Dấu chân người làng Bỉnh Gi đã in khắp các đảo nổi, đảo chìm của quần đảo Trường Sa. Bây giờ nếu có tổ chức một cuộc thi tìm hiểu về quần đảo Trường Sa, chắc người làng Bỉnh Gi sẽ chiếm nhiều giải cao”, ông Nguyễn Văn Đóa, trưởng thôn Bỉnh Gi hóm hỉnh nói.
Những nông dân vác đá
Mười chín năm gắn bó với sóng gió nơi biển đảo được biểu hiện rõ nét qua hình dáng của người đàn ông này. Với thân hình vạm vỡ, nước da ngăm đen, giọng nói hào sảng, anh nhớ về những ngày đầu xa gia đình, để lại vợ con để lên đường vác đá xây đảo Trường Sa.
Nhớ lại ngày lên đường, anh Bốn kể: “Mất ba ngày ba đêm trên ô tô từ Nam Định vào Cam Ranh, rồi lại mất thêm ba ngày ba đêm nữa trên chiếc tàu lênh đênh giữa muôn trùng sóng mới ra đến đảo Nam. Quen sống trên đất liền nên hầu hết những anh nông dân như chúng tôi đi xây đảo đều phải đối mặt với thử thách đầu tiên của biển cả là say sóng.
Lần đầu tiên đi biển trên chiếc tàu được Trung tá Hoàng Kiền chuẩn bị sẵn, tất cả đều say! Anh nào nhẹ thì nhào lên nhào xuống, chóng mặt quay cuồng, anh nào nặng thì nôn ra mật vàng mật xanh, nằm bệt một chỗ”, kể đến đây anh Bốn khẽ rùng mình.
Anh Bốn được phân công xây dựng ở đảo Nam Yết. Công trình ở đảo Nam Yết xây dựng thành công, anh Bốn tiếp tục được phân công đi xây dựng thêm những công trình thuộc các đảo nhỏ khác thuộc quần đảo Trường Sa. Anh Bốn niềm nở khoe:
“Trong 19 năm qua, tôi đã góp mặt ở hầu hết các công trình lớn nhỏ mà đất nước mình xây dựng ở Trường Sa. Đảo nào tôi cũng thấy có những nét đẹp riêng, để lại cho mình những kỷ niệm sâu sắc, không bao giờ quên với con người và cảnh vật nơi đây”.
Vừa nói anh Bốn vừa chỉ vào chiếc tủ đựng toàn những vỏ ốc, vỏ trai, hến, những cây san hô… của biển đảo Tổ quốc mà anh thu về từ những đợt xây công trình tại các đảo.
Cách đó không xa là nhà ông Nguyễn Văn Quyển, 62 tuổi. Ông Quyển cũng là một trong bảy người đầu tiên của làng ra xây dựng đảo Trường Sa.
Ông Quyển kể: “Thi công các công trình trọng yếu trên các tuyến đảo Trường Sa trong điều kiện khó khăn của những năm cuối thế kỷ XX thật chẳng dễ dàng gì. Nước biển mặn, lại luôn có sóng to, gió lớn gây nguy hại cho tính mạng của bộ đội, người thợ, cho độ bền của các công trình… Có những công trình đã in đậm dấu ấn bàn tay, khối óc của người xây đảo như chúng tôi. Đó là công trình mở luồng đá lớn, công trình chống xói lở, quy hoạch đảo nổi...
Bên cạnh đó còn là sự khó khăn do thiếu nước ngọt, rau xanh. Vượt lên khó khăn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, bằng tình cảm, lòng tự hào dân tộc, sự đoàn kết trong gian khó, những người thợ Bỉnh Gi cùng với lực lượng công binh đã hoàn thành nhiệm vụ
Khó khăn lớn nhất phải kể đến là về tâm lý. Khi đang quen ở cạnh gia đình, gần vợ gần con, gần bạn bè, anh em, làng xóm nay ra ngoài đảo chỉ có sóng, gió, cát và cây cối bởi vậy trong mỗi người đều có nỗi nhớ quê hương vô hạn.
Thời đó lại chưa có điện thoại di động như bây giờ, liên lạc còn gặp nhiều khó khăn nên nếu ai muốn liên lạc về cũng rất khó. Tiếp đến là thiếu thốn về nước ngọt, rau cỏ, chất tươi… có khi cả tháng trời phải ăn đồ hộp. Những lúc đó bảy anh em lại quây quần bên nhau để động viên nhau vượt qua gian khó”.
Ông Quyển nói tiếp câu chuyện: “Tuy anh em ngoài đảo thiếu thốn nước ngọt là thế, nhiều khi khát nhưng cũng không dám uống nhiều. Vì công trình xây dựng Tổ quốc nên nhiều khi anh em mỗi người nhịn uống đi một cốc nước để lấy nước ngọt trộn hồ xây do không dùng nước biển mặn được.
Chờ đến khi trời mưa thì dầm mình tắm cho thỏa thích nhưng có đợt mưa to quá, những bờ tường mới xây che chỉ được một phần, phần còn lại mưa tróc hết vữa, sợ không đủ vật liệu làm, anh em bộ đội, cán bộ chỉ huy và thợ cùng đứng ngây ra khóc”.
Cả làng hướng về Trường Sa
Sau chuyến đi xây đảo đầu tiên của những thợ nông dân làng Bỉnh Gi, cho đến nay, đã có hàng trăm người tham gia xây dựng trên các hải đảo của quần đảo Trường Sa. Có những người vì lý do sức khỏe nên chỉ đi dăm ba tháng, người nhiều đi mười mấy năm trời, về quê một thời gian rồi đi tiếp... Không chỉ làm thợ xây, Bỉnh Gi còn góp cả thợ sắt, thợ mạ, thợ mộc, công nhân phá đá, vận chuyển đá từ đất liền xuống tàu...
Ông Đóa cho biết: “Tính ra trong 20 năm nay, số người trong làng đi xây đảo Trường Sa lên đến gần 3000 lượt người. Gia đình nào cũng có người đi tham gia xây dựng đảo, có nhà liền một lúc đi đến 3, 4 người. Cứ ăn Tết xong, những người vợ, người mẹ lại chuẩn bị đồ đạc đưa chồng con lên đường ra ngoài đảo xa rồi cuối năm lại hồ hởi đón họ trở về”.
Có lẽ vì thế, không chỉ những người đi ra đảo mà cả những người ở nhà cũng có thể kể làu làu những hòn đảo lớn nhỏ thuộc quần đảo Trường Sa như: Đá Đông, Đá Lát, Thuyền Chài, Tiên Nữ, Đá Lớn, Nam Yết, Phan Vinh, Sinh Tồn…
Trước đây, nhà anh Bốn nghèo lắm, nhưng từ khi có công việc xây dựng trên đảo ổn định, kinh tế gia đình anh đã trở nên khá giả. Hai người con gái đầu của anh đều tốt nghiệp đại học, con gái thứ ba cũng đang chuẩn bị bước chân vào giảng đường.
Những tổ trưởng như anh Cần, anh Bốn, anh Hương vẫn thường xuyên về làng lấy thêm người đi xây dựng trên các đảo. Và những người con Bỉnh Gi hết lớp này đến lớp khác lại khăn gói lên đường đi kiến thiết cơ sở hạ tầng cho Trường Sa.
Những nông dân vác đá
Làng Bỉnh Gi thuộc xã Giao Thịnh (Giao Thủy, Nam Định). Sở dĩ đây được gọi là “Làng xây đảo Trường Sa” vì trong 20 năm qua nơi đây đã đóng góp hàng nghìn lượt công nhân ra xây dựng tại các hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
Trong câu chuyện, ông Đóa cho biết: Hành trình của những người nông dân ra đảo xây dựng gắn liền với hình ảnh của Thiếu tướng Hoàng Kiền, Giám đốc Ban Dự án đường tuần tra biên giới (Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng). Những năm 1988-1990, khi cả nước phát động phong trào vì Trường Sa, “Tôn nền Tổ quốc”, đồng chí Hoàng Kiền khi đó đang là chỉ huy trưởng một đơn vị công binh Hải quân chuyên nhiệm vụ xây dựng đảo Trường Sa.
Nhận nhiệm vụ, Thiếu tướng Hoàng Kiền băn khoăn, anh em chiến sĩ tràn đầy sức trẻ nhưng tay nghề chưa cao, khó có thể xây nhà cao tầng vừa bền, vừa đẹp theo yêu cầu. Cuối cùng ông nghĩ tới những người thợ tài hoa quê mình - những người nông dân yêu nước, chăm chỉ, nhiệt tình. Nếu biết đặt niềm tin, động viên, tạo điều kiện cho họ đi xây dựng công trình trên đảo thì chắc chắn sẽ thành công.
“Khi nghe ông Kiền kể chuyện cuộc sống của cán bộ, chiến sỹ Hải quân ngoài đảo khơi khó khăn, thiếu thốn, vất vả, nguy hiểm ra sao, rồi việc xây đảo có ý nghĩa quan trọng như thế nào... dân làng rất cảm động. Đợt đầu có nhiều người đăng ký nhưng ông chỉ chọn ra 7 người có tay nghề cao nhất và có sức khỏe tốt để chống chọi được với nắng gió nơi biển đảo”, ông Đóa nhớ lại.
Thế là những ngày đầu năm 1992, không khí Tết Nguyên đán còn đang tràn ngập khắp xóm ngõ làng Bỉnh Gi thì lớp thanh niên trai tráng đầu tiên trong làng lên đường vào Khánh Hòa để bắt tàu ra xây đảo, mở đầu cho công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của ngôi làng Bỉnh Gi, đồng thời đưa ngôi làng bước sang một vận mệnh mới, nhiệm vụ mới.
Một trong những lớp người đi đầu tiên của làng là anh Phan Văn Bốn, 46 tuổi. Đã 19 năm liên tiếp, anh Bốn đều có mặt trong những người công nhân làng Bỉnh Gi ra xây dựng tại quần đảo Trường Sa. Tết này, anh Bốn được Công ty cho nghỉ 3 tháng Tết về đón “khoảnh khắc thiêng liêng” trong năm cùng gia đình. Trong căn nhà khang trang, anh cùng người vợ là chị Nguyễn Thị Ngát ngồi kể cho tôi nghe về cuộc sống của mình ngoài đảo xa.
Nhớ lại ngày lên đường, anh Bốn kể: “Mất ba ngày ba đêm trên ô tô từ Nam Định vào Cam Ranh, rồi lại mất thêm ba ngày ba đêm nữa trên chiếc tàu lênh đênh giữa muôn trùng sóng mới ra đến đảo Nam. Quen sống trên đất liền nên hầu hết những anh nông dân như chúng tôi đi xây đảo đều phải đối mặt với thử thách đầu tiên của biển cả là say sóng.
Lần đầu tiên đi biển trên chiếc tàu được Trung tá Hoàng Kiền chuẩn bị sẵn, tất cả đều say! Anh nào nhẹ thì nhào lên nhào xuống, chóng mặt quay cuồng, anh nào nặng thì nôn ra mật vàng mật xanh, nằm bệt một chỗ”, kể đến đây anh Bốn khẽ rùng mình.
Đảo Song Tử Tây (Ảnh: Trọng Thiết) |
“Trong 19 năm qua, tôi đã góp mặt ở hầu hết các công trình lớn nhỏ mà đất nước mình xây dựng ở Trường Sa. Đảo nào tôi cũng thấy có những nét đẹp riêng, để lại cho mình những kỷ niệm sâu sắc, không bao giờ quên với con người và cảnh vật nơi đây”.
Vừa nói anh Bốn vừa chỉ vào chiếc tủ đựng toàn những vỏ ốc, vỏ trai, hến, những cây san hô… của biển đảo Tổ quốc mà anh thu về từ những đợt xây công trình tại các đảo.
Cách đó không xa là nhà ông Nguyễn Văn Quyển, 62 tuổi. Ông Quyển cũng là một trong bảy người đầu tiên của làng ra xây dựng đảo Trường Sa.
Ông Quyển kể: “Thi công các công trình trọng yếu trên các tuyến đảo Trường Sa trong điều kiện khó khăn của những năm cuối thế kỷ XX thật chẳng dễ dàng gì. Nước biển mặn, lại luôn có sóng to, gió lớn gây nguy hại cho tính mạng của bộ đội, người thợ, cho độ bền của các công trình… Có những công trình đã in đậm dấu ấn bàn tay, khối óc của người xây đảo như chúng tôi. Đó là công trình mở luồng đá lớn, công trình chống xói lở, quy hoạch đảo nổi...
Bên cạnh đó còn là sự khó khăn do thiếu nước ngọt, rau xanh. Vượt lên khó khăn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, bằng tình cảm, lòng tự hào dân tộc, sự đoàn kết trong gian khó, những người thợ Bỉnh Gi cùng với lực lượng công binh đã hoàn thành nhiệm vụ
Khó khăn lớn nhất phải kể đến là về tâm lý. Khi đang quen ở cạnh gia đình, gần vợ gần con, gần bạn bè, anh em, làng xóm nay ra ngoài đảo chỉ có sóng, gió, cát và cây cối bởi vậy trong mỗi người đều có nỗi nhớ quê hương vô hạn.
Thời đó lại chưa có điện thoại di động như bây giờ, liên lạc còn gặp nhiều khó khăn nên nếu ai muốn liên lạc về cũng rất khó. Tiếp đến là thiếu thốn về nước ngọt, rau cỏ, chất tươi… có khi cả tháng trời phải ăn đồ hộp. Những lúc đó bảy anh em lại quây quần bên nhau để động viên nhau vượt qua gian khó”.
Ông Quyển nói tiếp câu chuyện: “Tuy anh em ngoài đảo thiếu thốn nước ngọt là thế, nhiều khi khát nhưng cũng không dám uống nhiều. Vì công trình xây dựng Tổ quốc nên nhiều khi anh em mỗi người nhịn uống đi một cốc nước để lấy nước ngọt trộn hồ xây do không dùng nước biển mặn được.
Chờ đến khi trời mưa thì dầm mình tắm cho thỏa thích nhưng có đợt mưa to quá, những bờ tường mới xây che chỉ được một phần, phần còn lại mưa tróc hết vữa, sợ không đủ vật liệu làm, anh em bộ đội, cán bộ chỉ huy và thợ cùng đứng ngây ra khóc”.
Cả làng hướng về Trường Sa
Sau chuyến đi xây đảo đầu tiên của những thợ nông dân làng Bỉnh Gi, cho đến nay, đã có hàng trăm người tham gia xây dựng trên các hải đảo của quần đảo Trường Sa. Có những người vì lý do sức khỏe nên chỉ đi dăm ba tháng, người nhiều đi mười mấy năm trời, về quê một thời gian rồi đi tiếp... Không chỉ làm thợ xây, Bỉnh Gi còn góp cả thợ sắt, thợ mạ, thợ mộc, công nhân phá đá, vận chuyển đá từ đất liền xuống tàu...
Ông Đóa cho biết: “Tính ra trong 20 năm nay, số người trong làng đi xây đảo Trường Sa lên đến gần 3000 lượt người. Gia đình nào cũng có người đi tham gia xây dựng đảo, có nhà liền một lúc đi đến 3, 4 người. Cứ ăn Tết xong, những người vợ, người mẹ lại chuẩn bị đồ đạc đưa chồng con lên đường ra ngoài đảo xa rồi cuối năm lại hồ hởi đón họ trở về”.
Có lẽ vì thế, không chỉ những người đi ra đảo mà cả những người ở nhà cũng có thể kể làu làu những hòn đảo lớn nhỏ thuộc quần đảo Trường Sa như: Đá Đông, Đá Lát, Thuyền Chài, Tiên Nữ, Đá Lớn, Nam Yết, Phan Vinh, Sinh Tồn…
Trước đây, nhà anh Bốn nghèo lắm, nhưng từ khi có công việc xây dựng trên đảo ổn định, kinh tế gia đình anh đã trở nên khá giả. Hai người con gái đầu của anh đều tốt nghiệp đại học, con gái thứ ba cũng đang chuẩn bị bước chân vào giảng đường.
Những tổ trưởng như anh Cần, anh Bốn, anh Hương vẫn thường xuyên về làng lấy thêm người đi xây dựng trên các đảo. Và những người con Bỉnh Gi hết lớp này đến lớp khác lại khăn gói lên đường đi kiến thiết cơ sở hạ tầng cho Trường Sa.
Nguồn Baodatviet
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)