Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh” và “Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học”.
Qua đánh giá ưu, nhược điểm các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) những năm trước đây; trên cơ sở tham khảo ý kiến của các nhà giáo, chuyên gia giáo dục và dư luận xã hội, Bộ GD&ĐT dự kiến có một số thay đổi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT những năm sắp tới (trước khi áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới)”
1. Miễn thi tốt nghiệp
a) Ngoài các đối tượng được miễn thi theo Quy chế thi hiện hành (người học khiếm thị; người học lớp 12 được tham gia kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, khu vực các môn văn hoá và được tuyển chọn tham gia các cuộc thi quốc tế hoặc khu vực về thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ), các thí sinh (học sinh GD THPT và học viên GD Thường xuyên) có kết quả học tập, rèn luyện tốt sẽ được miễn thi dự theo các tiêu chí cơ bản sau:
+ Kết quả học tập, rèn luyện của học sinh trong 3 năm học THPT;
+ Kết quả các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp;
+ Kết quả các kỳ thi sáng tạo khoa học-kỹ thuật, các cuộc thi trí tuệ dành cho học sinh THPT được tổ chức ở cấp quốc gia, quốc tế;
Thí sinh được miễn thi tốt nghiệp dựa theo điểm trung bình cả năm lớp 12.
Thí sinh được miễn thi vẫn được quyền đăng ký dự thi tốt nghiệp để được xét công nhận và xếp loại tốt nghiệp theo quy định tại mục 2 của văn bản này.
Trong kỳ thi đầu tiên, tỷ lệ miễn thi chung cho các sở giáo dục và đào tạo, Cục Nhà trường – Bộ Quốc phòng (sau đây gọi là các Sở GDĐT) tối đa là 20%. Tỷ lệ này được xem xét đeieuf chỉnh trong các năm sau.
b) Sở GD&ĐT căn cứ tỉ lệ miễn thi do Bộ GD&ĐT quy định, xây dựng phương án miễn thi của địa phương mình với các nội dung sau:
- Cụ thể hoá tiêu chí miễn thi; dự kiến phương miễn thi của đơn vị, trong đó nêu rõ tỉ lệ miễn thi cho từng cơ sở giáo dục phổ thông, GD Thường xuyên thuộc phạm vi quản lý dựa trên các đánh giá của Sở về:
+ Điều kiện đảm bảo chất lượng dạy học;
+ Kết quả các hoat động giáo dục mà cơ sở đã tổ chức thực hiện;
+ Kết quả học tập, rèn luyện của học sinh…;
- Lấy ý kiến của Hiệu trưởng trường THPT, Giám đốc TTGDTX (gọi chung là Hiệu trưởng trường THPT) về phương án miễn thi;
- Hoàn thiện phương án và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam (sau đây gọi là Chủ tịch UBND tỉnh) phê duyệt;
- Công khai phương án trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Chỉ đạo, hướng dẫn các trường THPT phương án miễn thi đã được phê duyệt và tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện.
c) Hiệu trưởng trường THPT thực hiện các nội dung sau:
- Tham gia góp ý xây dựng phương án miễn thi theo yêu cầu của Giám đốc Sở GDĐT;
- Thành lập Hội đồng xét miễn thi của trường để xét miễn thi theo phương án đã được phê duyệt (Hội đồng gồm: Ban chấp hành đảng bộ/ chi bộ nhà trường, Ban Giám hiệu, Chủ tịch Công đoàn trường, Bí thư đoàn trường, GV chủ nhiệm lớp 12, Ban đại diện cha mẹ học sinh, đại diện học sinh lớp 12);
- Công khai và xử lý các góp ý về danh sách học sinh được miễn thi do Hội đồng đề xuất;
- Trình Giám đốc Sở GDĐT phê duyệt danh sách học sinh được miễn thi.
2. Thi tốt nghiệp THPT:
a) Môn thi:
Phương án 1:
Thí sinh thi 4 môn gồm:
+ 2 môn thi bắt buộc: Toán và Ngữ văn;
+ 2 môn do thí sinh tự chọn trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí và Lịch sử.
Học sinh có thể đăng ký thi môn Ngoại ngữ (đề ra theo chương trình 7 năm hiện hành) để được cộng điểm khuyến khích vào điểm xét tốt nghiệp (ĐXTN); dự kiến: bài thi môn Ngoại ngữ đạt 9,0 điểm trở lên được cộng 2,0 điểm; đạt 7,0 điểm trở lên được cộng 1,5 điểm; đạt 5,0 điểm trở lên được cộng 1,0 điểm.
Phương án này có ưu điểm là: giảm áp lực cho học sinh, bảo đảm đánh giá môn ngoại ngữ thực chất hơn, tạo điều kiện để Bộ và các trường có thời gian triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học theo yêu cầu của Đề án ngoại ngữ 2020; trong đó đặc biệt coi trọng đổi mới cách thức thi, đánh giá năng lực học ngoại ngữ theo yêu cầu giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết). Tuy nhiên, có thể dẫn đến việc dư luận cho rằng giảm nhẹ yêu cầu dạy học ngoại ngữ trong các trường phổ thông theo Đề án ngoại ngữ 2020.
Phương án 2:
Thí sinh thi 5 môn, gồm:
+ 3 môn bắt buộc: Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ;
+ 2 môn do thí sinh tự chọn trong số các môn: Vật lý, Hoá học, Sinh học, Địa lý và Lịch sử.
+ Với môn Ngoại ngữ: Thí sinh GDTX và thí sinh GD THPT không theo học hết chương trình hiện hành hoặc có khó khăn về điều kiện dạy học sẽ được chọn một môn thi thay thế trong số các môn: Vật lý, Hoá học, Sinh học, Địa lý và Lịch sử sao cho không trùng với hai môn tự chọn nói trên.
Phương án thi này có ưu điểm là: bắt buộc phần lớn học sinh phải học ngoại ngữ. Tuy nhiên, số môn thi tăng lên và sẽ kéo dài phương pháp thi ngoại ngữ đã lạc hậu; do đó không có tác động đến đổi mới phương pháp dạy và học ngoại ngữ.
b) Hình thức thi:
+ Các môn Toán, Ngữ văn, Địa lí và Lịch sử: tự luận;
+ Các môn Vật lí, Hóa học và Sinh học: trắc nghiệm;
+ Môn Ngoại ngữ có 2 phần: trắc nghiệm và viết luận.
c) Thời gian làm bài thi:
+ Môn Toán và Ngữ văn: 150 phút;
+ Môn Địa lí, Lịch sử và Ngoại ngữ: 90 phút;
+ Môn Vật lí, Hóa học và Sinh học: 60 phút.
d) Công nhận và xếp loại tốt nghiệp
Việc công nhận và xếp loại tốt nghiệp được thực hiện theo Quy chế thi; điểm xét và công nhận tốt nghiệp được xác định như sau:
Bộ GD&ĐT mong nhận được ý kiến đóng góp cho các nội dung của phương án điều chỉnh, thời gian đưa vào áp dụng và các công việc cần triển khai để thực hiện các điều chỉnh này./.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)