
nhiệm vụ tại mặt trận biên giới Tây Nam ngày 27-2 được lệnh cơ động gấp
toàn bộ lực lượng lên mặt trận biên giới phía Bắc tăng viện để quét sạch quân
Trung Quốc.
Tuy
nhiên, trước tình hình chiến sự ngày càng trở nên quyết liệt ở khu vực thị xã
Lạng Sơn và phần lớn lực lượng chủ lực của Quân đoàn 2 chưa về kịp, vào ngày
3-3, Bộ Quốc phòng đã quyết định sử dụng đến các đơn vị chủ lực cơ động chiến
lược của Quân đoàn 1 (tức Binh đoàn Quyết Thắng).
Ngày
3-3 Quân đoàn 1 điều động Sư bộ binh 320B (sau này đổi thành 390 - đoàn Đồng
Bằng, gồm Trung đoàn bộ binh 27, 48, 64 và Trung đoàn pháo binh 54) được tăng
cường Trung đoàn bộ binh 209 (đoàn Sông Lô) thuộc Sư đoàn bộ binh 312 (đoàn
Chiến Thắng) và tiểu đoàn pháo tầm xa 130mm của Lữ đoàn pháo binh 45 (đoàn Tất
Thắng) cấp tốc hành quân lên Lạng Sơn.
Lực lượng pháo binh Việt Nam giáng trả cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc |
Tối
4-3, các đơn vị này đã triển khai sẵn sàng trên tuyến chiến đấu Chi Lăng-Đồng
Mỏ-Hữu Kiên, nhưng chưa kịp tham chiến thì Trung Quốc tuyên bố rút quân, ngay
sau khi Lệnh tổng động viên toàn quốc để quét sạch bè lũ xâm lăng của Chủ tịch
nước Tôn Đức được công bố vào ngày hôm sau - 5/3.
Trong
khi đó, các trung đoàn máy bay vận tải, trực thăng vận tải Việt Nam và Liên Xô
đã dùng máy bay vận tải chuyên chở lực lượng của Quân đoàn 2 về mặt trận.
Tuy
nhiên, việc bốc một số lượng lớn bộ binh và vũ khí trang bị từ khoảng cách rất
xa là điều không hề đơn giản, nên mãi đến khi quân Trung Quốc sắp rút hết về
nước thì lực lượng chủ lực của quân đoàn này mới kịp triển khai lên biên giới.
Cuộc
chuyển quân thần tốc bằng cả đường biển, đường bộ, đường sắt và đường không bắt
đầu từ ngày 6-3, đến 11-3 những đơn vị đầu tiên của quân đoàn gồm Sư đoàn bộ
binh 304 (đoàn Vinh Quang), Lữ đoàn pháo binh 164 (đoàn Bến Hải), Lữ đoàn phòng
không 673, tiểu đoàn trinh sát… đã về tới Hà Nội.
Theo
dự kiến ban đầu, hai sư đoàn 320B và 304 sẽ phối hợp phản công trên hướng Bản
Chắt (Đình Lập) nhưng do về muộn nên lúc đó, quân đội Trung Quốc đã rút chạy,
sau khi ta tuyên bố tung một phần lực lượng của Quân đoàn 1 lên biên giới.
Sau
khi chiến dịch hiệp đồng phản công của 2 sự đoàn này được ngừng lại, một bộ
phận của Sư đoàn 304 đã kịp thời chuyển lên tham gia đánh địch tại Trà Lĩnh
(Cao Bằng). Ngoài ra, các sư 337, 338 cũng kịp tham gia các trận truy kích tàn
quân Trung Quốc rút lui qua ngả Chi Mã.
Chủ lực Việt Nam chưa kịp tham chiến thì Trung Quốc đã tuyên bố rút quân |
Thực
tế cho thấy, khả năng dự báo trước tình hình của chúng ta là chưa tốt nên bị
động trong thời gian đầu cuộc chiến.
Tuy
nhiên, điều này lại làm nổi bật khả năng huy động lực lượng tại chỗ, khả năng
điều chuyển các đơn vị dự bị, khả năng tái cơ cấu các đơn vị rút lui từ chiến
trường ra và thành lập các đơn vị mới phù hợp với đặc điểm tình hình của Việt
Nam là rất tốt.
Việc
chỉ sử dụng lực lượng bộ đội địa phương, dân quân du kích tại chỗ và một số ít
lực lượng tăng viện tham chiến đã cho thấy, quân và dân các tỉnh phía Bắc Việt
Nam đủ sức chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc mà vẫn chưa dùng
đến quân chủ lực.
Với
lực lượng chỉ bằng gần 1/6, 1/7 của kẻ thù lại phần lớn là dân quân du kích
nhưng Việt Nam đã gây tổn thương nặng cho quân địch cả về lực lượng và trang
bị, đẩy lùi chúng ra khỏi biên giới, bảo vệ thắng lợi miền Bắc, viết thêm một
trang sử hào hùng trong lịch sử chống ngoại xâm phương Bắc của dân tộc.
4.
Quốc tế chứng minh Trung Quốc thảm bại...
Tuy chưa đồng nhất
về số liệu, nhưng đa số các học giả nước ngoài đều thống nhất nhận định, TQ đã
thất bại trong chiến tranh xâm lược VN 17-2-1979.
Quốc
tế đánh giá về thiệt hại của 2 phía
Hiện
nay có rất nhiều nguồn tư liệu không đồng nhất về con số thương vong của quân
đội hai nước. Trong đó, Trung Quốc tuyên bố họ là người chiến thắng với thương
vong rất thấp, còn Việt Nam đánh giá đây là thất bại nặng nề nhất trong lịch sử
hàng ngàn năm Trung Quốc xâm lược Việt Nam.
Còn
phần lớn các học giả và các nhà nghiên cứu trên thế giới đều cho rằng, ít nhất
Trung Quốc cũng gánh chịu thiệt hại gấp đôi Việt Nam. Với số lượng binh lính,
vũ khí trang bị áp đảo, cùng với lợi thế bất ngờ, đó quả thực là một thất bại
thảm hại của Trung Quốc.
Sau
khi cuộc chiến tranh xâm lược kết thúc, Tướng Ngũ Tu Quyền, Phó tổng tư lệnh
Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã tuyên bố rằng, số quân Việt Nam bị chết
và bị thương là 50.000, trong khi con số tương ứng của Trung Quốc là 20.000.
Một
số nguồn tin khác của Trung Quốc còn rêu rao chiến thắng vĩ đại của quân đội
nước này với tổn thất rất ít là 8.531 người chết và khoảng 21.000 bị thương.
Tuy
nhiên, những công bố này đã nhanh chóng bị chính những cựu quân nhân Trung Quốc
và những học giả quốc tế, những phóng viên chiến trường người Liên Xô, người
Pháp… đã từng lăn lộn trên biên giới Việt-Trung năm 1979 phản bác.
Theo
nhà sử học người Pháp Gilles Férier viết trong cuốn “Gilles Férier. Les trois
guerres d'Indochine” (tạm dịch: “Gilles Férier. Ba cuộc chiến tranh ở Đông
Dương”) do Nhà xuất bản Đại học Lyon xuất bản năm 1993, có khoảng 25.000 lính
Trung Quốc thiệt mạng và gần 500 xe bọc thép hoặc pháo bị phá hủy, con số này
phía Việt Nam cũng là gần tương tự nhưng thấp hơn một chút.
Đại
tá Russell D. Howard thuộc Học Viện An Ninh Quốc Gia của Không Quân Hoa Kỳ cho
rằng, quân Trung Quốc thương vong cỡ 60.000 người, trong đó số chết là 26.000.
Cuộc chiến tuy ngắn ngày nhưng cũng đã tiêu tốn của nước này khoảng 1,3 tỷ USD
và làm ảnh hưởng lớn tới quá trình cải tổ kinh tế.
Một
số nguồn khác cũng đồng ý với con số thương vong ít nhất khoảng 50.000 của phía
Trung Quốc. Trong đó, nhà nghiên cứu King Chen (Đài Loan, Trung Quốc) cho biết,
chỉ tính riêng tại các bệnh viện lớn ở Quảng Tây đã có ít nhất 30.000 thương
binh Trung Quốc.
Tháng
4 năm 1979, Báo Quân đội Nhân dân của Việt Nam ước lượng tổng thương vong của
quân Trung Quốc là 62.500 người, phía Việt Nam có hàng nghìn binh lính và dân
thường chết và bị thương. Con số này tương đối phù hợp với đánh giá của Tạp chí
Time của Mỹ.
Theo
tạp chí này thì có khoảng dưới 10.000 quân nhân Việt Nam thiệt mạng,
còn Trung Quốc là trên 20.000.
Theo
tuyên bố chính thức của phía Việt Nam (còn giữ nguyên cho đến ngày nay), thành
tích chiến đấu của quân đội ta như sau:
Mặt
trận Lạng Sơn: Diệt 19.000 lính Trung Quốc, phá hủy 76 xe tăng, thiết giáp
và 52 xe quân sự, 95 khẩu pháo-cối và giàn phóng hoả tiễn, tiêu diệt và đánh
thiệt hại nặng 3 trung đoàn, 4 tiểu đoàn (có hơi khác biệt so với kí sự Sư đoàn
Sao Vàng).
Mặt
trận Cao Bằng: Diệt 18.000 lính Trung Quốc, phá hủy 134 xe tăng, thiết giáp
và 23 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 7 tiểu đoàn.
Mặt
trận Hoàng Liên Sơn (Khi đó bao gồm Lào Cai và Yên
Bái, chiến sự chỉ diễn ra ở Lào Cai): Diệt 11.500 lính Trung Quốc, phá hủy 66
xe tăng, thiết giáp và 189 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 4 tiểu
đoàn.
Mặt
trận Quảng Ninh, Lai Châu và Hà Tuyên: (Khi đó gồm Hà
Giang và Tuyên Quang, chiến sự diễn ra ở Hà Giang) diệt 14.000 lính Trung Quốc,
phá hủy 4 xe tăng, thiết giáp, 6 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3
tiểu đoàn địch.
Tổng
số, quân đội ta đã diệt 62.500 tên địch (bình quân mỗi ngày có 1 trung đoàn
Trung Quốc bị loại khỏi vòng chiến); phá hủy 280 xe tăng, xe thiết giáp và 270
xe quân sự các loại, 115 khẩu pháo cối và dàn phóng hỏa tiễn các loại. Trung
Quốc đã tiêu hao mất 1,06 triệu quả đạn pháo, 23,8 ngàn tấn đạn, 55 triệu viên
đạn cá nhân.
Hai chị em cháu bé cùng bà con sơ tán khỏi thị xã Cao Bằng khi quân Trung Quốc tấn công vào đây sáng 17-2-1979 |
Tuy
nhiên, cuộc chiến cũng đã gây ra những thiệt hại nặng nề về quân sự và kinh tế
cho Việt Nam, mà hậu quả của nó chúng ta đã phải mất tới hàng chục năm mới khắc
phục được.
Các
thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, thị trấn Cam Đường (Lào Cai) bị hủy diệt hoàn toàn,
khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân các tỉnh biên ải bị mất nhà cửa, tài sản
và phương tiện sinh sống; 320/320 xã, 735/904 trường học, 428/430 bệnh viện,
bệnh xá, 41/41 nông trường, 38/42 lâm trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 80.000ha
hoa màu bị tàn phá, 400.000 gia súc bị giết và bị cướp.
Về
lâu dài, nó mở đầu cho hơn 10 năm căng thẳng trong quan hệ và xung đột vũ trang
dọc biên giới giữa hai quốc gia.
Nhiều
cột mốc biên giới cũng bị quân Trung Quốc phá hủy, gây khó khăn cho việc hoạch
định biên giới sau này. Các cơ sở hạ tầng 6 tỉnh biên giới bị tàn phá rất lâu
mới khôi phục được, đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân vùng biên giới
bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ngoài
ra, Việt Nam còn phải gánh chịu nhiều khó khăn, thiệt hại do thái độ hằn học và
chính sách thù địch, vây hãm mà Trung Quốc và những đồng minh mới của Bắc Kinh
gây ra trên các mặt trận quân sự, kinh tế, ngoại giao.
Đường phố và nhà cửa của nhân dân các thị trấn vùng biên bị tàn phá tan hoang sau cuộc chiến |
Quốc
tế đánh giá thế nào về kết quả của cuộc chiến tranh 1979?
Sau
khi bắt đầu xâm lược Việt Nam, khả năng chống đỡ của quân và dân Việt Nam vượt
qua khả năng dự đoán của Đặng Tiểu Bình và các tướng lĩnh của quân đội Trung
Quốc, khiến họ hoảng loạn không tìm ra được kế sách gì đối phó với cuộc chiến
tranh nhân dân của chúng ta.
Theo
một số chuyên gia quân sự nước ngoài, với lợi thế bất ngờ cùng sự áp đảo về
quân số và trang bị, Đặng Tiểu Bình cho rằng, kết quả kém nhất thì trong tuần
đầu tiên Trung Quốc cũng sẽ chiếm được 5 tỉnh của Việt Nam, nếu thuận lợi hơn
sẽ dẫn cuộc chiến tranh xâm lược phát triển theo hướng khác.
Môt
ví dụ như: Nếu diễn biến chiến tranh thuận lợi, mở được một đột phá khẩu xuyên
qua biên giới trong vài ngày đầu, Bắc Kinh sẽ xua quân tiến xuống đồng bằng, có
thể sẽ không đánh xuống quá sâu nhưng cũng thể hiện rõ thực tế là Trung Quốc có
thể uy hiếp Hà Nội bất cứ lúc nào. (Về ý kiến này, chúng ta sẽ đề cập cụ thể
trong các kỳ tiếp theo).
Cuối
tháng 12 năm 1978, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Túc Dụ báo cáo tại Hội
nghị lần 3 của Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XI rằng, chỉ cần dùng một phần lực
lượng của các Đại quân khu Quảng Châu và Thành Đô là đủ để đánh chiếm Hà Nội
trong vòng 1 tuần.
Trong
thực tế, quân Trung Quốc đã cần tới 16 ngày, huy động 10 sư đoàn thuộc 6 quân
khu (lực lượng gần bằng tổng binh lực hai Đại quân khu Quảng Châu và Thành Đô)
lần lượt tham chiến để đánh chiếm thị xã Lạng Sơn, một thị xã chỉ cách biên
giới 15 km.
Những
lúc cao điểm, Trung Quốc tập trung ở hướng Lạng Sơn tới 6 sư đoàn đồng loạt tấn
công nhưng không đánh nổi 2 sư đoàn Việt Nam. Trung bình mỗi ngày quân Trung
Quốc chỉ tiến được 0,9 km và họ đã mất tới 16 ngày chỉ để chiếm được 1/10 quãng
đường tới Hà Nội.
Thực
tế là sau 3 tuần huy động tối đa lực lượng đánh với bộ đội địa phương và dân
quân du kích Việt Nam quân đội Trung Quốc mới chiếm được Lạng Sơn. Sau đó, do
số thương vong quá lớn và chủ lực ta đã lên đến biên giới nên Trung Quốc buộc
phải rút quân.
Học
giả King Chen của Đài Loan đánh giá, bên cạnh thành công trong việc bám theo
được khá sát các kế hoạch tiến quân và rút quân, quân đội Trung Quốc không hoàn
thành được những mục đích đã đề ra, nhiều nhất chỉ đạt được một nửa các mục
tiêu, chủ yếu là về khía cạnh phá hủy kinh tế Việt Nam.
Về
quân sự: Điểm yếu của quân Trung Quốc là thiếu kinh nghiệm chiến đấu, tinh thần
kém, không phát huy được thế mạnh về lực lượng và trang bị. Ngoài ra, vấn đề
quan trọng nhất là họ không lường trước được thế trận phòng thủ nhân dân của
Việt Nam hiệu quả đến mức nào.
Với
quân số và vũ khí áp đảo, quân Trung Quốc đã không tiêu diệt được sư đoàn nào
của Việt Nam, mà còn bị đánh tiêu diệt hoặc thiệt hại nặng nhiều đơn vị cấp
tiểu đoàn, trung đoàn. Trung Quốc đã tự bộc lộ trình độ tác chiến yếu kém
trước toàn thế giới.
Một
trong số các mục đích ban đầu của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) là
hạ bệ được uy thế lẫy lừng, đánh bại 2 cường quốc (Pháp, Mỹ) của Quân đội Nhân
dân Việt Nam, trên thực tế, quân đội Trung Quốc đã tự điền thêm tên
mình vào vị trí thứ 3.
Về
mặt ngoại giao, cuộc chiến của Trung Quốc đã tạo ra được hiệu quả gì? - không
gì cả! Nó không thể cắt đứt được mối quan hệ hữu nghị Việt-Xô; không buộc được
Việt Nam rút quân khỏi mặt trận biên giới Tây Nam; ngược lại, bộ mặt xâm lược
giả dối của Bắc Kinh lại bị lật tẩy qua cuộc chiến này.
Một
luồng ý kiến đánh giá khác là của tác giả Edward C. O'Dowd, thể hiện trong cuốn
sách "Chiến lược quân sự Trung Quốc trong cuộc chiến Đông Dương lần thứ
3" đã đánh giá rằng, quân Trung Quốc đã thể hiện trình độ chiến đấu rất
yếu kém trong cuộc chiến.
Tại
Lạng Sơn, 2 Tập đoàn quân (tương đương 6 sư đoàn chủ lực và nhiều trung đoàn
hỏa lực, phục vụ) Trung Quốc đã bị một trung đoàn Việt Nam (tư liệu này cả ông
O'Dowd có thể chưa chính xác, có thể đó là sư đoàn 3) cầm chân trong 1 tuần,
một Tập đoàn quân khác cần 10 ngày để lấy Lào Cai và Cam Đường - hai đô thị
trước thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn, cách biên giới không đến 15 km.
Trung Quốc đã bất lực trước thế trận phòng thủ nhân dân của Việt Nam |
Trung
Quốc chiếm Cao Bằng vất vả đến mức cần ít nhất 2 Tập đoàn quân để tiếp tục tấn
công thị xã mà mà trước đó Trung Quốc tuyên bố đã chiếm được ngay mấy ngày đầu
của cuộc chiến.
Tại
Quảng Ninh, một trung đội Việt Nam đã cầm chân một trung đoàn Trung Quốc đang
trên đường chiếm núi Cao Ba Lanh giáp biên giới trong suốt 5 tiếng đồng hồ, gây
thương vong cho 360 trong tổng số 2800 quân của trung đoàn này.
Những
tổn thất nhân mạng như vậy lặp lại trên toàn mặt trận đã cho thấy quân đội
Trung Quốc đã không có chiến thuật thích hợp để phát huy được ưu thế về quân số
một cách hiệu quả, do đó không thể đạt được tốc độ hành binh như mong muốn
trong chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh”.
Đây
là hậu quả của sự lạc hậu về chiến thuật tác chiến của quân đội Trung Quốc vốn gần
như không được cải thiện kể từ sau chiến thuật “biển người”, “biển hỏa lực” ở
chiến tranh Triều Tiên những năm 1950.
Không
chỉ những học giả nước ngoài mà ngay cả trong giới chức lãnh đạo chóp bu của
nước này như Đặng Tiểu Bình, Diệp Kiếm Anh…, cũng đã buộc phải thừa nhận thất
bại cay đắng của quân đội Trung Quốc (tuy bề ngoài vẫn tuyên bố là “chiến
thắng”, “đạt mục đích đề ra”).
Theo
bản dịch bài phát biểu của Đặng Tiểu Bình trong hội nghị quân chính nội bộ ngày
16-3-1979 (sau khi rút quân về nước 1 tháng), do ông Dương Danh Dy dịch và gửi
tới BBC vào năm 2011, Đặng Tiểu Bình đã bày tỏ thái độ rất không hài lòng về
kết quả yếu kém của cuộc chiến tranh xâm lược.
Đặng
chỉ trích gay gắt các quan chức chính quyền và các lãnh đạo quân đội:
"Đánh lần này vũ khí, quân số đều gấp mấy lần Việt Nam. Chiến đấu ở Cao
Bằng chí ít là 5 đánh 1, 6 đánh 1. Chiến đấu ở Lạng Sơn, Lào Cai cũng đều gấp
mấy lần, thậm chí 6 đánh 1, 7 đánh 1…" nhưng "…thương vong của chúng
ta gấp 4 lần so Việt Nam. Thần thoại của chúng ta đã bị hủy diệt” (ý nói về uy
thế của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc).
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)