Thứ Năm, 2 tháng 2, 2012

Sự trỗi dậy của tàu đa nhiệm

Nằm trong xu thế phát triển của sức mạnh trên biển, các loại tàu đa nhiệm (MRV) đang trở thành giải pháp hữu hiệu cho môi trường tác chiến chống buôn lậu, cướp biển.
Tiến sĩ Gareth Evans.


Tiến sĩ Gareth Evans, chính trị gia người Australia, đưa ra những ví dụ điển hình về những mẫu tàu đa nhiệm công nghệ cao, có khả năng thực hiện rất nhiều nhiệm vụ, đóng vai trò chìa khóa trong các lực lượng hải quân các nước.

Theo ông Evans, thế kỷ 21 đánh dấu sự chuyển biến về tính chất hải quân hiện đại. Các thách thức an ninh phi truyền thống đòi hỏi các hoạt động quân sự thường trực thay vì chiến tranh. 

Trong đó, một xu hướng ngày càng rõ ràng là sự liên quan của hải quân trong hoạt động bảo vệ biên giới, phát hiện hoạt động cướp biển hoặc các hoạt động chống khủng bố tầm xa.

Nhu cầu này đòi hỏi “gói giải pháp tổng lực” gồm các chiến lược thông vận trên biển, cung cấp vũ khí, hậu cần hay khả năng đổ bộ, trên không, trên biển từ một tàu lớn. "Tàu mẹ" này còn phải có khả năng hoạt động trong nhiều giai đoạn ổn định trên biển và trải qua nhiều dạng nhiệm vụ. Đặc điểm này còn phù hợp với xu hướng tinh gọn hải quân hay kể cả với những nước có ngân sách dồi dào.

Các nước trên thế giới đã lần lượt tìm đưa ra các sản phẩm đáp ứng yêu cầu trên. Tiêu biểu là tàu lớp Flyvefisken của Hải quân Hoàng gia Thụy Điển (Standard Flex), tàu lớp Canterbury HMNZS của Hải quân New Zealand…

Trên thực tế, không một chiếc tàu đa nhiệm có khả năng thực hiện vượt trội hơn một con tàu chuyên biệt cho nhiệm vụ nhất định hay thay thế một lực lượng hải quân đặc biệt. Tuy nhiên, lợi thế của nó nằm ở tính linh hoạt và thích ứng cho nhiều yêu cầu một cách đầy đủ và chuẩn xác.

Ngoài ý nghĩa của tàu đa nhiệm đối với vai trò truyền thống của lực lượng hải quân và sự cần thiết phải luôn hiện diện để có thể đáp ứng với thảm họa, khả năng thích ứng nhanh nhạy sẵn có có thể chứng minh lợi ích đáng kể đối với các nguy cơ mới đang dần phát triển.

Chính vì thế, sức quyến rũ của MRV với các lực lượng hải quân trên thế giới sẽ đảm bảo cho nhu cầu phát triển mạnh dòng tàu này.

Dưới đây là một số mẫu tàu MRV nổi bật do Tiến sĩ Evans liệt kê:

Mẫu thiết kê do Công ty Blohm & Voss công bố.
Tàu đa nhiệm Blohm & Voss
Blohm & Voss, công ty con của Tập đoàn ThyssenKrupp Marine System, đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập nền tảng linh hoạt cho tàu MRV hiện đại với những module cải tiến và tiêu chuẩn hóa giao diện với hệ thống vũ khí, điện tử trên cơ sở chiến hạm MEKO do Blohm & Voss phát triển. MEKO là viết tắt của Mehrzweck-Kombination (đa nhiệm vụ), là mẫu nền tảng cho tàu chiến hiện đại được phát triển từ những năm 1970.

Sản phẩm tiêu biểu của hãng này là MRHD với khoang sau có thể ngập nước để hạ thủy tàu đổ bộ. Diện tích sàn tàu lên tới 2.000 m2.

Được thiết kế cho các nhiệm vụ chỉ huy và kiểm soát, tàu có sức chứa thủy thủ đoàn lên tới 920 người. Thậm chí, tàu có thể dùng làm bệnh viện nổi hoặc chỗ chú chân cho người tị nạn.

Một số thông số kỹ thuật chính của tàu MRHD:

Chiều dài: 192 m; lượng choán nước: 20.000 tấn
Tầm hoạt động: 8.000 hải lý với tốc độ trung bình 16 hải lý/h, tốc độ tối đa 22 hải lý/giờ
Thời gian hoạt động: 42 ngày
Động cơ: 2 động cơ điện diesel công suất 10 MW.

Mẫu thiết kế GCS của BAE Systems.
Tàu chiến đấu toàn cầu (BAE Systems)
Tập đoàn BAE Systems đang phát triển tàu đa nhiệm công nghệ cao, hướng tới một mẫu "chiến toàn cầu" (GCS). 

Đây là dự án kế tiếp nhằm thay thế tàu khu trục Type 23 của Hải quân Hoàng gia Anh. Ban đầu, chương trình được phát triển từ năm 1998 với tên gọi của dự án là “Tàu chiến mặt nước tương lai (FSC) do Bộ Quốc Phòng Anh khởi xướng. 

Thông qua Đánh giá an ninh và chiến lược quốc phòng đưa ra tháng 10/2010, chính phủ Anh tiếp tục ủng hộ việc phát triển GCS dưới mô hình tàu khu trục Type 26.

Tâm điểm của thiết kế GCS là khả năng thích ứng linh hoạt, đa nhiệm. Khả năng xuất khẩu tiềm năng của tàu GCS khi được hoàn thành cũng đã được chính phủ Anh tính đến với việc mời gọi một số đối tác quốc tế cùng tham gia phát triển. Nổi bật trong số này là Australia, Brazil (khả năng mua 5-6 chiếc Type 26), Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ.

Theo bản thiết kế đưa ra tháng 11/2011, tàu GCS sẽ có chiều dài 148 m, lượng choán nước 6.850 tấn với khả năng hoạt động 7.000 hải lý với tốc độ 15 hải lý/h, cung cấp chỗ ở thủy thủ đoàn 130 người.

Boong đỗ máy bay lớn của tàu GCS cho phép những trực thăng Chinook hoặc lớn hơn đáp xuống. Khoang chứa máy bay chính của tàu cho phép các loại trực thăng hạng trung và nhẹ đỗ và thậm chí cả cho hoạt động của máy bay không người lái.

Dự kiến, tàu Type 26 đầu tiên sẽ đưa vào phục vụ từ năm 2021 với tốc độ hoàn thành 1 tàu/năm với giá thành từ 250-250 triệu bảng/chiếc.

Con tàu Austal với thiết kế 3 thân độc đáo.

Tàu đa nhiệm Austal

Austal là một ví dụ đáng chú ý của về một con tàu đa nhiệm với khả năng thích ứng, công nghệ cao.

Có kích thước khiêm tốn hơn so với các mẫu tàu đa nhiệm kể trên nhưng nó có cấu trúc ba thân hiện đại, tốc độc ấn tượng và những không gian boong tàu không song song phù hợp với kích thước của nó.

Chỉ dài có 80 m, nó chỉ gần bằng một nửa của tàu MRHD với 2/3 chiều dài chính là thiết kế của tàu chiến tuần duyên LCS lớp Independence của Hải quân Mỹ với cậu tạo 3 thân.

Nhiều người coi Austal chỉ như là một chiếc LCS giá rẻ, nhưng thực tế, tàu này có thể so sánh với các tàu lớp Absalon của Hải quân Hoàng gia Đan Mạch.

Trên tàu được trang bị 87 chỗ ngủ cho thủy thủ đoàn. Tầm hoạt động của Austal là 4.500 hải lý với vận tốc 12 hải lý/h. Sàn chính của tàu rộng 500 m2, sàn đỗ máy bay 290 m2 và một khoang chứa máy bay đủ chỗ cho một trực thăng NH-90.
Nguồn BAODATVIET

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Xin mời bạn cho một nhận xét để động viên người viết.
(Nhận xét của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi đăng)

Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang