Trước cuộc tấn công của Trung Quốc vào
toàn tuyến biên giới phía bắc Việt Nam, Liên Xô cảnh cáo “Liên bang Xô Viết sẽ
thực hiện những điều khoản đã ký kết Trong Hiệp định hợp tác, đoàn kết hữu nghị
và tương trợ lẫn nhau (trong cả lĩnh vực quân sự) đã được ký với Việt Nam”.
Để biểu thị sự ủng hộ đối với Việt Nam và
răn đe Trung Quốc, một cuộc biểu dương lực lượng khổng lồ dưới dạng một cuộc
tập trận Hiệp đồng quân binh chủng lớn nhất trong lịch sử, đã được Liên Xô tổ
chức vào đầu tháng 3-1979.
Cuộc động binh lớn nhất trong lịch sử Liên
bang Xô viết
Bình luận về cuộc tập trận này, chuyên gia
Aleksei Lensov cho biết, đó là cuộc biểu dương lực lượng mạnh mẽ nhất ở phía
nam Liên Xô (tức phía Bắc Trung Quốc) trong vòng hơn hai trăm năm, với lực
lượng được huy động lên đến 600.000 người, thuộc 6 quân khu của Liên Xô.
Trong giai đoạn từ ngày 12 đến 26-3, với
mục đích tạo áp lực quân sự lên Trung Quốc, theo quyết định của Ban chấp hành
Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô, quân đội nước này đã tiến hành cuộc diễn tập
hiệp đồng quân binh chủng và diễn tập hải quân có sử dụng đạn thật.
Cuộc tập trận được triển khai trên tất cả
các quân khu vùng biên giới phía Đông, trên lãnh thổ Mông Cổ và trên biển Thái
Bình Dương, huy động lực lượng của 29 sư đoàn bộ binh cơ giới, với số quân lên
đến 250.000 quân nhân, 2.600 xe tăng, 900 máy bay và 80 chiến hạm.
Cuộc diễn tập bắt đầu bằng lệnh động viên
và chuyển các đơn vị vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao nhất. Quân đội Liên
Xô đã động viên 52.000 quân nhân dự bị, huy động hơn 5.000 xe máy của nông
nghiệp sang phục vụ yêu cầu sẵn sàng chiến đấu.
|
Liên Xô luôn sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam (Ảnh tư liệu cuộc tập trận của Liên Xô mang tên “Phương Tây 81”, năm 1981)
|
Các trung đoàn máy bay chiến
đấu từ lãnh thổ của Ukraine và Belarus cũng được điều chuyển đến miền đông Liên
Xô, trong đó có một sư đoàn được triển khai ở Mông Cổ, trên một sân bay trọng
yếu, chỉ cách Bắc Kinh 1,5 giờ bay.
Các cuộc chuyển quân trên của
Không quân Xô Viết bao gồm toàn bộ đội hình máy bay chiến đấu, với các phi công
được huấn luyện tốt nhất, cùng với tất cả các đơn vị và phân đội bảo dưỡng kỹ
thuật trên không và mặt đất.
Trong tiến trình diễn tập, có
những khoảng thời gian trong không trung có tới 10 trung đoàn không quân tuyến
1 (đội hình chiến đấu) hoạt động. Các kíp bay đã bay tổng cộng 5.000 giờ, đã sử
dụng tới 1.000 quả bom và tên lửa trong diễn tập bắn đạn thật.
Những đợt diễn tập lớn nhất
được thực hiện tại Mông Cổ, với sự tham gia của 6 sư đoàn Bộ binh cơ giới và
tăng-thiết giáp, 3 trong số các đơn vị được điều động từ Siberia và Zabaikalia.
Ngoài ra, trên lãnh thổ Mông Cổ
tham gia diễn tập có 3 sư đoàn không quân chiến trường, 2 lữ đoàn không quân
độc lập, các đơn vị và phân đội đặc chủng tăng cường.
Cũng trong giai đoạn đó, Liên
Xô cũng đồng thời tiến hành các hoạt động diễn tập thực binh của các lực lượng
trên vùng Viễn Đông và Đông Kazakhstan (giáp giới Trung Quốc), với các đơn vị
binh chủng hợp thành cấp sư đoàn trở lên và các đơn vị không quân, phối hợp với
lực lượng Biên phòng.
Tại các vùng có đường biên giới
với Trung Quốc, lực lượng Xô Viết đã diễn tập các phương án tổ chức phòng ngự,
đánh trả đội hình tiến công của đối phương, phản kích và chuyển sang phản công.
Các đơn vị tên lửa chiến thuật cũng được đặt trong trạng thái báo động chiến
đấu.
Ngoài ra, tại biển Đông và biển
Hoa Đông, gần 50 chiến hạm của Hạm đội Thái Bình Dương, trong số đó có 6 tàu
ngầm đã trực chiến sẵn sàng chiến đấu và tiến hành tập trận tiêu diệt hải quân
đối phương. Tại vùng Primorie (ven biển Viễn Đông) đã diễn ra các cuộc đổ bộ
của hải quân đánh bộ Liên Xô.
Những ý đồ tác chiến thật sự
nghiêm túc được ông Eugene, nguyên Đại đội trưởng Đại đội 8 - Trung đoàn 390,
thuộc sư đoàn hải quân đánh bộ số 55 miêu tả lại: Vào tháng 2-1979, trung đoàn
đã được đặt trong trạng thái có chiến tranh.
Cả đội hình sư đoàn đã thực
hiện nhiệm vụ diễn tập chiến thuật trên biên giới với Trung Quốc trong đó có
nội dung đổ bộ lên đất liền từ hướng biển, tiến hành các cuộc diễn tập đổ bộ
tấn công cấp tiểu đoàn, có sử dụng đạn thật.
Để phục vụ cuộc tập trận này,
Liên Xô đã huy động một khối lượng bảo đảm khổng lồ. Chỉ tính lượng dầu tiêu
hao trong thời gian thực hiện các hoạt động diễn tập và giúp đỡ Việt nam, Bộ
quốc phòng Liên Xô lúc đó đã phải phục hồi lại dự trữ trong vòng hai năm.
Liên Xô sẵn sàng can thiệp
quân sự
Trong hồi ký của các cựu quân
nhân Liên Xô cho biết, Liên Xô hoàn toàn có khả năng sẽ can thiệp quân sự khi
cần thiết và khi đó Trung Quốc đã được cảnh báo trước một điều đã rõ ràng, nếu
quân đội của họ không rút khỏi Việt Nam, họ sẽ phải chiến đấu trên hai mặt
trận.
Trong trường hợp này, những
hành động quân sự nào Liên Xô sẽ thực hiện trong thời điểm ban đầu? Giới chuyên
gia quân sự cho rằng, có quá nhiều sự lựa chọn hiệu quả đối với Liên Xô trong
các hành động tấn công.
Viễn cảnh đáng lo ngại nhất là
những hành động quân sự mà Liên Xô có thể triển khai trên chiều dài 4.500 km
đường biên giới Xô - Trung, nơi có 44 sư đoàn sẵn sàng chiến đấu đang đóng
quân.
Quân đội Liên Xô với các phương
tiện đổ bộ tầm xa hoặc đổ bộ đường không có thể nhanh chóng đổ quân xuống vùng
đồng bằng tuyết phủ của Tân Cương, có khả năng tấn công vào khu vực Mãn Châu -
trung tâm công nghiệp nặng của Trung Quốc.
Trường hợp xấu nhất là kịch bản
"ngày tận thế", theo cách gọi của các chuyên gia. Đó là đòn tấn công
nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Trung Quốc ở vùng hồ muối Lop Nor (hay còn gọi
là La Bố Bạc) - nằm giữa sa mạc Taklamakan và sa mạc Kuruktag, thuộc phía Đông
khu tự trị Duy Ngô Nhĩ - Tân Cương.
Mục tiêu này dường như thích
hợp hơn cả trong sự đánh giá của quân đội Liên Xô bởi sự hủy diệt lớn, sức mạnh
răn đe cao, tấn công phủ đầu trong tầm với của nhiều loại tên lửa Liên Xô.
|
Vùng hồ muối Lop Nor (hay còn gọi là La Bố Bạc) - vùng tập trung các cơ sở hạt nhân của Trung Quốc
|
Khi đó, Bộ Chính Trị Trung Quốc
cũng đứng trước rất nhiều câu hỏi sinh tử:
Một là, liệu Liên Xô có phản
ứng bằng cách tấn công từ phía bắc khiến quân đội Trung Quốc phải chiến đấu
trên hai mặt trận?
Hai là liệu Liên Xô có nhân cơ
hội để trục lợi từ tình hình căng thẳng Việt Nam-Trung Quốc hay không? Và phản
ứng của thế giới, đặc biệt là của Mỹ trước sự gia tăng căng thẳng Trung-Xô sẽ
ra sao?
Ba là, liệu leo thang chiến
tranh với Việt Nam, dẫn đến sự can thiệp của Liên Xô sẽ gây những khó khăn thế
nào đến chương trình hiện đại hóa nền kinh tế trong chiến lược “Cải cách mở
cửa” của nước này?
Trong đó, mối lo lắng lớn nhất
của nhà cầm quyền Bắc Kinh là phản ứng quân sự khó lường của Liên Xô.
Theo các phân tích tình báo của
Bộ Tổng Tham Mưu Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Moscow có thể sẽ đưa ra 3
phương án quân sự nhằm đáp trả cuộc xâm lăng của Trung Quốc đối với Việt Nam.
Kịch bản thứ nhất là một cuộc
đột kích quân sự lớn bao gồm cả tấn công trực diện vào thủ đô Bắc Kinh. Kịch
bản này khó có thể xảy ra, cùng lắm là một cuộc tấn công quy mô lên hàng loạt
tỉnh phía bắc Trung Quốc, giống như chiến dịch Bắc Kinh đang tiến hành ở Việt
Nam.
Thứ 2 là xúi giục các phần tử
dân tộc thiểu số có vũ trang đang lưu vong ở Liên Xô quay về tấn công vào các
tiền đồn Trung Quốc ở Tân Cương (Xinjiang) và Nội Mông (Inner Mongolia). Hoạt
động này có thể sẽ gây bất ổn kéo dài đối với khu vực biên giới Trung Quốc.
Kịch bản này hoàn toàn có thể
xảy ra nhưng trong trường hợp Bắc Kinh có ý định chiếm giữ lâu dài các khu vực
mà quân đội nước này mới cướp đoạt được của Việt Nam, bởi nó không thể tiến
hành ngay lập tức được.
Phương án thứ 3 sử dụng hàng
loạt cuộc giao tranh nhỏ gây ra sự căng thẳng dọc tuyến biên giới giữa hai
nước, khiến Trung Quốc liên tục phải đối phó với tình hình căng thẳng trên toàn
tuyến biên giới. Đây là phương án dễ xảy ra nhất bởi Liên Xô đã tập trung một
lượng binh lực khổng lồ ở khu vực giáp biên.
Ngoài ra, cũng có thể là Liên
Xô sẽ kết hợp tất cả các phương án này khiến Trung Quốc đứng trước những đòn
tấn công quân sự rất nguy hiểm, không chỉ trong thời gian trước mắt mà cả lâu
dài về sau.
Do đó, mặc dù cũng đã điều
chuyển binh lực rất lớn lên biên giới Xô-Trung nhưng trước cuộc tập trận rầm rộ
của quân đội Liên Xô, Bắc Kinh hiểu rằng, nếu mở rộng chiến tranh ở Việt Nam,
rất có thể họ sẽ phải nhận một đòn tấn công phủ đầu tàn khốc.
Thấy được ý định nghiêm túc của
quân đội Liên Xô trong bối cảnh chủ lực ta đã lên biên giới và hiểu rằng không
thể giành chiến thắng nếu không leo thang chiến tranh, nhà cầm quyền Bắc Kinh
tuyên bố đã đạt được mục đích “dạy cho Việt Nam một bài học” và rút quân vào
ngày 5-3-1979.
Liên Xô có tấn công Trung
Quốc hay không? Và đâu là “mức ngưỡng” can thiệp?
Vào giai đoạn đó, một câu hỏi
rất lớn được giới học giả quốc tế đặt ra là thực sự Liên Xô có ý định can dự
vào cuộc chiến tranh này hay không? Và nếu có thì đâu là mức “ngưỡng” của cuộc
chiến tranh, mà Liên Xô sẽ buộc phải thực hiện đòn tấn công quân sự vào Trung
Quốc?
Tờ thời báo “The Times” vào
tháng 3-1979 đã dẫn phân tích của các chuyên gia nhận định, nếu quân đội Việt
Nam đủ khả năng kháng cự và vẫn giữ vững mặt trận thì Liên Xô sẽ chỉ tiến hành
cuộc chiến tranh trên mặt trận ngoại giao, tăng cường viện trợ cho Việt Nam và
chuẩn bị tâm thế “sẵn sàng can thiệp”.
Trước hết phải nói rằng, đúng
như nhận định của tờ báo Anh “The Times”, ý định bảo vệ Việt Nam của Liên Xô là
hết sức nghiêm túc nhưng nếu cuộc chiến tranh xâm lược vẫn nằm trong phạm vi
đối phó của Việt Nam thì Liên Xô sẽ không can thiệp quân sự.
Tờ báo này cho rằng, nếu nước
láng giềng tiếp tục leo thang chiến tranh, tấn công xuống đồng bằng, ví dụ như
uy hiếp Hà Nội và Hải Phòng, hoặc đồn trú lâu dài trên những vùng đất chiếm
được, thì để thể hiện sự kiên quyết và sức mạnh trước toàn thế giới, giữ lời
cam kết với đồng minh, Liên Xô sẽ tham gia giải quyết xung đột.
Tuy nhiên, đó chỉ là những vấn
đề mang tính tình huống phát sinh trong chiến tranh, còn trên thực tế, có nhiều
vấn đề ở trên tầm đại cục, có ảnh hưởng lớn hơn đối với cả Việt Nam và trên tầm
thế giới mà chúng ta phải suy xét đến.
Thứ nhất: Mặc dù không có một
tuyên bố chính thức nào đưa ra, nhưng vào thời điểm Trung Quốc nổ súng tấn
công, Việt Nam sẽ không nhờ Liên Xô can thiệp quân sự, bởi trong lịch sử hàng
ngàn năm dựng nước và giữ nước, quân dân Việt Nam chưa bao giờ cầu viện bất cứ
nước nào đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Truyền thống độc lập, tự cường
là bản chất tốt đẹp, là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, đã giúp dân
tộc ta tự đứng vững trước hàng ngàn năm xâm lược và âm mưu đồng hóa của các thế
lực bành trướng phương Bắc và trong cả lịch sử hiện đại.
Trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cũng đã có nhiều lời đề nghị cử quân sang giúp đỡ nhưng Việt Nam đều từ
chối, mặc dù chúng ta phải liên tiếp tiến hành 2 cuộc chiến tranh khốc liệt với
2 đế quốc mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ là Pháp và Mỹ.
Không thể có độc lập, tự chủ
đúng nghĩa của nó trên sự vay mượn máu của dân tộc khác. Tinh thần tự tôn của
Việt Nam là một yếu tố quan trọng khiến Liên Xô không can thiệp quân sự, nếu
cuộc chiến vẫn nằm trong phạm vi kiểm soát được.
Nói như thế không phải là Việt
Nam không cần sự giúp đỡ của Liên Xô mà chúng ta nên hiểu với ý nghĩa rằng,
hành động đó chỉ đến khi Việt Nam không còn khả năng chống trả được, khi Trung
Quốc vượt quá xa phạm vi một cuộc chiến “phản kích tự vệ” mà họ tuyên bố.
Do đó, nếu Trung Quốc không sử
dụng đến các vũ khí có khả năng răn đe hạt nhân như không quân ném bom và lực
lượng Pháo binh 2 (tên lửa đạn đạo), hoặc lực lượng hải quân Mỹ-Trung phối hợp
tấn công từ hướng biển thì Việt Nam sẽ tự mình chống trả quân xâm lược để giữ
vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Thứ 2: Vào thời điểm đó, nếu
Trung Quốc không leo thang xâm lược đến cấp độ cao hơn thì Liên Xô cũng sẽ
không can thiệp quân sự, bởi đó chỉ là sự lựa chọn bắt buộc cuối cùng, bởi dùng
đến chiến tranh để giải quyết chiến tranh bao giờ cũng là một phương án tồi tệ
nhất.
Thực tế chúng ta cũng thấy,
ngược với bản chất hung hăng, hiếu chiến của chủ nghĩa bá quyền, các dân tộc
yêu chuộng hòa bình sẽ chỉ tiến hành chiến tranh trong trường hợp không còn
biện pháp nào khác, nhất là đối với các cường quốc, bởi những hành động quân sự
của họ đều có ảnh hưởng rất lớn đến cục diện chính trị thế giới.
Mỗi một sự can thiệp quân sự
của các cường quốc vào một khu vực nào đó trên thế giới cũng sẽ dẫn đến những
biến động địa-chính trị rất lớn trên toàn cầu. bởi vậy, vào thời điểm năm 1979,
sự can thiệp quân sự của Liên Xô cũng sẽ chỉ được đưa ra, nếu không còn biện
pháp nào khác.
Hơn nữa, mặc dù rất đau lòng
trước tình cảnh nước bạn lâm vào cảnh chiến tranh tàn phá và rất muốn giúp Việt
Nam đánh quân xâm lược Trung Quốc, nhưng Liên Xô cũng rất tin tưởng vào khả
năng của quân đội Việt Nam trong đối phó với một cuộc chiến tranh thông thường.
Nước bạn sẽ chỉ “ra tay” nếu
cuộc chiến vượt tầm khả năng của Việt Nam, cần phải có những biện pháp quân sự
mạnh mẽ để răn đe cái đầu nóng quá mức của quân xâm lược. Còn nếu không, Liên
Xô sẽ dừng lại ở mức độ ủng hộ, viện trợ, cố vấn và sẵn sàng ra tay
nếu cần thiết.
Do đó, kể cả trong trường hợp
Bắc Kinh không rút quân sau tuyên bố ngày 5-3-1979 hoặc âm mưu đánh xuống đồng
bằng thì Liên Xô cũng sẽ không can thiệp, bởi lúc đó chủ lực của ta đã bắt đầu
tham chiến, khiến Trung Quốc hoàn toàn không có “cửa” thắng trong cuộc chiến
tranh xâm lược này.
Bởi vậy, những luận điểm phê
phán tính thực chất của Hiệp định hợp tác hữu nghị Việt-Xô chỉ là sự ngụy biện,
nhằm li gián tình hữu nghị giữa 2 nước anh em, hoặc chưa hiểu hết về truyền
thống tự cường của con người Việt Nam mới cho rằng, Liên Xô sẽ nổ súng ngay sau
khi Trung Quốc xâm lược nước ta.
Tuy nhiên, về cuộc chiến tranh
xâm lược của Trung Quốc năm 1979, rất nhiều bạn đã thắc mắc rằng, ngay từ đầu
Bắc Kinh có ý định đánh xuống Hà Nội hay không? Hay ở miền Bắc lúc đó vẫn còn
Quân đoàn 1, tại sao lại không tham chiến? Hoặc thắc mắc là vì sao Trung Quốc
không huy động đến những lực lượng có tính răn đe mạnh như không quân hay tên
lửa; còn Việt Nam cũng không dùng đến lực lượng không quân lúc đó đang rất mạnh?
Tất cả những điều này chúng ta
sẽ tìm hiểu trong kỳ sau.
Nguồn Baodatviet