Khi mà sự vui mừng của giới am hiểu chuyên môn lắng xuống và sự dửng dưng, dè bỉu của vài người đã không còn dấu vết trong sự kiện Việt Nam chế tạo thành công UAV thì giờ là lúc những tinh hoa dân tộc Việt tự vấn mình: Khi nào chúng ta có những quả bom thông minh biết bay, khi nào chúng ta có tên lửa hành trình để bảo vệ vững chắc Tổ quốc thân yêu?
Việt Nam chế tạo hay “lắp ráp” thành công UAV?
Phần cứng của UAV thì không khó nhưng bộ óc của UAV mới khó, mới mang tính quyết định. Những bộ óc của UAV giống như những bài toán khó. UAV càng hiện đại, tiên tiến bao nhiêu có nghĩa là những bài toán càng khó bấy nhiêu. Tạo ra được những bộ óc của UAV, tức là giải ra được những bài toán khó này, điều mà không phải ai cũng giải ra được.
Đâu phải khi thuộc các công thức toán học là giải được các bài tập toán, nếu vậy thế giới chẳng có khái niệm “học sinh giỏi toán”, nếu vậy thì chẳng đến giờ, Giáo sư Ngô Bảo Châu mới đoạt giải toán học Fields …
Cho nên, đâu phải cứ có các linh kiện điện tử tinh vi hiện đại là lắp ráp được UAV, nếu vậy thế giới này các quốc gia chế tạo được UAV không chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Nói như vậy để chứng tỏ một điều, “chỉ có thuyền mới hiểu biển mênh mông nhường nào”, còn những kẻ “ngoại đạo” thì dửng dưng, mai mỉa, là cũng là dễ hiểu.
Vấn đề là Việt Nam đã bước vào câu lạc bộ các quốc gia chế tạo được UAV bằng chính bộ óc thông minh của mình, bất chấp sự phát triển chưa cao của nền kinh tế.
5 mẫu máy bay do các nhà khoa học, các kỹ sư thuộc Viện Công nghệ không gian – HTI thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chế tạo thành công (và những mẫu UAV bí mật khác được những nhà khoa học thầm lặng khác nghiên cứu chế tạo) khiến các chuyên gia quân sự, bộ tham mưu QĐNDVN có quyền mơ tới và vạch ra những định hướng sử dụng lực lượng, chiến thuật mới theo cách Việt Nam.
Tương lai nào cho “UAV made in Vietnam”?
UAV khác với tên lửa hành trình, tên lửa điều khiển hay bom thông minh ở chỗ chúng (UAV) được sử dụng nhiều lần.
Những quốc gia có nền khoa học công nghệ cao không sử dụng UAV để làm các nhiệm vụ của tên lửa hay bom thông minh (cảm tử) bởi lẽ tốc độ của UAV chậm nếu mang khối thuốc nổ lớn thì càng chậm thêm nên dễ bị đánh chặn, phát hiện và tiêu diệt.
UAV với lợi thế nhỏ gọn, trang bị các phương tiện nghe nhìn hiện đại sẽ rất lợi thế để trinh sát sâu trong vùng địch. Và, khi bộ óc của UAV “gần giống với người hơn” thì việc trang bị vũ khí tấn công trên đó sẽ hết sức lợi hại. Chính vì vậy, tất yếu, họ có một nghệ thuật sử dụng lực lượng khác và một lối đánh khác Việt Nam là thế.
Với Việt Nam, chẳng hạn như mẫu AV.UAV.S4: Chiều dài 4,20m; sải cánh 5,0m; khối lượng tối đa 170kg; khối lượng tải có ích 50kg; bán kính hoạt động 100km; trần bay 3000m; tốc độ lớn nhất 180km/h…
Nếu sử dụng như một quả tên lửa hành trình hay điều khiển có phần chiến đấu 50kg TNT và với tốc độ 180km/h để độc lập tấn công một mục tiêu xa hơn 100km thì đúng là một ý tưởng tồi. Nhưng, trong một thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thì ý tưởng đó không tồi. Khi công nghệ lạc hậu của UAV không thể thì chiến thuật có thể.
Tất nhiên đó chỉ là trước mắt, nếu về lâu dài chúng ta cứ bám vào ý tưởng đó thì thất bại, không thể lấy ý chí anh hùng đối đầu mãi với đạn bom.
UAV và những vũ khí công nghệ cao, nguy hiểm, lợi hại hay không, không phải là sức công phá của nó mà chính là “bộ óc” của nó thông minh cỡ nào.
Chẳng hạn loại tên lửa Kh-35 mà Nga-Việt Nam hợp tác sản xuất, có 3 hạn chế: tầm bắn gần (130 km); tốc độ cận âm và hệ thống điều khiển tên lửa chưa cho phép tên lửa có khả năng tấn công các mục tiêu trên bờ biển và vào sâu trong đất liền. Nhưng tên lửa diệt hạm X-35 có một đặc điểm là nó cho phép cải tiến nâng cấp không giới hạn, như có thể sử dụng nhiên liệu có hiệu năng cháy tốt hơn sẽ làm tăng tầm bắn của tên lửa…
Vậy chúng ta có ý tưởng cải tiến để nâng cao tầm bắn lên không? Chúng ta có thể dùng bộ óc Việt, kết hợp bộ óc Nga trong Kh-35 để biến nó thành tên lửa hành trình hay tên lửa điều khiển hay không? Việt Nam đã cải tiến, nâng cấp tầm bắn tên lửa Scud-B lên từ 550-700 km nhưng quan trọng hơn, bộ óc của nó có cải tiến được không?...
Chế tạo được UAV là phải có bộ óc thông minh, thế giới đã thán phục sự thông minh của người Do thái nên chẳng ngạc nhiên khi UAV của Ixrael thuộc loại nhất nhì thế giới. Đáng tiếc là chúng ta xuất phát trên nền tảng một nền công nghiệp còn nghèo nàn lạc hậu, nhưng nếu chúng ta biết cách “công nhận mà không cần chứng minh” để áp dụng ngay vào thực tế thì Việt Nam cũng ít nhất “giành được giải”.
Chỉ có đầu tư mạnh, đi tắt đón đầu công nghệ, dưới sự lãnh đạo của những bộ óc có tầm nhìn xa chiến lược thì vấn đề cải tiến, sản xuất vũ khí thông minh, công nghệ cao sẽ rất phù hợp với sở trường, tư chất của người Việt Nam, đặc biệt quan trọng là cải tiến vũ khí. Có gì nguy hiểm hơn khi tất cả các loại vũ khí nước ngoài trong tay đều có “trí khôn người Việt”?
Khi đó chúng ta sẽ tạo ra sự khác biệt, tạo ra sự răn đe mạnh, bí hiểm với kẻ thù.
Việt Nam chế tạo hay “lắp ráp” thành công UAV?
UAV là máy bay không người lái được tự động điều khiển theo chương trình cài sẵn hoặc được điều khiển từ xa.
Trong quân sự, theo nhiệm vụ nó được chia thành 2 loại, loại dùng trinh sát, chỉ dẫn mục tiêu và loại có mang theo vũ khí tấn công.
Một UAV phải có 2 yếu tố: Phần cứng, tức là phần để làm cho máy bay bay được trên bầu trời như động cơ, cánh quạt… và phần mềm, tức là bộ óc của UAV, đó là hệ thống kết nối các linh kiện điện tử rất phức tạp trên máy bay và trạm điều khiển từ xa.
Đâu phải khi thuộc các công thức toán học là giải được các bài tập toán, nếu vậy thế giới chẳng có khái niệm “học sinh giỏi toán”, nếu vậy thì chẳng đến giờ, Giáo sư Ngô Bảo Châu mới đoạt giải toán học Fields …
Cho nên, đâu phải cứ có các linh kiện điện tử tinh vi hiện đại là lắp ráp được UAV, nếu vậy thế giới này các quốc gia chế tạo được UAV không chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Nói như vậy để chứng tỏ một điều, “chỉ có thuyền mới hiểu biển mênh mông nhường nào”, còn những kẻ “ngoại đạo” thì dửng dưng, mai mỉa, là cũng là dễ hiểu.
Vấn đề là Việt Nam đã bước vào câu lạc bộ các quốc gia chế tạo được UAV bằng chính bộ óc thông minh của mình, bất chấp sự phát triển chưa cao của nền kinh tế.
5 mẫu máy bay do các nhà khoa học, các kỹ sư thuộc Viện Công nghệ không gian – HTI thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chế tạo thành công (và những mẫu UAV bí mật khác được những nhà khoa học thầm lặng khác nghiên cứu chế tạo) khiến các chuyên gia quân sự, bộ tham mưu QĐNDVN có quyền mơ tới và vạch ra những định hướng sử dụng lực lượng, chiến thuật mới theo cách Việt Nam.
Tương lai nào cho “UAV made in Vietnam”?
UAV khác với tên lửa hành trình, tên lửa điều khiển hay bom thông minh ở chỗ chúng (UAV) được sử dụng nhiều lần.
Những quốc gia có nền khoa học công nghệ cao không sử dụng UAV để làm các nhiệm vụ của tên lửa hay bom thông minh (cảm tử) bởi lẽ tốc độ của UAV chậm nếu mang khối thuốc nổ lớn thì càng chậm thêm nên dễ bị đánh chặn, phát hiện và tiêu diệt.
UAV với lợi thế nhỏ gọn, trang bị các phương tiện nghe nhìn hiện đại sẽ rất lợi thế để trinh sát sâu trong vùng địch. Và, khi bộ óc của UAV “gần giống với người hơn” thì việc trang bị vũ khí tấn công trên đó sẽ hết sức lợi hại. Chính vì vậy, tất yếu, họ có một nghệ thuật sử dụng lực lượng khác và một lối đánh khác Việt Nam là thế.
Với Việt Nam, chẳng hạn như mẫu AV.UAV.S4: Chiều dài 4,20m; sải cánh 5,0m; khối lượng tối đa 170kg; khối lượng tải có ích 50kg; bán kính hoạt động 100km; trần bay 3000m; tốc độ lớn nhất 180km/h…
Nếu sử dụng như một quả tên lửa hành trình hay điều khiển có phần chiến đấu 50kg TNT và với tốc độ 180km/h để độc lập tấn công một mục tiêu xa hơn 100km thì đúng là một ý tưởng tồi. Nhưng, trong một thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc thì ý tưởng đó không tồi. Khi công nghệ lạc hậu của UAV không thể thì chiến thuật có thể.
Tất nhiên đó chỉ là trước mắt, nếu về lâu dài chúng ta cứ bám vào ý tưởng đó thì thất bại, không thể lấy ý chí anh hùng đối đầu mãi với đạn bom.
UAV và những vũ khí công nghệ cao, nguy hiểm, lợi hại hay không, không phải là sức công phá của nó mà chính là “bộ óc” của nó thông minh cỡ nào.
Chẳng hạn loại tên lửa Kh-35 mà Nga-Việt Nam hợp tác sản xuất, có 3 hạn chế: tầm bắn gần (130 km); tốc độ cận âm và hệ thống điều khiển tên lửa chưa cho phép tên lửa có khả năng tấn công các mục tiêu trên bờ biển và vào sâu trong đất liền. Nhưng tên lửa diệt hạm X-35 có một đặc điểm là nó cho phép cải tiến nâng cấp không giới hạn, như có thể sử dụng nhiên liệu có hiệu năng cháy tốt hơn sẽ làm tăng tầm bắn của tên lửa…
Vậy chúng ta có ý tưởng cải tiến để nâng cao tầm bắn lên không? Chúng ta có thể dùng bộ óc Việt, kết hợp bộ óc Nga trong Kh-35 để biến nó thành tên lửa hành trình hay tên lửa điều khiển hay không? Việt Nam đã cải tiến, nâng cấp tầm bắn tên lửa Scud-B lên từ 550-700 km nhưng quan trọng hơn, bộ óc của nó có cải tiến được không?...
Chế tạo được UAV là phải có bộ óc thông minh, thế giới đã thán phục sự thông minh của người Do thái nên chẳng ngạc nhiên khi UAV của Ixrael thuộc loại nhất nhì thế giới. Đáng tiếc là chúng ta xuất phát trên nền tảng một nền công nghiệp còn nghèo nàn lạc hậu, nhưng nếu chúng ta biết cách “công nhận mà không cần chứng minh” để áp dụng ngay vào thực tế thì Việt Nam cũng ít nhất “giành được giải”.
Chỉ có đầu tư mạnh, đi tắt đón đầu công nghệ, dưới sự lãnh đạo của những bộ óc có tầm nhìn xa chiến lược thì vấn đề cải tiến, sản xuất vũ khí thông minh, công nghệ cao sẽ rất phù hợp với sở trường, tư chất của người Việt Nam, đặc biệt quan trọng là cải tiến vũ khí. Có gì nguy hiểm hơn khi tất cả các loại vũ khí nước ngoài trong tay đều có “trí khôn người Việt”?
Khi đó chúng ta sẽ tạo ra sự khác biệt, tạo ra sự răn đe mạnh, bí hiểm với kẻ thù.
Lê Ngọc Thống