Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2014

Video: Tàu chiến Trung Quốc hoạt động tại khu vực giàn khoan HD-981.

Xem Video: Tàu chiến Trung Quốc hoạt động tại khu vực giàn khoan HD-981.


Quan chức ngoại giao Trung Quốc vu cáo tàu Việt Nam cố tình đâm húc tàu Trung Quốc, đồng thời tuyên bố Trung Quốc có thể đàm phán nếu Việt Nam rút tàu.

Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng do các hành động ngang ngược và bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc, hôm qua, một quan chức Bộ Ngoại giao nước này lại đổ thêm dầu vào lửa khi vu cáo các tàu Việt Nam “cố tình đâm húc vào tàu Trung Quốc” ở khu vực giàn khoan HD-981.
Truyền thông Trung Quốc dẫn lời Yi Xianliang, Phó tổng vụ trưởng Vụ Biên giới và Đại dương thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho rằng tàu Trung Quốc đã kiềm chế tối đa, và chỉ phản ứng lại bằng vòi rồng, và rằng các tàu Trung Quốc hoạt động ở khu vực này đều là tàu dân sự.
Đây là những lời lẽ hoàn toàn sai sự thật. Trong cuộc họp báo quốc tế do Việt Nam tổ chức chiều 7/5 tại Hà Nội, ông Ngô Ngọc Thu - Phó Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam cho biết, tính đế thời điểm đó, Trung Quốc đã đưa đến hiện trường tổng cộng 80 tàu các loại để tham gia bảo vệ và phục vụ giàn khoan 981. Trong đó có 7 tàu quân sự, bao gồm tàu hộ vệ tên lửa 534 và tàu tuần tiễu tấn công nhanh và nhiều tàu khác.
Khi các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam ra ngăn chặn hành vi trái phép thì các tàu bảo vệ được sự yểm trợ của máy bay có hành động hung hăng đâm thẳng vào tàu của Việt Nam, dùng vòi rồng, súng bắn nước nhằm vào tàu của Việt Nam gây hư tàu và gây thương tích.
Cũng trong cuộc họp báo này, phía Việt Nam đã công bố một video cho thấy các tàu Trung Quốc cố ý đâm húc và tấn công tàu Việt Nam bằng vòi rồng.
Từ những lập luận vu cáo nói trên, Yi Xianliang cho biết, Trung Quốc sẵn sàng đàm phán, nhưng với điều kiện Việt Nam phải rút các tàu ra khỏi khu vực giàn khoan HD-981. Tuy nhiên, theo nhận định của The Diplomat, tạp chí uy tín về các vấn đề châu Á- Thái Bình Dương có trụ sở tại Nhật Bản, thì đề nghị này sẽ không hấp dẫn được Hà Nội, vì Trung Quốc không có dấu hiệu sẽ tự nguyện rút tàu của họ.
Hơn nữa, trong quá khứ, Trung Quốc đã từng có tiền lệ bội ước, lợi dụng thỏa thuận hai bên cùng rút để kiếm lợi cho mình.
The Diplomat dẫn chứng lại vụ việc ở bãi cạn Scarborough của Philippines. Tháng 6/2012, sau một thời gian căng thẳng, Philippines công bố thỏa thuận với Trung Quốc về việc hai bên cùng rút lực lượng. Trung Quốc xác nhận có thỏa thuận này, và tàu hai bên cùng rút đi trước khi một cơn bão lớn đổ bộ. Tuy nhiên, sau đó, tàu Trung Quốc đã quay lại và hiện diện thường xuyên ở khu vực. Lực lượng Trung Quốc còn cắt đứt tuyến đường duy nhất dẫn vào vùng nước bên trong bãi cạn để kiểm soát hoàn toàn việc ra vào ở đây.
Nguồn Soha

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)

Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang