Hàng hải là tuyến đường biển để cho tàu thuyền của các quốc gia có biển đi lại, giao thương. Trên thế giới có nhiều quốc gia nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào tuyến hàng hải. Bởi vậy, bảo vệ an toàn cho tàu thuyền của mình qua lại, thông thương trên tuyến hàng hải này là chiến lược cực kỳ quan trọng nếu như không muốn quốc gia lệ thuộc vào ai.
Senkaku/Điếu Ngư – chiêu bài và phép thử
Cái Trung Quốc cần biết đã biết, thứ nhất là Mỹ không mặn mà gì với Senkaku. Khi Trung Quốc “chơi rắn”, Mỹ lúc thì tuyên bố đứng bên ngoài, không can thiệp, khi thì Senkaku nằm trong hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật.
Thứ hai là chính phủ Nhật Bản không có bản lĩnh trong xử lý. Và, điều rút ra: Nhân nhượng Trung Quốc là vấn đề thời gian.
Điều tai hại nguy hiểm từ Senkaku/Điếu Ngư mà Trung Quốc không lường hết là quá lạm dụng chủ nghĩa dân tộc cho nên không làm chủ được tình hình, khi tình thế đã thay đổi không có lợi thì không có đường lùi.
Rõ ràng, quần đảo này ai cũng biết, địa chính trị, quân sự và kinh tế đối với Trung Quốc không đến mức vì nó mà sẵn sàng xung đột, thậm chí chiến tranh, nhưng khi tình hình thực tế đã xảy ra như thế nên Trung Quốc không thể điều chỉnh, bởi chủ nghĩa dân tộc đã tạo ra cho chính phủ một áp lực lớn. Đây là một sai lầm mà Mỹ, Nhật Bản lợi dụng để triển khai một loạt chính sách bao vây, cô lập Trung Quốc…
Senkaku với Nhật Bản dùng làm chiêu bài.
Thật ra đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ), cầm quyền với chính phủ của Thủ tướng Yoshihiko Noda quốc hữu hóa quần đảo Senkaku là bắt buộc, không phải có ý thách thức với Trung Quốc mà hành động này nhằm ngăn kế hoạch mua và phát triển quần đảo của Thống đốc Tokyo Shintaro Ishihara vốn có thể khiến Trung Quốc càng thêm giận dữ và tình hình còn tồi tệ hơn nếu nó được thực hiện.
Nước cờ này là của đảng đối lập Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) đứng đầu là ông Shinzo Abe hay tình cờ của ngài Thị trưởng Tokyo, hay với bàn tay của Mỹ… thì không ai biết. Chỉ biết rằng chính từ vụ tranh chấp Senkaku-cú đánh cuối cùng, mà đảng cầm quyền (DPJ) thất bại thảm hại. Đảng Dân chủ Tự do LDP theo đường lối dân tộc chủ nghĩa thắng lợi giòn giã, ông Shinzo Abe lên làm Thủ tướng.
Senkaku, đến lúc này thì Mỹ lại tuyên bố thẳng thừng Senkaku là của Nhật Bản, nằm trong đối tượng điều chỉnh của Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật…bằng giấy trắng mực đen hẳn hoi. Nghĩa là nếu Trung Quốc tấn công Senkaku thì Mỹ sẽ hỗ trợ quân sự cho Nhật. (Dấu hiệu Mỹ dùng Sekaku gây sức ép và không ưu chuộng gì sự cầm quyền của DPJ Nhật Bản).
Senkaku, trong vấn đề đối nội đã trở thành một nguyên nhân, một bàn đạp cho chính sách quốc phòng mới của Thủ tướng Shinzo Abe, bình thường hóa quân đội, tăng ngân sách quốc phòng, tái vũ trang…
Senkaku được Nhật Bản phất lên như là một lá cờ chính nghĩa để tập hợp lực lượng, đến mức sự hồ nghi về mầm mống trỗi dậy của chủ nghĩa quân phiệt Nhật cũng không còn trong các quốc gia từng là nạn nhân.
Có thể nói, Senkaku/Điếu Ngư, Nhật Bản cũng chỉ là “con tốt giữa” của 2 bên, nhưng Nhật Bản đã đẩy được con tốt ấy sang sông và trở nên cứng rắn, quyết liệt với Trung Quốc hơn bao giờ hết.
Đối tượng tác chiến trực tiếp chiến lược Trung-Nhật
Nếu như trước đây khi chưa phát triển mạnh, Trung Quốc không những tự tự túc được nguồn năng lượng mà còn xuất khẩu sang láng giềng thì đến năm 1993 sau khi đẩy mạnh sản xuất và hoạt động ngoại thương, Trung Quốc đã từ nhóm nước cung cấp nguồn năng lượng sang nhóm nước nhập khẩu dầu mỏ. Từ năm 2003, Trung Quốc đứng thứ hai thế giới trong nhóm nước này, chỉ sau Mỹ.
Điều đáng lưu tâm là kể cả ngoại thương, Trung Quốc hoàn toàn phụ thuộc vào đường biển chẳng khác nào như một đảo quốc.
Nhật Bản thì tệ hơn Trung Quốc nhiều, nền kinh tế không những phụ thuộc vào năng lượng dầu mỏ mà cả nguyên vật liệu công nghiệp. Và tất nhiên, Nhật Bản là một đảo quốc thật sự không cần bàn cãi.
Con đường biển chủ yếu mà Trung Quốc giao thương (Trung Quốc gọi là “Liên Châu” hay “Chuỗi ngọc trai”) là tuyến chạy qua vịnh Persique, Ấn Độ Dương, eo biển Malacca và Biển Đông.
Nhật Bản, giao thương cũng không ngoài tuyến hàng hải đó.
Riêng trên biển Đông, có hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển thì 45% trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông. Lượng dầu lửa và khí hoá lỏng được vận chuyển qua vùng biển này lớn gấp 15 lần lượng chuyên chở qua kênh đào Panama.
Khu vực Biển Đông có những eo biển quan trọng đối với nhiều nước, với 4 trong 16 con đường chiến lược của thế giới nằm trong khu vực Đông Nam Á (Malacca, Lombok, Sunda, Ombai - Wetar). Đặc biệt eo biển Malacca là eo biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới (sau eo biển Hormuz).
Nếu như Trung Quốc có 29/39 tuyến đường hàng hải và khoảng 60% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, 70% lượng dầu mỏ nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển qua Biển Đông thì hàng năm có khoảng 70% khối lượng dầu mỏ nhập khẩu và khoảng 45% khối lượng hàng hoá xuất khẩu của Nhật Bản cũng được vận chuyển qua Biển Đông…
Nói sơ sơ như vậy cũng đủ để chứng tỏ một điều: Trung Quốc và Nhật Bản đều có tuyến hàng hải trùng nhau, đồng thời tuyến hàng hải cũng là con đường quyết định sự sống còn của 2 nền kinh tế. Cho nên, nếu Trung Quốc hoặc Nhật Bản khống chế được tuyến hàng hải này thì ít nhất sẽ có sự lệ thuộc vào nhau.
Điều đáng nói là từ trước đến nay Trung, Nhật chưa ai khống chế được tuyến hàng hải quan trọng này. Việc bảo vệ an toàn hàng hải trên tuyến này là Hải quân Mỹ.
Nhật Bản dựa vào sự bảo trợ của quân đội Mỹ để giải quyết các vấn đề an ninh cho hoạt động vận chuyển hàng hóa đường biển của mình.
Dĩ nhiên, để đổi lấy sự bảo trợ đó, thì Nhật buộc phải nhượng bộ Mỹ cả trong lĩnh vực chính trị lẫn kinh tế hay không thì không rõ, nhưng dù sao, Mỹ-Nhật là đồng minh chiến lược với nhau nên vấn đề không đến mức nhức nhối để Mỹ phải sử dụng miếng đánh hiểm này.
Còn Trung Quốc, cũng vậy thôi, một cái thòng lọng sẵn sàng thít vào cổ bất cứ lúc nào Mỹ cho là cần thiết.
Để cắt bỏ sợi dây thòng lọng này, ngoài việc tuyên bố hơn 80% diện tích biển Đông là của mình, Trung Quốc buộc phải thành lập rất nhiều nhóm tàu sân bay để bảo vệ tuyến hàng hải dài, để giành quyền kiểm soát hoạt động nhập khẩu dầu mỏ bằng đường biển khi có vấn đề xảy ra.
Nhưng như vậy có nghĩa là thách thức Mỹ, chắc chắn đối đầu với Mỹ mà trước hết kẻ bị ảnh hưởng, tổn thương, bị uy hiếp nhiều nhất là không ai ngoài Nhật Bản.
Giả sử Trung Quốc kiểm soát được tuyến hàng hải này, đương nhiên, cũng như Mỹ hiện tại vẫn ra rả tuyên bố “tự do hàng hải” nhưng khi Trung Nhật căng thẳng hay xảy ra xung đột thì khóa chặt tuyến hàng hải này là điều tất yếu, xin đừng hỏi tại sao. Và hậu quả như nào thì Nhật Bản quá hiểu.
Ngược lại nếu như Nhật Bản và Mỹ cùng khống chế tuyến hàng hải này thì Trung Quốc chưa thể “thích gì làm nấy” được.
Sự trở lại châu Á-TBD của Mỹ là để kiềm chế Trung Quốc nhưng với một sách lược không “bao cấp” mà buộc đồng minh chia xẻ trách nhiệm.
Mỹ không bảo vệ lợi ích quốc gia khác bằng lính Mỹ ngoại trừ của chính mình. Chính vì thế, Mỹ yêu cầu Nhật Bản phải có trách nhiệm cao hơn.
Nhật Bản là quốc đảo, nếu Trung Quốc như đã phân tích trên cũng như là quốc đảo thì tuyến hàng hải huyết mạch được coi như cung cấp máu cho tim hoặc đây là tuyến đường mà bắt buộc phải đi qua để uống. Nhịn ăn có thể 7 ngày, nhưng nhịn uống thì không được như vậy, ít ngày lắm.
An ninh hàng hải với Nhật Bản là sự sống còn của nền kinh tế, do đó cũng là sự sống còn của an ninh quốc gia. Nhật Bản buộc phải cứng rắn, không nhân nhượng và làm tất cả những gì có thể để bảo vệ an ninh quốc gia.
Chẳng có gì khó hiểu khi Nhật thân thiện với Nga, Hàn Quốc (và Mỹ thì khỏi phải bàn), chẳng có gì khó hiểu khi Nhật Bản tăng cường quan hệ với ASEAN đặc biệt là Philipines, Việt Nam…
Rốt cuộc, sự đụng độ trên khu vực châu Á-TBD, nói cách khác Nhật Bản là nước mà Trung Quốc phải đối đầu nếu muốn “vượt qua vòng loại”, là đối tượng tác chiến trực tiếp của nhau.
Làm sao gọi là một cường quốc biển khi mà không đủ sức bảo vệ thông thương trên các tuyến hàng hải của mình. Nhưng để khống chế, kiểm soát tuyến hàng hải “Liên Châu”, Trung Quốc phải làm rất nhiều việc mà có rất nhiều láng giềng không thích và chống phá, đặc biệt là Nhật Bản.
Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư chỉ là đêm trước những điều tồi tệ vì an ninh hàng hải quyết liệt sắp xảy ra.
Senkaku/Điếu Ngư – chiêu bài và phép thử
Thật ra, dù có hiếu chiến đến mấy thì không thể nào Trung-Nhật xảy ra cuộc chiến tranh chấp Sekaku/Điếu Ngư.
Với Trung Quốc, Senkaku/Điếu Ngư chỉ là phép thử.
Trung Quốc muốn thử liên minh quân sự Mỹ-Nhật nó lỏng lẻo đến đâu khi một thời gian dài đảng cầm quyền Nhật Bản đã lạnh nhạt, gây tổn hại và nắn gân Nhật Bản buộc Nhật Bản phải nhân nhượng trước áp lực của nền kinh tế bị suy sụp. Trung Quốc muốn biết thái độ, khả năng của Nhật đến đâu và quan trọng nhất là đánh giá lời nói và hành động của Mỹ trên khu vực châu Á-TBD.
Thứ hai là chính phủ Nhật Bản không có bản lĩnh trong xử lý. Và, điều rút ra: Nhân nhượng Trung Quốc là vấn đề thời gian.
Điều tai hại nguy hiểm từ Senkaku/Điếu Ngư mà Trung Quốc không lường hết là quá lạm dụng chủ nghĩa dân tộc cho nên không làm chủ được tình hình, khi tình thế đã thay đổi không có lợi thì không có đường lùi.
Rõ ràng, quần đảo này ai cũng biết, địa chính trị, quân sự và kinh tế đối với Trung Quốc không đến mức vì nó mà sẵn sàng xung đột, thậm chí chiến tranh, nhưng khi tình hình thực tế đã xảy ra như thế nên Trung Quốc không thể điều chỉnh, bởi chủ nghĩa dân tộc đã tạo ra cho chính phủ một áp lực lớn. Đây là một sai lầm mà Mỹ, Nhật Bản lợi dụng để triển khai một loạt chính sách bao vây, cô lập Trung Quốc…
Senkaku với Nhật Bản dùng làm chiêu bài.
Thật ra đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ), cầm quyền với chính phủ của Thủ tướng Yoshihiko Noda quốc hữu hóa quần đảo Senkaku là bắt buộc, không phải có ý thách thức với Trung Quốc mà hành động này nhằm ngăn kế hoạch mua và phát triển quần đảo của Thống đốc Tokyo Shintaro Ishihara vốn có thể khiến Trung Quốc càng thêm giận dữ và tình hình còn tồi tệ hơn nếu nó được thực hiện.
Nước cờ này là của đảng đối lập Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) đứng đầu là ông Shinzo Abe hay tình cờ của ngài Thị trưởng Tokyo, hay với bàn tay của Mỹ… thì không ai biết. Chỉ biết rằng chính từ vụ tranh chấp Senkaku-cú đánh cuối cùng, mà đảng cầm quyền (DPJ) thất bại thảm hại. Đảng Dân chủ Tự do LDP theo đường lối dân tộc chủ nghĩa thắng lợi giòn giã, ông Shinzo Abe lên làm Thủ tướng.
Senkaku, đến lúc này thì Mỹ lại tuyên bố thẳng thừng Senkaku là của Nhật Bản, nằm trong đối tượng điều chỉnh của Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật…bằng giấy trắng mực đen hẳn hoi. Nghĩa là nếu Trung Quốc tấn công Senkaku thì Mỹ sẽ hỗ trợ quân sự cho Nhật. (Dấu hiệu Mỹ dùng Sekaku gây sức ép và không ưu chuộng gì sự cầm quyền của DPJ Nhật Bản).
Senkaku, trong vấn đề đối nội đã trở thành một nguyên nhân, một bàn đạp cho chính sách quốc phòng mới của Thủ tướng Shinzo Abe, bình thường hóa quân đội, tăng ngân sách quốc phòng, tái vũ trang…
Senkaku được Nhật Bản phất lên như là một lá cờ chính nghĩa để tập hợp lực lượng, đến mức sự hồ nghi về mầm mống trỗi dậy của chủ nghĩa quân phiệt Nhật cũng không còn trong các quốc gia từng là nạn nhân.
Có thể nói, Senkaku/Điếu Ngư, Nhật Bản cũng chỉ là “con tốt giữa” của 2 bên, nhưng Nhật Bản đã đẩy được con tốt ấy sang sông và trở nên cứng rắn, quyết liệt với Trung Quốc hơn bao giờ hết.
Tầu chiến Nhật và tầu Trung Quốc rượt đuổi nhau trên biển Hoa Đông |
Đối tượng tác chiến trực tiếp chiến lược Trung-Nhật
Nếu như trước đây khi chưa phát triển mạnh, Trung Quốc không những tự tự túc được nguồn năng lượng mà còn xuất khẩu sang láng giềng thì đến năm 1993 sau khi đẩy mạnh sản xuất và hoạt động ngoại thương, Trung Quốc đã từ nhóm nước cung cấp nguồn năng lượng sang nhóm nước nhập khẩu dầu mỏ. Từ năm 2003, Trung Quốc đứng thứ hai thế giới trong nhóm nước này, chỉ sau Mỹ.
Điều đáng lưu tâm là kể cả ngoại thương, Trung Quốc hoàn toàn phụ thuộc vào đường biển chẳng khác nào như một đảo quốc.
Nhật Bản thì tệ hơn Trung Quốc nhiều, nền kinh tế không những phụ thuộc vào năng lượng dầu mỏ mà cả nguyên vật liệu công nghiệp. Và tất nhiên, Nhật Bản là một đảo quốc thật sự không cần bàn cãi.
Con đường biển chủ yếu mà Trung Quốc giao thương (Trung Quốc gọi là “Liên Châu” hay “Chuỗi ngọc trai”) là tuyến chạy qua vịnh Persique, Ấn Độ Dương, eo biển Malacca và Biển Đông.
Nhật Bản, giao thương cũng không ngoài tuyến hàng hải đó.
Riêng trên biển Đông, có hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển thì 45% trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông. Lượng dầu lửa và khí hoá lỏng được vận chuyển qua vùng biển này lớn gấp 15 lần lượng chuyên chở qua kênh đào Panama.
Khu vực Biển Đông có những eo biển quan trọng đối với nhiều nước, với 4 trong 16 con đường chiến lược của thế giới nằm trong khu vực Đông Nam Á (Malacca, Lombok, Sunda, Ombai - Wetar). Đặc biệt eo biển Malacca là eo biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới (sau eo biển Hormuz).
Nếu như Trung Quốc có 29/39 tuyến đường hàng hải và khoảng 60% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, 70% lượng dầu mỏ nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển qua Biển Đông thì hàng năm có khoảng 70% khối lượng dầu mỏ nhập khẩu và khoảng 45% khối lượng hàng hoá xuất khẩu của Nhật Bản cũng được vận chuyển qua Biển Đông…
Nói sơ sơ như vậy cũng đủ để chứng tỏ một điều: Trung Quốc và Nhật Bản đều có tuyến hàng hải trùng nhau, đồng thời tuyến hàng hải cũng là con đường quyết định sự sống còn của 2 nền kinh tế. Cho nên, nếu Trung Quốc hoặc Nhật Bản khống chế được tuyến hàng hải này thì ít nhất sẽ có sự lệ thuộc vào nhau.
Điều đáng nói là từ trước đến nay Trung, Nhật chưa ai khống chế được tuyến hàng hải quan trọng này. Việc bảo vệ an toàn hàng hải trên tuyến này là Hải quân Mỹ.
Nhật Bản dựa vào sự bảo trợ của quân đội Mỹ để giải quyết các vấn đề an ninh cho hoạt động vận chuyển hàng hóa đường biển của mình.
Dĩ nhiên, để đổi lấy sự bảo trợ đó, thì Nhật buộc phải nhượng bộ Mỹ cả trong lĩnh vực chính trị lẫn kinh tế hay không thì không rõ, nhưng dù sao, Mỹ-Nhật là đồng minh chiến lược với nhau nên vấn đề không đến mức nhức nhối để Mỹ phải sử dụng miếng đánh hiểm này.
Còn Trung Quốc, cũng vậy thôi, một cái thòng lọng sẵn sàng thít vào cổ bất cứ lúc nào Mỹ cho là cần thiết.
Để cắt bỏ sợi dây thòng lọng này, ngoài việc tuyên bố hơn 80% diện tích biển Đông là của mình, Trung Quốc buộc phải thành lập rất nhiều nhóm tàu sân bay để bảo vệ tuyến hàng hải dài, để giành quyền kiểm soát hoạt động nhập khẩu dầu mỏ bằng đường biển khi có vấn đề xảy ra.
Nhưng như vậy có nghĩa là thách thức Mỹ, chắc chắn đối đầu với Mỹ mà trước hết kẻ bị ảnh hưởng, tổn thương, bị uy hiếp nhiều nhất là không ai ngoài Nhật Bản.
Giả sử Trung Quốc kiểm soát được tuyến hàng hải này, đương nhiên, cũng như Mỹ hiện tại vẫn ra rả tuyên bố “tự do hàng hải” nhưng khi Trung Nhật căng thẳng hay xảy ra xung đột thì khóa chặt tuyến hàng hải này là điều tất yếu, xin đừng hỏi tại sao. Và hậu quả như nào thì Nhật Bản quá hiểu.
Ngược lại nếu như Nhật Bản và Mỹ cùng khống chế tuyến hàng hải này thì Trung Quốc chưa thể “thích gì làm nấy” được.
Sự trở lại châu Á-TBD của Mỹ là để kiềm chế Trung Quốc nhưng với một sách lược không “bao cấp” mà buộc đồng minh chia xẻ trách nhiệm.
Mỹ không bảo vệ lợi ích quốc gia khác bằng lính Mỹ ngoại trừ của chính mình. Chính vì thế, Mỹ yêu cầu Nhật Bản phải có trách nhiệm cao hơn.
Nhật Bản là quốc đảo, nếu Trung Quốc như đã phân tích trên cũng như là quốc đảo thì tuyến hàng hải huyết mạch được coi như cung cấp máu cho tim hoặc đây là tuyến đường mà bắt buộc phải đi qua để uống. Nhịn ăn có thể 7 ngày, nhưng nhịn uống thì không được như vậy, ít ngày lắm.
An ninh hàng hải với Nhật Bản là sự sống còn của nền kinh tế, do đó cũng là sự sống còn của an ninh quốc gia. Nhật Bản buộc phải cứng rắn, không nhân nhượng và làm tất cả những gì có thể để bảo vệ an ninh quốc gia.
Chẳng có gì khó hiểu khi Nhật thân thiện với Nga, Hàn Quốc (và Mỹ thì khỏi phải bàn), chẳng có gì khó hiểu khi Nhật Bản tăng cường quan hệ với ASEAN đặc biệt là Philipines, Việt Nam…
Rốt cuộc, sự đụng độ trên khu vực châu Á-TBD, nói cách khác Nhật Bản là nước mà Trung Quốc phải đối đầu nếu muốn “vượt qua vòng loại”, là đối tượng tác chiến trực tiếp của nhau.
Làm sao gọi là một cường quốc biển khi mà không đủ sức bảo vệ thông thương trên các tuyến hàng hải của mình. Nhưng để khống chế, kiểm soát tuyến hàng hải “Liên Châu”, Trung Quốc phải làm rất nhiều việc mà có rất nhiều láng giềng không thích và chống phá, đặc biệt là Nhật Bản.
Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư chỉ là đêm trước những điều tồi tệ vì an ninh hàng hải quyết liệt sắp xảy ra.
- Lê Ngọc Thống
- Nguồn Baodatviet
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)