Cuộc "cách mạng hoa sen" đang làm điên đầu giới chiến lược Mỹ, vì rất có thể, họ sẽ gặp phải Iran thứ 2.
Yếu tố Mỹ trong quân đội Ai Cập
Về bản chất, quân đội Ai Cập được xây dựng trên nền tảng trang thiết bị của Mỹ, từ xe tăng đến tên lửa, súng ống, thiết bị điện tử, thiết bị an ninh đều được các công ty Mỹ chuyển giao hằng năm.
Điều này là một phần trong hiệp định được ký tại trại David năm 1979. Khi đó, chính quyền của Tổng thống Jimmy Carter cam kết cung cấp viện trợ quân sự cho Ai Cập và Israel. Đổi lại, hai quốc gia này sẽ duy trì hòa bình với nhau theo cách Mỹ muốn. Đồng thời, Mỹ được phép triển khai các hoạt động theo cách có lợi nhất tại hai nước.
Thực tế cho thấy, việc duy trì hòa bình giữa Ai Cập và đồng minh Israel có vai trò quan trọng trong chiến lược an ninh của Mỹ tại Trung Đông. Hòa bình giữa hai nước là nền tảng để quân đội Mỹ duy trì cái thế “cửa trên” và sự hiện diện tại kênh đào Suez và không phận Ai Cập.
Từ 1979, 2 quốc gia này đều nhận được khoản viện trợ quân sự trị giá 1,3 tỷ USD. Đây là nguồn cung chính duy trì sức mạnh cho quân đội Ai Cập trong thời gian qua.
Ngoài ra, còn phải kể đến những hợp đồng bán hàng vượt trên mức viện trợ nói trên, cuối năm 2010. Theo đó, Lầu Năm Góc đã công bố hợp đồng nâng cấp tàu khu trục cho Ai Cập trị giá 210 triệu USD, hợp đồng trị giá 1,4 triệu USD đào tạo sỹ quan quân đội Ai Cập tại Mỹ.
Theo tài liệu được Wikileaks tiết lộ, năm 2009, trong cuộc họp giữa một vị tướng Mỹ và người đồng nhiệm Ai Cập, các thỏa thuận ngầm cũng được xúc tiến, ở đó, có một danh sách mật những nhân vật của Ai Cập có thể gây ảnh hưởng đến mối quan hệ này.
Cựu tổng thống Mubarak, người được cho là có mối quan hệ thân mật với Washington đã phải từ chức dưới sức ép biểu tình của người dân Ai Cập. Mỹ đang hy vọng, quân đội Ai Cập là lực lượng nòng cốt duy trì an ninh, cộng với mối quan hệ quân sự chặt chẽ với Mỹ sẽ xúc tiến việc thành lập một chính phủ ổn định có những nhân vật thân Mỹ.
Tuy nhiên, Mỹ sẽ làm gì nếu như các nhân vật không ưa Mỹ lên nắm quyền tại Ai Cập, với chính phủ mới nhấn mạnh đến vấn đề chính sách quốc gia tự chủ.
Ai cập là Iran thứ 2?
Nếu tình hình bất ổn tại Ai Cập tiếp tục leo thang theo chiều hướng bất lợi cho Mỹ, có thể vấn đề viện trợ quân sự cho Cairo sẽ được đặt lên bàn đàm phán để gây áp lực. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, bất kỳ sự kêu gọi cắt giảm viện trợ nào sẽ phản tác dụng ngay lập tức. Đó sẽ là một ảnh hưởng rất lớn với chiến lược “củ cà rốt quân sự” truyền thống của Mỹ.
Năm 1972, trong chuyến thăm của tổng thống Nixon đến Iran, 2 bên đã xúc tiến quan hệ đồng minh thân cận, giúp Mỹ kiềm tỏa Liên Xô. Đổi lại, Iran nhận viện trợ gồm máy bay F-14 Tomcat cùng với vũ khí và thiết bị đi kèm để nâng cao sức mạnh quốc phòng.
Tuy nhiên, sau khi vua Shah bị truất ngôi (năm 1979), mối quan hệ đồng minh giữa hai bên nhanh chóng sụp đổ. Sự kiện trở thành vết đen trong quan hệ 2 bên. Ngày nay, từ đồng minh Iran trở thành “kẻ thù” số 1 của Mỹ. Vì vậy, Mỹ đang lo ngại Ai Cập thời hậu Mubarak sẽ không nằm trong các toan tính của Mỹ.
Cơ quan nghiên cứu dịch vụ của Quốc hội Mỹ đánh giá, nếu từ chối các hợp đồng mới sẽ làm giảm kho dự trữ khổng lồ vũ khí Mỹ mà Ai Cập đã tích lũy từ Mỹ trong nhiều năm qua. Trong số đó, phải kể đến hợp đồng nâng cấp tàu khu trục nhỏ trị giá 210 triệu USD. Các tàu này không thể hoạt động kéo dài hơn nữa mà không có hoạt động nâng cấp.
Ai Cập đã từng cắt giảm kho vũ khí của Liên Xô để nhường chỗ cho vũ khí của Mỹ và từ đó họ đã phụ thuộc vào nguồn cung này. Đây có thể và con bài giúp Mỹ mặc cả khi vấn để Ai Cập trở nên khó kiểm soát.
Thế nhưng, thắt chặt viện trợ quân sự để tạo áp lực lên quân đội Ai Cập, bằng cách cắt tỉa các chương trình đào tạo và hỗ trợ hậu cần sẽ là con dao 2 lưỡi, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Mỹ tại khu vực. Bài học về trường hợp của F-14 Tomcat cho Iran đến nay còn nguyên giá trị.
Kiềm tỏa các nỗ lực để mua vũ khí từ Trung Quốc và Nga có thể dẫn đến một Iran thứ 2. Trong quá khứ, khi Mỹ gia tăng lệnh cấm vận với Tehran, quốc gia hồi giáo này đã tự lực phát triển vũ khí, trở thành một mối đe dọa không nhỏ với Mỹ.
Một vấn đề cần phải lưu tâm là sau khi Israel tuyên bố độc lập năm 1948, từ đó đến cuối những năm 1970, Ai Cập và Israel là kẻ thù không đội trời chung. Hai bên chỉ chịu ngồi vào bàn đàm phán dưới sức ép của Mỹ. Hòa bình được duy trì từ đó cho đến nay dưới áp lực của các khoản viện trợ quân sự hàng năm. Nếu cán cân của Mỹ áp lên 2 nước bị chao đảo, Ai Cập và Israel có thể gây hấn trở lại với nhau.
Do đó, Mỹ không nên vội vàng với Ai Cập để đảm bảo không có thêm một Iran ở khu vực.
Yếu tố Mỹ trong quân đội Ai Cập
Về bản chất, quân đội Ai Cập được xây dựng trên nền tảng trang thiết bị của Mỹ, từ xe tăng đến tên lửa, súng ống, thiết bị điện tử, thiết bị an ninh đều được các công ty Mỹ chuyển giao hằng năm.
Điều này là một phần trong hiệp định được ký tại trại David năm 1979. Khi đó, chính quyền của Tổng thống Jimmy Carter cam kết cung cấp viện trợ quân sự cho Ai Cập và Israel. Đổi lại, hai quốc gia này sẽ duy trì hòa bình với nhau theo cách Mỹ muốn. Đồng thời, Mỹ được phép triển khai các hoạt động theo cách có lợi nhất tại hai nước.
Thực tế cho thấy, việc duy trì hòa bình giữa Ai Cập và đồng minh Israel có vai trò quan trọng trong chiến lược an ninh của Mỹ tại Trung Đông. Hòa bình giữa hai nước là nền tảng để quân đội Mỹ duy trì cái thế “cửa trên” và sự hiện diện tại kênh đào Suez và không phận Ai Cập.
Từ 1979, 2 quốc gia này đều nhận được khoản viện trợ quân sự trị giá 1,3 tỷ USD. Đây là nguồn cung chính duy trì sức mạnh cho quân đội Ai Cập trong thời gian qua.
Ngoài ra, còn phải kể đến những hợp đồng bán hàng vượt trên mức viện trợ nói trên, cuối năm 2010. Theo đó, Lầu Năm Góc đã công bố hợp đồng nâng cấp tàu khu trục cho Ai Cập trị giá 210 triệu USD, hợp đồng trị giá 1,4 triệu USD đào tạo sỹ quan quân đội Ai Cập tại Mỹ.
Theo tài liệu được Wikileaks tiết lộ, năm 2009, trong cuộc họp giữa một vị tướng Mỹ và người đồng nhiệm Ai Cập, các thỏa thuận ngầm cũng được xúc tiến, ở đó, có một danh sách mật những nhân vật của Ai Cập có thể gây ảnh hưởng đến mối quan hệ này.
Cựu tổng thống Mubarak, người được cho là có mối quan hệ thân mật với Washington đã phải từ chức dưới sức ép biểu tình của người dân Ai Cập. Mỹ đang hy vọng, quân đội Ai Cập là lực lượng nòng cốt duy trì an ninh, cộng với mối quan hệ quân sự chặt chẽ với Mỹ sẽ xúc tiến việc thành lập một chính phủ ổn định có những nhân vật thân Mỹ.
Tuy nhiên, Mỹ sẽ làm gì nếu như các nhân vật không ưa Mỹ lên nắm quyền tại Ai Cập, với chính phủ mới nhấn mạnh đến vấn đề chính sách quốc gia tự chủ.
Ai cập là Iran thứ 2?
Nếu tình hình bất ổn tại Ai Cập tiếp tục leo thang theo chiều hướng bất lợi cho Mỹ, có thể vấn đề viện trợ quân sự cho Cairo sẽ được đặt lên bàn đàm phán để gây áp lực. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, bất kỳ sự kêu gọi cắt giảm viện trợ nào sẽ phản tác dụng ngay lập tức. Đó sẽ là một ảnh hưởng rất lớn với chiến lược “củ cà rốt quân sự” truyền thống của Mỹ.
Năm 1972, trong chuyến thăm của tổng thống Nixon đến Iran, 2 bên đã xúc tiến quan hệ đồng minh thân cận, giúp Mỹ kiềm tỏa Liên Xô. Đổi lại, Iran nhận viện trợ gồm máy bay F-14 Tomcat cùng với vũ khí và thiết bị đi kèm để nâng cao sức mạnh quốc phòng.
Tuy nhiên, sau khi vua Shah bị truất ngôi (năm 1979), mối quan hệ đồng minh giữa hai bên nhanh chóng sụp đổ. Sự kiện trở thành vết đen trong quan hệ 2 bên. Ngày nay, từ đồng minh Iran trở thành “kẻ thù” số 1 của Mỹ. Vì vậy, Mỹ đang lo ngại Ai Cập thời hậu Mubarak sẽ không nằm trong các toan tính của Mỹ.
Cơn ác mộng từ cuộc Cách mạng Hồi giáo lật đổ chính quyền thân Mỹ ở Iran năm 1979 đang ám ảnh giới cầm quyền Washington khi xảy ra biến động ở Ai Cập. |
Ai Cập đã từng cắt giảm kho vũ khí của Liên Xô để nhường chỗ cho vũ khí của Mỹ và từ đó họ đã phụ thuộc vào nguồn cung này. Đây có thể và con bài giúp Mỹ mặc cả khi vấn để Ai Cập trở nên khó kiểm soát.
Thế nhưng, thắt chặt viện trợ quân sự để tạo áp lực lên quân đội Ai Cập, bằng cách cắt tỉa các chương trình đào tạo và hỗ trợ hậu cần sẽ là con dao 2 lưỡi, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Mỹ tại khu vực. Bài học về trường hợp của F-14 Tomcat cho Iran đến nay còn nguyên giá trị.
Kiềm tỏa các nỗ lực để mua vũ khí từ Trung Quốc và Nga có thể dẫn đến một Iran thứ 2. Trong quá khứ, khi Mỹ gia tăng lệnh cấm vận với Tehran, quốc gia hồi giáo này đã tự lực phát triển vũ khí, trở thành một mối đe dọa không nhỏ với Mỹ.
Một vấn đề cần phải lưu tâm là sau khi Israel tuyên bố độc lập năm 1948, từ đó đến cuối những năm 1970, Ai Cập và Israel là kẻ thù không đội trời chung. Hai bên chỉ chịu ngồi vào bàn đàm phán dưới sức ép của Mỹ. Hòa bình được duy trì từ đó cho đến nay dưới áp lực của các khoản viện trợ quân sự hàng năm. Nếu cán cân của Mỹ áp lên 2 nước bị chao đảo, Ai Cập và Israel có thể gây hấn trở lại với nhau.
Do đó, Mỹ không nên vội vàng với Ai Cập để đảm bảo không có thêm một Iran ở khu vực.