Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

Tổ Quốc Nhìn Từ Biển



"... Trong hồn người có ngọn sóng nào không?...."
Và mình ... đã bật khóc........Ôi... Thương quá tổ quốc tôi ... thương quá Hoàng Sa...thương quá Trường Sa ơi. Khi đất mẹ lên tiếng ... tấm thân này ... con đâu tiếc.
Hỡi các bạn trẻ hãy sống có ích và trách nhiệm hơn nhé ... để cống hiến nhiều hơn cho tổ quốc.
By admin

Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

Thủ tướng: Không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông

"Chúng tôi không bao giờ đơn phương sử dụng biện pháp quân sự, không bao giờ khơi mào một cuộc đối đầu quân sự..."
Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Philippines và tham dự Diễn đàn kinh tế thế giới về Đông Á đang diễn ra tại thủ đô Manila, ngày 21/5 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã trả lời phỏng vấn Hãng tin AP (Mỹ) và Reuters (Anh) về tình hình Biển Đông cũng như các biện pháp giải quyết của Việt Nam.
Theo TTXVN, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc liệu Việt Nam có nộp đơn kiện Trung Quốc theo các cơ chế của luật pháp quốc tế hay giải quyết căng thẳng bằng biện pháp quân sự hay không, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: "Bạn hỏi về biện pháp quân sự? Không. Việt Nam đã chịu nhiều đau thương mất mát từ các cuộc chiến tranh xâm lược.
Vì thế, chúng tôi luôn tha thiết có hòa bình, hữu nghị để xây dựng và phát triển đất nước. Chúng tôi không bao giờ đơn phương sử dụng biện pháp quân sự, không bao giờ khơi mào một cuộc đối đầu quân sự, trừ khi chúng tôi bị bắt buộc phải tự vệ.
Việt Nam luôn nhất quán sử dụng các biện pháp hòa bình và tận dụng mọi cơ hội, mọi kênh đối thoại để giải quyết tình hình hiện nay một cách hòa bình. Chúng tôi đã hết sức chân thành, thực tâm, thiện chí và kiềm chế, nhưng câu trả lời hiện nay là Trung Quốc ngày càng gia tăng sức mạnh, các hành động uy hiếp và xâm phạm, rồi liên tục vu khống và đổ lỗi cho Việt Nam.
Những gì mà Trung Quốc đang làm khác rất xa những gì mà Trung Quốc nói. Những hành động của Trung Quốc trên vùng biển Việt Nam trong nhiều ngày qua là cực kỳ nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hợp tác và phát triển ở khu vực và thế giới.
Tôi muốn nhấn mạnh rằng Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó.
Có lẽ như tất cả các nước, Việt Nam chúng tôi đang cân nhắc các phương án để bảo vệ mình, kể cả phương án đấu tranh pháp lý, theo luật pháp quốc tế."
Trả lời câu hỏi về việc trong bối cảnh căng thẳng leo thang hiện nay ở Biển Đông, Việt Nam có những đề nghị gì đối với cộng đồng quốc tế, có xem xét tham gia các liên minh an ninh không, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết: "Việt Nam không tham gia bất cứ liên minh quân sự nào để chống lại một quốc gia khác. Đây là chính sách đối ngoại nhất quán của Việt Nam. Chúng tôi đã công khai về điều này rất nhiều lần với thế giới.
Về việc Trung Quốc đã hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981, xâm phạm nghiêm trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở Biển Đông, chúng tôi đã thông báo và thông tin trung thực đến các tổ chức quốc tế, chính phủ các nước, chính giới và các học giả, truyền thông quốc tế.
Những ngày qua, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon, lãnh đạo nhiều nước trên thế giới, nhiều cá nhân và tổ chức quốc tế đã lên tiếng bày tỏ quan ngại sâu sắc về mối đe dọa của sự việc này đối với hòa bình, an ninh, ổn định trong khu vực.
Tôi tin tưởng rằng cộng đồng quốc tế tiếp tục có đánh giá đúng và tiếng nói thích hợp để ngăn chặn mối đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định ở Biển Đông. Việt Nam kêu gọi cộng đồng quốc tế, các nước, các cá nhân và tổ chức quốc tế tiếp tục lên tiếng phản đối mạnh mẽ hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc.”
Trả lời câu hỏi về quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 sâu trong vùng biển của Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh:
"Việt Nam luôn nhận thức sâu sắc mối quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng cùng có lợi giữa Việt Nam và Trung Quốc, vì điều này không chỉ đem lại lợi ích cơ bản và lâu dài cho hai nước Việt-Trung mà còn đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Còn ngược lại, chắc các bạn hoàn toàn có thể hình dung điều gì sẽ xảy ra.
Tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa rằng Việt Nam đặc biệt coi trọng và luôn làm hết sức mình đóng góp vào việc gìn giữ và tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị tốt đẹp với Trung Quốc. Việt Nam luôn chân thành mong muốn cùng Trung Quốc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.
Đối với việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển của Việt Nam, Việt Nam cực lực phản đối các hành động xâm phạm này và kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia và lợi ích chính đáng của mình phù hợp với luật pháp quốc tế".
Nguồn Baodatviet

Thứ Ba, 13 tháng 5, 2014

HD 981 vào vùng biển Việt Nam,Trung Quốc đang trả giá đắt!

Dân tộc Việt Nam buộc phải chấp nhận sự không cân sức bằng tất cả mọi nguồn lực mà trong đó phẩm chất trí tuệ mang tính quyết định thành bại.
Việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào thềm lục địa vùng biển Việt Nam định vị, thăm dò cùng với hơn 80 tàu bảo vệ các loại kể cả tàu chiến và máy bay, phun vòi rồng, tàu húc, ngăn cản lực lượng chấp pháp Việt Nam thực thi công vụ trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam… không phải là sự “đi qua vô hại” mà phải bị coi là hành vi xâm lược, gây hấn nguy hiểm.
Thế giới đã lên tiếng tố cáo hành động phi pháp này của Trung Quốc. Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước đã hết sức bất bình về hành động hung hăng của Trung Quốc đã xâm hại  quyền chủ quyền trên biển của Việt Nam.
Trò độc diễn lố bịch của Trung Quốc
Cũng như khi chiếm đoạt bãi cạn Scarborough, Trung Quốc lu loa rằng Philipines khiêu khích, “bắt nạt” Trung Quốc?…
Không rõ kiểu tuyên truyền này dành cho đối tượng nào nghe khi thế giới đã bước vào thế kỷ XXI thì dân trí đâu có thấp như Trung Quốc tưởng. Chắc chắn, Trung Quốc chỉ tuyên truyền cho dân họ nghe bởi kết quả thu được là đã có không ít kẻ, kể cả tướng tá, học giả, đã bất chấp tất cả, đòi dạy cho nước này nước kia “một bài học”, đòi chém, giết…và tỏ ra rất láo xược khi đụng đến dân tộc khác.
Việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào thềm lục địa Việt Nam để thực hiện khoan thăm dò phi pháp lại đổ tội cho Việt Nam “khiêu khích” bắt nạt" Trung Quốc, chiếm đoạt biển Trung Quốc…Khi bị thế giới lên án, bị Việt Nam kiên quyết ngăn cản, thì giở trò “yêu cầu Việt Nam rút tàu ra khỏi khu vực để đàm phán”. Nghe thấy rất nực cười và lố bịch!
Đây là “văn phong” của lối hành xử ngang ngược của những kẻ cậy đông, cậy mạnh, bất chấp phải trái, coi thường công pháp quốc tế của chính quyền Bắc Kinh.
Vị trí giàn khoan HD981 trong góc nhìn quân sự
Như đã nói, đưa giàn khoan khủng vào thềm lục địa Việt Nam gần 80 hải lý, Trung Quốc đã mở màn cho chiến lược chiếm trọn Biển Đông của mình. Trung Quốc đã đánh cược rất lớn vào nước cờ đầu này. Nếu Việt Nam nhún nhường, buông xuôi, bỏ cuộc như Philipines trong vụ Scarborough thì nước cờ hiểm thứ hai sẽ xảy ra…
Chúng ta hãy xem vị trí mà Trung Quốc đưa HD 981 vào “định vị” trong vùng biển Việt Nam bằng góc nhìn quân sự.
Đầu tiên, tại sao Trung Quốc không đưa giàn khoan HD 981 đến khẳng định chủ quyền ở khu vực Trường Sa? Vì Trung Quốc không đủ sức đề bảo vệ lâu dài tại một vị trí xa căn cứ, hơn nữa, tại những vị trí này sẽ bị Việt Nam phản ứng quyết liệt, không nhân nhượng trong bất kỳ tình huống nào. Còn ở đây, cách đảo Hải Nam 180 hải lý, đảo Tri Tôn 17 hải lý và “không quá sâu” vào trong vùng EEZ của Việt Nam, “chỉ 80 hải lý”, cho nên, Trung Quốc có điều kiện, phương tiện để thể hiện sức mạnh trấn áp và nếu khi tình hình căng thẳng lên cao bởi sự ngăn cản quyết liệt của Việt Nam buộc Trung Quốc phải xuống thang thì nếu đàm phán xảy ra, sẽ có nhiều sự lựa chọn cho Trung Quốc mà không bẽ mặt quá.
Nếu tại khu vực này, Việt Nam như Philipines với bãi cạn Scarborough thì nước cờ tiếp theo là Trung Quốc sẽ không ngại ngần thiết lập khu nhận dạng phòng không (ADIZ) đầu tiên trên Biển Đông. Nghĩa là sau khi đơn phương thiết lập chủ quyền trên vùng biển thì phải thiết lập chủ quyền vùng trời trên khu vực đó là logic của vấn đề...bành trướng.
Lập ADIZ tại khu vực này có thể phát huy hiệu quả khi có Hạm đội Nam Hải mạnh nhất của Hải quân Trung Quốc ở gần hỗ trợ.
Lập ADIZ trên khu vực này thì đối tượng bị thực thi chủ yếu là Việt Nam, do đó, Trung Quốc có thể tránh được sự bẽ mặt như khi tuyên bố ADIZ trên biển Hoa Đông, hạn chế sự đối đầu quân sự với Mỹ.
Đó là sự tính toán khá hợp lý của Bắc Kinh khi sử dụng nước đi của giàn khoan HD981.
Vị trí giàn khoan HD 981 có tính chiến lược trong âm mưu chiếm Biển Đông của Trung Quốc
Trung Quốc sẽ trả giá đắt!
Trước hết về chính trị. Thế giới đều lên tiếng phản đối hành động của Trung Quốc là hung hăng, trắng trợn, bất chấp luật pháp quốc tế, đó là bành trướng, bá quyền nước lớn.
Hành động này khiến các quốc gia khu vực hết sức lo ngại, cảnh giác cao độ với Trung Quốc sẽ báo trước nguy cơ bị thất bại hoàn toàn trước cuộc chiến địa chính trị với Nhật Bản và Mỹ tại Tây TBD.
Nhà cầm quyền Trung Quốc đã lộ rõ dã tâm đối với nhân dân Việt Nam và vô tình kích hoạt tinh thần yêu nước, căm thù giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
Về kinh tế, thương mại. Như các nhà chuyên môn đã chỉ rõ, việc định vị và tiến hành khoan thăm dò trong một vùng biển sâu trên 1200m không phải là đơn giản.
Theo PetroTimes, trong điều kiện trời yên biển lặng, muốn định vị được trước hết, giàn khoan này phải được neo cố định bằng 12 sợi xích neo, mỗi sợi có chiều dài trên 3.000 mét. Mỗi sợi xích nặng khoảng hơn 100 tấn. 12 sợi xích này đảm bảo cho giàn khoan không bị dòng hải lưu cuốn trôi. Nhưng khi có sóng to, việc giữ cân bằng cho giàn khoan mới là công việc phức tạp.
Hiện nay, để duy trì cho một giàn khoan như thế này trên biển (chưa nói đến chuyện khoan xuống lòng biển) là khoảng 1,2 triệu USD mỗi ngày. Khi khoan, chi phí cực kỳ tốn kém. Nếu khoan ở mực nước sâu 40-70m, chi phí cho một giếng khoan sâu 3.000m là 20-25 triệu USD, còn chi phí cho một giếng khoan ở mực nước 90-120m là 200-250 triệu USD. Còn chi phí cho một giếng khoan ở mực nước sâu 1.200m thì không có giá dưới 500 triệu USD. Đó là chưa kể chi phí về dịch vụ và bảo vệ.
Trong khi đó sự ngăn chặn của lực lượng chức năng Việt Nam là quyết liệt với một quyết tâm cao nhất, bằng mọi biện pháp cần thiết, để buộc giàn khoan phi pháp của Trung Quốc phải rời khỏi vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam thì việc giàn khoan HD 981 hoạt động được là điều rất khó khăn tốn kém nếu như không nói là không thể chịu được!
Về quân sự. Ở vị trí này, Trung Quốc thừa biết việc đánh chìm nó với Việt Nam khi xung đột quân sự xảy ra thì không mấy khó khăn nhưng Việt Nam sẽ không bao giờ đụng đến nếu như không bị Trung Quốc gây ra xung đột quân sự.
Bởi thế, việc Trung Quốc dùng tàu tên lửa khu trục, tàu tác chiến nhanh, lượn lờ vòng ngoài chỉ là hù dọa những kẻ yếu bóng vía và chỉ chứng tỏ hành động đe dọa vũ lưc, cậy mạnh của Trung quốc trước khu vực mà thôi. Xung đột quân sự nếu xảy ra, không những giàn khoan tỷ USD là mồi ngon cho tên lửa bờ, không quân Việt Nam là chuyện nhỏ mà tuyến hàng hải huyết mạch kinh tế, năng lượng của Trung Quốc bị cắt đứt mới là chuyện lớn gấp bội…
"Đường sinh mạng" của Trung Quốc trên Biển Đông sẽ được "quan tâm" đặc biệt khi xung đột quân sự xảy ra.
Tình hình đã cho thấy luôn xuất hiện và buộc phải đi qua trong vùng nóng giữa lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam và lực lượng bất hợp pháp của Trung Quốc là những tàu thương mại trong đó có Trung Quốc là rất không an toàn. Nguy cơ mất an toàn hàng hải luôn cận kề và càng tăng cùng với sự leo thang căng thẳng trên Biển Đông là hệ quả nguy hiểm mà Trung Quốc cần tính tới.
Một học giả Mỹ có nói rằng “Việt Nam không phải là Crimea, Ukraine không phải là Châu Á-TBD và Trung Quốc không phải là Nga” là hoàn toàn đúng về biểu tượng tình thế.
Việt Nam sẽ dùng mọi biện pháp để bảo vệ chủ quyền
Việt Nam rất yêu chuộng hòa bình và không bao giờ bỏ qua một cơ hội nào dẫn đến hòa bình dù chỉ là mỏng manh, bởi hơn ai hết Việt Nam quá hiểu thế nào là chiến tranh. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Việt Nam sợ chiến tranh mà đã từng tiến hành hàng chục cuộc chiến tranh vệ quốc vì chủ quyền biển đảo Việt Nam là tối thượng, bất khả xâm phạm.
Loại trừ một số kẻ có tư tưởng muốn Trung Quốc và Việt Nam đánh nhau để “đục nước béo cò”, “mượn gió bẻ măng"… thì số đông trong giới trẻ tỏ ra bức xúc căm giận trước hành động ngang ngược trắng trợn của Trung Quốc đã không ít băn khoăn tự hỏi: tại sao chúng ta mua sắm trang bị hiện đại cho Hải quân, không quân, tên lửa bờ…nhưng lại để cho Trung Quốc xâm phạm chủ quyền mà không ra tay trấn áp kẻ thù?
Tàu ngầm KILO, máy bay SU-30, tên lửa bờ…không phải dùng để tấn công vào giàn khoan HD 981 và các tàu chấp pháp Trung Quốc hay tàu cá của ngư dân Trung Quốc. Nếu chúng ta làm vậy là mắc bẫy Trung Quốc đang giăng sẵn. Trung Quốc cần một cái cớ hợp lý để phát động cỗ máy chiến tranh nuốt gọn biển Đông mà dư luận quốc tế khó lên tiếng kết tội Trung Quốc là xâm lược hay phát xít. Cái cớ ấy sẽ biến kẻ xâm lược, ăn cướp thành kẻ tự vệ.
Dùng biện pháp quân sự để đưa đất nước vào chiến tranh trong khi bằng biện pháp hòa bình, phi quân sự, chúng ta vẫn đạt được mục đích thì hành động đó là gì nếu như không phải là hành động thiếu lý trí hay đơn giản là võ biền?
Vẫn biết chúng duy trì gần 80 tàu các loại để bảo vệ giàn khoan, một lực lượng đông và mạnh hơn lực lượng chấp pháp của ta nhưng chúng ta có nhiều biện pháp để buộc chúng không thể hoạt động được theo ý muốn. (Chẳng hạn, một biện pháp nhỏ như chúng ta có thể chặt đứt các xích neo của giàn khoan vào những thời điểm thích hợp. Còn chặt đứt nó như thế nào là việc của người Việt Nam mà Hải quân Mỹ có nhiều kinh nghiệm trả lời)
Dưới áp lực chính trị bởi làn sóng phản đối của thế giới tố cáo trực diện vào hành xử ngang ngược bất chấp luật pháp quốc tế, dưới áp lực kinh tế từ an toàn hàng hải và đặc biệt trước ý chí kiên quyết bảo vệ chủ quyền bằng mọi giá của Việt Nam tạo nên sức mạnh tổng hợp cho chúng ta…là những biện pháp lớn, hữu hiệu không những buộc Trung Quốc phải rút lui mà còn đánh sập ý chí ngang ngược, cậy mạnh của tư tưởng bành trướng nước lớn.
Lịch sử đối đầu với các đạo quân xâm lược đông và mạnh, dân tộc Việt Nam buộc phải chấp nhận sự không cân sức bằng tất cả mọi nguồn lực mà trong đó phẩm chất trí tuệ mang tính quyết định thành bại. Việt Nam bảo vệ Tổ quốc của mình được như ngày hôm nay không chỉ bằng sức mạnh mà trí tuệ đã quyết định nên chiến thắng trước những kẻ thù hùng mạnh nhất thế giới.
Lê Ngọc Thống

Cảnh sát Biển Việt Nam áp sát giàn khoan HD 981 TQ

Tàu CSB 8001 của Việt Nam đã vượt qua vòng bảo vệ, áp sát giàn khoan kêu gọi Trung Quốc rút lui, vô hiệu hóa chiến thuật 'cây bắp cải' Trung Quốc
Trung Quốc hung hãn xâm lược biển Đông
Phải nhận thức đúng rằng, hành động vừa qua của Trung Quốc là đang thực hiện một cuộc chiến tranh xâm lược kiểu mới mà chỉ có Trung Quốc mới nghĩ ra.
Bất kỳ người dân Trung Quốc nào cũng tự hiểu: “Nếu đó là vùng biển của mình thì cớ gì Trung Quốc mang theo tới đó công cụ, phương tiện của kẻ đi cướp như tàu chiến, máy bay tiêm kích, các tàu cải hoán vũ trang với thái độ rất hung hăng, hiếu chiến như vậy? Chẳng lẽ chỉ có Trung Quốc là quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa giàn khoan ra biển khoan thăm dò dầu khí? Trong khi đó, Việt Nam đã có nhiều giàn khoan thăm dò, khai thác mà đâu có triển khai các công cụ, phương tiện như đi cướp giống Trung Quốc?
Rõ ràng, đây là một cuộc chiến tranh, vì thế, tình hình đã trở nên rất nguy hiểm. Chúng ta không manh động, chủ quan mà phải bình tĩnh, sáng suốt, hành động thận trọng, khôn khéo, cương quyết để giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh kiểu mới này.
Hơn 80 tàu cỡ lớn có tàu khu trục tên lửa và tàu tác chiến nhanh, chống lưng cùng với máy bay gầm rú…đã tỏ ra hung hăng phun vòi rồng, húc thẳng vào tàu Cảnh sát biển Việt Nam…nhưng lực lượng tàu chấp pháp Việt Nam cụ thể là Kiểm Ngư và Cảnh sát biển đã không một chút nao núng. Họ rất bình tĩnh, tự tin với một ý chí kiên cường, tuân thủ nghiêm túc sự chỉ đạo chiến thuật, chiến lược của chỉ huy nhằm mục tiêu chiến thắng toàn cục.
Buộc Trung Quốc phải lộ mặt kẻ xâm lược
Ngang ngược đưa giàn khoan vào hoạt động phi pháp tại thềm lục địa Việt Nam, Trung Quốc đã vấp phải hành động kiên quyết, tự tin của người chủ vùng biển là lực lượng chấp pháp Việt Nam, hành động đàng hoàng đúng công pháp quốc tế đã khiến cho lực lượng phi pháp của Trung Quốc dù có tàu tên lửa đằng sau, máy bay trên trời, không còn cách nào khác là phải giở thói côn đồ, hung hãn.

Theo UNCLOS thì Trung Quốc đã vi phạm là rõ ràng, không phải bàn cãi, nhưng cùng với hình ảnh tàu Trung Quốc phun vòi rồng, húc vào tàu chấp pháp Việt Nam được phát lên toàn thế giới thì bộ mặt hung hăng, ngang ngược bất chấp luật pháp quốc tế, lấy sức côn đồ để bành trướng…đã lộ rõ nguyên hình. Dã tâm, tham vọng của Trung Quốc với Biển Đông cũng đã không còn được che đậy được nữa.
Kết quả đầu tiên, từ Biển Đông, những “đợt sóng” phản đối dữ dội của dư luận, cộng đồng quốc tế đang liên tiếp dồn dập giáng thẳng vào Trung Quốc đến mức rát mặt chịu không nổi. Với dư luận trong nước Trung Quốc, Tân Hoa xã đổ tội cho Việt Nam là “cố tình làm xấu hình ảnh Trung Quốc trước khu vực và thế giới”.
Đến đây, việc có kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế hay không đặt ra suy nghĩ cho rất nhiều người. Có cần thiết không khi Trung Quốc hoàn toàn lộ mặt, bị các cường quốc như Mỹ, Anh, Nhật Bản…phản đối quyết liệt? Có cần thiết không khi Trung Quốc là nước vốn quen bất chấp, và ngang ngược? Có cần thiết không khi người “thi hành án” không ai khác chính là dân tộc Việt Nam?...
Có thể nói, đối đầu với 80 tàu chiến và tàu chấp pháp của Trung Quốc, lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam tuy nhỏ và ít đã bị chúng phun vòi rồng, đâm vào tàu gây thương tích nhưng với bản lĩnh và trí tuệ, họ đã thắng. Chiến thắng này mang tầm chiến lược.
Đòn đáp trả tương xứng...
Do chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh chỉ huy thực hiện mưu kế, đối sách trên biển, lực lượng chấp pháp Việt Nam đã kiềm chế hết mức trước việc bị tàu Trung Quốc cố tình đâm va, phun vòi rồng. Tàu chấp pháp Trung Quốc phần lớn là tàu quân sự cải hoán nên chúng có tốc độ nhanh và độ bền cao nên luôn chiếm ưu thế khi chủ động đâm va vào tàu Việt Nam.
Giờ đây, sự kiềm chế của Việt Nam đã không cần thiết, đã đến lúc Việt Nam tung lực lượng để sẵn sàng đâm va với tàu Trung Quốc khi cần thiết. Tàu phóng lôi “mũi khoằm” của Nga cải hoán thành tàu CSB đã lên đường tới điểm nóng. Đây là loại tàu có tốc độ nhanh và quay trở rất nhanh, có khung thép chắc, bền, sẽ là những mũi tên thép để đáp trả khi cần thiết.
Trung Quốc đã cậy tàu lớn, khỏe, tạo ra một tiền lệ phi hàng hải là chủ động đâm va thì họ phải gánh chịu hậu quả bất lợi khi tàu nhỏ, rắn chắc, chủ động đâm va vào tàu lớn cơ động chậm. Chỉ cần một cú đâm va nhẹ, không cần mạnh và không nên mạnh để hạn chế xây xát cho ta, của một con tàu nhỏ vào vào 1/3 thân tàu tính từ đuôi của con tàu lớn thì ai là kẻ phải ôm phao cứu sinh?
Chiến thuật “cây cải bắp” mà Trung Quốc áp dụng thành công với Philipines tại bãi cạn Scarborough đã không có tác dụng với Việt Nam ngay từ đầu.
Hôm nay tàu CSB 8001 đã khéo léo vượt qua vòng bảo vệ, áp sát giàn khoan kêu gọi Trung Quốc rút lui đã chứng tỏ hoạt động của HD 981 sẽ gặp khó khăn khi tiến hành một cuộc xâm lược mang nặng “bản sắc Trung Quốc” mà từ cổ chí kim thế giới chưa xuất hiện kiểu xâm lược này.
Hợp tác cùng Nhật Bản chống kẻ thù chung
Đã đến nước này thì Việt Nam buộc phải chơi bài ngửa với Trung Quốc. Việt Nam không bao giờ chống Trung Quốc khi 2 bên tôn trọng độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Nguyên tắc quốc phòng “Ba không” đã chứng tỏ thiện chí của Việt Nam với Trung Quốc về vấn đề đó. Nhưng Trung Quốc đã giẫm lên thiện chí của Việt Nam, họ biến Việt Nam thành kẻ thù khi trắng trợn xâm lược chủ quyền Việt Nam. Không còn con đường nào khác, Việt Nam phải chống lại Trung Quốc bằng tất cả mọi sức mạnh trong đó có sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế gồm có Nhật Bản.
Quan hệ quốc phòng Việt Nam-Nhật Bản phải phát triển hết công suất vì mục tiên chung là an toàn hàng hải trên Biển Đông, vì sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Chưa đến mức phải phải xây dựng liên minh phòng thủ với Nhật Bản chống Trung Quốc xâm lược, nhưng đó không phải là điều không thể.
Thời điểm này Trung Quốc đã không còn dùng hành động đâm va tàu Việt Nam mà sử dụng chiến thuật khác là cậy đông vây chặt không cho tàu chấp pháp Việt Nam tiếp cận giàn khoan. Để tạo ra khoảng trống nhất định, Việt Nam cần phải có lực lượng mạnh tương đương với Trung Quốc tại hướng đó. Vì thế xúc tiến nhanh sự viện trợ các tàu tuần tiễu cho Cảnh sát biển với Nhật Bản khi Nhật Bản đã không còn bị hạn chế bởi nguyên tắc xuất khẩu vũ khí là thích hợp nhất trong tình hình hiện nay.
Giờ đây, sự phản đối của Trung Quốc cũng không có ý nghĩa gì với Việt Nam vì mối quan hệ này lòng tin đã cạn tận đáy, Việt Nam không có lý do gì để bảo vệ, tôn trọng.
Đường sinh mạng của Trung Quốc
Còn nhớ, ngay tại thời điểm tháng 6/2013, Thủ tướng Việt Nam tại Shangri-La cảnh báo: “Chỉ cần một hành động thiếu trách nhiệm, gây xung đột sẽ làm gián đoạn dòng hàng hóa khổng lồ này và nhiều nền kinh tế không chỉ trong khu vực mà cả thế giới đều phải gánh chịu hậu quả khôn lường”.
Và ngày 11/5/2014 tại hội nghị cấp cao ASEAN ở Myanmar, Thủ tướng Việt Nam lại thông báo khẩn: “Hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển  Đông - mối quan tâm chung của ASEAN, của khu vực và thế giới đang bị đe dọa nghiêm trọng”.
Tư lệnh CSB Việt Nam cho biết, mặc dù trong khu vực đang căng thẳng bởi sự hung hãn của các tàu phi pháp Trung Quốc với lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam nhưng vẫn xuất hiện “dòng hàng hóa” đi qua là những tàu thương mại, tàu containe”.
Rõ ràng, kẻ gây lộn trên biển Đông chính là Trung Quốc khi ngang ngược xâm lược chủ quyền vùng biển của Việt Nam được UNCLOS công nhận và đương nhiên Việt Nam sẽ kiên quyết bằng mọi biện pháp để bảo vệ chủ quyền trước sự xâm lược này.
Chắc chắn sẽ là nguy hiểm, không an toàn khi căng thẳng ngày càng leo thang trên tuyến hàng hải quan trọng này. Nếu như, có một lúc nào đó,tuyến hàng hải bị ngừng hoạt động vì giàn khoan phi pháp của Trung Quốc chưa rút khỏi vùng biển Việt Nam thì Trung Quốc sẽ phải gánh chịu hậu quả do dòng hàng hóa bị gián đoạn và áp lực mạnh mẽ của cộng đồng hàng hải quốc tế.
Triệu người dân Việt Nam đồng lòng như một
Có ai hiểu Trung Quốc bằng Việt Nam và trong lịch sử có ai đánh Trung Quốc nhiều lần như Việt Nam. Một đất nước có truyền thống chống giặc ngoại xâm như Việt Nam thì Trung Quốc không cần “nắn gân” hay thử lòng yêu nước của dân ta.
Trung Quốc cần phải nghiên cứu để hiểu rõ điều này: Pháp đã từng tấn công xâm lược Việt Nam, Mỹ cũng vậy và ngay bọn Khmer đỏ cũng đã từng tấn công biên giới Tây-Nam…nhưng mỗi khi Trung Quốc gây hấn là hào khí Đại Việt lại ngút trời. Bất cứ ai, bất cứ thành phần nào, ở trong nước cũng như ở nước ngoài...đều hừng hừng khí thế sẵn sàng lên tuyến đầu chống quân Trung Quốc xâm lược.
Lê Ngọc Thống

Thủ tướng: Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia


Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu đáng chú ý này của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:
Thưa Tổng thống U Thein Sein, Chủ tịch Hội nghị Cấp cao ASEAN,
Thưa Quốc vương,
Thưa các vị đồng nghiệp!
Trước hết, Việt Nam xin cảm ơn sự đón tiếp chu đáo và xin chúc mừng Myanmar trên cương vị Chủ tịch ASEAN lần đầu tiên. Việt Nam sẽ hợp tác và ủng hộ Myanmar hoàn thành tốt trọng trách Chủ tịch ASEAN năm 2014. Theo chủ đề của Hội nghị, chúng tôi xin chia sẻ một số ý kiến sau:
1. Về hòa bình và an ninh khu vực
Việt Nam xin thông báo và nhấn mạnh về vấn đề Biển Đông như sau:
Hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển  Đông - mối quan tâm chung của ASEAN, của khu vực và thế giới đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Từ ngày 01/5/2014 Trung Quốc đã ngang nhiên đưa giàn khoan nước sâu cùng hơn 80 tàu vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống đi vào vùng biển Việt Nam và đã hạ đặt giàn khoan này tại vị trí nằm sâu trên 80 hải lý trong Thềm lục địa và vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. Các tàu hộ tống bảo vệ giàn khoan của Trung Quốc đã rất hung hăng bắn vòi nước có cường độ mạnh và đâm húc thẳng vào các tàu công vụ, tàu dân sự của Việt Nam, gây hư hại nhiều tàu và làm nhiều người bị thương. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan vào hạ đặt tại địa điểm nằm sâu trong Thềm lục địa và vùng Đặc quyền Kinh tế của một nước trong ASEAN, là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng Luật pháp Quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và cũng là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng Tuyên bố về Ứng xử của các Bên trên Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc là một Bên tham gia ký kết. Hành động cực kỳ nguy hiểm này đã và đang đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông.
Việt Nam đã hết sức kiềm chế, chân thành bày tỏ mọi thiện chí, sử dụng mọi kênh đối thoại, giao thiệp với các cấp khác nhau của Trung Quốc để phản đối và yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan và các tàu vũ trang, tàu quân sự ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay Trung Quốc không những không đáp ứng yêu cầu chính đáng của Việt Nam mà còn vu khống, đổ lỗi cho Việt Nam và tiếp tục dùng sức mạnh, gia tăng các hành động uy hiếp, xâm phạm ngày càng nguy hiểm và nghiêm trọng hơn.
Việt Nam đặc biệt coi trọng và luôn làm hết sức mình để gìn giữ và tăng cường quan hệ hữu nghị tốt đẹp với Trung Quốc. Việt Nam cũng luôn chân thành mong muốn cùng với Trung Quốc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định của Khu vực và Thế giới. Song, lãnh thổ là thiêng liêng, Việt Nam cực lực phản đối các hành động xâm phạm và kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia và lợi ích chính đáng của mình phù hợp với Luật pháp quốc tế.
Chúng tôi trân trọng cám ơn và khẩn thiết kêu gọi các nước ASEAN, các nước trên thế giới, các cá nhân và Tổ chức quốc tế tiếp tục lên tiếng phản đối hành động xâm phạm nghiêm trọng nêu trên và ủng hộ yêu cầu hợp pháp, chính đáng của Việt Nam.
Trước tình hình đặc biệt nghiêm trọng này, Việt Nam đề nghị ASEAN, chúng ta tăng cường đoàn kết, thống nhất và khẳng định lại mạnh mẽ các nguyên tắc đã được nêu tại Tuyên bố 6 điểm về Biển Đông, đồng thời yêu cầu Trung Quốc tuân thủ Luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, đặc biệt phải tôn trọng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các quốc gia ven biển và thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Và cùng ASEAN thương lượng thực chất về Bộ Quy tắc ứng xử COC.
Việt Nam đề nghị ASEAN đưa các nội dung nêu trên về vấn đề Biển Đông vào Tuyên bố chung của Hội nghị và Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị Cấp cao ASEAN lần này. Việt Nam đánh giá cao việc các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, ngày 10/5/2014, đã nhất trí thông qua một Tuyên bố riêng về tình hình nghiêm trọng hiện nay ở Biển Đông, thể hiện rõ sự đoàn kết, vai trò trung tâm, tinh thần chủ động và trách nhiệm cao của ASEAN đối với hòa bình, ổn định và an ninh của khu vực.
2. Về lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Việt Nam đánh giá cao Báo cáo của ngài Tổng Thư ký ASEAN về các hoạt động xây dựng Cộng đồng ASEAN. Chúng tôi cho rằng ASEAN chúng ta cần phải làm nhiều việc hơn nữa và tập trung vào những trọng tâm:
Trước hết, mỗi quốc gia và cả khu vực đều phải nỗ lực thực hiện đúng thời hạn Lộ trình xây dựng Cộng đồng. Cùng với việc đẩy mạnh chất lượng của gần 80% dòng hành động đã và đang được triển khai, ASEAN cần ưu tiên thực hiện 20% phần còn lại. Việt Nam ủng hộ việc thông qua Tuyên bố Nay-pi-tô về xây dựng Cộng đồng ASEAN làm văn kiện định hướng cho các hoạt động trong năm 2014.
Chúng ta cần tăng cường phát huy vai trò chủ đạo của ASEAN nhằm bảo đảm hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển trong khu vực, cũng như ứng phó hiệu quả với những thách thức đang đặt ra.
Cùng với nỗ lực xây dựng Cộng đồng, ASEAN cần phát huy hơn nữa vai trò chủ đạo ở khu vực, nhất là trong bối cảnh có nhiều sáng kiến về khuôn khổ an ninh khu vực đang được các nước lớn đưa ra. ASEAN cần chủ động, tích cực có tiếng nói chung về các vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp tới hòa bình, an ninh và phát triển của khu vực; đặc biệt cần đề cao các nguyên tắc giải quyết bất đồng bằng biện pháp hòa bình, kiềm chế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, tuân thủ các quy định của luật pháp quốc tế…
Theo đó, ASEAN cần đẩy mạnh đối thoại xây dựng lòng tin, xây dựng và chia sẻ các chuẩn mực  ứng xử chung cũng như phát huy các công cụ  và cơ chế hợp tác hiện có như Hiệp  ước Thân thiện và Hợp tác (TAC), Tuyên bố Bali về các nguyên tắc quan hệ cùng có lợi, Hiệp ước Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Vì các mục tiêu trên, chúng tôi nhất trí với đề xuất xây dựng một khuôn khổ các quy tắc ứng xử và hợp tác chung ở khu vực Đông Á, dựa trên các nguyên tắc của Hiệp ước TAC và các thỏa thuận đã có, cũng như các sáng kiến có liên quan được đưa ra gần đây. Đồng thời, chúng ta cần tiếp tục gắn kết mục tiêu này trong nỗ lực xây dựng Cộng đồng và Tầm nhìn ASEAN sau 2015.
Để làm được điều đó, ASEAN cần tiếp tục giữ vững đoàn kết và thống nhất, đề cao trách nhiệm vì lợi ích chung của khu vực trên cơ sở các nguyên tắc và phương cách đã thỏa thuận, góp phần bảo đảm tốt hơn môi trường hòa bình, an ninh và ổn định, tạo điều kiện thuận lợi để ASEAN tiếp tục phát triển vững mạnh trong giai đoạn tiếp theo.
ASEAN chúng ta cũng cần đẩy mạnh các nỗ lực nhằm ứng phó hiệu quả đối với các thách thức an ninh phi truyền thống đang nổi lên, bao gồm các thách thức môi trường, nguồn nước, thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh… Trước những thiên tai, thảm họa xảy ra liên tiếp gần đây, tôi đề nghị các cơ quan chức năng của ASEAN cần phải rà soát và đưa ra các kiến nghị về việc tăng cường khả năng hợp tác, ứng phó kịp thời và hiệu quả của ASEAN trong lĩnh vực này.
Nhân dịp này, một lần nữa, tôi xin gửi lời chia sẻ  sâu sắc tới nhân dân Phi-líp-pin về những hậu quả  nặng nề do cơn bão Hải Yến gây ra và tới gia đình các nạn nhân của thảm họa máy bay MH370. Những thảm họa này càng đòi hỏi chúng ta phải quan tâm hơn nữa việc tăng cường năng lực ứng phó, hợp tác của ASEAN. Chúng tôi đề nghị sớm tổ chức tổng kết kinh nghiệm về sự phối hợp của khu vực trong công việc quan trọng này.
3. Về tương lai Cộng đồng ASEAN.
Việt Nam đánh giá cao thỏa thuận Cấp cao ASEAN về xây dựng Tầm nhìn ASEAN sau 2015.
Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2015 phải là sự  tiếp nối và phát huy các thành tựu đã đạt được trong Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN 2009-2015. Sau khi trở thành Cộng đồng, ASEAN cần hướng tới những mục tiêu liên kết cao hơn trên cả ba trụ cột. Đồng thời phát huy mạnh mẽ vai trò chủ đạo trong cấu trúc khu vực, chủ động thúc đẩy và mở rộng liên kết ở khu vực Đông Á. Tầm nhìn sau 2015 phải giúp đưa Cộng đồng ASEAN vì phúc lợi người dân, khơi gợi ý thức cộng đồng và khuyến khích sự tham gia tự nguyện, tích cực của người dân vào tiến trình này. ASEAN cần chú trọng củng cố và tăng cường hơn nữa các cơ chế hợp tác nhằm ứng phó kịp thời, hiệu quả với những rủi ro, bao gồm cả thiên tai, dịch bệnh, tai nạn. Chúng tôi đề nghị giao Hội đồng Điều phối ASEAN xây dựng kế hoạch kỷ niệm thiết thực về sự kiện Cộng đồng ASEAN ra đời.
4. Về kiểm điểm và định hướng quan hệ đối ngoại của ASEAN
Việt Nam đề nghị ASEAN gia tăng vai trò và hợp tác với các đối tác tại các diễn đàn khu vực; phát huy vai trò chủ đạo trong diễn đàn Đông Á; xây dựng một khuôn khổ các quy tắc ứng xử và hợp tác tương tự như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC) mở rộng ra phạm vi toàn Đông Á.
Là điều phối viên quan hệ ASEAN-EU, Việt Nam đề nghị Hội nghị Bộ trưởng ASEAN-EU lần thứ 20 sắp tới cần bàn kỹ việc tăng cường quan hệ đối tác ASEAN-EU, trong đó có đề xuất của EU về tổ chức các cuộc gặp cấp cao giữa Lãnh đạo hai Bên. Chúng tôi cũng ủng hộ đề xuất rà soát và đề ra những định hướng chỉ đạo về việc tăng cường quan hệ đối ngoại của ASEAN.
Thưa quý vị,
Việt Nam trân trọng cảm ơn và đánh giá cao sự đóng góp quan trọng của Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono vào quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN. Xin chúc Ngài Tổng thống mọi điều tốt đẹp.
Xin cám ơn. 
Sưu tầm by admin


Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2014

Chuyên gia vạch rõ mưu đồ đưa giàn khoan của Trung Quốc

"Ta cần có động thái mạnh mẽ hơn, ngăn cản hành động của Trung Quốc trên Biển Đông".
Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược, Bộ Công an đã nói như vậy trước việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào gần Lý Sơn.
Phản ứng chưa tương xứng
Chia sẻ trên tờ VTC, Thiếu tướng Lê Văn Cương cho rằng, phản ứng của Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại, sau khi Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan khổng lồ vào Biển Đông là chưa tương xứng.
Nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam cần có phản ứng mạnh mẽ hơn trước việc Trung Quốc đưa giàn khoan khổng lồ ra Biển Đông
Dẫn lại lịch sử từ hàng ngàn năm nay, đối với quan hệ Việt – Trung, Tướng Cương cho rằng: "nếu chúng ta không cứng rắn, Bắc Kinh sẵn sàng lấn át, vì thế lần này ta cần có động thái mạnh mẽ hơn, ngăn cản hành động của Trung Quốc trên Biển Đông".
Theo đó, trước tiên, điều Việt Nam cần làm hiện nay là phải nói cho 8 tỉ người trên hành tinh này, trong đó có 1,3 tỷ dân Trung Quốc, nói cho 90 triệu người Việt và 5 triệu kiều bào hiểu rằng, hành động đưa giàn khoan khổng lồ vào vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam ngày 2/5 vừa qua của Trung Quốc vi phạm trắng trợn mọi luật phát quốc tế về biển.
Đồng thời ông cũng cho rằng: chúng ta cần có những động thái ở cấp cao hơn, tương đương với Trung Quốc, đó là Chính phủ Việt Nam. Các hành động này có thể qua nhiều kênh khác nhau như đường dây nóng, công hàm trực tiếp đến Bắc Kinh.
Ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ thì cho rằng: "Đây là một bước đi vô cùng nguy hiểm, vi phạm đến lợi ích kinh tế, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mà Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (Công ước) đã quy định".
Theo ông Trục, cách đây mấy năm, Trung Quốc đã rùm beng công bố và đầu tư hàng tỷ USD để sản xuất giàn khoan này. Hạ đặt giàn khoan khổng lồ khác hoàn toàn những hành động trên giấy tờ, phát ngôn hoặc gây hấn như cắt cáp tàu thăm dò dầu khí. Đây là hành động cốt lõi để Trung Quốc thực hiện chiến lược độc chiếm biển Đông, tranh giành lợi ích sống còn của các nước trong khu vực về kinh tế, dầu khí.
Đưa giàn khoan ra Biển Đông không chỉ là một bước mới trong việc hiện thực hóa yêu sách vô lý đường lưỡi bò của Trung Quốc mà một lần nữa khẳng định lập trường chủ quyền của họ với quần đảo mà nước này gọi là Tây Sa. Khi đó, Trung Quốc sẽ tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với tư cách như một quốc gia quần đảo để tạo ra vùng chồng lấn với các vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Đây là những điều cực kỳ nguy hiểm.
"Vị trí được chọn để hạ giàn khoan cho thấy Trung Quốc đã tính toán rất kỹ. Giàn khoan HD 981 được hạ cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, cách ranh giới ngoài của vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là 81 hải lý. Chiểu theo quy định của Công ước, rõ ràng giàn khoan của Trung Quốc nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo đúng quy định của Công ước", ông Trục nói.
Trước tình thế này, ông Trục cho rằng: cần thiết phải có những phản ứng ngoại giao mạnh mẽ hơn nữa, bằng Công hàm chính thức gửi cho phía Trung Quốc, cũng như gửi lưu chiểu cho các tổ chức quốc tế.
"Không thể dừng lại ở tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao. Công hàm có những lời lẽ phân tích đầy đủ, chính xác, tránh những câu có tính nguyên tắc, chung chung, vì sẽ khó thuyết phục", ông Trục nhấn mạnh.
Học giả quốc tế cũng phản ứng
Học giả Trung Quốc Lý Lệnh Hoa, người từng đưa ra quan điểm phản bác “đường lưỡi bò” hay “đường chin đoạn” mà Trung Quốc tuyên bố phi lý ở biển Đông, đã viết trên blog cá nhân của ông trên mạng Sina rằng Trung Quốc nên tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982.
Tờ Tuổi trẻ đưa tin, vị học giả này cũng từng trả lời với thời báo Hoàn Cầu rằng Trung Quốc là một trong các nước ký kết Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 thì nên tuân theo điều thứ 74 và 83 của công ước này, phải tôn trọng chủ trương thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các nước ven biển xung quanh.
Ông khẳng định nội dung liên quan đến vấn đề này ông thường xuyên viết trên blog của mình trong thời gian gần đây, ông hi vọng phóng viên của Thời báo Hoàn Cầu nên xem qua.
Học giả Lý Lệnh Hoa, cựu thành viên Trung tâm Tin tức hải dương Trung Quốc, từng khẳng định Trung Quốc không có bất kỳ căn cứ nào để xác định "đường chín đoạn" là đường biên giới quốc gia của mình. Ông Lý cũng từng nhận định các học giả và phương tiện truyền thông của Trung Quốc đã góp phần không nhỏ vào việc kích động người dân về vấn đề biển Đông, trong khi không đưa ra được căn cứ cụ thể để chứng minh những tuyên bố phi lý của Trung Quốc ở biển Đông là đúng.
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 6/5 cũng lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ việc Trung Quốc đưa giàn khoan dầu khí nước sâu khổng lồ Hải dương 981 (HD 981) vào vùng biển thuộc chủ quyển Việt Nam.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki tuyên bố: “Với lịch sử căng thẳng gần đây ở Biển Đông, việc Trung Quốc quyết định vận hành giàn khoan dầu trong vùng biển tranh chấp là khiêu khích và không có tác dụng duy trì hòa bình, cũng như ổn định trong khu vực”.
Giới quan sát quốc tế nhận định rằng, một trong những mục đích của động thái khiêu khích này của Bắc Kinh là nhằm gửi tín hiệu thách thức đến Washington.
Bên cạnh đó, giới quan sát cũng cho rằng, có thể động thái này còn nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của dư luận Trung Quốc đối với hành vi khủng bố liên tiếp xảy ra trong mấy tháng gần đây ở nhà ga Côn Minh và nhà ga phía Nam thành phố Urumqi, thủ phủ khu tự trị Tân Cương.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc thường xuyên tổ chức tuần tra trái phép ở Biển Đông nhằm khẳng định cái gọi là “chủ quyền” của Bắc Kinh ở khu vực, nhưng chủ yếu là liên quan đến các hoạt động tuần duyên và bảo vệ dân sự hàng hải chứ không phải là hải quân.
Tuy nhiên, theo chuyên gia Biển Đông Ian Storey ở Viện nghiên cứu chiến lược Singapore, việc đưa một giàn khoan khổng lồ vào vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia khác là một sự leo thang đáng kể của Bắc Kinh trong cuộc tranh chấp.
Nguồn Baodatviet

Tình hình Biển Đông: Trung Quốc cố tình vu cáo Việt Nam

Phía Trung Quốc cố tình vu cáo, đổ lỗi cho Việt Nam cũng như nhắc lại lập trường cái gọi là "chủ quyền" ở Biển Đông.
Trung Quốc không giải thích được lý do đưa 80 tàu ra giàn khoan
Chiều 8/5, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tổ chức cuộc họp báo nhằm biện minh cho việc đưa giàn khoan HD981 hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Cùng với việc nhắc lại lập trường về cái gọi là “chủ quyền” của Trung Quốc ở Biển Đông, đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng bày tỏ tin tưởng Việt Nam và Trung Quốc sẽ giải quyết được vấn đề hiện nay thông qua "đối thoại".
Phía Trung Quốc cố tình vu cáo, đổ lỗi cho Việt Nam cũng như nhắc lại lập trường cái gọi là "chủ quyền" ở Biển Đông. Đây là nội dung chiếm thời lượng lớn của buổi họp báo, nhưng lại không phải là nội dung mà phóng viên báo giới quan tâm. Những vấn đề mà phóng viên quan tâm và đặt câu hỏi nhiều nhất thì phía Trung Quốc lại không thể trả lời, hoặc trả lời không thỏa đáng.
Cụ thể, phía Trung Quốc không đưa ra được hình ảnh nào làm bằng chứng chứng minh cho chỉ trích của nước này về việc “tàu Việt Nam quấy nhiễu tàu Trung Quốc”.
Tàu Trung Quốc phun vòi rồng tấn công các tàu của Việt Nam gần vùng biển hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981.
Mặc dù được các phóng viên hỏi đi hỏi lại nhiều lần, nhưng đại diện Bộ Ngoại giao cũng như đại diện Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) không giải thích được tại sao nước này phải điều đến hơn 80 tàu các loại để hộ tống một giàn khoan, trong khi bình thường chỉ cần 3 đến 4 tàu phục vụ là đủ.
Trước câu hỏi việc lực lượng chức năng của nước này dùng vòi rồng và cho tàu công vụ tấn công tàu Việt Nam có phải là hành vi ức hiếp thô bạo hay không và Trung Quốc đã điều bao nhiêu tàu đến khu vực giàn khoan HD981, trong đó có bao nhiêu tàu hải quân, Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc tỏ ra lúng túng, cố tình né tránh câu trả lời.
Trung Quốc ngang ngược đòi Việt Nam rút tàu mới đàm phán
Ngày 8/5, Dịch Tiên Lương, Vụ phó Vụ Biên giới và Đại dương thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hôm nay tuyên bố Trung Quốc yêu cầu Việt Nam rút tàu khỏi khu vực đặt giàn khoan HD-981.
Theo Dịch, Trung Quốc sẵn sàng giải quyết vấn đề với Việt Nam thông qua đàm phán nhưng với điều kiện Hà Nội phải cho rút các tàu về. "Chúng tôi có thể giải quyết vấn đề này một cách thích hợp. Chúng tôi có khả năng, tự tin và sự khôn ngoan để làm điều đó", Reuters dẫn lời quan chức ngoại giao cấp cao của Trung Quốc.
Dù đang xâm phạm trắng trợn chủ quyền của Việt Nam, Bắc Kinh lại cho rằng hoạt động đặt giàn khoan HD-981 được tiến hành trên khu vực nằm trong lãnh thổ Trung Quốc và đã "kiềm chế tối đa" trong việc sử dụng vòi rồng để phản ứng lại các cuộc đụng độ mà họ cho là xuất phát từ phía Việt Nam.
Dịch Tiên Lương còn biện bạch rằng các tàu của Trung Quốc hoạt động ở vùng thuộc quyền chủ quyền của Trung Quốc, bất chấp thực tế rõ ràng rằng vị trí hạ đặt của giàn khoan này nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.
Tàu chiến Trung Quốc xuất hiện tại khu vực giàn khoan HD 981
Trong khi đó , sáng 8/5, tin từ Bộ tư lệnh Cảnh sát biển cho biết, tiếp tục phát hiện thêm hai tàu tuần tiễu tấn công nhanh và tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc hoạt động tại khu vực giàn khoan HD 981 đặt trái phép trên vùng biển của Việt Nam.
Cụ thể, vào lúc 7h37, Cảnh sát biển Việt Nam phát hiện cách giàn khoan của Trung Quốc 11 hải lý có tàu tuần tiễu tấn công nhanh 753 của Trung Quốc và vào lúc 11h45 cách giàn khoan HD 981 10 hải lý, ngay trước mũi tàu CBS 8003 2,2 hải lý, cảnh sát biển tiếp tục phát hiện thêm tàu hộ vệ tên lửa 534 của Trung Quốc.
Hai tàu này thường xuyên cản trở hoạt động thực hiện nhiệm vụ của tàu CBS 8003 của Cảnh sát biển Việt Nam.
Trước đó, theo ông Ngô Ngọc Thu (phó tư lệnh/tham mưu trưởng Cảnh sát biển), lực lượng tham gia bảo vệ giàn khoan HD 981 của Trung Quốc trong các ngày 2 và 3/5 khoảng 40 tàu các loại.
Đến 12h ngày 7/5, Trung Quốc đã huy động lúc cao nhất 80 tàu các loại, trong đó có bảy tàu quân sự gồm: tàu hộ vệ tên lửa 534 và tàu tuần tiễu tên lửa tấn công nhanh số hiệu 753, cùng 33 tàu hải cảnh, hải giám, ngư chính và các tàu vận tải, tàu cá.
Ngoài ra hằng ngày còn có hàng chục tốp máy bay hoạt động trên khu vực. Một nhóm tàu cá vũ trang và tàu quân sự đã vào cách đảo Lý Sơn 50-60 hải lý.
Mỹ tiếp tục cứng rắn lên án hành vi khiêu khích của Trung Quốc
Trong cuộc họp báo dành riêng cho các phóng viên nước ngoài diễn ra sáng 9/5, (theo giờ Việt Nam) tại thủ đô Washington DC, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf đã kêu gọi Trung Quốc dừng các hành vi khiêu khích và gây căng thẳng tại Biển Đông với việc đưa giàn khoan nước sâu và hàng loạt tàu hộ vệ vào khu vực tranh chấp.
“Hành động của Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh đang xúc tiến đòi hỏi chủ quyền đối với các khu vực tranh chấp theo một cách nguy hiểm, đe doạ đến hoà bình và ổn định của khu vực", bà Harf nói. 
"Mỹ rất quan tâm đến vấn đề này vì chúng tôi tin rằng hoà bình và ổn định trong khu vực là đặc biệt quan trọng, và các đòi hỏi chủ quyền phải được giải quyết một cách hoà bình. Những nỗ lực trái với luật pháp quốc tế nhằm thay đổi thực trạng là hành động đe doạ hoà bình và an ninh khu vực”, theo bà Harf.
Khi một phóng viên Trung Quốc quy kết rằng Việt Nam đã đưa tàu ra với ý định đâm vào giàn khoan của Trung Quốc, đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ: “Việc Trung Quốc triển khai giàn khoan tại đây là một hành vi khiêu khích. Chúng tôi không muốn thấy bất kỳ bên nào có các hành động khiêu khích và trả đũa tại khu vực. Đó cũng là lý do chúng tôi cho rằng bước đi này của Trung Quốc là rất nguy hiểm.”
Báo Hong Kong: Trung Quốc nên xét lại đường lưỡi bò
Tờ báo  South China Morning Post cuối tháng 4 đăng bài bình luận của Phó giáo sư Mike Rowse thuộc đại học Trung văn Hong Kong cho rằng, lập trường của Trung Quốc không có chỗ đứng trong dư luận quốc tế. Thậm chí ngay cả những nước mà Trung Quốc coi là bạn cũng kiên quyết phản đối tuyên bố chủ quyền trên.
Theo ông, cái gọi là đường 9 đoạn (còn gọi là đường lưỡi bò) mà Trung Quốc đưa ra để đòi chủ quyền hầu hết Biển Đông không thể đứng vững trên cơ sở lịch sử và pháp lý. Ngoài ra về mặt địa lý, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa gần với Việt Nam hơn nhiều so với Trung Quốc đại lục.
Trong một bài phỏng vấn với Hoàn cầu Thời báo, học giả Lý Lệnh Hoa cũng thẳng thắn chia sẻ quan điểm rằng Bắc Kinh cần tuân thủ theo điều 74 và điều 83 của Công ước, cần tôn trọng chủ trương thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các quốc gia ven biển.
Nguồn Baodatviet

Video: Tàu chiến Trung Quốc hoạt động tại khu vực giàn khoan HD-981.

Xem Video: Tàu chiến Trung Quốc hoạt động tại khu vực giàn khoan HD-981.


Quan chức ngoại giao Trung Quốc vu cáo tàu Việt Nam cố tình đâm húc tàu Trung Quốc, đồng thời tuyên bố Trung Quốc có thể đàm phán nếu Việt Nam rút tàu.

Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng do các hành động ngang ngược và bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc, hôm qua, một quan chức Bộ Ngoại giao nước này lại đổ thêm dầu vào lửa khi vu cáo các tàu Việt Nam “cố tình đâm húc vào tàu Trung Quốc” ở khu vực giàn khoan HD-981.
Truyền thông Trung Quốc dẫn lời Yi Xianliang, Phó tổng vụ trưởng Vụ Biên giới và Đại dương thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho rằng tàu Trung Quốc đã kiềm chế tối đa, và chỉ phản ứng lại bằng vòi rồng, và rằng các tàu Trung Quốc hoạt động ở khu vực này đều là tàu dân sự.
Đây là những lời lẽ hoàn toàn sai sự thật. Trong cuộc họp báo quốc tế do Việt Nam tổ chức chiều 7/5 tại Hà Nội, ông Ngô Ngọc Thu - Phó Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam cho biết, tính đế thời điểm đó, Trung Quốc đã đưa đến hiện trường tổng cộng 80 tàu các loại để tham gia bảo vệ và phục vụ giàn khoan 981. Trong đó có 7 tàu quân sự, bao gồm tàu hộ vệ tên lửa 534 và tàu tuần tiễu tấn công nhanh và nhiều tàu khác.
Khi các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam ra ngăn chặn hành vi trái phép thì các tàu bảo vệ được sự yểm trợ của máy bay có hành động hung hăng đâm thẳng vào tàu của Việt Nam, dùng vòi rồng, súng bắn nước nhằm vào tàu của Việt Nam gây hư tàu và gây thương tích.
Cũng trong cuộc họp báo này, phía Việt Nam đã công bố một video cho thấy các tàu Trung Quốc cố ý đâm húc và tấn công tàu Việt Nam bằng vòi rồng.
Từ những lập luận vu cáo nói trên, Yi Xianliang cho biết, Trung Quốc sẵn sàng đàm phán, nhưng với điều kiện Việt Nam phải rút các tàu ra khỏi khu vực giàn khoan HD-981. Tuy nhiên, theo nhận định của The Diplomat, tạp chí uy tín về các vấn đề châu Á- Thái Bình Dương có trụ sở tại Nhật Bản, thì đề nghị này sẽ không hấp dẫn được Hà Nội, vì Trung Quốc không có dấu hiệu sẽ tự nguyện rút tàu của họ.
Hơn nữa, trong quá khứ, Trung Quốc đã từng có tiền lệ bội ước, lợi dụng thỏa thuận hai bên cùng rút để kiếm lợi cho mình.
The Diplomat dẫn chứng lại vụ việc ở bãi cạn Scarborough của Philippines. Tháng 6/2012, sau một thời gian căng thẳng, Philippines công bố thỏa thuận với Trung Quốc về việc hai bên cùng rút lực lượng. Trung Quốc xác nhận có thỏa thuận này, và tàu hai bên cùng rút đi trước khi một cơn bão lớn đổ bộ. Tuy nhiên, sau đó, tàu Trung Quốc đã quay lại và hiện diện thường xuyên ở khu vực. Lực lượng Trung Quốc còn cắt đứt tuyến đường duy nhất dẫn vào vùng nước bên trong bãi cạn để kiểm soát hoàn toàn việc ra vào ở đây.
Nguồn Soha

Đây là bước lấn tới của Trung Quốc, một hành vi “xâm lược mềm”

Việt Nam là khu vực mắt xích địa chính trị quan trọng trong khu vực. Trong khi đó, âm mưu của Trung Quốc  là hạ đặt giàn khoan, từ từ "nuốt" toàn bộ khu vực Biển Đông, để tiếp tục lấn qua Malacca, sang Ấn Độ Dương. Nhưng 90 triệu dân Việt Nam sẽ không chịu ngồi im nhìn Trung Quốc lộng hành - Trung tướng Nguyễn Quốc Thước - nguyên Tư lệnh Quân khu IV - bày tỏ kiên quyết. 
Thưa ông, ông đánh giá thế nào về những phản ứng của Việt Nam trong những ngày qua về hành vi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD981 tại vùng biển thuộc chủ quyền của ta?
Ta kiên quyết, nhưng tránh bị khiêu khích, châm ngòi.
- Trước hết, cần khẳng định rằng, đây không phải là hành vi đơn lẻ, thuần túy về mặt kinh tế, mà là âm mưu độc chiếm của Trung Quốc (TQ) nhằm "nuốt" khu vực trọng điểm của Biển Đông, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (VN), nhằm mở đường vượt Malacca sang Ấn Độ Dương.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước.
Đây là một bước lấn tới của TQ, một hành vi "xâm lược mềm". Nhà nước ta đã phản ứng kịp thời, nhưng theo tôi cần quyết liệt hơn nữa. Người dân rất hoan nghênh chủ trương ứng phó của lực lượng thực thi pháp luật của ta. Dù TQ dùng vòi rồng phun, cố ý đâm vào tàu của ta, nhưng chúng ta không khuất phục, họ dùng vũ lực, ta phải tự bảo vệ. Cấp độ họ sử dụng như thế nào để tấn công ta, ta phải dùng cấp độ tương ứng để tự vệ.
Trên bình diện quốc tế, chúng ta cũng phản ứng nhanh, kịp thời thông báo cho các nước ASEAN và các nước liên quan khác quan tâm và có lợi ích ở khu vực Biển Đông. Như lời ông Trần Duy Hải - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia - rằng, Bộ Ngoại giao hầu hết các nước đều bày tỏ lo ngại trước các hành vi của TQ.
Lần đầu tiên, Mỹ công khai tuyên bố rất nhanh, chỉ trích TQ khiêu khích ở Biển Đông, bất lợi đối với hòa bình và ổn định trong khu vực. Bên cạnh đó, tôi cho rằng ta nên tận dụng những ý kiến thiện chí của giới học giả TQ, nhân dân TQ. Nhân dân TQ không tìm cách gây chiến với VN.
Thậm chí, trong hai cuộc kháng chiến, nhân dân TQ yêu chuộng hòa bình còn đóng góp công sức cho VN khá nhiều. Như vậy, hành vi lần này của TQ khác nào phủ định hoàn toàn những đóng góp trước đây của họ?
90 triệu dân Việt Nam không ngồi im nhìn Trung Quốc lộng hành
Với những ngư dân gặp khó khăn trực tiếp trên ngư trường đánh bắt truyền thống thì sao, thưa ông? Có cách nào để giúp họ?
- Lần này, chúng ta không có điểm lùi nữa. 90 triệu dân VN sẽ không ngồi im nhìn TQ lộng hành. 90 triệu dân phải có tiếng nói, các tổ chức chính trị xã hội cũng phải lên tiếng, bày tỏ tiếng nói.
Các nhà khoa học, lịch sử, kinh tế, tôn giáo, tất cả người dân có lòng yêu nước phải đấu tranh với hành động xâm phạm của TQ. Ở đây cần phân biệt rằng, chúng ta chống những hành vi sai trái của TQ, chứ không chống TQ.
Chúng ta không bao giờ chống TQ, cũng như bất kỳ nước nào. Họ sinh sự thì ta có hành động đáp trả với cấp độ tương đương để bảo vệ chủ quyền.
Cả nước phải dồn cho ngư dân ra bám biển, bám ngư trường. 90 triệu dân hướng ra biển bảo vệ 1 triệu kilômét vuông biển. Ngư dân không chỉ làm ăn kinh tế, mà còn có vai trò quan trọng trong việc giữ biển. Do vậy, ta phải dồn sức để động viên, khích lệ và bảo vệ họ.
Nhiều người nói đến những vụ kiện pháp lý, giống như việc Philippines kiện TQ?
- Vụ kiện pháp lý như thế nào thì phải để các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách quyết định. Philippines có cách làm của họ, quan hệ của Philippines với TQ khác ta. Nếu ta đã quyết làm, thì phải làm bằng được, không được đổ vỡ.
Ông tiên đoán thế nào về hành vi tiếp theo của TQ. Liệu họ có rút giàn khoan về?
- Để TQ rút giàn khoan không phải là điều dễ dàng. Hiện tình hình rất căng thẳng, nhưng hai bên vẫn đang kiềm chế. Có thể vẫn sẽ xảy ra xung đột, nhưng tôi cho rằng TQ không dại gì mà gây chiến tranh, chỉ dùng thủ đoạn "xâm lược mềm", ta cần tránh rơi vào bẫy "bất chiến tự nhiên thành" - không đánh mà vẫn chiếm được - của TQ.
Nhưng chúng ta kiên quyết giữ trọn vẹn lãnh thổ, với tinh thần không đổ máu vô ích. Còn việc TQ cứ lì lợm, ngoan cố đóng tại Biển Đông, họ chắc chắn sẽ chịu sự cô lập trong cộng đồng thế giới, điều mà người dân TQ hoàn toàn không mong muốn.
- Xin cảm ơn ông!
Nguồn Bao laodong
Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang