Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

Giáo dục ĐH ngoài công lập: Nói phải củ cải… có nghe?


Cùng lúc với Hội nghị Giáo dục ĐH 2013 diễn ra sáng 22/1 do Bộ GD&ĐT tổ chức, nhiều giáo sư, nhà khoa học, nhà giáo uy tín đã có mặt tại trụ sở Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Viêt Nam (Vusta) để dự hội thảo “Giáo dục ĐH, CĐ ngoài công lập - những bất cập từ góc độ chính sách”. Hội thảo do Vusta phối hợp với Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập (Vipua) tổ chức.
Tham dự hội thảo là những tên tuổi lớn có nhiều gắn bó với lĩnh vực giáo dục, khoa học công nghệ như: GS Trần Phương - nguyên Phó Thủ tướng; GS Trần Hồng Quân – nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, chủ tịch Vipua; Phó Chủ nhiệm Ủy ban KH-CN-MT Quốc hội Lê Bộ Lĩnh; Đại biểu quốc hội, GS Nguyễn Lân Dũng; GS Nguyễn Minh Thuyết – nguyên Chủ nhiệm Ủy ban VH-GD-Thanh thiếu niên và nhi đồng Quốc hội; GS Chu Hảo – nguyên Thứ trưởng bộ Khoa học công nghệ; TS Trần Việt Hùng – Phó Chủ tịch Vusta…
Nói về sự ra đời và thực trạng của giáo dục đại học ngoài công lập hiện nay,GS Trần Hồng Quân cho biết: Các trường ngoài không lập ra đời chủ yếu không phải để giải quyết vấn đề kinh phí đầu tư cho Nhà nước; quan trọng hơn, đại học ngoài công lập là mô hình tổ chức đại học năng động, tự chủ, có động lực tự thân để phát triển không ngừng. Điều đó được chứng minh tại các nước phát triển, xu hướng trường ngoài công lập càng ngày càng mở rộng. Tuy nhiên hiện nay, các chính sách về giáo dục lại thể hiện sự đánh giá không đúng vai trò của giáo dục đại học ngoài công lập, dường như chưa coi đó là một phần của nền giáo dục ĐH Việt Nam, dẫn đến những bất cập về chính sách cần tháo gỡ.
GS Trần Hồng Quân: “Vô lý ở chỗ, tiền đầu tư của Nhà nước cho giáo dục là tiền đóng thuế của toàn dân nhưng cùng là sinh viên thì công lập được hưởng còn ngoài công lập lại không được hưởng”
 GS Quân lấy một ví dụ, nếu theo chỉ đạo của Chính phủ thì các cơ sở giáo dục ngoài công lập sẽ được giảm hoặc miễn thuế; nhưng hiện nay các trường vẫn phải đóng 25% thuế, thực tế là bổ vào học phí trên đầu sinh viên. Sinh viên ngoài công lập chịu 100% chi phí, sinh viên công lập lại được Nhà nước hỗ trợ khoảng 70%, rõ ràng rất không bình đẳng. “Vô lý ở chỗ, tiền đầu tư của Nhà nước cho giáo dục là tiền đóng thuế của toàn dân nhưng cùng là sinh viên thì công lập được hưởng còn ngoài công lập lại không được hưởng”…

TS Lê Viết Khuyến, Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục ĐH của Vipua nêu rõ rằng các chính sách đối với giáo dục đại học hiện manh mún và chưa chặt chẽ, dẫn đến cơ chế xin – cho. Chính vì xin – cho nên có chuyện tăng quy mô tuyển sinh của các trường công lập một cách bừa bãi, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, bóp nghẹt nguồn tuyển của các trường ngoài công lập.
“Tôi cho rằng hội thảo này chọn vấn đề chính sách để mổ xẻ là đúng. Chính sách đúng thì hệ thống trường ngoài công lập phát triển, còn lại thì không. Các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước là đúng đắn nhưng các chính sách cụ thể của cơ quan quản lý cấp dưới lại không đúng tinh thần đó”, TS Lê Viết Khuyến bày tỏ quan điểm.

GS Chu Hảo: “Chính sách triển khai một cách bất cẩn”
Phát biểu tại hội nghị, GS Chu Hảo nói: “Tôi chia sẻ tất cả vấn đề GS Trần Hồng Quân nêu ra. Tán thành ý kiến cho rằng: mọi vấn đề khúc mắc hiện nay bắt nguồn từ chính sách. Tuy nhiên, bất cập với hệ thống trường ngoài công lập sẽ chưa thể xử lý nếu không giải quyết tận gốc câu chuyện chính sách này”.
GS Chu Hảo: “Không lĩnh vực nào mà chủ trương của Đảng, Nhà nước lại bị các cơ quan quản lý triển khai một cách bất cẩn như các vấn đề về khoa học, giáo dục”.
Ông nói: “Không lĩnh vực nào mà chủ trương của Đảng, Nhà nước lại bị các cơ quan quản lý triển khai một cách bất cẩn như các vấn đề về khoa học, giáo dục”.
“Tôi rất thông cảm khi trường ngoài công lập như bị đem con bỏ chợ”, ông nói.
GS Chu Hảo cũng lật ngược vấn đề sự tự chủ, năng động mà GS Quân nêu ra hiện nay liệu đã phải tự chủ, năng động để nâng cao chất lượng nền giáo dục đại học Việt Nam chưa, hay đó là chỉ sự năng động để tồn tại trong điều kiện chính sách chưa hoàn thiện…

GS Nguyễn Lân Dũng: “Nói phải củ cải cũng nghe”
Về phần mình, GS Nguyễn Lân Dũng lấy câu tục ngữ “Nói phải củ cải cũng nghe”, ông cho rằng hội thảo là tiếng nói tập thể của các nhà khoa học lớn, chắc chắn sẽ có ý nghĩa cho việc hoạch định chính sách với giáo dục đại học ngoài công lập.
GS Nguyễn Lân Dũng: "Nói phải củ cải cũng phải nghe"
 GS Dũng nói hiện nay Bộ GD&ĐT coi trường tư như “con nuôi”, các trường công đang “tranh” hết nguồn tuyển của trường tư, thậm chí “tranh” của cả các trường dạy nghề.
Về giải pháp phát triển hệ thống trường ngoài công lập, ông cho rằng: “Các trường giỏi cái gì mở cái đó, chắc chắn sẽ có nguồn tuyển sinh”. Ví dụ thậm chí có thể mở những trường chuyên dạy trồng nấm, chuyên làm biogas v.v. hoàn toàn có thể được, và nếu làm được như vậy thì tình hình sẽ thay đổi hẳn.

GS Trần Phương: “Tôi không muốn đến hội thảo này đâu…”
GS Trần Phương nói: “Nói thực tình tôi chẳng muốn đến hội thảo này đâu. Nể anh Quân, Liên hiệp Hội… tôi mới đến, vì nói nhiều rồi nhưng không được ai nghe”.
GS Phương cho rằng, giáo dục đại học Việt Nam không thể chọn hướng tinh hoa mà cần theo hướng đại chúng. Phải làm sao đạt đến tỷ lệ 300-400 sinh viên/1 vạn dân thì mới là động lực phát triển xã hội được. Nhưng đại chúng bằng gì, chỉ có ngân sách không đủ. Phải theo con đường xã hội hóa. “Lý gì Nhật Bản phát triển thế mà đến 75% sinh viên học ở trường tư” – ông nói.
GS Trần Phương: "Nói nhiều rồi nhưng không được ai nghe”.
 “Người Việt Nam phải phát triển kiểu như Nhật, phải 70-80% trường đại học là do dân làm”.
GS Trần Phương chỉ ra rằng, những chính sách cụ thể được Bộ Giáo dục thiết kế dành cho các trường ngoài công lập đang buộc các trường này phải chạy theo lợi nhuận, vì không có tính khuyến khích, như cơ chế về đất đai, thuế, tuyển sinh…
Ông cũng cho rằng học phí đang cho thấy sự bất công giữa sinh viên công lập và ngoài công lập. Ngân sách dành cho công lập phải xẻ dần cho ngoài công lập. Châu Âu đã làm như thế từ sau thế chiến thứ hai. Khi ra trường các sinh viên đều đóng góp cho xã hội cả, vậy tại sao lại phân biệt đầu tư cho công lập hay ngoài công lập?

GS Nguyễn Minh Thuyết: “Nửa nọ nửa kia”
Ở góc độ người hiểu sâu Luật Giáo dục Đại học vừa được ban hành chưa lâu, GS Nguyễn Minh Thuyết phân tích: “Mô hình trường ngoài công lập hiện nay vừa là doanh nghiệp lại vừa không phải là doanh nghiệp. Là doanh nghiệp vì có cổ đông, có đại hội cổ đông, nghị quyết đại hội cổ đông có tính quyết định… Nhưng không phải là doanh nghiệp vì chẳng hạn như đầu tư lãi không được chia… Tóm lại là nửa nọ nửa kia”.
GS Nguyễn Minh Thuyết: "Tóm lại là nửa nọ nửa kia".
Vì thế, “cần có quy định thế nào là lợi nhuận, phi lợi nhuận, thế nào là vụ lợi. Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật cần làm rõ điều này”. GS Thuyết cũng phân tích một số quy định của Luật Giáo dục đại học mang tính “mở”, cho phép các trường chủ động trong khâu tổ chức của mình.
Dù vậy, ông cũng đồng quan điểm: “Cần tạo ra thế cạnh tranh công bằng cho các trường công lập và ngoài công lập. Nhà nước chỉ nên đầu tư cho những ngành mũi nhọn, những ngành mà nguồn lực xã hội sẽ không chọn đầu tư (như các khoa học xã hội nhân văn, hoặc Toán học v.v.) Các trường công lập cần dần dần tự chủ được tài chính. Còn như hiện nay, đúng là cuộc chơi không bình đẳng”.
TS Trần Việt Hùng chủ trì Hội thảo.
Trả lời Giaoduc.net.vn về bối cảnh tổ chức hội thảo, TS Trần Việt Hùng, Phó Chủ tịch Vusta cho biết: Khoa học công nghệ cùng với giáo dục luôn được xem là quốc sách hàng đầu, tuy nhiên những chính sách cụ thể dành cho hai lĩnh vực này chưa đáp ứng được kỳ vọng và nhu cầu phát triển của đất nước. Tại Hội nghị Trung ương 6 vừa qua, hai vấn đề này tiếp tục được đưa ra, nhưng chỉ khoa học công nghệ được thông qua đề án chiến lược, còn giáo dục đào tạo thì chưa. Điều này cho thấy giáo dục đào tạo là vấn đề rất phức tạp, đòi hỏi sự góp ý của toàn xã hội, đặc biệt là giới trí thức trong cả nước… Chính vì thế, Vusta chọn vấn đề giáo dục đại học ngoài công lập làm chủ đề cho hội thảo này. Hội thảo có thể xem là thành công khi có sự góp mặt của những khách mời gồm cả nguyên phó thủ tướng, gần 10 nguyên bộ trưởng thứ trưởng, và nhiều giáo sư có uy tín xã hội cao.
Nguồn Baogiaoduc


Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

Con đường tầu ngầm Kilo về Việt Nam

Như vậy sau 4 năm, hợp đồng mua vũ khí với Nga sắp có kết quả. Tàu ngầm Kilo chuẩn bị về Việt Nam dự phần giữ gìn cương giới Tổ quốc.
Nga đồng ý bán cho Việt Nam 6 tầu ngầm Project 636 lớp Kilo. Bản hợp đồng này có trị giá 1,8 tỷ USD. Hợp đồng này đã bao gồm việc xây dựng cơ sở hạ tầng trên bờ và đào tạo thủy thủ phục vụ trên tầu ngầm. Đây là hợp đồng vũ khí lớn thứ hai của Nga thời kỳ hậu Xô-viết. Hợp đồng lớn nhất của Nga là cung cấp 8 tàu ngầm cho Trung Quốc.
Ngày 24/04/2010, ông Vladimir Aleksandrov, tổng giám đốc Admiralteiskie Verfi (Nhà máy đóng tàu Admiralty) ở St Petersburg, thông báo là công ty của ông đã được chỉ định thực hiện hợp đồng chế tạo 6 tàu ngầm Project 636 lớp Kilo. Giá mỗi chiếc tàu ngầm này là 300-350 triệu đô la và tổng giá trị hợp đồng là 1,8 – 2,1 tỷ đô la.
Tàu ngầm lớp Kilo có lượng giãn nước từ 3.000-3.950 tấn (với tải trọng tối đa), hoạt động ở độ sâu trung bình là 240 m và có thể lặn sâu tối đa 300 m. Tàu có tầm hoạt động 6.000 - 7.500 hải lý (khi chạy ở tốc độ 7 hải lý/h), thời gian hoạt động độc lập 45 ngày đêm và thủy thủ đoàn 52 người.
Vũ khí của tầu bao gồm 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm, tên lửa chống tàu Club-S, 24 quả thủy lôi, tên lửa phòng không 9K34 Strela-3 hoặc 8 tên lửa 9K38 Igla. Tàu được thiết kế với sứ mệnh chống ngầm, chống tàu nổi và chống cả máy bay tầm thấp. Ngoài ra, Kilo 636 còn có động cơ chạy êm nhất thế giới thích hợp trong các nhiệm vụ trinh sát và tuần tra.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chứng kiến lễ ký kết. Nhà máy Admiralty bắt đầu đóng chiếc tàu ngầm đầu tiên trong số 6 chiếc, trong lễ khởi công ngày 24/08/2010. Tàu ngầm này được hạ thủy ngày 28/08/2012, và trải qua một loạt thử nghiệm trên biển trước khi chuyển giao cho Việt Nam.
Cho đến thời điểm hiện tại, Nga đã hạ thủy hai chiếc tàu ngầm Kilo cho Việt Nam mang tên và số hiệu lần lượt là 01339 HQ-182 Hà Nội (hạ thủy ngày 28/8/2012) và 01340 HQ-183 thành phố Hồ Chí Minh (hạ thủy ngày 28/12/2012).
Bên cạnh việc bán tàu ngầm cho Việt Nam, Nga còn xây dựng cho Việt Nam một đội ngũ sĩ quan, thủy thủ để có thể vận hành những chiếc tàu ngầm này khi nó được bàn giao cho Việt Nam (Dự kiến trong năm 2013), đồng thời giúp Việt Nam xây dựng 1 căn cứ tàu ngầm hoàn chỉnh". Trong tháng 3/2010, Việt Nam chính thức yêu cầu Nga giúp đỡ xây dựng một căn cứ tàu ngầm ở vịnh Cam Ranh.
Tháng 4/2012, Việt Nam giao nhiệm vụ cho Kíp tàu ngầm số 2 trước khi Kíp tàu lên đường đi học tập tại Cộng hòa Liên bang Nga. Hiện nay đã có 3 kíp học viên tàu ngầm được nhận nhiệm vụ học tập điều khiển, sử dụng làm chủ tàu ngầm lớp Kilo hiện đại này của hải quân Việt Nam. Các tàu lần lượt được đặt tên là tàu TP.HCM, tàu Hà Nội và tàu Khánh Hòa.
Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã đến thăm các sĩ quan, thủy thủ tàu ngầm Hải quân Việt Nam đang học tập tại Trung tâm huấn luyện 125, thuộc Học viện Kỹ thuật Quân sự (KTQS) trước khi lực lượng này đi học tập tại nước ngoài.
Trước đó vào năm 2000, Việt Nam và Ấn Độ đã ký một thỏa thuận quốc phòng, trong đó có một điều khoản liên quan đến việc hải quân Ấn Độ đào tạo thủy thủ cho Việt Nam, kể cả thủy thủ tàu ngầm. Trong tháng 10/2002, Việt Nam đã yêu cầu Ấn Độ đào tạo về tàu ngầm, nhưng bốn năm sau, Ấn Độ mới thông báo bắt đầu đào tạo các sinh viên sĩ quan và sĩ quan hải quân Việt Nam. Hiện nay, Ấn Độ đang huấn luyện các quy trình thoát hiểm ở tàu ngầm cho các thủy thủ Việt Nam.
Việc Việt Nam sắp có hạm đội tầu ngầm khiến dư luận quốc tế có những phản ứng khác nhau. Theo tờ “Nhà Ngoại giao”, việc Hải quân Việt Nam sẽ được bổ sung hạm đội tàu ngầm gồm 6 chiếc Kilo mua từ Nga cho thấy, Việt Nam cũng đang theo đuổi chiến lược “chống tiếp cận” và điều này khiến Biển Đông trở thành miền đất dữ đối với bất cứ nước nào xâm phạm.
Giới truyền thông Trung Quốc đã có nhiều bài bình luận về sức mạnh của Tầu ngầm Kilo sắp về biển Đông và Bắc Kinh tỏ ra lo ngại về quả đấm thép của Việt Nam. Tờ “Quân giải phóng Trung Hoa” đã đưa ra những nhận định của chuyên gia Hoàng Hải Châu thuộc Viện Nghiên cứu Các vấn đề Quốc tế về “quả đấm thép” của hải quân Việt Nam.
Theo Hoàng Hải Châu phía Nga đang nỗ lực thực hiện các hợp đồng mua bán vũ khí của Việt Nam, điều này khiến nhiều nước trong đó có Trung Quốc cần phải lưu tâm.
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cho biết: "Việc Việt Nam mua tàu ngầm hiện đại, tên lửa, máy bay và các khí tài kỹ thuật khác cũng chỉ là để phòng thủ, tự vệ, bảo vệ hòa bình và toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền đất nước, chứ hoàn toàn không có ý định đe dọa, không có ý đồ tấn công xâm lấn bờ cõi các nước xung quanh".
Hiện phía Nga vừa tiến hành khởi đóng chiếc tầu ngầm Kilo thứ 5 cho đối tác Việt Nam. Với kế hoạch khởi đóng, hạ thủy, thử nghiệm và chuyển giao tàu ngầm Kilo cho Hải quân Việt Nam được đẩy nhanh hơn, rõ ràng có thể thấy, tốc độ đóng tàu cho đối tác đang được nhà máy đóng tàu Admiralty đặt ưu tiên hàng đầu.
Nguồn Baodatviet

Nga sẽ dồn sức đóng tàu ngầm cho Việt Nam?

Nga sẽ khởi đóng tàu ngầm Kilo 636.1 cho Hải quân Việt Nam trong năm nay (2013).
Giám đốc nhà máy đóng tàu Admiralty Verf của Nga, ông Alexander Buzakov cho biết hôm 16/1 rằng, trong năm 2013, xưởng đóng tàu của nhà máy đã hạ thủy hai chiếc tàu ngầm Kilo 636.1 đầu tiên cho Hải quân Việt Nam.

Theo ông Buzakov, hai chiếc tàu ngầm Kilo đầu tiên cho Việt Nam mang tên và số hiệu lần lượt là 01339 HQ-182 Hà Nội (hạ thủy ngày 28/8/2012) và 01340 HQ-183 thành phố Hồ Chí Minh (hạ thủy ngày 28/12/2012).

Ngoài ra, trong năm 2013, Admiralty Verf cũng sẽ khởi đóng chiếc tàu ngầm Kilo 636.1 thứ 5 dành cho xuất khẩu và tàu ngầm Kilo 636.3 thứ 4 cho Hải quân Nga.


Đặc biệt, ông Buzakov tiết lộ thêm rằng, trong năm 2013, nhà máy đang chuẩn bị ký kết thêm một hợp đồng cung cấp hai tàu ngầm Kilo 636 cho một khách hàng nước ngoài. Tuy nhiên, ông từ chối tiết lộ thêm chi tiết.

Được biết, Admiralty Verf đang đóng 3 tàu ngầm Kilo 636.3 mang tên lần lượt là Harmony, Kronstadt và Sevastopol.

Đối với Việt Nam, các nguồn tin trước đó từng nói rằng, tàu ngầm Kilo thứ 3 đã được Nga khởi đóng vào tháng 10/2012, không có thông tin về kế hoạch khởi đóng tàu ngầm Kilo thứ 4.

Tuy nhiên, theo thông tin mà vị Giám đốc Admiralty Verf tiết lộ, rõ ràng, tàu ngầm Kilo thứ 4 của Việt Nam đã hoặc đang chuẩn bị được khởi đóng trước thời điểm khởi đóng tàu ngầm Kilo thứ 5 trong năm 2013.

Với kế hoạch khởi đóng, hạ thủy, thử nghiệm và chuyển giao tàu ngầm Kilo cho Hải quân Việt Nam. Rõ ràng có thể thấy, tốc độ đóng tàu cho đối tác đang được nhà máy đóng tàu Admiralty đặt ưu tiên hàng đầu.

Trong bản báo cáo kế hoạch năm 2013 của Admiralty, ông Buzakov nói rằng, nhà máy sẽ vận hành với công suất 150 – 160 % so với năm 2012. Tức gần như làm việc trong tình trạng quá tải, diễn ra trong mọi điều kiện thời tiết, ngày đêm để có thể đáp ứng đúng tiến độ đóng tàu cho đối tác.

Kế hoạch hoàn thành hợp đồng cung cấp tất cả 6 tàu ngầm Kilo sẽ được hoàn thành vào năm 2016, nguồn tin cho biết thêm. Hợp đồng này trị giá khoảng 3,2 tỷ USD, bao gồm cả việc cung cấp 6 tàu ngầm và xây dựng căn cứ, cơ sở hạ tầng cho phía Việt Nam.

Tàu ngầm Kilo Project 636, được mệnh danh là "át chủ bài trong chiến lược biển xa", có tải trọng 3.100 tấn, tốc độ di chuyển 20 hải lý/giờ, khả năng lặn sâu 300 m, thủy thủ đoàn 52 người. Tàu có thể được vũ trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533 mm, mìn, và tên lửa hành trình Caliber.
  • Theo Infonet
  • Nguồn baodatviet

Tàu Kilo Việt Nam được đặt theo tên Hà Nội và TP.HCM

Với hai tàu ngầm Kilo sẽ được bàn giao trong năm 2013, Hải quân Việt Nam củng cố thêm sức mạnh bảo vệ chủ quyền, biển đảo của quê hương.
Tổng Giám đốc Nhà máy đóng tàu Admiralty Verf của Nga, ông Alexander Buzakov nói rằng, trong năm 2013, nhà máy này sẽ cam kết chuyển giao cho Hải quân Việt Nam 2 tàu ngầm Kilo 636.1 đầu tiên.

Hai chiếc tàu ngầm Kilo 636.1 đầu tiên sẽ được bàn giao cho Việt Nam mang tên và số hiệu lần lượt là 01339 HQ-182 Hà Nội và 01340 HQ-183 Thành phố Hồ Chí Minh.

HQ-182 Hà Nội

Tàu ngầm Kilo HQ-182 Hà Nội được hạ thủy vào ngày 28/8/2012, sau một thời gian dài hoàn thiện, con tàu bắt đầu ra biển thử nghiệm từ đầu tháng 12/2012.

Trong thời gian chạy thử nghiệm, tàu ngầm này sẽ được neo đậu tại cảng Svetlyi ở Kaliningrad. Đây là chiếc đầu tiên của phiên bản xuất khẩu thuộc dự án 0636.1 với các thiết bị mới và hiện đại hóa.

Cũng theo nguồn tin hải quân Nga, chiếc tàu ngầm này được trang bị hệ thống sinh hoạt cá nhân mới dành cho thủy thủ đoàn. Hệ thống này từng được thử nghiệm thành công trên tàu ngầm Saint-Peterburg thuộc dự án 677 Lada.

Theo kế hoạch, sau Tết dương lịch, chiếc tàu ngầm thuộc dự án 06361 này sẽ hoàn tất 6 chuyến chạy thử nghiệm trên biển với thời gian 10-12 ngày mỗi chuyến kết hợp huấn luyện các thủy thủ Việt Nam.

Tới đầu tháng 5/2013, tàu sẽ quay trở về nhà máy Admiralty để khắc phục hỏng hóc phát sinh. Tới tháng 8/2013, tàu sẽ được chuyển giao cho Hải quân Việt Nam. Như vậy, tàu ngầm Kilo HQ-182 Hà Nội được chuyển giao sau 1  năm hạ thủy và thử nghiệm.

HQ-183 Thành phố Hồ Chí Minh

Đối với tàu ngầm Kilo thứ hai mang tên HQ-183 Thành  phố Hồ Chí Minh, con tàu được hạ thủy bí mật vào ngày 28/12/2012, tức chỉ 4 tháng sau khi hạ thủy tàu ngầm Hà Nội.

Hiện tại, tàu ngầm HQ-183 vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Nhưng theo dự đoán dựa vào tiến trình hạ thủy, thử nghiệm và bàn giao của tàu ngầm HQ-182 Hà Nội. Thời gian hoàn thiện để bắt đầu thử nghiệm của tàu ngầm HQ-183 Thành phố Hồ Chí Minh sẽ mất tối đa khoảng 3 tháng. Thời gian thử nghiệm trên biển khoảng 5 tháng, hoàn thiện khắc phục khoảng 3 tháng.

Dự kiến tàu ngầm HQ-183 có thể về Việt Nam sớm hơn do đã đúc rút được kinh nghiệm từ tàu ngầm Kilo đầu tiên. Do vậy,  dự kiến có thể bàn giao sớm hơn tháng 12/2013.

Ngoài ra, trong năm 2013, Admiralty Verf cũng sẽ khởi đóng chiếc tàu ngầm Kilo 636.1 thứ năm dành cho Hải quân Việt Nam và tàu ngầm Kilo 636.3 thứ tư cho Hải quân Nga.

Đặc biệt, ông Buzakov tiết lộ thêm rằng, trong năm 2013, nhà máy đang chuẩn bị ký kết thêm một hợp đồng cung cấp hai tàu ngầm Kilo 636 cho một khác hàng nước ngoài. Tuy nhiên, ông từ chối tiết lộ thêm chi tiết.

Tăng tốc độ đóng tàu cho Việt Nam

Hiện nay, Nga đang triển khai đóng 2 kiểu tàu ngầm thuộc lớp tàu ngầm diesel-điện Kilo, trong đó, phiên bản cải tiến được dành riêng cho hải quân Nga và 1 phiên bản xuất khẩu. Tất cả các dự án này đều được thực hiện tại nhà máy đóng tàu “Đô đốc hải quân Nga” (Admiralteyskie Verfi), chịu trách nhiệm chính là phân xưởng sản xuất số 9 và phân xưởng số 12.

Các nguồn tin trước đó từng nói rằng, tàu ngầm Kilo thứ ba của Hải quân Việt Nam đã được Nga khởi đóng vào tháng 10/2012, không có thông tin về kế hoạch khởi đóng tàu ngầm Kilo thứ tư.

Tuy nhiên, Tổng Giám đốc Admiralty Verf, ông Buzakov cho biết sẽ khởi đóng tàu Kilo thứ năm cho Việt Nam trong năm nay, như vậy có thể thấy, Kilo thứ tư đã được khởi đóng.

Trong bản báo cáo kế hoạch năm 2013 của Admiralty, ông Buzakov nói rằng, nhà máy sẽ vận hành với công suất 150 – 160 % so với năm 2012. Tức gần như làm việc trong tình trạng quá tải, diễn ra trong mọi điều kiện thời tiết, ngày đêm để có thể đáp ứng đúng tiến độ đóng tàu cho đối tác.

Kế hoạch hoàn thành hợp đồng cung cấp tất cả 6 tàu ngầm Kilo sẽ được hoàn thành vào năm 2016, nguồn tin cho biết thêm.  Hợp đồng  này trị giá khoảng 3,2 tỷ USD, bao gồm cả việc cung cấp 6 tàu ngầm và xây dựng căn cứ, cơ sở hạ tầng cho phía Việt Nam.

Tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền

Tàu ngầm Kilo Project 636 (bản xuất khẩu cho Việt Nam gọi là Project 636MV), được mệnh danh là "át chủ bài trong chiến lược biển xa", có tải trọng 3.100 tấn, tốc độ di chuyển 20 hải lý/giờ, khả năng lặn sâu 300 m, thủy thủ đoàn 52 người. Tàu có thể được vũ trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533 mm, mìn, và tên lửa hành trình Caliber.

Máy phóng tên lửa hành trình Caliber trong tàu ngầm Kilo.

Theo số liệu hiện có, ngoài các vũ khí cơ bản như các tàu ngầm Klio khác, loạt tàu ngầm bán đầu đạn 400kg, có khả năng đánh bị thương thậm chí đánh chìm hàng không mẫu hạm. Loại tên lửa này không được trang bị trên tàu ngầm Kilo Trung Quốc, nó chỉ được Nga cung cấp cho Việt Nam và Ấn Độ, Algieria… (636MK chỉ trang bị tên lửa đối hạm 3M-54E với đầu đạn nặng 200kg)

Một loại vũ khí tiên tiến nữa được trang bị trên 636MV mà 636MK không có là tên lửa hành trình đối đất 3M-14E. Đây là loại tên lửa đối đất cực kỳ lợi hại, một đòn tiến công tàng hình từ dưới mặt nước, rất khó bị phát hiện và đánh chặn. Không nói đến khu vực Đông Nam Á mà cả Trung Quốc hiện cũng không có tàu ngầm nào có uy lực tấn công đối đất như 636MV.

Trong bối cảnh căng thẳng tranh chấp trên Biển Đông hiện nay, việc đưa vào vận hành hai tàu ngầm Kilo có một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Hải quân Việt Nam.

Bộ đội tàu ngầm Kilo Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với sức mạnh vượt trội không những tăng cường sức mạnh cho Hạm đội Hải quân Việt Nam mà nó còn là những tàu ngầm chiến đấu đầu tiên, giúp Hải quân có được đầy đủ khả năng tác chiến, từ tác chiến dưới nước, trên mặt nước và trên không.

Sự góp mặt của hai tàu ngầm Kilo đầu tiên cũng góp phần hình thành một hạm đội tác chiến hỗn hợp cho Hải quân Việt Nam, tạo thành một lá chắn vững chắc trấn giữ bờ biển, lãnh hải của Tổ quốc.
  • Theo Phunutoday

Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2013

Chiến lược chống tiếp cận phiên bản Việt Nam

Phòng vệ của Việt Nam ngoài việc mua sắm, chế tạo vũ khí trang bị (VKTB) thì vấn đề quyết định nhất là xây dựng đường lối, chiến lược phòng vệ. Bởi vì có như thế mới xác định được nội dung của công tác tổ chức xây dựng lực lượng, bố trí, sử dụng lực lượng.

Chống tiếp cận là chiến lược phòng thủ của một nước có bờ biển nhưng khả năng quân sự hạn chế, bị các nước có vũ khí, phương tiện hiện đại hơn đe dọa dùng vũ lực.
Chiến lược chống tiếp cận thực chất là sự kết hợp giữa các loại vũ khí tầm xa, tầm gần, các hình thức tấn công, tác chiến phi đối xứng…nhằm mục đích không cho đối phương tiếp cận gần bờ, bảo vệ khu vực biển của mình càng rộng càng tốt.
Khi một cuộc chiến tranh hiện đại, công nghệ cao luôn bắt đầu từ hướng biển với tàu ngầm, tàu nổi, tàu sân bay thì việc buộc các phương tiện đó dạt ra xa hay gây cho chúng nhiều thiệt hại là điều mà các quốc gia bị tấn công mong muốn.
Chiến lược chống tiếp cận đang phát sinh rất nhiều phiên bản và Việt Nam cũng đang xây dựng một phiên bản của riêng mình, bởi thực ra Việt Nam chưa từng và có đủ điều kiện để phòng vệ theo kiểu này.
Việt Nam là một đất nước có chiều dài và hẹp cho nên rất nhạy cảm bởi sự chia cắt chiến lược. Bởi vậy, đã qua rồi thời kỳ đón đợi giặc ở cửa sông, luồng lạch trong vùng nội thủy hay lãnh hải, chúng ta ngày nay phải tác chiến ngay ở vùng biển xa, tạo cho đất liền một không gian phòng thủ đủ rộng, một thời gian chuẩn bị đối phó kịp thời. Đó cũng chính là tư tưởng, mục tiêu của chiến lược chống tiếp cận của Việt Nam.
Cơ sở để Việt Nam tiến hành thực hiện trước hết là lợi thế về địa lý.
Hệ thống tên lửa bờ biển Bastition - lực lượng chống tiếp cận hữu hiệu.
Mỗi tổ hợp tên lửa Bastion có thể bao gồm 36 quả tên lửa có cánh Yakhont. Các tên lửa tự dẫn siêu thanh chống tàu với đầu đạn nặng hơn 200 kg này có thể đánh trúng các mục tiêu ở khoảng cách lên tới 300 km. Mỗi tổ hợp có thể bảo vệ dải bờ biển dài hơn 600 km và giám sát vùng biển có diện tích 200 km2.
Bờ biển Việt Nam tuy dài nhưng có nhiều núi cao nhô ra biển, có hơn 3 ngàn hòn đảo lớn nhỏ tạo nên một điểm tựa vững chắc triển khai lực lượng. Trường Sa là quần đảo tiền tiêu của Tổ quốc có vị trí chiến lược trên biển Đông…đều là những vị trí tốt để triển khai, bố trí lực lượng.
Việt Nam chủ yếu là tự vệ nên khu vực tác chiến hầu như trên không phận, hải phận và các khu vực mà Việt Nam có chủ quyền và quyền chủ quyền nên lực lượng cơ động nhanh, vũ khí phương tiện luôn chiếm ưu thế tác chiến.
Máy bay SU-30MK2 có thể tác chiến trong khu vực phòng thủ mà không cần tiếp dầu, hoặc KILO, các loại tàu tấn công khác hoạt động tương đối an toàn trong tầm hoạt động của lực lượng khác.
Thật ra, với lực lượng tác chiến hiện đại ít ỏi như Gerpad, KILO, SU-30… của Việt Nam, nếu như tác chiến ở biển xa, xa căn cứ hàng ngàn km thì chỉ một trận.
Tàu ngầm KILO thực ra so với lực lượng tàu ngầm trong khu vực không phải là hiện đại gì cho lắm, nhưng nó tỏ ra rất nguy hiểm, khó lường bởi cách bố trí, sử dụng nó.
Chẳng hạn, ở tuyến xuất phát tấn công của KILO, kể cả phục kích chống ngầm và chống tàu mặt nước thì KILO hoàn toàn chiếm ưu thế, đó là, chỉ “săn” đối phương trong khi đối phương rất khó khăn hoặc không thể “săn” lại KILO, vì muốn “săn” KILO thì buộc phải vào tầm hỏa lực của các phương tiện khác như Bastion-P.
(Tên lửa Yakhon của hệ thống này với chiến thuật “bầy sói” thì tàu khu trục hiện đại nhất như của Trung Quốc Tupe 054A (mới có 4 chiếc) thì trong khoảng cách 300km với 2 quả trúng đích là Thuyền trưởng tàu phải ôm phao cứu sinh).
Tuy nhiên đó chỉ là lý thuyết và sẽ có khoảng cách với thực tế, nhưng khoảng cách này phụ thuộc chủ yếu vào người sử dụng chúng, và, hiệu quả có khi vượt ra ngoài lý thuyết là chuyện thường xảy ra trong cách sử dụng, khai thác vũ khí của người Việt trong chiến tranh.
Như vậy khả năng “áp sát”, “đánh vỗ mặt” vào Việt Nam từ hướng biển của kẻ thù bị ngăn cản, buộc chúng phải dạt ra xa, phải tính toán lại vị trí xuất phát tấn công.
Cơ sở thứ hai là Việt Nam có một khung lực lượng tác chiến tầm xa cực mạnh, bao gồm những loại vũ khí phương tiện hiện đại có tầm bắn xa, chính xác, sức hủy diệt lớn.
Khung lực lượng tác chiến tầm xa hiện đại kết hợp với lực lượng tác chiến tầm gần uy lực mạnh, tinh nhuệ thiện chiến là lực lượng chính yếu của chiến lược chống tiếp cận.
Nhưng hoạt động hiệu quả hay không, sẽ bắt đối phương phải trả giá đắt hay không trước hết là khả năng chống trả và sống sót của đòn tác chiến điện tử áp chế phòng không của kẻ thù làm “mù và điếc” hệ thống phòng không, thông tin chỉ huy của Việt Nam để làm chủ vùng trời. Khi địch đã làm chủ vùng trời thì chiến lược chống tiếp cận bị phá sản.
Trong chiến tranh hiện đại, chỉ cần có một thời gian tính bằng phút là có thể thay đổi được cục diện. Bởi vậy tạo ra một không gian, thời gian để cho hệ thống phòng không đối phó, phát hiện và đánh chặn là nhiệm vụ rất hệ trọng của chiến lược chống tiếp cận.
Việt Nam đã từng đối đầu với một cuộc chiến tranh điện tử quy mô lớn do Mỹ triển khai hòng đánh sập hệ thống phòng không Việt Nam cách đây 40 năm nhưng không thể.
Ngày nay, ngoại trừ Mỹ, khó có nước nào trong khu vực có đủ năng lực để tiến hành một cuộc chiến tranh điện tử, áp chế phòng không gồm áp chế mềm, áp chế cứng…như Mỹ cách đây 40 năm, trong khi Việt Nam đã thay đổi.
Các hệ thống phòng không được xây dựng dưới dạng mạng lưới, qua đó, thông tin thu thập được qua radar hay trinh sát quang học thông thường đều có thể chia sẻ cho khẩu đội phòng không với tốc độ cao qua mạng lưới datalink; các tên lửa phòng không được kết nối với nhau có thể được dẫn bắn từ một hay nhiều ra đa đặt cách xa nó; xuất hiện pháo 37li cải tiến bắn bằng radar, quang học trong hệ thống phòng không tầm thấp khủng khiếp, hiệu quả năm xưa; xuất hiện những dàn tên lửa phòng không tầm xa cơ động như S-300 MPU1 bắn và di chuyển… thì việc tiêu diệt một vài hệ thống radar là có thể.
Nhưng để đánh quỵ khả năng phòng không Việt Nam hòng làm chủ vùng trời của lực lượng thù địch hiện nay là không thể trong một trận, trong một tháng, trong một năm.
Vì vậy cho nên chống tiếp cận để làm chủ vùng trời và làm chủ vùng trời để chống tiếp cận là tiền đề, điều kiện của nhau.
Cuối cùng là, cách đánh sở trường của Việt Nam.
Đó là tư tưởng quân sự “nếu những gì công nghệ không thể thì chiến thuật có thể”, thể hiện bản lĩnh và trí tuệ luôn luôn khắc tinh của thói chủ quan, ngạo mạn, hiếu chiến, cậy đông, vũ khí trang bị hiện đại công nghệ cao; đó là chiến tranh du kích được phát triển lên tầm cao mới bởi vũ khí không phải như vũ khí của du kích ngày xưa; đó là…vân vân và vân vân.
Chiến lược chống tiếp cận của Việt Nam xem ra rất khả thi bởi hình thành trên cơ sở xem ra cũng độc đáo và vững chắc.
  • Lê Ngọc Thống
  • Nguồn Baodatviet

Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2013

Trung-Nhật: Đêm trước của cuộc chiến vì an ninh trên biển

Hàng hải là tuyến đường biển để cho tàu thuyền của các quốc gia có biển đi lại, giao thương. Trên thế giới có nhiều quốc gia nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào tuyến hàng hải. Bởi vậy, bảo vệ an toàn cho tàu thuyền của mình qua lại, thông thương trên tuyến hàng hải này là chiến lược cực kỳ quan trọng nếu như không muốn quốc gia lệ thuộc vào ai.
Senkaku/Điếu Ngư – chiêu bài và phép thử
Thật ra, dù có hiếu chiến đến mấy thì không thể nào Trung-Nhật xảy ra cuộc chiến tranh chấp Sekaku/Điếu Ngư.
Với Trung Quốc, Senkaku/Điếu Ngư chỉ là phép thử.
Trung Quốc muốn thử liên minh quân sự Mỹ-Nhật nó lỏng lẻo đến đâu khi một thời gian dài đảng cầm quyền Nhật Bản đã lạnh nhạt, gây tổn hại và nắn gân Nhật Bản buộc Nhật Bản phải nhân nhượng trước áp lực của nền kinh tế bị suy sụp. Trung Quốc muốn biết thái độ, khả năng của Nhật đến đâu và quan trọng nhất là đánh giá lời nói và hành động của Mỹ trên khu vực châu Á-TBD.
Cái Trung Quốc cần biết đã biết, thứ nhất là Mỹ không mặn mà gì với Senkaku. Khi Trung Quốc “chơi rắn”, Mỹ lúc thì tuyên bố đứng bên ngoài, không can thiệp, khi thì Senkaku nằm trong hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật.
Thứ hai là chính phủ Nhật Bản không có bản lĩnh trong xử lý. Và, điều rút ra: Nhân nhượng Trung Quốc là vấn đề thời gian.
Điều tai hại nguy hiểm từ Senkaku/Điếu Ngư mà Trung Quốc không lường hết là quá lạm dụng chủ nghĩa dân tộc cho nên không làm chủ được tình hình, khi tình thế đã thay đổi không có lợi thì không có đường lùi.
Rõ ràng, quần đảo này ai cũng biết, địa chính trị, quân sự và kinh tế đối với Trung Quốc không đến mức vì nó mà sẵn sàng xung đột, thậm chí chiến tranh, nhưng khi tình hình thực tế đã xảy ra như thế nên Trung Quốc không thể điều chỉnh, bởi chủ nghĩa dân tộc đã tạo ra cho chính phủ một áp lực lớn. Đây là một sai lầm mà Mỹ, Nhật Bản lợi dụng để triển khai một loạt chính sách bao vây, cô lập Trung Quốc…
Senkaku với Nhật Bản dùng làm chiêu bài.
Thật ra đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ), cầm quyền với chính phủ của Thủ tướng Yoshihiko Noda quốc hữu hóa quần đảo Senkaku là bắt buộc, không phải có ý thách thức với Trung Quốc mà hành động này nhằm ngăn kế hoạch mua và phát triển quần đảo của Thống đốc Tokyo Shintaro Ishihara vốn có thể khiến Trung Quốc càng thêm giận dữ và tình hình còn tồi tệ hơn nếu nó được thực hiện.
Nước cờ này là của đảng đối lập Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) đứng đầu là ông Shinzo Abe hay tình cờ của ngài Thị trưởng Tokyo, hay với bàn tay của Mỹ… thì không ai biết. Chỉ biết rằng chính từ vụ tranh chấp Senkaku-cú đánh cuối cùng, mà đảng cầm quyền (DPJ) thất bại thảm hại. Đảng Dân chủ Tự do LDP theo đường lối dân tộc chủ nghĩa thắng lợi giòn giã, ông Shinzo Abe lên làm Thủ tướng.
Senkaku, đến lúc này thì Mỹ lại tuyên bố thẳng thừng Senkaku là của Nhật Bản, nằm trong đối tượng điều chỉnh của Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật…bằng giấy trắng mực đen hẳn hoi. Nghĩa là nếu Trung Quốc tấn công Senkaku thì Mỹ sẽ hỗ trợ quân sự cho Nhật. (Dấu hiệu Mỹ dùng Sekaku gây sức ép và không ưu chuộng gì sự cầm quyền của DPJ Nhật Bản).
Senkaku, trong vấn đề đối nội đã trở thành một nguyên nhân, một bàn đạp cho chính sách quốc phòng mới của Thủ tướng Shinzo Abe, bình thường hóa quân đội, tăng ngân sách quốc phòng, tái vũ trang…
Senkaku được Nhật Bản phất lên như là một lá cờ chính nghĩa để tập hợp lực lượng, đến mức sự hồ nghi về mầm mống trỗi dậy của chủ nghĩa quân phiệt Nhật cũng không còn trong các quốc gia từng là nạn nhân.
Có thể nói, Senkaku/Điếu Ngư, Nhật Bản cũng chỉ là “con tốt giữa” của 2 bên, nhưng Nhật Bản đã đẩy được con tốt ấy sang sông và trở nên cứng rắn, quyết liệt với Trung Quốc hơn bao giờ hết.
Tầu chiến Nhật và tầu Trung Quốc rượt đuổi nhau trên biển Hoa Đông

Đối tượng tác chiến trực tiếp chiến lược Trung-Nhật
Nếu như trước đây khi chưa phát triển mạnh, Trung Quốc không những tự tự túc được nguồn năng lượng mà còn xuất khẩu sang láng giềng thì đến năm 1993 sau khi đẩy mạnh sản xuất và hoạt động ngoại thương, Trung Quốc đã từ nhóm nước cung cấp nguồn năng lượng sang nhóm nước nhập khẩu dầu mỏ. Từ năm 2003, Trung Quốc đứng thứ hai thế giới trong nhóm nước này, chỉ sau Mỹ.
Điều đáng lưu tâm là kể cả ngoại thương, Trung Quốc hoàn toàn phụ thuộc vào đường biển chẳng khác nào như một đảo quốc.
Nhật Bản thì tệ hơn Trung Quốc nhiều, nền kinh tế không những phụ thuộc vào năng lượng dầu mỏ mà cả nguyên vật liệu công nghiệp. Và tất nhiên, Nhật Bản là một đảo quốc thật sự không cần bàn cãi.
Con đường biển chủ yếu mà Trung Quốc giao thương (Trung Quốc gọi là “Liên Châu” hay “Chuỗi ngọc trai”) là tuyến chạy qua vịnh Persique, Ấn Độ Dương, eo biển Malacca và Biển Đông.
Nhật Bản, giao thương cũng không ngoài tuyến hàng hải đó.
Riêng trên biển Đông, có hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển thì 45% trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông. Lượng dầu lửa và khí hoá lỏng được vận chuyển qua vùng biển này lớn gấp 15 lần lượng chuyên chở qua kênh đào Panama.
Khu vực Biển Đông có những eo biển quan trọng đối với nhiều nước, với 4 trong 16 con đường chiến lược của thế giới nằm trong khu vực Đông Nam Á (Malacca, Lombok, Sunda, Ombai - Wetar). Đặc biệt eo biển Malacca là eo biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới (sau eo biển Hormuz).
Nếu như Trung Quốc có 29/39 tuyến đường hàng hải và khoảng 60% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, 70% lượng dầu mỏ nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển qua Biển Đông thì hàng năm có khoảng 70% khối lượng dầu mỏ nhập khẩu và khoảng 45% khối lượng hàng hoá xuất khẩu của Nhật Bản cũng được vận chuyển qua Biển Đông…
Nói sơ sơ như vậy cũng đủ để chứng tỏ một điều: Trung Quốc và Nhật Bản đều có tuyến hàng hải trùng nhau, đồng thời tuyến hàng hải cũng là con đường quyết định sự sống còn của 2 nền kinh tế. Cho nên, nếu Trung Quốc hoặc Nhật Bản khống chế được tuyến hàng hải này thì ít nhất sẽ có sự lệ thuộc vào nhau.
Điều đáng nói là từ trước đến nay Trung, Nhật chưa ai khống chế được tuyến hàng hải quan trọng này. Việc bảo vệ an toàn hàng hải trên tuyến này là Hải quân Mỹ.
Nhật Bản dựa vào sự bảo trợ của quân đội Mỹ để giải quyết các vấn đề an ninh cho hoạt động vận chuyển hàng hóa đường biển của mình.
Dĩ nhiên, để đổi lấy sự bảo trợ đó, thì Nhật buộc phải nhượng bộ Mỹ cả trong lĩnh vực chính trị lẫn kinh tế hay không thì không rõ, nhưng dù sao, Mỹ-Nhật là đồng minh chiến lược với nhau nên vấn đề không đến mức nhức nhối để Mỹ  phải sử dụng miếng đánh hiểm này.
Còn Trung Quốc, cũng vậy thôi, một cái thòng lọng sẵn sàng thít vào cổ bất cứ lúc nào Mỹ cho là cần thiết.
Để cắt bỏ sợi dây thòng lọng này, ngoài việc tuyên bố hơn 80% diện tích biển Đông là của mình, Trung Quốc buộc phải thành lập rất nhiều nhóm tàu sân bay để bảo vệ tuyến hàng hải dài, để giành quyền kiểm soát hoạt động nhập khẩu dầu mỏ bằng đường biển khi có vấn đề xảy ra.
Nhưng như vậy có nghĩa là thách thức Mỹ, chắc chắn đối đầu với Mỹ mà trước hết kẻ bị ảnh hưởng, tổn thương, bị uy hiếp nhiều nhất là không ai ngoài Nhật Bản.
Giả sử Trung Quốc kiểm soát được tuyến hàng hải này, đương nhiên, cũng như Mỹ hiện tại vẫn ra rả tuyên bố “tự do hàng hải” nhưng khi Trung Nhật căng thẳng hay xảy ra xung đột thì khóa chặt tuyến hàng hải này là điều tất yếu, xin đừng hỏi tại sao. Và hậu quả như nào thì Nhật Bản quá hiểu.
Ngược lại nếu như Nhật Bản và Mỹ cùng khống chế tuyến hàng hải này thì Trung Quốc chưa thể “thích gì làm nấy” được.
Sự trở lại châu Á-TBD của Mỹ là để kiềm chế Trung Quốc nhưng với một sách lược không “bao cấp” mà buộc đồng minh chia xẻ trách nhiệm.
Mỹ không bảo vệ lợi ích quốc gia khác bằng lính Mỹ ngoại trừ của chính mình. Chính vì thế, Mỹ yêu cầu Nhật Bản phải có trách nhiệm cao hơn.
Nhật Bản là quốc đảo, nếu Trung Quốc như đã phân tích trên cũng như là quốc đảo thì tuyến hàng hải huyết mạch được coi như cung cấp máu cho tim hoặc đây là tuyến đường mà bắt buộc phải đi qua để uống. Nhịn ăn có thể 7 ngày, nhưng nhịn uống thì không được như vậy, ít ngày lắm.
An ninh hàng hải với Nhật Bản là sự sống còn của nền kinh tế, do đó cũng là sự sống còn của an ninh quốc gia. Nhật Bản buộc phải cứng rắn, không nhân nhượng và làm tất cả những gì có thể để bảo vệ an ninh quốc gia.
Chẳng có gì khó hiểu khi Nhật thân thiện với Nga, Hàn Quốc (và Mỹ thì khỏi phải bàn), chẳng có gì khó hiểu khi Nhật Bản tăng cường quan hệ với ASEAN đặc biệt là Philipines, Việt Nam…
Rốt cuộc, sự đụng độ trên khu vực châu Á-TBD, nói cách khác Nhật Bản là nước mà Trung Quốc phải đối đầu nếu muốn “vượt qua vòng loại”, là đối tượng tác chiến trực tiếp của nhau.
Làm sao gọi là một cường quốc biển khi mà không đủ sức bảo vệ thông thương trên các tuyến hàng hải của mình. Nhưng để khống chế, kiểm soát tuyến hàng hải “Liên Châu”, Trung Quốc phải làm rất nhiều việc mà có rất nhiều láng giềng không thích và chống phá, đặc biệt là Nhật Bản.
Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư chỉ là đêm trước những điều tồi tệ vì an ninh hàng hải quyết liệt sắp xảy ra.
  • Lê Ngọc Thống
  • Nguồn Baodatviet


Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2013

TQ không sợ bị bắn cảnh cáo, Nhật Bản xây đường băng thứ hai ở Okinawa


Đây là nỗ lực tiếp theo của Tokyo đối phó với các hành động leo thang đòi chủ quyền của TQ đối với nhóm đảo Senkaku đang do Nhật kiểm soát thực tế.

Máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba J-10 của Không quân Trung Quốc, có trọng lượng cất cánh tối đa hơn 18 tấn, hành trình tối đa, bán kính tác chiến hơn 1.000 km
 Leo thang tranh chấp
Hãng Kyodo Nhật Bản dẫn lời quan chức Bộ Quốc phòng nước này tiết lộ, trưa ngày 10/1, sau khi phát hiện vài máy bay chiến đấu Trung Quốc xâm nhập “khu vực nhận biết phòng không” của Nhật Bản trên bầu trời biển Hoa Đông, Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản đã điều máy bay chiến đấu F-15 thuộc căn cứ Naha khẩn cấp bay lên ứng phó. Máy bay Trung Quốc đã nhanh chóng bay khỏi khu vực này, không bay vào không phận Nhật Bản.
Quan chức này cho biết, những máy bay chiến đấu Trung Quốc xâm nhập khu nhận biết phòng không gồm có máy bay J-7 và J-10.
Tháng 12/2012, một máy bay của Cục Hải dương Quốc  gia Trung Quốc đã xâm phạm không phận Nhật Bản ở quần đảo Senkaku, sau đó liên tục có máy bay Trung Quốc bay ở khu vực lân cận. Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang tăng cường cảnh giới, chưa đưa ra tuyên bố “không thuộc trường hợp đặc biệt” đối với sự kiện lần này.
Hãng AFP dẫn nguồn tin từ truyền thông Nhật Bản cho rằng, vào thứ Năm vừa qua, Nhật Bản khẩn cấp điều động máy bay chiến đấu để ngăn chặn máy bay quân sự Trung Quốc xâm nhập khu vực lân cận “đảo tranh chấp”.
Không quân Trung Quốc cho cất cánh máy bay chiến đấu J-10 ở sân bay Hoa Bắc.
 Đài truyền hình Fuji dẫn lời quan chức Chính phủ Nhật Bản cho biết, radar quân sự Nhật Bản đã phát hiện nhiều máy bay chiến đấu Trung Quốc ở phía bắc quần đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát thực tế. Những máy bay chiến đấu này không xâm phạm không phận Nhật Bản, nhưng đã xâm nhập khu nhận biết phòng không của Nhật Bản.
Theo bài báo, khi Nhật Bản điều máy bay chiến đấu tới khu vực này, máy bay chiến đấu Trung Quốc đã rời khỏi. Hành động của máy bay Trung Quốc đã kéo dài liên tục đến khoảng 5 giờ chiều.
Tờ “Nam Hoa buổi sáng” Hồng Kông cho rằng, Nhật Bản có thể cho phép máy bay tiến hành “bắn cảnh báo” đối với máy bay Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đáp lại bằng tuyên bố rằng, họ kiên quyết phản đối “hành vi xâm phạm chủ quyền của Nhật Bản ở vùng biển và vùng trời đảo Điếu Ngư, duy trì cảnh giác cao độ đối với hành động leo thang của Nhật Bản”.
Chuyên gia Lưu Giang Vĩnh, Đại học Thanh Hoa Trung Quốc tự tin cho rằng, Trung Quốc sẽ không cảm thấy phiền phức khi Nhật Bản bắn cảnh báo. Ông nói: “Máy bay quân sự Trung Quốc sẽ không sợ điều đó, sẽ tiếp tục bay đến nơi họ muốn đến, kể cả bầu trời đảo Senkaku”.
Tờ “Liên hợp Buổi sáng” Singapore dẫn lời Yoshihide Suga, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản phủ nhận quan điểm “Nhật Bản sẽ tiến hành bắn cảnh báo đối với máy bay tuần tra Trung Quốc”, cho biết Nhật Bản không muốn làm tình hình leo thang.
Đảo Senkaku hiện do Nhật Bản kiểm soát thực tế.
 Shinzo Abe thúc đẩy tăng cường sẵn sàng chiến đấu
Tờ “Asahi Shimbun” Nhật Bản cho biết, vào tuần tới, Nhật-Mỹ bắt đầu sửa đổi “Phương châm hợp tác phòng vệ Nhật-Mỹ”.

Căn cứ vào chỉ thị của Shinzo Abe vào cuối năm 2012, chính phủ hai nước sẽ tổ chức hội đàm quan chức ngoại giao và quốc phòng vào ngày 16/1 tại Tokyo. Cuộc hội đàm này sẽ luận chứng cho vấn đề bỏ lệnh cấm “quyền tự vệ tập thể” mà Thủ tướng ủng hộ.
Nguyên nhân quan trọng nhất sửa đổi phương châm là để ứng phó với việc tăng cường quân bị và hoạt động trên biển của Trung Quốc, cùng với sự phát triển hạt nhân và tên lửa của CHDCND Triều Tiên.

Chiến lược coi trọng châu Á của chính quyền Obama và việc Trung Quốc liên tục gây sức ép với Nhật Bản trong vấn đề đảo Senkaku đều trở thành nguyên nhân thúc đẩy Nhật Bản sửa đổi phương châm.
Một trong những nhân tố quyết định hai bên bàn thảo phương hướng chính là việc dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể như mong muốn của Thủ tướng.

Hiến pháp Nhật Bản cho rằng, Nhật Bản không được thực hiện quyền tự vệ tập thể, nhưng Thủ tướng hy vọng chuyển sang cho phép thực hiện quyền tự vệ tập thể, nhằm làm trụ cột cho việc tăng cường đồng minh Nhật-Mỹ.

Một khi cho phép thực hiện quyền tự vệ tập thể, vai trò của Lực lượng Phòng vệ sẽ có sự thay đổi to lớn. Thủ tướng cũng luôn muốn tăng cường Lực lượng Phòng vệ.
Nhật-Mỹ tăng cường khả năng tác chiến liên hợp. Trong hình là Nhật-Mỹ diễn tập đoạt đảo ở Guam, mô phỏng tình huống đảo Senkaku bị xâm lược.
 Theo tờ Sankei Shimbun, ngày 9/1, chính phủ và đảng cầm quyền quyết định nghiên cứu bổ sung chi 20 tỷ yên (khoảng 228 triệu USD) ngân sách để đẩy nhanh tiến độ “xây dựng đường băng thứ hai” ở sân bay Naha tại tỉnh Okinawa. 

Ngân sách năm tài khóa đã đưa ra một phần vốn có liên quan. Tổng số chi phí xây dựng đường băng thứ hai khoảng 210 tỷ yên, dự định hoàn thành trong 7 năm. Chính phủ hy vọng sẽ rút ngắn thời hạn công trình xuống 5 năm.
Sân bay Naha là sân bay được hợp tác sử dụng giữa công ty hàng không và Lực lượng Phòng vệ. Sau khi tăng thêm đường băng, có thể giảm mật độ cất/hạ cánh, nâng cao độ an toàn.

Ở biển Hoa Đông, máy bay Trung Quốc liên tục tiến hành bay thấp xâm phạm không phận Nhật Bản. Lực lượng Phòng vệ Trên không phải tăng số lần cất cánh khẩn cấp. Chính phủ Nhật Bản cũng hy vọng tăng thêm đường băng để tăng cường khả năng phòng vệ.
Báo Nhật kêu gọi không sợ đối đầu với Trung Quốc
Tờ Sankei Shimbun nhấn mạnh, 4 tàu hải giám Trung Quốc xâm phạm lãnh hải vùng biển đảo Senkaku đã 13 tiếng, “nhắm mắt làm ngơ” trước sự cảnh báo của Nhật Bản.

“Hành động gây hấn của Trung Quốc đã bước vào giai đoạn mới, nếu Nhật Bản không áp dụng biện pháp chống lại rõ ràng, cuộc khủng hoảng e rằng sẽ chỉ có thể tiếp tục leo thang”.
Tàu Hải giám 137 là tàu hải giám mới trang bị cho Tổng đội Đông Hải (Trung Quốc) vào ngày 14/11/2012
 Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Akitaka Saiki đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc là Trình Vĩnh Hoa để đưa ra phản đối nghiêm khắc, nhưng phản đối không có nghĩa là kết thúc.
Hành động dùng sức mạnh để đe dọa không chỉ có vậy. Máy bay tuần tra của Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc còn nhiều lần xâm phạm không phận, máy bay quân sự cũng nhiều lần tiến hành xâm phạm tầm thấp đối với không phận Nhật Bản.
Với mục đích dựa vào vũ lực để chiếm đoạt quần đảo Senkaku, trong tương lai, Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục cố tình xâm phạm lãnh hải và không phận của Nhật Bản. Mục tiêu của Trung Quốc rất rõ ràng, đó là muốn Nhật Bản phải thừa nhận hai nước đang tồn tại vấn đề lãnh thổ và phải triển khai đàm phán ngoại giao.
Đường lối ngoại giao đối với Trung Quốc trong 3 năm cầm quyền của Đảng Dân chủ Nhật Bản rõ ràng cho thấy, “chủ nghĩa được chăng hay chớ” lo sợ kích động Trung Quốc cuối cùng sẽ gây thiệt hại cho chủ quyền lãnh thổ. Nếu Trung Quốc tiếp tục tiến hành các hoạt động đe dọa, thì Nhật Bản phải áp dụng một loạt biện pháp, trong đó có triệu tập Đại sứ Trung Quốc.
Trong thời gian bầu cử Hạ viện, ông Shinzo Abe luôn chủ trương điều nhân viên công vụ tới quần đảo Senkaku. Trong cương lĩnh tranh cử, Đảng Tự do Dân chủ cũng đề xuất “tập trung triển khai cảnh sát, quan chức bảo vệ bờ biển và lực lượng phòng vệ ở các hòn đảo tây nam”. Kế hoạch đóng quân ở Yonaguni cần được đẩy nhanh thực hiện.
 Tình hình hiện nay vẫn cần Lực lượng bảo vệ bờ biển duy trì ý chí kiên cường. Vấn đề là nếu Trung Quốc điều hàng loạt tàu cá có vũ trang, Lực lượng bảo vệ bờ biển phải chăng sẽ tiếp cận tối đa, Nhật Bản đã chuẩn bị tốt để đề phòng “sự cố xảy ra ở Senkaku” hay chưa?
Chính phủ Nhật Bản đã quyết định tăng chi tiêu quốc phòng năm 2013. Số tiền bổ sung 100 tỷ yên cũng có kế hoạch chủ yếu dùng để hỗ trợ cho lực lượng đổ bộ phòng thủ đảo Senkaku.

Chính quyền Abe cần nhanh chóng xây dựng luật ứng phó với tình hình sự cố có thể xảy ra, vấn đề quan trọng nhất chính là xây dựng “Luật phòng thủ lãnh hải” để có thể tiến hành cưỡng chế, trục xuất đối với các hành vi xâm phạm lãnh hải.

Ngoài ra, để tiếp tục tăng cường hợp tác Nhật-Mỹ, Nhật Bản cần đẩy nhanh xây dựng “Luật cơ bản bảo đảm an ninh quốc gia”, tạo cơ sở để dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể.
Khả năng bảo vệ đảo Senkaku của tàu Nhật Bản
Tờ Sankei Shimbun cho biết, đến cuối tháng 11/2012, trong toàn bộ 357 tàu tuần tra của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản có 74 tàu đã quá hạn sử dụng, chiếm khoảng 20%. Để ứng phó với tàu công vụ Trung Quốc thường xuyên xâm phạm vùng biển quần đảo Senkaku, Lực lượng bảo vệ bờ biển muốn thông qua kéo dài tuổi thọ để vượt qua khó khăn.
 Theo bài báo, chỉ có chế tạo 15 tàu mới mỗi năm thì mới có thể đuổi kịp tốc độ nghỉ hưu của các tàu hiện có. Nhưng do nguồn tài chính của Trung ương gặp khó khăn, hiện mỗi năm nhiều nhất chỉ có thể chế tạo được khoảng 10 chiếc.
Lực lượng bảo vệ bờ biển đứng trước một nhiệm vụ mới là ứng phó với tàu công vụ Trung Quốc trên vùng biển quần đảo Senkaku. Hiện nay, ngoài tình hình thời tiết khắc nghiệt, hàng ngày Lực lượng bảo vệ bờ biển triển khai khoảng 5 tàu tuần tra ở vùng biển Senkaku, thường xuyên theo dõi chặt chẽ đối với tàu công vụ Trung Quốc.
Trong giai đoạn hiện nay, Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản chuẩn bị thông qua các biện pháp như sửa chữa lại tàu tuần tra cũ, kéo dài thời gian hoạt động để duy trì và mở rộng lực lượng tuần tra. Nhưng đây chỉ là “kế tạm thời”. Quan chức Lực lượng bảo vệ bờ biển cho biết, đây là một vấn đề gây đau đầu.
Tờ Yomiuri Shimbun Nhật Bản cho rằng, tàu công vụ Trung Quốc liên tục xâm phạm lãnh hải Nhật Bản, trong đó một chiếc xâm phạm ngày 7/1 là loại tàu chiến nghỉ hưu được cải tạo lại, đội lốt tàu dân sự, có lượng giãn nước khoảng 3.000 tấn.

Theo báo chí Trung Quốc, tàu hải giám được cải tạo từ tàu chiến nghỉ hưu có tổng cộng 11 chiếc. Quân đội Trung Quốc và Cục Hải dương nước này đang hợp tác chế tạo tàu cỡ lớn có thể hoạt động ở biển xa để tiếp tục tăng cường sức mạnh ở biển Hoa Đông và biển Đông.
Trong số các tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Nhật Bản ngày 7/1 có tàu Hải giám 137. Con tàu này từng tham gia các hoạt động ở khu vực biển Hoa Đông vào tháng 11/2012, tiền thân của nó là tàu kéo biển xa của Hải quân Trung Quốc.

Ngoài ra, Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc còn sở hữu 10 tàu chiến nghỉ hưu khác như tàu khu trục Nam Kinh, Nam Ninh, tàu phá băng, tàu khảo sát.
Đến tháng 11/2012, Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc sở hữu hơn 400 tàu, trong đó có 29 tàu lớp trên 1.000 tấn, ngoài ra còn có 10 máy bay. Cục Hải dương đang tập trung chế tạo tàu hải giám lớp trên 1.000 tấn, trong 10 năm sau năm 2000 đã chế tạo được 13 chiếc, đồng thời có kế hoạch chế tạo 36 chiếc trong 5 năm kể từ năm 2011.
Cục ngư nghiệp Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cũng sẽ cải tạo một bộ phận tàu cứu nạn và tàu khảo sát thành tàu ngư chính, điều đến biển Đông và vùng biển Senkaku để hoạt động.
Nguồn Baogiaoduc

Đi ăn mà gói đồ ăn thừa mang về liệu có bất lịch sự?

Khi đi ăn ở quán không hết, việc gói đồ ăn mang về là câu chuyện… còn đáng phải bàn hiện nay, nhưng đối với người nước ngoài, đó là điều rất bình thường và còn là một nét đẹp trong văn hóa của họ. (Nguồn Baogiaoduc)

Đi ăn uống nơi công cộng, gói đồ ăn mang về liệu có xấu?! Chúng tôi xin được chia sẻ câu chuyện của bạn Gấu Bông 9991, khi đi ăn chân gà nướng ở vỉa hè Sài Gòn.
"Hôm nay, em đi ăn cùng một anh bạn. Bọn em đi ăn chân gà nướng ở vỉa hè, tiết trời Sài Gòn buổi tối se se lạnh ăn chân gà nướng là nhất, chúng em gọi hơi nhiều, ăn mãi không hết, lúc tính tiền nhìn lại thì thấy còn nhiều, bỏ lại thì uổng lắm nên em chủ động hỏi chủ quán cho xin cái túi để số chân và cánh mang về nhà. Lúc ấy chủ quán nhìn em thế này (…), sau rồi cũng đưa cho em gói mang về. Em cũng không định mang về cho mình đâu, gói lại rồi treo trên xe cho anh bạn, vì ở quán em cũng ăn ngán rồi”. 
Chỉ trong thời gian ngắn đưa lên mạng xã hội Facebook đã nhận được rất nhiều lời bình luận, đồng tình với quan điểm khi đi ăn ở nơi công cộng, không ăn hết thì nên gói mang về, vừa tiết kiệm vừa nâng cao được ý thức của mọi người trong việc ăn uống.
Ăn không hết mang về, nét đẹp văn hóa châu Âu!
Bạn có tên Không Hề Đơn Giản chia sẻ: “Tiền mình bỏ ra, mình ăn không hết mang về có gì phải ngại?? Bên nước ngoài ăn thừa họ còn được nhân viên hỏi anh chị có cần nhà hàng gói phần ăn còn lại về nhà dùng tiếp không ấy chứ...”.

Cùng chung với quan điểm không nên lãng phí thức ăn, bạn Tân Lưu Manh cho biết: “Chuẩn! Ăn ở ngoài mà thừa nhiều mình cũng luôn mang về. Mang đồ ăn chưa ăn hết về nhà là một nét đẹp trong văn hóa châu Âu đấy. Mình chẳng ngại gì cả”.

Bạn có tên Tran Hoan Lai cho biết: “Bên nước ngoài thực phẩm người ta làm ra thì người ta tôn trọng thế, như quán này thì chắc chân gà Trung Quốc rồi, để thừa người ta bán cho người khác mà bạn”.
Chuyện bình thường… ăn không hết thì mang về
Bạn Lãng Khách chia sẻ: “Bữa mình ăn lẩu ếch với bạn mình, hai đứa gọi cái nồi 300 nghìn, nó bảo dành cho hai người mà nhiều như bốn người vậy. Sau một hồi ăn no nê vẫn còn khoảng gần một nửa (Đồ nào cũng còn 1 nửa) là thế mình với bạn xin chục cái túi, vơ hết từ ếch, đến nồi nước, rau, bún, cả phồng tôm nữa. Bình thường mà 300nghìn chứ ít gì đâu mà phải giữ sĩ diện gì chứ, sao phải xoắn”.
“Tùy trường hợp thôi, nình nghĩ sẽ bất lịch sự nếu đi dự tiệc chẳng hạn. nhưng trong trường hợp đi ăn uống với bạn bè như thím thì t thấy việc mang đồ ăn thừa về rất tốt đấy chứ  chả có gì phải ngại, nhiều người tiền ko có nhưng lúc nào cũng thích sĩ diện hão, thím làm thế là đúng chả có gì phải lăn tăn cả!”, Bạn Trong Diep tâm sự.
Bỏ tiền ra mua thì cứ việc mang về thôi. Mua rồi ăn tại chỗ hay mua rồi mang về có khác gì nhau đâu. Các quán mình ăn họ toàn chủ động đề nghị gói đồ ăn dư vào hộp cho mình xách về”, bạn Nguyễn Thái Hằng chia sẻ.
Bạn Tùng Nighter nói: “chuyện bình thường... đi quán còn thừa vẫn mang về hoặc vứt đi để cho chủ quán khỏi bán lại cho người khác”.
Bạn Lương Cao Thắng tâm sự: “Tôi ăn còn thừa vẫn xin mang về bình thường, kể cả khách sạn hay quán ăn nhanh kiểu KFC, trừ buffet ra”.
Tránh để lãng phí thức ăn
Bạn Socola Biết Nói tâm sự: “Mình chưa như vậy lần nào vì đi ăn quán bao giờ cũng gọi vừa đủ và gắng ăn cho hết. Nhưng nếu thừa thì gói mang về thì cũng bình thường mà, chẳng sao cả, mình trả tiền rồi mà”.
“Mình không bao giờ mang về cả vì ăn gọi một ít một, hết rồi lại gọi tiếp, nóng giòn ăn mới ngon, không phải chân gà mà cái gì cũng thế”, bạn Nguyễn Trang chia sẻ.

 “Chả có gì mà sai cả. Người vứt thức ăn đồ uống 1 cách phí phạm mới là vô văn hóa, mình ăn uống ở nhà. Cơm ôi với cơm nguội còn lâu mới đổ vào sọt rác nhé. Mang để cho mấy bác nuôi heo”, bạn Quốc Chiến thẳng thắn.
........................
Quan điểm của bạn thế nào về vấn đề này, xin cho vài ý kiến nhé ?


Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang