Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

Tàu Kilo ‘hố đen’ tác chiến thế nào trên Biển Đông?

Theo báo chí Nga, hai tàu ngầm lớp Kilo dự kiến được chuyển cho Việt Nam trong năm 2013. Hai tàu này đã được hạ thủy, trong đó một chiếc đang thực hiện thử nghiệm trên biển Baltic. Một tàu được mang tên Hà Nội, chiếc còn lại mang tên Hồ Chí Minh.
  Theo hợp đồng công bố năm 2009, Việt Nam sẽ nhận được 6 tàu ngầm lớp Kilo. Thỏa thuận trị giá khoảng hai tỷ USD được dự kiến hoàn thành vào năm 2016. Tàu ngầm diesel/điện thuộc đề án 636 lớp Kilo, mà Việt Nam đặt mua 6 chiếc, được mệnh danh là “hố đen trong đại dương” nhờ độ ồn rất nhỏ.
Các chuyên gia Nga đánh giá đây là những tầu ngầm ưu việt, được trang bị vũ khí ngư lôi, thủy lôi và tên lửa. Đặc biệt, có tổ hợp tên lửa Club vô cùng lợi hại.
 Cũng theo các nguồn tin quân sự Nga, khả năng 2 tàu ngầm cuối cùng trong số 6 chiếc tàu ngầm Việt Nam đặt mua có thể không phải là loại Kilo 636 mà rất có thể là Amur – Một thế hệ tàu ngầm diesel/điện tân tiến hơn nhiều, được trang bị hệ thống sonar và thiết bị tác chiến điện tử đời mới nhất của Nga. Amur cũng được trang bị hệ thống VLS mang các ống phóng tên lửa theo chiều thẳng đứng…
Cùng với các loại vũ khí phòng thủ hiện đại khác, tàu ngầm lớp Kilo sẽ Việt Nam sẽ góp phần bảo vệ hiệu quả hơn lãnh hải và vùng biển kinh tế, các hải đảo và giàn khoan ngoài khơi.
Tiền Phong trân trọng giới thiệu bài viết của chuyên gia Nga KHQS V.Valkov về những nhiệm vụ cơ bản của tàu ngầm trong chiến tranh và xung đột khu vực, trong thời bình và thời chiến có tính chất là những hoạt động bí mật dưới lòng biển, có khả năng tấn công bất cứ lúc nào vào những mục tiêu quan trọng, có tính quyết định hoặc tiêu diệt sinh lực đối phương. Trong thời gian chiến tranh, tầu ngầm có nhiệm vụ:
Tiêu diệt tầu ngầm của đối phương. Thực hiện nhiệm vụ chống ngầm bảo vệ lực lượng hải quân của mình; Tấn công tiêu diệt các cụm lực lượng hải quân đối phương, các tầu chiến đấu và các tầu vận tải;Bí mật thiết lập các trận địa mìn; Thực hiện các hoạt động trinh sát, dẫn đường cho các lực lượng của ta tiếp cận đối phương, chỉ thị mục tiêu cho các phương tiện hỏa lực; Thực hiện nhiệm vụ đổ bộ các lực lượng đặc nhiệm;

Ngoài ra tàu ngầm còn đảm đương nhiệm vụ vận tải cơ sở vật chất quan trọng, vận tải các lực lượng đặc biệt tinh nhuệ và sinh lực trong trường hợp đặc biệt; Cung cấp các thông tin quỹ đạo hoạt động hàng hải (Navigation), các thông số về thủy văn và khí tượng thủy văn cho căn cứ chỉ huy và các phượng tiện chiến đấu, vận tải biển; Cứu hộ các phi công chiến đấu bay biển như máy bay và trực thăng.
Tầu ngầm trang bị tên lửa hạm đối đất còn có thể tấn công phá hủy các mục tiêu trên đất liền trong địa bàn của đối phương (theo một nguồn tin quân sự Nga, tàu Kilo của Việt Nam có khả năng này).
Trong thời bình:
Tìm kiếm và bí mật theo dõi các hoạt động của tầu ngầm đối phương và các cụm tầu nổi của địch. Săn sàng khai hỏa tiêu diệt địch khi có mệnh lệnh tác chiến vào thời điểm khởi động chiến tranh; Trực sẵn sàng chiến đấu trên tuyến phòng thủ tầu ngầm; Sẵn sàng hỗ trợ hỏa lực cho quân ta trong các cuộc xung đột vũ trang.

Theo dõi và săn lùng tầu ngầm đối phương bằng sonar chủ động hoặc thụ động.

Tính năng chiến thuật cơ bản của tầu ngầm
Các tính năng chiến thuật của tầu ngầm là các tính năng kỹ thuật tác chiến và những tính năng kỹ thuật đặc biệt khác của tầu, những tính chất đặc trưng của tầu ngầm thể hiện khả năng thực hiện những nhiệm vụ chiến đấu được giao.
Tính chất cơ bản của tầu ngầm: Tính bí mật, bao gồm: Ẩn nấp, né tránh không bị phát hiện trong lòng biển; Bí mật thực hiện các hoạt động theo dõi đối phương; Có khả năng thoát khỏi sự theo dõi, truy đổi và chuyển về trạng thái bí mật hoạt động.


Nhưng giải pháp thực hiện đảm bảo tính bí mật: Tổ chức chỉ huy: Thực hiện các hoạt động bí mật, không gây tiếng động trong lòng biển; Kỹ thuật: Sử dụng các giải pháp kỹ thuật để giảm thiểu tối đa các trường vật lý phát ra từ tầu ngầm; Chiến thuật: Các hoạt đông cơ động tầu ngầm phải tuyệt đối chính xác, đúng và có tính toán kỹ lưỡng các khả năng có thể xảy ra.
Bí mật cơ động ẩn nấp trong lòng biển của tầu ngầm được thực hiện bởi những giải pháp: Giảm thiệu đến mức thấp nhất tiếng ồn và những trường vật lý khác, mà thông qua các tín hiệu đó đối phương có thể phát hiện tầu ngầm; Lựa chọn độ sâu hoạt động hợp lý; Cơ động với tiếng ồn giảm nhất và tốc độ hải trình cao nhất; Tầm hoạt động xa, thời gian hoạt động lâu dưới nước; Sử dụng hệ thống truyền thông tin liên lạc bằng các đài thu phát ở chế độ chủ động hợp lý; 
 Tàu ngầm còn có hỏa lực tấn công mạnh và sử dụng hỏa lực tấn công từ dưới nước; Có tầm quan sát xa bằng các phương tiện, thiết bị quan sát thụ động; Có khả năng tự tính toán các thông số thủy văn và khí tượng thủy văn; Sử dụng thiết bị hoa tiêu, thiết bị định vị và dẫn đường điêu luyện, có khả năng sử dụng các phương tiện ngụy trang tốt nhất.
Trong các tính năng kỹ chiến thuật của tầu ngầm, những tính năng quan trọng nhất là:
Khả năng hoạt động dưới biển sâu lâu không phải bổ xung không khí, nhiên liệu và hậu cần kỹ thuật, từ 25 đến 125 ngày. Hoạt động độc lập, không phụ thuốc quá nhiều vào sự chỉ đạo và thông tin hỗ trợ của trung tâm chỉ huy hàng hải quân sự. 
 Có khả năng tác chiến năng động, sáng tạo với các tầu ngầm của đối phương. Có khả năng triển khai các hoạt động trinh sát bằng các phương tiện được trang bị trên tầu.
Những đặc điểm hạn chế của tầu ngầm: Khó sử dụng tầu ngầm trong vùng nước nông, khó duy trì hoạt động thông tin liên lạc 2 chiều với các tầu ngầm khác, với trung tâm chỉ huy, với các lực lượng hạm tầu khác hoạt động trên biển.
Không có khả năng phòng không, (trong một số trường hợp, các tầu ngầm nguyên tử có khả năng phòng không nhưng rất hạn chế – có tên lửa phòng không tầm nhiệt bắn từ dưới nước nhưng chỉ trong giới hạn rất hẹp.
Vũ khí trang bị:
Vũ khí trang bị trên tầu ngầm là mìn, ngư lôi chống tầu và tên lửa theo biên chế yêu cầu nhiệm vụ.
Vũ khí và trang bị kỹ thuật trên tầu cho phép tầu ngầm có khả năng tấn công các tầu ngầm trên khoảng cách đến 50 hải lý. Tấn công các tầu nổi trong khoảng cách đến 300 hải lý, các tầu có thể được trang bị các vũ khí tấn công hải đối đất hành trình có tầm bắn đến 1.500 hải lý.
Triển khai các hoạt động tác chiến
Giai đoạn quan trọng nhất của các hoạt động tác chiến tầu ngầm là triển khai đội hình chiến đấu.
Triển khai hoạt động tác chiến – Là tập hợp tất cả các hoạt động chuẩn bị và đảm bảo kỹ chiến thuật của tầu ngầm để cơ động đến khu vực trực sẵn sàng chiến đấu theo thời gian quy định và đảm bảo tuyệt đối bí mật, tầu ngầm ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao độ và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Triển khai hoạt động tác chiến có thể: Trên không gian chiến trường hải dương rộng lớn; Trên không gian chiến trường hẹp; Trong không gian hải dương và đội hình chiến đấu của phân đội tầu ngầm (tầu nổi).
Triển khai hoạt động tác chiến: Tầu ngầm có thể triển khai các hoạt động tác chiến đơn lẻ hoặc trong biên chế của một đội tàu nhiều loại tầu khác nhau; Phân đội tầu ngầm trong các hoạt động tác chiến, cơ động trong đội hình chiến đấu hoặc hành quân; Các liên đội tầu trong đội hình tác chiến.
Triển khai hoạt động tác chiến cần đảm bảo những yêu cầu: Nằm ngoài khu vực hoạt động của các tầu ngầm đối phương và nằm ngoài khu vực hoạt động của tầu ngầm bên mình; Nằm ngoài khu vực hoạt động của các hệ thống các đài quan sát, trinh sát mục tiêu cố định; Tuyến triển khai phải xa khỏi khu vực bờ biển;Tuyến triển khai các hoạt động tác chiến phải đi qua khu vực có nhiều tầu thuyền vận tải qua lại..
Tuyến triển khai tác chiến: Vật chuẩn giới hạn theo quy định của theo kế hoạch tác chiến, ở vị trí tương đương với vật chuẩn, các tầu ngầm triển khai các hoạt động tác chiến và các lực lượng bảo đảm kỹ chiến thuật khi triển khai.
Tuyến kiểm soát – Bắt đầu tổ chức mối liên kết phối hợp giữa các tầu ngầm với tầu ngầm, với lực lượng đảm bảo để chống va chạm, khi các tuyến đường cơ động cắt chéo nhau và ngăm chặn khả năng các tầu ngầm tự phát hiện lẫn nhau. Có thể được gọi là tuyến báo cáo và truyền thông tin.
Hoạt động tác chiến
Hoạt động tác chiến của tầu ngầm chống tầu ngầm đối phương và các hạm đội tầu của đối phương được triển khai độc lập hoặc trong đội hình một đơn vị hợp thành từ các phân đội tầu khác nhau về chủng loại.
1. Hoạt động tác chiến của phân đội tầu ngầm chống ngầm phụ thuộc vào các điều kiện chiến trường khác nhau: Trong các khu vực; Trên tuyến phòng thủ chống ngầm; Trên hướng tấn công theo kế hoạch ( trên tuyến cơ động triển khai chiến đấu); Theo yêu cầu của cấp trên ( trong các khu vực có khả năng xung đột cao ( vùng tranh chấp).
Triển khai mìn chống tầu.

Triển khai mìn chống tầu.
Triển khai mìn ngư lôi chống tầu ngầm.
Hoạt động của ngư lôi chống tầu ngầm .
Thực hiện các nhiệm vụ tác chiến có thể bằng các phương pháp: Khi đang cơ động trên hải trình; Khi tầu đang dừng lại thả neo ở trạng thái dưới nước; Khi tầu đang nằm phục kích trên đáy biển. Khi tầu đang nằm ẩn nấp trên đáy bùn lỏng dưới đáy biển.
Phương pháp tấn công tiêu diệt tầu ngầm đối phương: Trong các trận chiến đấu dưới biển; Tấn công bằng phục kích dưới biển.
Đòn tấn công được triển khai dưới hai phương thức: Tấn công ngay tức khắc và tấn công có chuẩn bị mọi thông số kỹ chiến thuật.
2. Các hoạt động tác chiến chống hạm đội và các cụm tầu nổi, tầu chiến và các đoàn tầu vận tải của đối phương là những hoạt động tìm kiếm tấn công bằng ngư lôi hoặc tên lửa chống tầu theo những thông tin về mục tiêu từ trung tâm điều hành tác chiến của Bộ tư lệnh tác chiến Hải quân hoặc bằng các thiết bị trinh sát của chính tầu ngầm.
Phóng ngư lôi - mìn chống tầu.
Những phương thức tác chiến chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt các mục tiêu các đoàn tầu vận tải, cụm tầu chiến đấu, tầu sân bay là các trận hải chiển của các phân đội tầu ngầm và các tầu ngầm hoạt động đơn lẻ. Đó có thể là các đòn tấn công hoặc các đợt tấn công dồn dập bằng các loại vũ khí trong trang bị.
Hoạt động tác chiến phòng thủ của tầu ngầm
Vươt qua tuyến phòng thủ chống ngầm của đối phương:
- Đi vòng qua khu vực nguy hiểm theo thông tin thu thập được của trinh sát và trung tâm chỉ huy tác chiến;
- Phát hiện các phương tiện chống ngầm, tầu ngầm của đối phương, tránh né hoặc tiêu diệt tầu ngầm, phá hủy phương tiện chống ngầm vào thời gian quy định của hoạt động tác chiến.
Cơ động ngụy trang che mắt địch.
Cơ động ngụy trang che mắt địch.
Cơ động ngụy trang tránh sự truy đuổi của tầu ngầm.
Cơ động ngụy trang che mắt địch cho phép các tầu ngầm diezen có điều kiện thực hiện nhiệm vụ tác chiến hiệu quả trên không gian chiến trường rộng lớn.
Cơ động ngụy trang: là sự bố trí liên kết phỗi hợp giữa các tầu ngầm, theo một quy định nhất định về góc hướng cơ động và khoảng cách với một tâm nhất định, đồng nhất với hoạt động trinh sát tìm kiếm mục tiêu, tấn công, đánh đòn quyết định vào mục tiêu, cũng như hỗ trợ lẫn nhau bảo đảm an toàn.
Cơ động ngụy trang của tầu ngầm- Cụm tầu ngầm với một đội hình theo quy định, cơ động theo một quỹ đạo đồng bộ và song song với một tâm nhất định ( tâm của quỹ đạo cơ động ngụy trang.
Chỉ huy trưởng cụm tầu ngầm quy định sơ đồ cơ động, Đường cơ động cơ bản và tốc độ cơ động được quy định bởi trung tâm chỉ huy hành quân.



Nguồn Baogiaoduc

SMX-26 - sự bổ sung hoàn hảo cho tàu ngầm Kilo Việt Nam

Phát triển lực lượng tàu ngầm đủ sức bảo vệ chủ quyền lãnh hải Việt Nam là xu thế tất yếu, vậy phải lựa chọn những loại tàu ngầm nào cho phù hợp với điều kiện kinh phí và đáp ứng yêu cầu tác chiến biển của hải quân Việt Nam?
Hiện các cường quốc hải quân thế giới không ngừng sử dụng các công nghệ có tính đột phá để chế tạo các loại tàu ngầm có tính năng hiện đại. 

Phát triển lực lượng tàu ngầm đủ sức bảo vệ chủ quyền lãnh hải Việt Nam là xu thế tất yếu, vậy phải lựa chọn những loại tàu ngầm nào cho phù hợp với điều kiện kinh phí và đáp ứng yêu cầu tác chiến biển của hải quân Việt Nam?


Tại triển lãm trang bị hải quân quốc tế châu Âu cuối tháng 10 năm nay, công ty DCNS đã giới thiệu mẫu thiết kế tàu ngầm tương lai SMX-26, thu hút sự chú ý của đông đảo các chuyên gia quân sự.

 Đây là loại tàu ngầm cỡ nhỏ, có chiều dài 40m, chiều rộng và chiều cao đều là 15m, lượng giãn nước 1000 tấn.
2 cửa phóng ngư lôi hạng nặng và 8 cửa phóng hạng nhẹ được bố trí phần đầu tàu.
 Về vũ khí, SMX-26 được trang bị một pháo Canon 20mm và hệ thống phóng tên lửa phòng không. Hai loại vũ khí này được tích hợp chung trên một trục nâng có điều khiển. Bình thường, trục này nằm trong thân tàu ở phần lưng, khi tác chiến, nhân viên điều khiển trục nhô lên mặt biển tấn công tàu thuyền và máy bay địch. 

Ngoài ra, nó còn được trang bị 2 quả ngư lôi cỡ lớn và 8 quả ngư lôi chống ngầm cỡ nhỏ được lắp đặt các đầu đạn hạng nặng, loại ngư lôi này còn có thể tấn công từ dưới nước vào các tàu sân bay. 
SMX-26 có 4 hệ thống đẩy chuyển hướng có điều khiển gập – xếp
 SMX-26 có 4 thiết bị đẩy chuyển hướng trục kép kiểu co - duỗi có điều khiển. Các thiết bị này tựa như các vây ngực và vây bụng của 1 con cá, giúp cho tàu có tính năng cơ động rất cao và khả năng chuyển hướng cực kỳ linh hoạt, giúp nó dễ dàng tiếp cận đáy biển và cơ động sát mặt nước mà vẫn giữ trạng thái ổn định rất tốt, di chuyển rất êm.

Vỏ tàu kiểu liền mạch làm giảm sức cản của nước và sóng âm làm tàu di chuyển cực êm, độ ồn rất thấp làm mù các hệ thống Sonar địch. Với khả năng tàng hình cao và hỏa lực rất mạnh, SMX-26 được coi là lực lượng tấn công hàng không mẫu hạm chủ lực hoặc lực lượng dự bị trong tác chiến răn đe hạt nhân.
Khi bị máy bay săn ngầm phát hiện, nó không thèm bỏ chạy mà còn nổi lên đẩy hệ thống giá vũ khí lên mặt biển phóng tên lửa hạ thủ máy bay.
 Đi sâu phân tích các tính năng, tham số của tàu ngầm SMX-26, ngoài những tính năng nổi bật cần có ở mọi loại tàu ngầm là: độ ồn thấp, tốc độ cao, khả năng phát hiện địch từ xa…, ta thấy những tàu ngầm kiểu này là sự bổ sung lí tưởng cho 6 tàu ngầm Kilo Việt Nam đặt mua từ Nga.

Tiêu chí của bài viết này không mặc định là phải mua loại tàu ngầm SMX-26, chúng ta đi sâu phân tích những đặc điểm của nó với mục đích từ một nguyên mẫu cụ thể tìm ra mô hình tàu ngầm phù hợp với đặc điểm tác chiến của nước ta, trở thành lực lượng nòng cốt trong bảo vệ vững chắc lãnh hải và chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Khi tàu ngầm lặn, tất cả các càng và hệ thống chuyển hưởng đều thu vào, hệ thống vũ khí cũng được giấu trong thân
Mô hình tàu ngầm kiểu SMX-26 rất phù hợp với tư tưởng tác chiến phòng thủ Việt Nam

Tàu ngầm Kilo của Nga là các tàu ngầm hạng trung với khả năng tác chiến khá mạnh, hoạt động xa bờ. Tuy vậy, Việt Nam có bờ biển dài, chỉ với 6 tàu ngầm Kilo thì không thể bao quát hết vùng biển rộng lớn của ta. Thế nên, sở hữu thêm 2 lữ tàu ngầm cỡ nhỏ (khoảng 14-16 tàu), tác chiến gần bờ là sự bổ sung hoàn hảo, tạo thành hệ thống phòng thủ nhiều lớp trong phạm vi lãnh hải Việt Nam.

Thứ nhất: Tàu ngầm cỡ nhỏ phù hợp với tư tưởng tác chiến của Việt Nam

Từ trước đến nay, chiến lược quốc phòng của Việt Nam luôn được xây dựng theo định hướng lấy “Bảo vệ Tổ quốc” làm tư tưởng chủ đạo nên các trang bị quốc phòng thường thiên về xu hướng phòng thủ. 

Hơn nữa, do ngân sách quốc phòng hạn hẹp nên quân đội ta thường mua sắm các loại trang bị cỡ nhỏ nhưng có tính năng cơ động và hiệu quả tác chiến cao. 
Tàu ngầm hạng trung Kilo 636 do Nga sản xuất có lượng giãn nước gần 4000 tấn
 Điều này có thể thấy rõ qua chiến lược phát triển tàu nổi của hải quân Việt Nam. Hiện trong biến chế của hải quân Việt Nam, ngoài 2 tàu hộ vệ đa năng lớp Gepard 3.9 có lượng giãn nước trên 2000 tấn, đa phần các tàu chiến Việt Nam đều thuộc loại chiến hạm nhỏ, cơ động như: 

Tàu tên lửa lớp Osa lượng giãn nước gần 200 tấn, tàu tuần tiễu kiểu 10412 lớp Svetlyak tải trọng 364 tấn, tàu tên lửa kiểu 1241РЭ (1241RE) lớp Tarantul lượng giãn nước 500 tấn, tàu tên lửa kiểu 1241.8 Molniya cũng thuộc lớp Tarantul 550 tấn, tàu pháo TT400TP trên 400 tấn…
Nó còn có khả năng tiêu diệt các tàu mặt nước hạng nặng, có thể dùng tấn công tàu sân bay
 SMX-26 là tàu ngầm cỡ nhỏ, tính năng cơ động cao, khả năng tấn công đa dạng đối ngầm, đối hạm và phòng không rất phù hợp với tư tưởng tác chiến của hải quân Việt Nam.

Thứ 2: Giá thành không cao

Các chuyên gia của DCNS cho biết, SMX-26 không hề sử dụng một công nghệ nào quá đắt đỏ. Các tính năng ưu việt của nó chủ yếu dựa trên thiết kế tối ưu và ý tưởng sáng tạo, ngay cả khả năng tàng hình của nó cũng dựa trên kết cấu vỏ liền thân và công nghệ vật liệu Composit cùng với khả năng giữ thăng bằng trong di chuyển để giảm lực cản của nước và hạn chế sóng âm.
Thiết kế cửa trượt dọc thân tàu làm cho nó có khả năng mang và thả các tàu đệm hơi dùng cho lực lượng tác chiến đặc biệt
 Các giải pháp thiết kế tối ưu đã làm con tàu có tính năng cơ động cao và khả năng tác chiến đa địa hình mà không cần sử dụng các công nghệ bổ trợ, giảm bớt các chi phí phát sinh. 

Hơn nữa, tàu có kích thước và tải trọng chỉ nhỉnh hơn các loại tàu ngầm mini (tàu ngầm bỏ túi) một chút nên rõ ràng là chi phí đóng tàu không lớn..

Hiện chưa hình thành đơn giá của con tàu nhưng theo tính toán của các chuyên gia công nghệ, vào thời điểm hiện tại, giá của nó không bằng một nửa tàu ngầm Kilo (tàu Kilo có giá khoảng 350 triệu USD/chiếc). Sở hữu khoảng 2 lữ tàu ngầm dạng này cũng chỉ mất ngân sách ngang bằng 6 tàu ngầm Kilo.

Miệng đường ống hút khí kiểu phao tiêu nổi trên mặt biển, nếu không lại gần rất khó có thể quan sát được
 Thứ 3: Dễ dàng triển khai dã chiến mà không cần xây dựng căn cứ lớn, phù hợp bảo vệ các cụm đảo có địa hình phức tạp

Do vỏ tàu được thiết kế theo dạng liền thân không ghép mảnh, không phủ ngói cách âm nên SMX-26 chỉ có lượng giãn nước khoảng 1000 tấn (bằng 1/4 trọng lượng lặn của tàu ngầm Kilo là 3900 tấn) với kích thước 40x15x15 (bằng hơn một nửa kích thước Kilo). 

Nhân viên trên tàu dùng hệ thống radar và cảm biến quét địa hình dưới đáy biển

Với ưu thế tác chiến ở vùng nước nông, có khả năng tác chiến đa địa hình nên SMX-26 không cần phải xây dựng các căn cứ tàu ngầm bề thế ở các cảng nước sâu. 

Nó có thể hoạt động gần bờ hoặc di chuyển trong các rạn san hô quanh các đảo nổi, đảo chìm nên chỉ cần xây dựng cơ sở sửa chữa giống như các công trình kiến trúc khác trên các đảo với cầu phao cơ động là có thể tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng được. 

Lợi thế có thể triển khai dã chiến biến nó trở thành lực lượng bảo vệ hải đảo rất quan trọng, nâng phạm vi hoạt động của tàu lên rất cao so với tiêu chí tác chiến gần bờ của nó.
3 càng nâng, hạ kiểu bánh xe giúp tàu đứng im dưới đáy biển, thả ống hút khí để kiên nhẫn phục kích “con mồi”
 Thứ 4: Tàu ngầm kiểu SMX-26 là sự bổ sung tác chiến rất hiệu quả cho tàu ngầm Kilo

Do kích thước lớn hơn nên Kilo không thể hoạt động ở các vùng nước nông và khu vực nguy hiểm như SMX-26, đây sẽ là sự bổ sung hoàn hảo về khu vực tác chiến. 

SMX-26 còn có khả năng rải các thiết bị cảm biến trong khắp vùng biển nên càng nâng cao khả năng phát hiện tàu địch vốn đã khá ưu việt của Kilo, hơn nữa, nó còn có khả năng bảo vệ Kilo trước sự “nhòm ngó” của các máy bay trinh sát chống ngầm. 
Tàu ngầm dễ dàng hạ thủ các loại máy bay trinh sát chống ngầm bằng hệ thống tên lửa phòng không và pháo Canon 20mm
 Từ trước đến nay, các tàu ngầm trên thế giới đều e ngại sự lùng sục của phương tiện chống ngầm này. Tàu ngầm thường không có khả năng phòng không nên khi bị phát hiện nó chỉ có cách vừa lẩn trốn vừa gọi lực lượng hỗ trợ. 

Với hệ thống pháo và tên lửa phòng không kiểu trục đẩy lên mặt nước của mình, tàu ngầm SMX-26 có thể hạ sát loại máy bay vốn bay chậm và không có khả năng bảo vệ này, là sự bảo vệ đắc lực cho các tàu ngầm Kilo chỉ có khả năng chống ngầm, đối đất và đối hải.

Thứ 5: Rất phù hợp với chiến thuật tác chiến đặc công độc đáo của Việt Nam

Điểm đặc biệt của SMX-26 là nó có khả năng phản ứng nhanh rất hiệu quả, thiết kế cửa mở dạng trượt dọc còn cho phép nó mang theo cả những thiết bị đột nhập chuyên dụng của lực lượng đặc chủng như xuồng đệm hơi, tàu đệm khí cỡ nhỏ. 

Ngoài ra, nó có thể mang theo 6 người nhái đặc chủng làm nhiệm vụ trinh sát, nắm bắt tình hình, nếu điều kiện thuận lợi người nhái có thể trực tiếp tấn công tàu địch. Tính năng độc đáo này hiếm khi thấy ở các tàu ngầm hiện đại của phương Tây, rất phù hợp với tác chiến kiểu đặc công nước của Việt Nam.
SMX-26 có thể chuyên chở thêm 6 người nhái đặc nhiệm giống đặc công nước Việt Nam
 SMX-26 có thiết kế càng nâng, hạ thân tàu kiểu bánh xe giống các bánh tiếp đất của máy bay. Khi tàu bơi trong nước nó được thu vào dưới bụng, khi thả ra nó giúp tàu có thể hạ xuống và di chuyển dưới đáy biển như một con cua.

SMX-26 còn có hệ thống ống thông khí ngầm dưới nước kiểu phao tiêu giúp tàu không cần nổi lên mà vẫn lấy được lượng dưỡng khí cần thiết. Ngoài ra, nó còn có thể rải các hệ thống cảm biến tích hợp thiết bị nhận biết địch - ta ở khoảng cách rất xa tàu để giám sát cả mặt biển và dưới nước ở phạm vi rất rộng. 
Với 3 cái "chân" đặc biệt, nó có khả năng tìm kiếm các vực sâu hoặc các lạch nhỏ để ẩn nấp.
 Các đặc điểm này có thể giúp tàu khả năng di chuyển dưới đáy biển tìm kiếm các lạch nhỏ hoặc vũng sâu để ẩn nấp, tắt máy, tiềm phục dưới biển trong một thời gian dài, mà không bị phát hiện, rất phù hợp trong phương thức tác chiến phục kích, đón lõng tàu địch.

Theo ANTĐ

Việt Nam sắp phóng vệ tinh 72 triệu USD lên vũ trụ

Theo TS Bùi Trọng Tuyên, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Vũ trụ, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản phê duyệt phương án phóng vệ tinh thu nhỏ VNREDSat-1A theo đề nghị của Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam.
Như vậy, vệ tinh VNREDSat-1A sẽ được phóng lên vũ trụ vào quý II năm nay bằng tên lửa đẩy VEGA.

Ông Tuyên cho hay, VNREDSat-1A là vệ tinh viễn thám đầu tiên của Việt Nam được phóng lên vũ trụ nhằm phục vụ công tác quan sát tài nguyên thiên nhiên, quản lý môi trường, thiên tai.

Mô hình vệ tinh VNREDSat-1A.

“Nếu như trước đây một ảnh vệ tinh được các cơ quan Việt Nam mua về với giá 2.000 – 5.000 USD/ảnh và mất ít nhất một đến hai tháng mới nhận được thì với VNREDSat -1A chúng ta sẽ có được những bức ảnh ngay tại thời điểm chụp một cách nhanh chóng”, ông Tuyên nói.

Như vậy, Việt Nam có thể chủ động cung cấp ảnh vệ tinh độ phân giải cao cho các bộ, ngành và các tỉnh thành nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, ứng phó với thảm họa thiên nhiên và biến đổi khí hậu. Đặc biệt là khi xảy ra các sự cố như bão lụt, cháy rừng, tràn dầu.

Vẫn theo ông Tuyên, vệ tinh này khi đi vào hoạt động sẽ kết hợp với hệ thống thu nhận, lưu trữ và xử lý ảnh các vệ tinh viễn thám của Bộ Tài nguyên Môi trường, tạo ra một hệ thống giám sát hoàn chỉnh, độc lập từ vệ tinh đến trạm thu mặt đất và trung tâm xử lý phân phối dữ liệu ảnh viễn thám tại Việt Nam.

Dự án Vệ tinh VNREDSat -1A có tổng mức đầu tư là 55,8 triệu Euro từ nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Pháp và 64.820 triệu đồng từ nguồn vốn đối ứng của Việt Nam.
Nguồn Baodatviet

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

NẰM XUỐNG ĐỂ GIỮ ĐỒNG VĂN

Lên thị trấn địa đầu Tổ quốc Đồng Văn (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang), hỏi chuyện ăn chơi ngủ nghỉ, dân thị trấn từ người Mông đến người Kinh, từ trẻ con đến ông bà già đều vach vách đọc tên những quán cà phê Phố Cổ, chốt Đồn Cao, tắm thuốc người Dao, đèo Mã Pí Lèng, quán gà đen - lợn bản...

Tuy nhiên, khi mình hỏi: "Nghĩa trang liệt sĩ (NTLS) của huyện nằm đâu?", ai cũng ú ớ hỏi nhau và lắc đầu không biết.

May gặp 1 cán bộ ở Văn phòng UBND huyện, chắc rành rẽ việc "bưng bê khiêng kê" dịp Lễ Tết nên chỉ ra dãy núi sau Thị trấn: "Đi đường vào Đồn Biên phòng Đồng Văn rồi hỏi tiếp. Nằm ngay cạnh Đồn mà!".

Mình cố gặng gặng hỏi, đại loại: Trên ấy có nhiều mộ Liệt sĩ không?. Hồi chiến tranh biên giới 1979-1989, thị trấn Đồng Văn có bị lính Trung Quốc đánh chiếm hoặc câu pháo từ bên kia biên giới sang không?...

Vị này tròn xoe mắt nhìn mình và cấu tai, giống như nghe chuyện trong mơ, rồi mới lắc đầu: "Chưa bao giờ nghe đến chuyện bộ đội - dân quân ở Đồng Văn chết vì Trung Quốc", khiến mình như bị dội gáo nước lạnh, đứng sững.

Vào Đồn Biên phòng Đồng Văn (Đồn 165) hỏi câu y chang với cán bộ huyện, mấy anh em cũng... gãi tai: "Hồi ấy chúng em còn bé tý, chả biết chuyện ấy và từ hồi đi bộ đội, cũng chưa nghe ai nói mấy chuyện như anh nói", nhưng khẳng định: "Trên bia ghi tên Liệt sĩ trên đỉnh đồi, chủ yếu là người hy sinh từ 1979-1989!"..

Chả trách được lính trẻ, toàn ở dưới xuôi lên công tác trên này bởi mình chắc, cũng chả ai quán triệt - kể cho chúng về những chuyện ngày xưa đạn bom chết chóc, tranh giành, ở cái nơi thị trấn vùng biên nhưng đèn sáng trưng ngày đêm, ồn ào khách du lịch khắp các quốc gia đổ về, dịch vụ chả thiếu từ A đến Z... đến nỗi việc đặt Đồn Biên phòng ở nơi này, để quản lý địa bàn thị trấn (dẫu là biên giới) và cái xã Lũng Táo cách Đồn cả vài chục km, cảm giác rất... vô duyên, gượng ép.

Lại vào mạng tra tìm, gõ đủ mọi từ khóa nhưng tịnh không cho một kết quả nào cho thấy trong chiến tranh biên giới 1979-1989, huyện Đồng Văn bị Trung Quốc tấn công, quấy nhiễu, gây rối, lấn chiếm và có liệt sĩ hy sinh tại Đồng Văn.

Thôi thì tìm lên tận nơi, để thắp cho các anh chị nén nhang, dâng ít tiền vàng trong ngày 17/2/2013, đúng dịp cách đây 34 năm, phía Trung Quốc ào ạt xua quân tấn công đồng loạt 6 tỉnh biên giới phía Bắc, mở đầu cả chục năm chiến tranh bành trướng giằng co...

Từ cổng Đồn 165 lên chân đồi là đường đất đá lổn nhổn, chưa bao giờ biết mùi nhựa đường, cho dù vẫn thuộc địa bàn thị trấn. Thêm cả trăm bậc xi măng, mới lên đến đỉnh và ngắm toàn bộ Thị trấn, xếp la liệt như những hộp diêm, ngọ nguậy du khách lần mò vào từng thành bao để chụp ảnh, ngắm nghía, khám phá...

Trên đồi, ngoài tượng đài cao là nhà tưởng niệm với lư hương làm bằng đá tảng, bàn đặt lễ làm bằng xi măng. Thêm 2 tấm bia ghi tên Liệt sĩ dựng 2 bên. Hết!..



Tỉ mẩn đếm, gọn 162 người đã ngã xuống vì đất Đồng Văn, từ những ngày đầu tiễu phỉ 1959, cho đến đánh biệt kích Mỹ - Ngụy những năm 70 và đặc biệt là 128 người trẻ tuổi, ngã xuống từ những năm 1979 cho đến những năm 80-90, trong giai đoạn đánh trả quân Trung Quốc, giành giữ biên giới quê hương.

128 người ngã xuống khi giữ đất, chủ yếu tuổi 18-20, gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích xã và nhất là Bộ đội Biên phòng các Đồn Phó Bảng, Đồng Văn, Ma Lé, Săm Pun và cả Bảo Lộc (Cao Bằng), được ghi rất rành mạch họ tên, quê quán, đơn vị, ngày nhập ngũ - hy sinh, nhưng tịnh trong bát hương tưởng niệm chung, không có lấy 1 chân hương mang dấu hiệu được cắm trong vòng 1 tuần vừa qua...

Ấy thế mà, mình và gia đình trèo lên thắp hương, đúng ngày 17/2/2013.

Mình không hiểu, trong số đang lúc nhúc ăn nhậu, thăm thú, khám phá, chợ búa, chụp ảnh... dưới thị trấn kia, có bao nhiêu người biết đến chuyện: Ít nhất đã có 128 người ngã xuống để bảo vệ Đồng Văn, chỉ trên dưới 30 năm trước thôi?.

Dĩ nhiên, không thể trách sự vô tình của con người, khi sự vô tình đó được gây dựng từ sự vô cảm - giấu giếm lịch sử của những người đã biết, đã trải qua và đang bị siết chặt họng bởi chiếc vòng kim cô vô hình.

Biết bao giờ, cái gọi là "bí mật" về những tháng ngày chiến tranh biên giới được giải mã công khai, để ít nhất, những khách du lịch phởn phơ đến địa đầu Tổ quốc, được nghe thêm vài lời của Hướng dẫn viên du lịch về những người đã ngã xuống, để gìn giữ những cột cờ, điểm mốc, ngọn núi, cánh rừng, nhành hoa, màu lá... cho khách tí tách - say mê chụp ảnh, khoe "hàng" như hôm nay?..

128 người lính.

Mỗi người họ chỉ cần nhắc đến trong nửa trang giấy A4, cho người đi sau biết họ đã sống, chiến đấu và hy sinh trong hoàn cảnh nào, với kẻ thù nào... là mãn nguyện lắm rồi và nhắm được mắt thật rồi.

Người chết, cũng như người sống, chả thích mọi người không biết mình làm việc gì, công việc ra sao và mù tịt thông tin về những gì mình đã làm, cho đồng bào.

Và mình chắc, cả 162 tên người trên bia mộ "Tổ quốc ghi công", đều mong được ghi tâm thật, bằng những nén hương thơm cháy thực sự, không chỉ mỗi năm 1-2 ngày Lễ lạt mà còn cả những ngày không thể quên trong lịch sử giữ nước của dân tộc, như ngày 17/2 hàng năm...

Và mình chắc là 162 người lính đã hy sinh đều muốn người đang sống phải nhớ: Họ nằm xuống để giữ địa đầu Tổ quốc - Đồng Văn...


Nguồn  Blog Maithanhhai

SÁNG 17/2/1979, THƯỢNG ÚY ĐỖ SĨ HỌA (ĐỒN 209, BĐBP QUẢNG NINH): "NGƯỜI VIỆT NAM KHÔNG BIẾT QUỲ GỐI ĐẦU HÀNG, CHÚNG MÀY TỚI ĐÂY, CHÚNG MÀY SẼ CHẾT!"...

Đỗ Sĩ Họa (1946-1979), dân tộc Kinh, quê ở xã Hồng Vân, huyện Ân Thi, tỉnh Hải Hưng.

Khi hy sinh, đồng chí là Thượng úy, Phó Đồn trưởng Đồn 209, Công an nhân dân Vũ trang tỉnh Quảng Ninh (nay là Đồn Biên phòng 15, Pò Hèn, xã Hải Sơn, TP.Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh), Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đỗ Sĩ Họa đã tham gia chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị, lập công xuất sắc được tặng thưởng Huân chương Chiến công, bị thương, sức khỏe giảm sút đồng chí vẫn tình nguyện lên bảo vệ biên giới phía Bắc.

Ngày 17/2/1979, quân xâm lược ồ ạt tấn công, Đồn trưởng đi công tác xa. Đỗ Sĩ Họa đã khẩn trương triển khai đội hình chiến đấu theo phương án, trực tiếp phụ trách hướng chính diện.

Đồn và các chốt bị pháo và cối của địch bắn cấp tập. Ở vị trí chỉ huy, Đỗ Sĩ Họa bình tĩnh quan sát địch. Khi địch ngừng bắn pháo để bộ binh xông lên, đồng chí đã dũng cảm, mưu trí chỉ huy đơn vị bẻ gãy nhiều đợt tấn công của địch, diệt và làm bị thương nhiều tên.

Phát hiện hỏa lực lợi hại của ta ở Đồi Quế, địch dùng chiến thuật biển người ào lên. Các chiến sĩ chốt trên Đồi Quế ngoan cường chiến đấu, diệt nhiều tên địch. Nhưng vì lực lượng quá chênh lệch, Đồi Quế đã bị địch chiếm giữ.

Quyết giành lại, Đỗ Sĩ Họa đã tổ chức lực lượng tấn công địch, chiếm lại được Đồi Quế. Địch vừa ào lên hết đợt này đến đợt khác, vừa kêu gọi ta đầu hàng, Đỗ Sĩ Họa trả lời: "Người Việt Nam không biết quỳ gối. Chúng mày tới đây, chúng mày sẽ chết".

Đi tới từng ụ súng, đồng chí động viên chiến sĩ quyết tâm chiến đấu bảo vệ Đồn, bảo vệ Tổ quốc. Nhìn người chỉ huy mặt bê bết máu, ánh mắt rực lửa căm thù, các chiến sĩ vô cùng xúc động, tin tưởng.

Noi gương người chỉ huy, cả đơn vị ngoan cường chiến đấu, tiêu diệt 227 tên địch, giữ vững trận địa.

Đỗ Sĩ Họa bị thương lần thứ nhất, lần thứ hai, lần thứ ba cho đến lúc anh dũng hy sinh cũng không rời trận địa.

Đồn 209 được đề nghị tuyên dương Đơn vị Anh hùng. Đồng chí được truy tặng cấp hàm Thượng úy và Huân chương Quân công hạng Ba.

Ngày 19/12/1979, Liệt sĩ Đỗ Sĩ Họa được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng Vũ trang nhân dân.



Nguồn  Blog Maithanhhai

CÁC CHỊ NGÃ XUỐNG, TRONG TRẬN ĐẦU 17/2/1979

Hành trình đi dọc biên cương của mình, khi ghé qua những Nghĩa trang Liệt sĩ (NTLS) nằm ở các huyện thị giáp biên buồn tênh, xơ xác và lạnh ngắt khói hương, hay gặp những tên con gái mềm mại trên nền bia đá sắc nét chữ căm thù.

Tất cả các chị đều rất trẻ và đều hy sinh khi đánh trả quân Trung Quốc xâm lược giai đoạn 1979-1989, trên cả dãy dài biên giới phía Bắc từ Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu.

Những ngày này của 34 năm trước (1979), tiếng súng vẫn rền vang suốt dặm dài biên giới.

Tiếng súng – pháo – bộc phá điên dại của bộ binh, xe tăng, pháo binh Trung Quốc tấn công các điểm chốt quân ta, hòng thọc sâu vào trong nội địa, phá hủy cầu cống – nhà máy – phố thị – làng mạc – bệnh viện – điểm dân cư.

Tiếng súng, lựu đạn của những tổ, nhóm bộ đội, dân quân, tự vệ – du kích đánh trả quân xâm lược, ở khắp các triền núi, góc rừng, khe sâu… và rất nhiều người đã ngã xuống, dưới làn đạn quân xâm lược…

Trong số những người ngã xuống trong khi bảo vệ quê hương, đất đai Tổ quốc đó, có rất nhiều gương mặt nữ.

Họ là những nữ Tự vệ Lâm trường, dân quân thôn bản và bộ đội địa phương, đã bắn đến viên đạn cuối cùng, ném đến quả lựu đạn cuối cùng ngăn bước dòng lính Trung Quốc xâm lược đen đặc, bất ngờ tràn sang từ bên kia biên giới, buổi sáng ngày 17/2/1979 và họ ngã xuống bởi đạn thù, ngay trong ngày 17/2/1979.

Họ ngã xuống và 34 năm qua, vẫn siết tay nhau nằm im lặng trong đội hình những người ngã xuống trong cuộc chiến đấu bảo vệ Biên giới phía Bắc.

Xin kính cẩn cúi đầu, trước vong linh các chị, trong những ngày này và mình hứa:

Những chuyến đi biên giới, mình sẽ tìm đến với các chị và đồng đội, để lưu giữ lại tên tuổi oanh hùng các chị, cho bạn bè mình - con cháu mình không được phép quên...









Nguồn Blog Maithanhhai
Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang