"Thất vọng về việc thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế dù Đề án được xây dựng và phê duyệt nhưng đó chỉ giống như bản tập hợp nhiệm vụ, chỉ ra đầu việc chứ chưa chỉ ra làm thế nào, ai làm, tiền lấy ở đâu… Lực cản từ lợi ích nhóm đã thể hiện quá rõ ràng".
TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã chia sẻ với báo Đất Việt về Đề án tổng thể tái cấu trúc nền kinh tế sau khi kết thúc Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2013.
2. Chỉ nêu cho có
PV: - Nói như vậy là khái niệm ‘tái cấu trúc’ chỉ để nói còn việc thực hiện thế nào, có làm hay không lại không điều gì có thể can thiệp mạnh được đúng không, thưa ông?
TS Lê Đăng Doanh: - Đến thời điểm này thì đúng là như vậy. Đề án tái cấu trúc tại Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2013 đã được phân tích rằng cần phải có lộ trình. Phải làm rõ lộ trình thế nào, cái gì làm trước, cái gì làm sau, chi phí bao nhiêu chứ không thể tay không bắt giặc được.
Thế nhưng trong Đề án không nhắc gì đến chi phí và cũng không biết được đơn vị nào sẽ làm trước, đơn vị nào làm sau. Ở đây giống như bản tập hợp nhiệm vụ, chỉ ra đầu việc chứ chưa chỉ ra làm thế nào, ai làm, tiền lấy ở đâu… thì không nói.
Chính như vậy, những người đọc Đề án này đều thấy cứ như thế này chỉ nêu lên để gọi cho là đã đề cập đến việc tái cấu trúc mà thôi.
Do vậy, muốn tái cấu trúc kỳ này các chuyên gia kinh tế đã cũng xác định phải chịu đau. Không thể tất cả mọi người cùng đi ‘ăn cỗ’ cả mà phải có người, nhóm người chấp nhận chịu thua thiệt đi một chút.
PV: - Theo cá nhân ông phải làm như thế nào thì mới có thể thực hiện được tái cấu trúc nền kinh tế?
TS Lê Đăng Doanh: - Theo tôi phải có một Ủy ban tái cấu trúc do Thủ tướng hoặc ai đó đứng đầu, cứ hàng tuần họp lại đôn đốc. Nhưng hiện nay không có ai làm việc này. Vậy mà suốt ngày khắp nơi các diễn đàn ra rả nói về ‘tái nọ, tái kia’, ai cũng nói ‘tái’ mãi mà không thấy ‘chín’. Cứ như thế này không biết tái đến bao giờ.
Tôi cho rằng phải làm rõ trách nhiệm của từng người, ai phải làm cái gì, và bao giờ làm. Nếu không làm rõ sẽ hết sức khó.
PV: - Vậy người đó sẽ là ai, thưa Tiến sĩ? Như ý kiến của một chuyên gia kinh tế rằng cách xử lý công việc của chúng ta là quyết định tập thể, trách nhiệm cũng tập thể. Cứ cái gì không làm được thì đưa ra bàn. Theo ông thì sao?
TS Lê Đăng Doanh: - Tôi cũng nói rằng phải có người chịu trách nhiệm cá nhân. Nếu Chính phủ nhận ra và quyết tâm làm thì tốt còn nếu không Quốc hội phải đứng ra làm.
Về tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước thì tôi đã nói nhiều lần là cơ chế quản lý của doanh nghiệp Việt Nam rất kém, nhưng không phải là không khắc phục được.
Đi Trung Quốc, tôi được Phó thủ tướng phụ trách công nghiệp của Trung Quốc cho biết là đã áp dụng chế độ quản lý theo hiệu quả, nhưng doanh nghiệp nhà nước bên đó cũng còn rất nhiều vấn đề.
Hỏi thế làm thế nào để khắc phục thì ông ấy cho biết là yêu cầu một nhóm các nhà khoa học, các chuyên gia khảo sát và đề ra hệ tiêu chí, như phải tăng năng suất bao nhiêu, đổi mới công nghệ thế nào, lương thưởng bao nhiêu… sau đó công khai đăng lên. Ai có phương án thì gửi đến, rồi mời hội đồng nghe báo cáo, bỏ phiếu kín, người được phiếu cao nhất thì bổ nhiệm làm lãnh đạo 3 năm. Năm đầu làm không tốt thì không lên lương, năm thứ hai vẫn không làm được thì hủy hợp đồng không cho làm nữa và thay bằng người khác.
Với cách làm như thế này, Việt Nam khó mà áp dụng được vì bệnh nể nang, thành tích.
Do vậy không riêng gì cá nhân tôi mà nhiều chuyên gia kinh tế cũng không có niềm tin vào việc tái cấu trúc thành công.
TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã chia sẻ với báo Đất Việt về Đề án tổng thể tái cấu trúc nền kinh tế sau khi kết thúc Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2013.
1. Ai cũng thấy lợi ích nhóm biểu hiện rõ quá
PV: - Thưa Tiến sĩ, được biết ông vừa tham dự Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2013. Tại đây nhiều ý phát biểu khá gay gắt cho rằng Việt Nam khó mà tái cấu trúc được vì lực cản quá lớn từ nhóm lợi ích. Vậy lực cản đó biểu hiện như thế nào, thưa ông?
TS Lê Đăng Doanh: - Lực cản đã thể hiện quá rõ ở chỗ cho đến nay Đề án tái cấu trúc đã được thông qua nhưng chưa thấy làm gì cả. Mọi người đều thấy thất vọng. Ngay cả việc thực hiện tái cấu trúc ở các ngân hàng cũng rất chậm. Đầu tư công đến nay vẫn chưa có đề án. Nếu không có lực cản phải làm từ lâu chứ sao lại như vậy?
Đó là những điều mà bất cứ một người nào cũng có thể thấy và không cần phải bàn gì thêm.
Một lực cản khác rất rõ đó là bất động sản. Rất nhiều người đòi phải có gói cứu trợ. Đến khi có ý kiến nói rằng không cần phải cứu trợ thì phản đối nhao nhao lên. Trong khi đó người nông dân gặp khó khăn, hạn hán, bão lũ, đói nghèo nhưng đâu thấy có ai nói cứu trợ cho họ, mặc dù con số này rất đông.
Điển hình như các doanh nghiệp Nhà nước cho rằng phải phá sản, không thể cứu được nhưng đến nay vẫn không thấy doanh nghiệp Nhà nước nào tuyên bố phá sản.
Vinashin hứa tái cấu trúc nhưng cũng không thấy động thái tích cực. Từ năm 2008 ban tái cấu trúc hứa rằng đến năm 2013 sẽ có lãi và trả hết nợ. Thế nhưng đến nay Vinashin cũng không thấy lãi đâu.
Rồi đến Vinalines cũng vậy. Không thấy lãi đâu. Nhưng thiệt hại này ai chịu?
Từ đây có thể thấy, lợi ích nhóm chi phối rất nhiều đến công cuộc tái cấu trúc, từ khi hình thành chính sách đến việc thực hiện.
Tại sao không ra được nghị quyết về đầu tư công? Là bởi vì không ai muốn cắt giảm đi cái gì cả mặc dầu ngân sách hiện nay đang rất khó khăn.
Ngoài ra, các biểu hiện khác tinh vi hơn ví dụ như hiện tượng độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước nhưng lại không có cơ chế nào giám sát việc này.
Tất cả những điều này làm cho người ta khẳng định lợi ích nhóm đang là lực cản của công cuộc tái cấu trúc hiện nay.
PV: - Nói như vậy là khái niệm ‘tái cấu trúc’ chỉ để nói còn việc thực hiện thế nào, có làm hay không lại không điều gì có thể can thiệp mạnh được đúng không, thưa ông?
TS Lê Đăng Doanh: - Đến thời điểm này thì đúng là như vậy. Đề án tái cấu trúc tại Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2013 đã được phân tích rằng cần phải có lộ trình. Phải làm rõ lộ trình thế nào, cái gì làm trước, cái gì làm sau, chi phí bao nhiêu chứ không thể tay không bắt giặc được.
Thế nhưng trong Đề án không nhắc gì đến chi phí và cũng không biết được đơn vị nào sẽ làm trước, đơn vị nào làm sau. Ở đây giống như bản tập hợp nhiệm vụ, chỉ ra đầu việc chứ chưa chỉ ra làm thế nào, ai làm, tiền lấy ở đâu… thì không nói.
Chính như vậy, những người đọc Đề án này đều thấy cứ như thế này chỉ nêu lên để gọi cho là đã đề cập đến việc tái cấu trúc mà thôi.
Do vậy, muốn tái cấu trúc kỳ này các chuyên gia kinh tế đã cũng xác định phải chịu đau. Không thể tất cả mọi người cùng đi ‘ăn cỗ’ cả mà phải có người, nhóm người chấp nhận chịu thua thiệt đi một chút.
PV: - Theo cá nhân ông phải làm như thế nào thì mới có thể thực hiện được tái cấu trúc nền kinh tế?
TS Lê Đăng Doanh: - Theo tôi phải có một Ủy ban tái cấu trúc do Thủ tướng hoặc ai đó đứng đầu, cứ hàng tuần họp lại đôn đốc. Nhưng hiện nay không có ai làm việc này. Vậy mà suốt ngày khắp nơi các diễn đàn ra rả nói về ‘tái nọ, tái kia’, ai cũng nói ‘tái’ mãi mà không thấy ‘chín’. Cứ như thế này không biết tái đến bao giờ.
Tôi cho rằng phải làm rõ trách nhiệm của từng người, ai phải làm cái gì, và bao giờ làm. Nếu không làm rõ sẽ hết sức khó.
PV: - Vậy người đó sẽ là ai, thưa Tiến sĩ? Như ý kiến của một chuyên gia kinh tế rằng cách xử lý công việc của chúng ta là quyết định tập thể, trách nhiệm cũng tập thể. Cứ cái gì không làm được thì đưa ra bàn. Theo ông thì sao?
TS Lê Đăng Doanh: - Tôi cũng nói rằng phải có người chịu trách nhiệm cá nhân. Nếu Chính phủ nhận ra và quyết tâm làm thì tốt còn nếu không Quốc hội phải đứng ra làm.
Về tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước thì tôi đã nói nhiều lần là cơ chế quản lý của doanh nghiệp Việt Nam rất kém, nhưng không phải là không khắc phục được.
Đi Trung Quốc, tôi được Phó thủ tướng phụ trách công nghiệp của Trung Quốc cho biết là đã áp dụng chế độ quản lý theo hiệu quả, nhưng doanh nghiệp nhà nước bên đó cũng còn rất nhiều vấn đề.
Hỏi thế làm thế nào để khắc phục thì ông ấy cho biết là yêu cầu một nhóm các nhà khoa học, các chuyên gia khảo sát và đề ra hệ tiêu chí, như phải tăng năng suất bao nhiêu, đổi mới công nghệ thế nào, lương thưởng bao nhiêu… sau đó công khai đăng lên. Ai có phương án thì gửi đến, rồi mời hội đồng nghe báo cáo, bỏ phiếu kín, người được phiếu cao nhất thì bổ nhiệm làm lãnh đạo 3 năm. Năm đầu làm không tốt thì không lên lương, năm thứ hai vẫn không làm được thì hủy hợp đồng không cho làm nữa và thay bằng người khác.
Với cách làm như thế này, Việt Nam khó mà áp dụng được vì bệnh nể nang, thành tích.
Do vậy không riêng gì cá nhân tôi mà nhiều chuyên gia kinh tế cũng không có niềm tin vào việc tái cấu trúc thành công.
Nguồn Baodatviet
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)