Như vậy sau 4 năm, hợp đồng mua vũ khí với Nga sắp có kết quả. Tàu ngầm Kilo chuẩn bị về Việt Nam dự phần giữ gìn cương giới Tổ quốc.
Nga đồng ý bán cho Việt Nam 6 tầu ngầm Project 636 lớp Kilo. Bản hợp đồng này có trị giá 1,8 tỷ USD. Hợp đồng này đã bao gồm việc xây dựng cơ sở hạ tầng trên bờ và đào tạo thủy thủ phục vụ trên tầu ngầm. Đây là hợp đồng vũ khí lớn thứ hai của Nga thời kỳ hậu Xô-viết. Hợp đồng lớn nhất của Nga là cung cấp 8 tàu ngầm cho Trung Quốc.
Ngày 24/04/2010, ông Vladimir Aleksandrov, tổng giám đốc Admiralteiskie Verfi (Nhà máy đóng tàu Admiralty) ở St Petersburg, thông báo là công ty của ông đã được chỉ định thực hiện hợp đồng chế tạo 6 tàu ngầm Project 636 lớp Kilo. Giá mỗi chiếc tàu ngầm này là 300-350 triệu đô la và tổng giá trị hợp đồng là 1,8 – 2,1 tỷ đô la.
Tàu ngầm lớp Kilo có lượng giãn nước từ 3.000-3.950 tấn (với tải trọng tối đa), hoạt động ở độ sâu trung bình là 240 m và có thể lặn sâu tối đa 300 m. Tàu có tầm hoạt động 6.000 - 7.500 hải lý (khi chạy ở tốc độ 7 hải lý/h), thời gian hoạt động độc lập 45 ngày đêm và thủy thủ đoàn 52 người.
Vũ khí của tầu bao gồm 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm, tên lửa chống tàu Club-S, 24 quả thủy lôi, tên lửa phòng không 9K34 Strela-3 hoặc 8 tên lửa 9K38 Igla. Tàu được thiết kế với sứ mệnh chống ngầm, chống tàu nổi và chống cả máy bay tầm thấp. Ngoài ra, Kilo 636 còn có động cơ chạy êm nhất thế giới thích hợp trong các nhiệm vụ trinh sát và tuần tra.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chứng kiến lễ ký kết. Nhà máy Admiralty bắt đầu đóng chiếc tàu ngầm đầu tiên trong số 6 chiếc, trong lễ khởi công ngày 24/08/2010. Tàu ngầm này được hạ thủy ngày 28/08/2012, và trải qua một loạt thử nghiệm trên biển trước khi chuyển giao cho Việt Nam.
Cho đến thời điểm hiện tại, Nga đã hạ thủy hai chiếc tàu ngầm Kilo cho Việt Nam mang tên và số hiệu lần lượt là 01339 HQ-182 Hà Nội (hạ thủy ngày 28/8/2012) và 01340 HQ-183 thành phố Hồ Chí Minh (hạ thủy ngày 28/12/2012).
Bên cạnh việc bán tàu ngầm cho Việt Nam, Nga còn xây dựng cho Việt Nam một đội ngũ sĩ quan, thủy thủ để có thể vận hành những chiếc tàu ngầm này khi nó được bàn giao cho Việt Nam (Dự kiến trong năm 2013), đồng thời giúp Việt Nam xây dựng 1 căn cứ tàu ngầm hoàn chỉnh". Trong tháng 3/2010, Việt Nam chính thức yêu cầu Nga giúp đỡ xây dựng một căn cứ tàu ngầm ở vịnh Cam Ranh.
Tháng 4/2012, Việt Nam giao nhiệm vụ cho Kíp tàu ngầm số 2 trước khi Kíp tàu lên đường đi học tập tại Cộng hòa Liên bang Nga. Hiện nay đã có 3 kíp học viên tàu ngầm được nhận nhiệm vụ học tập điều khiển, sử dụng làm chủ tàu ngầm lớp Kilo hiện đại này của hải quân Việt Nam. Các tàu lần lượt được đặt tên là tàu TP.HCM, tàu Hà Nội và tàu Khánh Hòa.
Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã đến thăm các sĩ quan, thủy thủ tàu ngầm Hải quân Việt Nam đang học tập tại Trung tâm huấn luyện 125, thuộc Học viện Kỹ thuật Quân sự (KTQS) trước khi lực lượng này đi học tập tại nước ngoài.
Trước đó vào năm 2000, Việt Nam và Ấn Độ đã ký một thỏa thuận quốc phòng, trong đó có một điều khoản liên quan đến việc hải quân Ấn Độ đào tạo thủy thủ cho Việt Nam, kể cả thủy thủ tàu ngầm. Trong tháng 10/2002, Việt Nam đã yêu cầu Ấn Độ đào tạo về tàu ngầm, nhưng bốn năm sau, Ấn Độ mới thông báo bắt đầu đào tạo các sinh viên sĩ quan và sĩ quan hải quân Việt Nam. Hiện nay, Ấn Độ đang huấn luyện các quy trình thoát hiểm ở tàu ngầm cho các thủy thủ Việt Nam.
Việc Việt Nam sắp có hạm đội tầu ngầm khiến dư luận quốc tế có những phản ứng khác nhau. Theo tờ “Nhà Ngoại giao”, việc Hải quân Việt Nam sẽ được bổ sung hạm đội tàu ngầm gồm 6 chiếc Kilo mua từ Nga cho thấy, Việt Nam cũng đang theo đuổi chiến lược “chống tiếp cận” và điều này khiến Biển Đông trở thành miền đất dữ đối với bất cứ nước nào xâm phạm.
Giới truyền thông Trung Quốc đã có nhiều bài bình luận về sức mạnh của Tầu ngầm Kilo sắp về biển Đông và Bắc Kinh tỏ ra lo ngại về quả đấm thép của Việt Nam. Tờ “Quân giải phóng Trung Hoa” đã đưa ra những nhận định của chuyên gia Hoàng Hải Châu thuộc Viện Nghiên cứu Các vấn đề Quốc tế về “quả đấm thép” của hải quân Việt Nam.
Theo Hoàng Hải Châu phía Nga đang nỗ lực thực hiện các hợp đồng mua bán vũ khí của Việt Nam, điều này khiến nhiều nước trong đó có Trung Quốc cần phải lưu tâm.
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cho biết: "Việc Việt Nam mua tàu ngầm hiện đại, tên lửa, máy bay và các khí tài kỹ thuật khác cũng chỉ là để phòng thủ, tự vệ, bảo vệ hòa bình và toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền đất nước, chứ hoàn toàn không có ý định đe dọa, không có ý đồ tấn công xâm lấn bờ cõi các nước xung quanh".
Hiện phía Nga vừa tiến hành khởi đóng chiếc tầu ngầm Kilo thứ 5 cho đối tác Việt Nam. Với kế hoạch khởi đóng, hạ thủy, thử nghiệm và chuyển giao tàu ngầm Kilo cho Hải quân Việt Nam được đẩy nhanh hơn, rõ ràng có thể thấy, tốc độ đóng tàu cho đối tác đang được nhà máy đóng tàu Admiralty đặt ưu tiên hàng đầu.
Nga đồng ý bán cho Việt Nam 6 tầu ngầm Project 636 lớp Kilo. Bản hợp đồng này có trị giá 1,8 tỷ USD. Hợp đồng này đã bao gồm việc xây dựng cơ sở hạ tầng trên bờ và đào tạo thủy thủ phục vụ trên tầu ngầm. Đây là hợp đồng vũ khí lớn thứ hai của Nga thời kỳ hậu Xô-viết. Hợp đồng lớn nhất của Nga là cung cấp 8 tàu ngầm cho Trung Quốc.
Ngày 24/04/2010, ông Vladimir Aleksandrov, tổng giám đốc Admiralteiskie Verfi (Nhà máy đóng tàu Admiralty) ở St Petersburg, thông báo là công ty của ông đã được chỉ định thực hiện hợp đồng chế tạo 6 tàu ngầm Project 636 lớp Kilo. Giá mỗi chiếc tàu ngầm này là 300-350 triệu đô la và tổng giá trị hợp đồng là 1,8 – 2,1 tỷ đô la.
Tàu ngầm lớp Kilo có lượng giãn nước từ 3.000-3.950 tấn (với tải trọng tối đa), hoạt động ở độ sâu trung bình là 240 m và có thể lặn sâu tối đa 300 m. Tàu có tầm hoạt động 6.000 - 7.500 hải lý (khi chạy ở tốc độ 7 hải lý/h), thời gian hoạt động độc lập 45 ngày đêm và thủy thủ đoàn 52 người.
Vũ khí của tầu bao gồm 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm, tên lửa chống tàu Club-S, 24 quả thủy lôi, tên lửa phòng không 9K34 Strela-3 hoặc 8 tên lửa 9K38 Igla. Tàu được thiết kế với sứ mệnh chống ngầm, chống tàu nổi và chống cả máy bay tầm thấp. Ngoài ra, Kilo 636 còn có động cơ chạy êm nhất thế giới thích hợp trong các nhiệm vụ trinh sát và tuần tra.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chứng kiến lễ ký kết. Nhà máy Admiralty bắt đầu đóng chiếc tàu ngầm đầu tiên trong số 6 chiếc, trong lễ khởi công ngày 24/08/2010. Tàu ngầm này được hạ thủy ngày 28/08/2012, và trải qua một loạt thử nghiệm trên biển trước khi chuyển giao cho Việt Nam.
Cho đến thời điểm hiện tại, Nga đã hạ thủy hai chiếc tàu ngầm Kilo cho Việt Nam mang tên và số hiệu lần lượt là 01339 HQ-182 Hà Nội (hạ thủy ngày 28/8/2012) và 01340 HQ-183 thành phố Hồ Chí Minh (hạ thủy ngày 28/12/2012).
Bên cạnh việc bán tàu ngầm cho Việt Nam, Nga còn xây dựng cho Việt Nam một đội ngũ sĩ quan, thủy thủ để có thể vận hành những chiếc tàu ngầm này khi nó được bàn giao cho Việt Nam (Dự kiến trong năm 2013), đồng thời giúp Việt Nam xây dựng 1 căn cứ tàu ngầm hoàn chỉnh". Trong tháng 3/2010, Việt Nam chính thức yêu cầu Nga giúp đỡ xây dựng một căn cứ tàu ngầm ở vịnh Cam Ranh.
Tháng 4/2012, Việt Nam giao nhiệm vụ cho Kíp tàu ngầm số 2 trước khi Kíp tàu lên đường đi học tập tại Cộng hòa Liên bang Nga. Hiện nay đã có 3 kíp học viên tàu ngầm được nhận nhiệm vụ học tập điều khiển, sử dụng làm chủ tàu ngầm lớp Kilo hiện đại này của hải quân Việt Nam. Các tàu lần lượt được đặt tên là tàu TP.HCM, tàu Hà Nội và tàu Khánh Hòa.
Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã đến thăm các sĩ quan, thủy thủ tàu ngầm Hải quân Việt Nam đang học tập tại Trung tâm huấn luyện 125, thuộc Học viện Kỹ thuật Quân sự (KTQS) trước khi lực lượng này đi học tập tại nước ngoài.
Trước đó vào năm 2000, Việt Nam và Ấn Độ đã ký một thỏa thuận quốc phòng, trong đó có một điều khoản liên quan đến việc hải quân Ấn Độ đào tạo thủy thủ cho Việt Nam, kể cả thủy thủ tàu ngầm. Trong tháng 10/2002, Việt Nam đã yêu cầu Ấn Độ đào tạo về tàu ngầm, nhưng bốn năm sau, Ấn Độ mới thông báo bắt đầu đào tạo các sinh viên sĩ quan và sĩ quan hải quân Việt Nam. Hiện nay, Ấn Độ đang huấn luyện các quy trình thoát hiểm ở tàu ngầm cho các thủy thủ Việt Nam.
Việc Việt Nam sắp có hạm đội tầu ngầm khiến dư luận quốc tế có những phản ứng khác nhau. Theo tờ “Nhà Ngoại giao”, việc Hải quân Việt Nam sẽ được bổ sung hạm đội tàu ngầm gồm 6 chiếc Kilo mua từ Nga cho thấy, Việt Nam cũng đang theo đuổi chiến lược “chống tiếp cận” và điều này khiến Biển Đông trở thành miền đất dữ đối với bất cứ nước nào xâm phạm.
Giới truyền thông Trung Quốc đã có nhiều bài bình luận về sức mạnh của Tầu ngầm Kilo sắp về biển Đông và Bắc Kinh tỏ ra lo ngại về quả đấm thép của Việt Nam. Tờ “Quân giải phóng Trung Hoa” đã đưa ra những nhận định của chuyên gia Hoàng Hải Châu thuộc Viện Nghiên cứu Các vấn đề Quốc tế về “quả đấm thép” của hải quân Việt Nam.
Theo Hoàng Hải Châu phía Nga đang nỗ lực thực hiện các hợp đồng mua bán vũ khí của Việt Nam, điều này khiến nhiều nước trong đó có Trung Quốc cần phải lưu tâm.
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cho biết: "Việc Việt Nam mua tàu ngầm hiện đại, tên lửa, máy bay và các khí tài kỹ thuật khác cũng chỉ là để phòng thủ, tự vệ, bảo vệ hòa bình và toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền đất nước, chứ hoàn toàn không có ý định đe dọa, không có ý đồ tấn công xâm lấn bờ cõi các nước xung quanh".
Hiện phía Nga vừa tiến hành khởi đóng chiếc tầu ngầm Kilo thứ 5 cho đối tác Việt Nam. Với kế hoạch khởi đóng, hạ thủy, thử nghiệm và chuyển giao tàu ngầm Kilo cho Hải quân Việt Nam được đẩy nhanh hơn, rõ ràng có thể thấy, tốc độ đóng tàu cho đối tác đang được nhà máy đóng tàu Admiralty đặt ưu tiên hàng đầu.
Nguồn Baodatviet
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)